Sau khi 15 người ở Việt Nam và 7 người ở Thái Lan chết vì virút H5N1 tìm thấy ở gà bị dịch cúm, các chuyên gia lo ngại loại virút này có thể dễ dàng lây cho người.
Lo sợ bắt đầu nảy sinh khi có ba người trong cùng một nhà ở Việt Nam bị chết vì virút H5N1 tìm thấy ở gà bị dịch cúm.
Tổ chức Y tế Thế giới đã lấy mẫu virút của hai chị em trong nhà người xấu số này để đem đi xét nghiệm.
Nhưng kết quả không đủ thuyết phục để có thể khẳng định có phải là virút H5N1 đã, hoặc có thể lây từ người sang người hay không.
Cuộc xét nghiệm đó được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu về cúm ở Luân Đôn. Giám đốc trung tâm là Bác sĩ Alan Hay.
"Chữ H5 và N1 là để gọi hai hợp chất có trên bề mặt của virút. Thực ra các loại virút cúm rất giống nhau. Chúng gồm có 8 gen đặc thù."
Bác sĩ Hay cho biết loại virút đang gây dịch hiện nay rất giống loại đã nhiễm cho hai người hồi tháng 2 năm ngoái ở Hồng Kông.
"Chúng ta cũng biết là khả năng đó có thể thay đổi để lây qua cho người và có khả năng lan truyền cao hơn. Chúng ta cũng biết tại sao virút này vô cùng nguy hiểm ở chim muông."
Trong trận dịch cúm gia cầm ở Hồng Kông năm 1997 nhà chức trách đã tiêu hủy toàn bộ các đàn gia cầm, tức xóa sạch gốc của cúm, nên không có người nào bị nhiễm nữa.
Nhưng rồi virút tái xuất hiện năm ngoái ở Hồng Kông.
Điều đó có nghĩa là một khi chúng đã xuất hiện, virút sẽ ở lại với chúng ta, và chúng ta biết là virút H5N1 đã hiện diện mấy năm rồi.
Các nhà khoa học không biết rõ loại virút gây dịch lần này xuất phát từ đâu.
Nhưng các chuyên gia nghĩ rằng cách thức chăn nuôi và buôn bán gia cầm ở các nước Đông Nam Á có thể đã giúp virút lây lan nhanh chóng.
Nhưng vào thời điểm này, câu hỏi đó không còn ý nghĩa nữa, mà quan trọng là làm sao kiểm soát được dịch bệnh và làm sao virút H5N1 không lây sang cho người.
Tại một hội nghị về cúm gia cầm tổ chức ở Bangkok hôm 26/2, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới tại Bangkok, Bjorn Melgaard cho biết vài tuần nữa là có công thức chế vac-xin cho người.
"Công thức vac-xin có thể sẳn sàng trong một thời gian ngắn nữa để các viện bào chế bắt đầu sản xuất ở mức độ nhỏ."
"Các cuộc thử nghiệm về tính an toàn và hiệu quả của vac-xin song song đó được tiến hành để có thể sản xuất đại trà."
Người ta cho rằng phải từ ba đến sáu tháng nữa vac-xin ngừa H5N1 mới có trên thị trường.
Tổ chức Y tế Thế giới nhắc nhở các nước, sở dĩ đợt bộc phát dịch cúm lần này đặc biệt đe dọa đến con người là vì bản chất của công việc chăn nuôi gia cầm theo tiểu công nghệ tại nhiều nước ở Á châu.
"Tại những khu vực có nuôi nhiều gia cầm thì nguy cơ đối với người dân sống ở những nơi đó cao nhất."
"Họ dễ bị nhiễm bởi vì nhiều người nuôi gia cầm ngay sau nhà của họ. Đó là lý do tại sao chúng ta có nhiều người bị nhiễm cúm gà như vậy," ông Bjorn Melgaard nói.
Tính đến nay các chính phủ tại 8 nước trong vùng Đông Nam Á có dịch cúm đã cho tiêu hủy 100 triệu gia cầm.
Nhưng Nhật Bản và Campuchia là hai nước mới nhất đang kiểm tra những trường hợp nghi cũng là cúm gia cầm.
Cơ quan Lương Nông Liên hiệp quốc nói rõ ràng dịch cúm gia cầm tại Á châu chưa kiểm soát được.
