Một tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ sẽ ký thỏa thuận với Bộ Quốc Phòng Việt Nam.
Theo thỏa thuận, hai phía sẽ cùng định vị và đánh giá số bom mìn chưa nổ còn sót lại từ cuộc chiến Việt Nam.
Dự án khảo sát kỹ thuật và đánh giá ảnh hưởng mìn và bom đạn chưa nổ được Chủ Tịch Quỹ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ tại Việt Nam mô tả là cột mốc quan trọng trong quan hệ giữa hai nước.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho BBC, Ông Bobby Muller, cựu chiến binh Mỹ vào Việt Nam tham gia các hoạt động bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt, nói rằng mặc dù phải mất vài năm đàm phán thì việc đạt được thoả thuận là bước khá bất ngờ:
Bobby Muller: Thực ra đạt được thỏa thuận này là điều tương đối bất ngờ bởi tính nhạy cảm của dự án và đây cũng là thỏa thuận đầu tiên của một tổ chức phi chính phủ với Bộ Quốc Phòng Việt nam. Đây là một trong những lý do khiến đàm phán diễn ra khá lâu và hơn nữa đây là thỏa thuận đầu tiên của một tổ chức phi chính phủ ký với Bộ Quốc Phòng Việt Nam. Hơn nữa có một số khu vực bị ở Việt Nam có bom hoặc mìn chưa nổ mà Việt Nam chưa định vị rõ ràng trên bản đồ, do đó hai phía phải làm việc trong một quá trình tương đối lâu để thống nhất các điểm.
BBC: Thưa ông mất bao lâu để có được một khảo sát khá toàn diện?
Bobby Muller: Có hàng trăm ngàn tấn bom mìn bị bỏ xuống tại mảnh đất Việt Nam và có nhiều bom mìn chưa nổ. Vậy công việc của chúng tôi sẽ thực hiện là định vị và đánh giá các bom mìn đó bởi công việc này từ trước tới nay chưa được thực hiện một cách qui mô và toàn diện. Và bằng công việc đó, chúng tôi có thể trao cho người dân những mảnh đất không còn bom mìn để họ sử dụng. Giai đoạn đầu của khảo sát này sẽ tập trung vào ba tỉnh miền Trung (Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh) là khu vực bị bom nhiều nhất và chúng tôi dự kiến cũng phải mất tới một năm mới có thể hoàn thành công việc khảo sát này. Và dựa vào những kết quả đó, chúng tôi hy vọng một cách có cơ sở rằng chúng tôi sẽ có thể thực hiện khảo sát ở phạm vi toàn Việt Nam. Thế nhưng để thực hiện được một khảo sát như vậy cũng phải mất vài năm. Theo tôi năm đầu tiên này sẽ đóng vai trò quan trọng và sẽ có nhiều việc phải làm.
BBC: Dự án này chỉ khảo sát thôi hay cũng có hoạt động gỡ bom mìn trực tiếp thưa ông?
Bobby Muller: Sẽ có khoảng 400 hecta sẽ được làm sạch bom mìn hoàn toàn nhưng về cơ bản đây không phải là dự án trực tiếp tháo gỡ bom mìn mà là dư án thu thập dữ liệu và đánh giá để chúng tôi có thể xác định được các địa điểm có bom mìn với các nguồn lực có hạn và với các khu vực được ưu tiên trên lãnh thổ Việt Nam. Dự án này được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ủng hộ và hỗ trợ về tài chính. Chúng tôi tin rằng khảo sát này sẽ cung cấp cho chính phủ Việt Nam thông tin đáng tin cậy nhất để xác định mìn và bom đạn chưa nổ. Dự án này sẽ rà soát lại hồ sơ các hoạt động chiến đấu của cả Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ lẫn Bộ Quốc phòng Việt Nam. Sau đó các đội đi tìm hiểu thực tế sẽ đánh giá được ảnh hưởng của bom mìn chưa nổ và đi sâu vào phân tích kỹ thuật nữa. Số liệu này sẽ cung cấp cho nhà chức trách các thông tin hết sức quan trọng cần thiết cho việc lên kế hoạch và ưu tiên triển khai gỡ bỏ bom mìn nhằm hỗ trợ cho nhu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam.
BBC: Được biết cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều chưa ký vào Công ước Quốc tế cấm cài mìn, lưu trữ và phổ biến mìn thưa ông?
Bobby Muller: Hiện có 149 quốc gia tham gia công ước chống mìn. Hoa Kỳ và Việt Nam đều chưa tham gia. Theo tôi được biết thì Việt Nam hiện không dùng mìn nữa và vấn đề chúng ta cần giải quyết là số lượng bom mìn chưa phát nổ còn sót lại sau cuộc chiến Việt Nam. Có khoảng 3000 mìn còn rải rác khắp đất nước Việt Nam nhưng phần chính của dự án này là tập trung định vị và đánh giá bom và đạn chưa nổ.(BBC)
Theo thỏa thuận, hai phía sẽ cùng định vị và đánh giá số bom mìn chưa nổ còn sót lại từ cuộc chiến Việt Nam.
