Tin Vatican (VIS 30/01/2004) - Sáng hôm thứ Sáu ngày 30 tháng Giêng năm 2004, ÐTC Gioan Phaolô II đã tiếp vị Tân Ðại Sứ của Trung Hoa Dân Quốc, tức Ðài Loan, Ông CHOU- Seng- TOU, đến trình thư ủy nhiệm.
Trong bài diễn văn đọc trong dịp nầy, ÐTC lưu ý rằng những truyền thống văn hóa và tôn giáo của Ðài Loan, làm chứng cho sự phát triển nhân bản không chỉ giới hạn vào việc thành công trên bình diện kinh tế và vật chất mà thôi. ÐTC đã nói như sau: "Nhiều yếu tố khổ hạnh và huyền bí trong những tôn giáo tại Á Châu dạy rằng không phải việc thu hoạch những của cải là yếu tố quyết định cho sự tiến bộ của các cá nhân cũng như của xã hội, mà là khả năng của một nền văn minh cổ võ cho sinh hoạt nội tâm và ơn gọi siêu việt của con người nam cũng như nữ."
ÐTC còn quả quyết thêm như sau: điều thiện hảo của xã hội đòi buộc rằng quyền tự do tôn giáo cần được ghi vào trong luật pháp và cần được bảo vệ cách hữu hiệu. Trung Hoa Dân Quốc, tức Ðài Loan, đã cho thấy thái độ tôn trọng đối với nhiều truyền thống tôn giáo khác nhau có mặt trong lãnh thổ và nhìn nhận quyền của mọi người được thực hành tôn giáo của mình. Các tôn giáo là thành phần của đời sống và văn hóa của một quốc gia và mang đến một cảm thức về phúc lợi của cộng đoàn, qua việc góp phần tích cực vào trật tự xã hội, vào sự an ninh, sự hòa hợp và sự trợ giúp cho những kẻ cô thế và bị loại ra ngoài lề xã hội".
ÐTC cũng đã không quên nhấn mạnh đến "phần đóng góp có ý nghĩa" của những người công giáo vào công cuộc phát triển xã hội và văn hóa tại Ðài Loan, nhất là qua bởi việc dấn thân của người công giáo vào trong lãnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe và từ thiện trợ giúp cho những kẻ kém may mắn. Qua những hoạt động trong những lãnh vực vừa nói, Giáo hội Công giáo tiếp tục cổ võ hòa bình và sự hiệp nhất của tất cả mọi dân tộc. Như thế, giáo hội thi hành sứ mạng thiêng liêng và nhân đạo của mình và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, đầy tinh thần tin tưởng và cộng tác. Ðồng thời ÐTC cũng đánh giá cao sự dấn thân của chính quyền Ðài Loan nhắm ủng hộ những công tác từ thiện quốc tế nhất là tại các quốc gia đang phát triển. ÐTC nói: "Tôi hy vọng là dân chúng tại Ðài Loan sẽ tiếp tục cổ võ những hoạt động bác ái và như thế góp phần xây dựng một nền hòa bình lâu dài trên thế giới."
Các quan sát viên lưu ý là ÐTC đã không nhắc gì đến những căng thẳng hiện có giữa Trung Hoa Lục Ðịa và Ðài Loan, được Bắc Kinh xem như là một phần của lãnh thổ toàn diện của Trung Quốc. Dân chúng tại Ðài Loan được kêu gọi tham gia vào cuộc trưng cầu dân ý về tương lai và vận mệnh của Ðài Loan, vào ngày 20 tháng 3 năm 2004. Bắc Kinh đã phản ứng chống lại cuộc Trưng Cầu Dân Ý nầy, và coi đó như là bước đầu tiên để tiến tối sự độc lập của Ðảo Quốc Ðài Loan.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng trong lần tiếp kiến các giám mục Ðài Loan về viếng Tòa Thánh - ad limina - vào tháng giêng năm 2002 -, ÐTC đã nhắc đến sự gần gủi của các giám mục Ðài Loan với những giám mục tại Trung Hoa Lục Ðịa. Ngài đã mời gọi các giám mục Ðài Loan hãy dấn thân cổ võ một sự cảm thông giữa hai bên, cổ võ sự hòa giải và tình thương huynh đệ giữa tất cả mọi người công giáo của đại gia đình Trung Quốc.