Cơ quan này thúc dục các nước cũng phải cẩn thận đối với các loại chim trong thiên nhiên, nhưng không kêu gọi phải bắt giết luôn chim muông trong rừng, như một số chính phủ đang tính làm.(BBC)
Lo sợ bắt đầu nảy sinh khi có ba người trong cùng một nhà ở Việt Nam bị chết vì virút H5N1 tìm thấy ở gà bị dịch cúm.
Tổ chức Y tế Thế giới đã lấy mẫu virút của hai chị em trong nhà người xấu số này để đem đi xét nghiệm.
Nhưng kết quả không đủ thuyết phục để có thể khẳng định có phải là virút H5N1 đã, hoặc có thể lây từ người sang người hay không.
Cuộc xét nghiệm đó được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu về cúm ở Luân Đôn. Giám đốc trung tâm là Bác sĩ Alan Hay.
"Chữ H5 và N1 là để gọi hai hợp chất có trên bề mặt của virút. Thực ra các loại virút cúm rất giống nhau. Chúng gồm có 8 gen đặc thù."
Bác sĩ Hay cho biết loại virút đang gây dịch hiện nay rất giống loại đã nhiễm cho hai người hồi tháng 2 năm ngoái ở Hồng Kông.
"Chúng ta cũng biết là khả năng đó có thể thay đổi để lây qua cho người và có khả năng lan truyền cao hơn. Chúng ta cũng biết tại sao virút này vô cùng nguy hiểm ở chim muông."
Trong trận dịch cúm gia cầm ở Hồng Kông năm 1997 nhà chức trách đã tiêu hủy toàn bộ các đàn gia cầm, tức xóa sạch gốc của cúm, nên không có người nào bị nhiễm nữa.
Nhưng rồi virút tái xuất hiện năm ngoái ở Hồng Kông.
Điều đó có nghĩa là một khi chúng đã xuất hiện, virút sẽ ở lại với chúng ta, và chúng ta biết là virút H5N1 đã hiện diện mấy năm rồi.
Các nhà khoa học không biết rõ loại virút gây dịch lần này xuất phát từ đâu.
Nhưng các chuyên gia nghĩ rằng cách thức chăn nuôi và buôn bán gia cầm ở các nước Đông Nam Á có thể đã giúp virút lây lan nhanh chóng.
Nhưng vào thời điểm này, câu hỏi đó không còn ý nghĩa nữa, mà quan trọng là làm sao kiểm soát được dịch bệnh và làm sao virút H5N1 không lây sang cho người.
Tại một hội nghị về cúm gia cầm tổ chức ở Bangkok hôm 26/2, đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới tại Bangkok, Bjorn Melgaard cho biết vài tuần nữa là có công thức chế vac-xin cho người.
"Công thức vac-xin có thể sẳn sàng trong một thời gian ngắn nữa để các viện bào chế bắt đầu sản xuất ở mức độ nhỏ."
"Các cuộc thử nghiệm về tính an toàn và hiệu quả của vac-xin song song đó được tiến hành để có thể sản xuất đại trà."
Người ta cho rằng phải từ ba đến sáu tháng nữa vac-xin ngừa H5N1 mới có trên thị trường.
Tổ chức Y tế Thế giới nhắc nhở các nước, sở dĩ đợt bộc phát dịch cúm lần này đặc biệt đe dọa đến con người là vì bản chất của công việc chăn nuôi gia cầm theo tiểu công nghệ tại nhiều nước ở Á châu.
"Tại những khu vực có nuôi nhiều gia cầm thì nguy cơ đối với người dân sống ở những nơi đó cao nhất."
"Họ dễ bị nhiễm bởi vì nhiều người nuôi gia cầm ngay sau nhà của họ. Đó là lý do tại sao chúng ta có nhiều người bị nhiễm cúm gà như vậy," ông Bjorn Melgaard nói.
Tính đến nay các chính phủ tại 8 nước trong vùng Đông Nam Á có dịch cúm đã cho tiêu hủy 100 triệu gia cầm.
Nhưng Nhật Bản và Campuchia là hai nước mới nhất đang kiểm tra những trường hợp nghi cũng là cúm gia cầm.
Cơ quan Lương Nông Liên hiệp quốc nói rõ ràng dịch cúm gia cầm tại Á châu chưa kiểm soát được.
Cơ quan này thúc dục các nước cũng phải cẩn thận đối với các loại chim trong thiên nhiên, nhưng không kêu gọi phải bắt giết luôn chim muông trong rừng, như một số chính phủ đang tính làm.(BBC)