Dự án khảo sát kỹ thuật và đánh giá ảnh hưởng mìn và bom đạn chưa nổ được Chủ Tịch Quỹ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ tại Việt Nam mô tả là cột mốc quan trọng trong quan hệ giữa hai nước.
Trong cuộc phỏng vấn dành cho BBC, Ông Bobby Muller, cựu chiến binh Mỹ vào Việt Nam tham gia các hoạt động bình thường hóa quan hệ Mỹ-Việt, nói rằng mặc dù phải mất vài năm đàm phán thì việc đạt được thoả thuận là bước khá bất ngờ:
Bobby Muller: Thực ra đạt được thỏa thuận này là điều tương đối bất ngờ bởi tính nhạy cảm của dự án và đây cũng là thỏa thuận đầu tiên của một tổ chức phi chính phủ với Bộ Quốc Phòng Việt nam. Đây là một trong những lý do khiến đàm phán diễn ra khá lâu và hơn nữa đây là thỏa thuận đầu tiên của một tổ chức phi chính phủ ký với Bộ Quốc Phòng Việt Nam. Hơn nữa có một số khu vực bị ở Việt Nam có bom hoặc mìn chưa nổ mà Việt Nam chưa định vị rõ ràng trên bản đồ, do đó hai phía phải làm việc trong một quá trình tương đối lâu để thống nhất các điểm.
BBC: Thưa ông mất bao lâu để có được một khảo sát khá toàn diện?
Bobby Muller: Có hàng trăm ngàn tấn bom mìn bị bỏ xuống tại mảnh đất Việt Nam và có nhiều bom mìn chưa nổ. Vậy công việc của chúng tôi sẽ thực hiện là định vị và đánh giá các bom mìn đó bởi công việc này từ trước tới nay chưa được thực hiện một cách qui mô và toàn diện. Và bằng công việc đó, chúng tôi có thể trao cho người dân những mảnh đất không còn bom mìn để họ sử dụng. Giai đoạn đầu của khảo sát này sẽ tập trung vào ba tỉnh miền Trung (Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh) là khu vực bị bom nhiều nhất và chúng tôi dự kiến cũng phải mất tới một năm mới có thể hoàn thành công việc khảo sát này. Và dựa vào những kết quả đó, chúng tôi hy vọng một cách có cơ sở rằng chúng tôi sẽ có thể thực hiện khảo sát ở phạm vi toàn Việt Nam. Thế nhưng để thực hiện được một khảo sát như vậy cũng phải mất vài năm. Theo tôi năm đầu tiên này sẽ đóng vai trò quan trọng và sẽ có nhiều việc phải làm.
BBC: Dự án này chỉ khảo sát thôi hay cũng có hoạt động gỡ bom mìn trực tiếp thưa ông?
Bobby Muller: Sẽ có khoảng 400 hecta sẽ được làm sạch bom mìn hoàn toàn nhưng về cơ bản đây không phải là dự án trực tiếp tháo gỡ bom mìn mà là dư án thu thập dữ liệu và đánh giá để chúng tôi có thể xác định được các địa điểm có bom mìn với các nguồn lực có hạn và với các khu vực được ưu tiên trên lãnh thổ Việt Nam. Dự án này được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ủng hộ và hỗ trợ về tài chính. Chúng tôi tin rằng khảo sát này sẽ cung cấp cho chính phủ Việt Nam thông tin đáng tin cậy nhất để xác định mìn và bom đạn chưa nổ. Dự án này sẽ rà soát lại hồ sơ các hoạt động chiến đấu của cả Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ lẫn Bộ Quốc phòng Việt Nam. Sau đó các đội đi tìm hiểu thực tế sẽ đánh giá được ảnh hưởng của bom mìn chưa nổ và đi sâu vào phân tích kỹ thuật nữa. Số liệu này sẽ cung cấp cho nhà chức trách các thông tin hết sức quan trọng cần thiết cho việc lên kế hoạch và ưu tiên triển khai gỡ bỏ bom mìn nhằm hỗ trợ cho nhu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam.
BBC: Được biết cả Hoa Kỳ và Việt Nam đều chưa ký vào Công ước Quốc tế cấm cài mìn, lưu trữ và phổ biến mìn thưa ông?
Bobby Muller: Hiện có 149 quốc gia tham gia công ước chống mìn. Hoa Kỳ và Việt Nam đều chưa tham gia. Theo tôi được biết thì Việt Nam hiện không dùng mìn nữa và vấn đề chúng ta cần giải quyết là số lượng bom mìn chưa phát nổ còn sót lại sau cuộc chiến Việt Nam. Có khoảng 3000 mìn còn rải rác khắp đất nước Việt Nam nhưng phần chính của dự án này là tập trung định vị và đánh giá bom và đạn chưa nổ.(BBC)