Ðược biết hiện nay, Quốc Gia Vatican là một trong số 27 quốc gia trên thế giới còn giữ liên lạc với Ðài Loan và không có liên lạc ngoại giao với Bắc Kinh.
Trong bài diễn văn đọc trong dịp nầy, ÐTC lưu ý rằng những truyền thống văn hóa và tôn giáo của Ðài Loan, làm chứng cho sự phát triển nhân bản không chỉ giới hạn vào việc thành công trên bình diện kinh tế và vật chất mà thôi. ÐTC đã nói như sau: "Nhiều yếu tố khổ hạnh và huyền bí trong những tôn giáo tại Á Châu dạy rằng không phải việc thu hoạch những của cải là yếu tố quyết định cho sự tiến bộ của các cá nhân cũng như của xã hội, mà là khả năng của một nền văn minh cổ võ cho sinh hoạt nội tâm và ơn gọi siêu việt của con người nam cũng như nữ."
ÐTC còn quả quyết thêm như sau: điều thiện hảo của xã hội đòi buộc rằng quyền tự do tôn giáo cần được ghi vào trong luật pháp và cần được bảo vệ cách hữu hiệu. Trung Hoa Dân Quốc, tức Ðài Loan, đã cho thấy thái độ tôn trọng đối với nhiều truyền thống tôn giáo khác nhau có mặt trong lãnh thổ và nhìn nhận quyền của mọi người được thực hành tôn giáo của mình. Các tôn giáo là thành phần của đời sống và văn hóa của một quốc gia và mang đến một cảm thức về phúc lợi của cộng đoàn, qua việc góp phần tích cực vào trật tự xã hội, vào sự an ninh, sự hòa hợp và sự trợ giúp cho những kẻ cô thế và bị loại ra ngoài lề xã hội".
ÐTC cũng đã không quên nhấn mạnh đến "phần đóng góp có ý nghĩa" của những người công giáo vào công cuộc phát triển xã hội và văn hóa tại Ðài Loan, nhất là qua bởi việc dấn thân của người công giáo vào trong lãnh vực giáo dục, chăm sóc sức khỏe và từ thiện trợ giúp cho những kẻ kém may mắn. Qua những hoạt động trong những lãnh vực vừa nói, Giáo hội Công giáo tiếp tục cổ võ hòa bình và sự hiệp nhất của tất cả mọi dân tộc. Như thế, giáo hội thi hành sứ mạng thiêng liêng và nhân đạo của mình và góp phần xây dựng một xã hội công bằng, đầy tinh thần tin tưởng và cộng tác. Ðồng thời ÐTC cũng đánh giá cao sự dấn thân của chính quyền Ðài Loan nhắm ủng hộ những công tác từ thiện quốc tế nhất là tại các quốc gia đang phát triển. ÐTC nói: "Tôi hy vọng là dân chúng tại Ðài Loan sẽ tiếp tục cổ võ những hoạt động bác ái và như thế góp phần xây dựng một nền hòa bình lâu dài trên thế giới."
Các quan sát viên lưu ý là ÐTC đã không nhắc gì đến những căng thẳng hiện có giữa Trung Hoa Lục Ðịa và Ðài Loan, được Bắc Kinh xem như là một phần của lãnh thổ toàn diện của Trung Quốc. Dân chúng tại Ðài Loan được kêu gọi tham gia vào cuộc trưng cầu dân ý về tương lai và vận mệnh của Ðài Loan, vào ngày 20 tháng 3 năm 2004. Bắc Kinh đã phản ứng chống lại cuộc Trưng Cầu Dân Ý nầy, và coi đó như là bước đầu tiên để tiến tối sự độc lập của Ðảo Quốc Ðài Loan.
Tưởng cũng nên nhắc lại rằng trong lần tiếp kiến các giám mục Ðài Loan về viếng Tòa Thánh - ad limina - vào tháng giêng năm 2002 -, ÐTC đã nhắc đến sự gần gủi của các giám mục Ðài Loan với những giám mục tại Trung Hoa Lục Ðịa. Ngài đã mời gọi các giám mục Ðài Loan hãy dấn thân cổ võ một sự cảm thông giữa hai bên, cổ võ sự hòa giải và tình thương huynh đệ giữa tất cả mọi người công giáo của đại gia đình Trung Quốc.
Ðược biết hiện nay, Quốc Gia Vatican là một trong số 27 quốc gia trên thế giới còn giữ liên lạc với Ðài Loan và không có liên lạc ngoại giao với Bắc Kinh.