Lễ Giỗ Cố Tổng Tống Ngô Đìng Diệm, bào đệ Ngô Đình Nhu và Đức Hồng Y FX Nguyễn Văn Thuận tại Cộng Đoàn Công Giáo Việt nam Odense, Đan Mạch, 25.10.2015
Trong Thánh lễ Chúa Nhật tuần trước, Ban Điều Hành đã một lần nữa mời Cộng đoàn tham dự lễ giỗ của ba vị đáng kính như mọi năm. Nhà thờ hôm nay đông hơn thường lệ, một phần là có nhiều giáo dân tham dự. Trong lúc ca đoàn Thánh Linh hát bài ca nhập lễ, linh mục chủ tế Phêrô Nguyễn Ngọc Tuyến niệm hương trước di ảnh ba vị. Bắt đầu Thánh lễ, linh mục Tuyến còn trang trọng nhắc tóm lược công lao của ba vị đối với dân tộc, quê hương Việt nam. Thánh lễ đuôc dâng với hai ý chỉ, thứ nhất là ý lễ theo lịch phụng vụ của Giáo Phận, và ý cầu nguyện cho linh hồn ba vị Gioanbaotixita, Giacôbê, và Fanxicô Xaviê.
Sau Thánh lễ, Ban tổ chức mời cộng đoàn và quan khách sang hội trường thể thao của trường Thánh Albani để tham dự phần 2 của chương trình tưởng niệm. Vì hội trường nhỏ hẹp nên Ban tổ chức không đặt nhiều ghế mà chỉ để một số ít cho cụ già hoặc người bệnh tật. Cũng vì lý do hội trường chật hẹp nên Ban tổ chức cố gắng rút gọn chương trình tối đa. Hội trường yên lặng, ban tổ chức bắt đầu chương trình bằng lễ chào quốc kỳ và phút mặc niệm tưởng nhớ ba vị đáng kính cũng như tổ tiên, anh hùng liệt sỉ đạo cũng như đời đã hy sinh mạng sống để bão vệ tổ quốc hoặc làm chứng cho đức tin Kitô Giáo, những người đã chết trên con đường tìm tự do…Nghi lễ tưởng niệm được kết thúc bằng nghi thức dâng hương; ba đại diện lên niệm hương trước bàn thờ ba vị.
Tiếp theo , đại diện Ban tổ chức trình bày về ba vị khả kính tưỡng nhớ hôm nay. Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm được nhắc đến trước nhất.. Cụ Diệm sinh năm 1901 trong gia đình cụ cố Ngô Đình Khả, quan thượng thư dưới triều vua Thành Thái, thuộc gia đình có truyền thống đạo đức. Bãn thân cụ Diệm cũng làm quan dưới triều Nguyễn, Nhưng chẳng bao lâu thì rút lui để phãn đối chính sách sưu cao thuế nặng của thực dân Pháp. Để ca tụng lòng yêu nước thương dân của các vị, người đời có câu ” Đày Vua không Khả, đào mã không Bài, đày dân không Diệm ”. Không chấp nhận đường lối cai trị của thực dân Pháp và từ chối tham gia lực lượng Cộng Sản Việt Nam, cụ Diệm bôn ba Hải ngoại, tìm đường cứu nước. Sau hiệp định Genève 1954, cụ về nước với sự giúp dỡ của Mỹ và sự ủng hộ của những người nhiẹt thành, yêu nước ở Miền Nam, đã dẹp tan tàn dư của chế độ Thực Dân Pháp; xây dựng chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa độc lập tự do, cơm no áo ấm. Đến năm 1958, Mỹ thay đổi chính sách muốn trực tiếp tham cuộc chiến ở Miền Nam Việt Nam. Lý tưởng độc lập tự do bị chà đạp khi Mỹ muốn chế độ Miền Nam trở thành Bù Nhìn. Cụ Diệm đã cực lực phãn đối và kết quả là chết thảm do bàn tay của những kẻ phãn bội giả man.
Khi nhắc đến bào đệ Ngô Đình Nhu, điều cần lưu ý nhất, ông là người thích làm việc bàng đầu óc hơn là con tim. Gần như mọi kế hoạch, quốc sách dưới chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa đều có sự tham gia của ông.Nhưng lúc nào ông cũng kính trọng người anh đáng kính Ngô Đình Diệm.Nếu chúng ta tưởng niệm cụ Ngô Đình Diệm mà quên cố vấn Ngô Đình Nhu cũng là điều thiếu sót chăng ?
Qua phần tưởng niệm cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, chúng không phải mất nhều thời gian trình bày, Lý do là cuộc sống của Ngài đã được chính Ngài trình bày trong nhiều tài liệu và qua nhiều cuộc diễn thuyết nhiều nước trên thế giới. Từ thiếu thời, với cuộc sống tu đức trong tiểu chủng viện , quảng đời linh mục, Giám Mục. Cảnh tù đày, Cuộc sống hải ngoại .. Đâu đâu cũng đậm màu đạo đức, thánh thiện. Vi vậy, đối với Ngài Điều cần thiết là hảy sống theo gương Ngài về đạo cũng như về đời. Chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho Ngài sớm được xếp vào hàng các Thánh trên thiên quốc.Ngài để lại nhiều tài liệu quý để sống đạo, trong đó có thủ bản ”Cộng đòan Đức Mẹ Lavang ”, đã được Đức Giáo Hoàng chúc phúc. Tài liệu này rất tiếc chưa được thực hiện trong cộng đồng Công Giáo Việt nam trong nước và hải ngoại.
