Mali: Một trăm ca phẫu thuật trong vòng 10 ngày đã mang lại thị lực cho 100 người dân Phi Châu, gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em, những người bị mù do bị đục thủy tinh thể. Đây là kết quả của sứ mệnh nhân đạo đầu tiên của đề án ‘phục hồi ánh sáng’ do AFMAL (Hiệp hội Fatebenefratelli dành cho bệnh nhân nước ngoài) thực hiện vào cuối tháng Hai ở thành phố Gao, Mali, để chiến đấu chống mù loà do bệnh về mắt gây ra. Một toán các chuyên gia từ Ý cùng với các thiết bị chuẩn đoán và phẫu thuật, các bộ phận cấy ghép và các trang thiết bị vô trùng dành cho bệnh viện địa phương Gao. Các thiện nguyện viên phẫu thuật cho các bệnh nhân, gồm cả một em bé sáu tháng tuổi và một bé gái 8 tuổi bị đục thủy tinh thể bẩm sinh, cũng như huấn luyện nhân sự địa phương về thuốc men và trợ y, giải thích các điều chỉnh và các liệu pháp tâm lý hậu phẫu.
Sư huynh Benedetto Possemato, Phó chủ tịch của AFMAL tuyên bố: “AFMAL sẽ quay lại Mali cho sứ mệnh thứ nhì vào tháng 11”. Ông nói thêm: “Người dân Mali là dân cư phi thường, chúng tôi đã hết sức xúc động do nhân cách vĩ đại của họ trong việc đối mặt với nghèo khổ tột cùng như thế, đánh dấu bằng đời sống hàng ngày của họ và chịu đựng đau đớn của những bệnh tật như mù loà. Họ không có gì cả nhưng luôn mĩm cười. Trong những tháng tới, chúng tôi sẽ làm việc với mục tiêu này”. Đối với miền hạ Sahara Phi Châu, mù loà là một tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng và là nguy cấp cho xã hội. Sức khoẻ, vì nó làm đau đớn khoảng 2 triệu người mà không có khả năng tìm kiếm thuốc men và phẩu thuật và thường hậu quả đưa đến bệnh là do kém dinh dưỡng, không có nước sạch, đặc biệt là điều kiện thời thiết và sinh học. Xã hội, do sự đi đôi của các yếu tố: người mù không làm việc và vì thế không có khả năng sản xuất ở các thôn làng quê hương họ, người mù bị phân công cho những trẻ em lên tám tuổi hướng dẫn chúng đến tuổi trưởng thành, hy sinh tuổi thơ của chúng, người mù thường bị xem như đáng nguyền rủa, vì thế nguy hiểm và bị cô lập.
Sư huynh Benedetto Possemato, Phó chủ tịch của AFMAL tuyên bố: “AFMAL sẽ quay lại Mali cho sứ mệnh thứ nhì vào tháng 11”. Ông nói thêm: “Người dân Mali là dân cư phi thường, chúng tôi đã hết sức xúc động do nhân cách vĩ đại của họ trong việc đối mặt với nghèo khổ tột cùng như thế, đánh dấu bằng đời sống hàng ngày của họ và chịu đựng đau đớn của những bệnh tật như mù loà. Họ không có gì cả nhưng luôn mĩm cười. Trong những tháng tới, chúng tôi sẽ làm việc với mục tiêu này”. Đối với miền hạ Sahara Phi Châu, mù loà là một tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng và là nguy cấp cho xã hội. Sức khoẻ, vì nó làm đau đớn khoảng 2 triệu người mà không có khả năng tìm kiếm thuốc men và phẩu thuật và thường hậu quả đưa đến bệnh là do kém dinh dưỡng, không có nước sạch, đặc biệt là điều kiện thời thiết và sinh học. Xã hội, do sự đi đôi của các yếu tố: người mù không làm việc và vì thế không có khả năng sản xuất ở các thôn làng quê hương họ, người mù bị phân công cho những trẻ em lên tám tuổi hướng dẫn chúng đến tuổi trưởng thành, hy sinh tuổi thơ của chúng, người mù thường bị xem như đáng nguyền rủa, vì thế nguy hiểm và bị cô lập.