Tiếp theo là phần phát biểu của đại diện Ban Chấp Hành Cộng Đồng Công Giáo Việt nam tạn Đan Mạch, Ông Đỗ Vinh Hiển nhấn mạnh : Việc tổ chức Lễ Giỗ cho cho ba vị đáng kính hôm nay thật đầy ý nghĩa. Cộng Đồng sẽ phổ biến rộng rãi cho nhiểu cộng đoàn tại Đan Mạch cùng tham gia.
Phần nghi lễ được kết thúc bằng kinh ” Cầu cho Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận”. Theo truyền thống Việt Nam , có Giỗ là có tiệc để con cháu sum vầy. Thức ăn nước uống do Nhóm Thiện Chí thực hiện chu đáo được thực khách ưa thích. Ban tổ chức cũng có đặt thùng tiền để cộng đoàn ủng hộ cho một phần chi phí.và bỏ vào quỹ phong Thánh của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.
Mặc dù người Công Giáo ở đây không đông nhưng vẫn giử đươc những truyền thống đạo đức rất tốt, là gương sáng cho người Công Giáo địa phương. Nguyện xin Thiên Chúa ban nhiều hồng cho Cộng Đoàn chủ nhà, qua lồi chuyển cầu của ba vị đáng kính được tưỡng niệm hôm nay.
Ngô Văn Thông
Sau Thánh lễ, Ban tổ chức mời cộng đoàn và quan khách sang hội trường thể thao của trường Thánh Albani để tham dự phần 2 của chương trình tưởng niệm. Vì hội trường nhỏ hẹp nên Ban tổ chức không đặt nhiều ghế mà chỉ để một số ít cho cụ già hoặc người bệnh tật. Cũng vì lý do hội trường chật hẹp nên Ban tổ chức cố gắng rút gọn chương trình tối đa. Hội trường yên lặng, ban tổ chức bắt đầu chương trình bằng lễ chào quốc kỳ và phút mặc niệm tưởng nhớ ba vị đáng kính cũng như tổ tiên, anh hùng liệt sỉ đạo cũng như đời đã hy sinh mạng sống để bão vệ tổ quốc hoặc làm chứng cho đức tin Kitô Giáo, những người đã chết trên con đường tìm tự do…Nghi lễ tưởng niệm được kết thúc bằng nghi thức dâng hương; ba đại diện lên niệm hương trước bàn thờ ba vị.
Tiếp theo , đại diện Ban tổ chức trình bày về ba vị khả kính tưỡng nhớ hôm nay. Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm được nhắc đến trước nhất.. Cụ Diệm sinh năm 1901 trong gia đình cụ cố Ngô Đình Khả, quan thượng thư dưới triều vua Thành Thái, thuộc gia đình có truyền thống đạo đức. Bãn thân cụ Diệm cũng làm quan dưới triều Nguyễn, Nhưng chẳng bao lâu thì rút lui để phãn đối chính sách sưu cao thuế nặng của thực dân Pháp. Để ca tụng lòng yêu nước thương dân của các vị, người đời có câu ” Đày Vua không Khả, đào mã không Bài, đày dân không Diệm ”. Không chấp nhận đường lối cai trị của thực dân Pháp và từ chối tham gia lực lượng Cộng Sản Việt Nam, cụ Diệm bôn ba Hải ngoại, tìm đường cứu nước. Sau hiệp định Genève 1954, cụ về nước với sự giúp dỡ của Mỹ và sự ủng hộ của những người nhiẹt thành, yêu nước ở Miền Nam, đã dẹp tan tàn dư của chế độ Thực Dân Pháp; xây dựng chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa độc lập tự do, cơm no áo ấm. Đến năm 1958, Mỹ thay đổi chính sách muốn trực tiếp tham cuộc chiến ở Miền Nam Việt Nam. Lý tưởng độc lập tự do bị chà đạp khi Mỹ muốn chế độ Miền Nam trở thành Bù Nhìn. Cụ Diệm đã cực lực phãn đối và kết quả là chết thảm do bàn tay của những kẻ phãn bội giả man.
Khi nhắc đến bào đệ Ngô Đình Nhu, điều cần lưu ý nhất, ông là người thích làm việc bàng đầu óc hơn là con tim. Gần như mọi kế hoạch, quốc sách dưới chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa đều có sự tham gia của ông.Nhưng lúc nào ông cũng kính trọng người anh đáng kính Ngô Đình Diệm.Nếu chúng ta tưởng niệm cụ Ngô Đình Diệm mà quên cố vấn Ngô Đình Nhu cũng là điều thiếu sót chăng ?
Qua phần tưởng niệm cố Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, chúng không phải mất nhều thời gian trình bày, Lý do là cuộc sống của Ngài đã được chính Ngài trình bày trong nhiều tài liệu và qua nhiều cuộc diễn thuyết nhiều nước trên thế giới. Từ thiếu thời, với cuộc sống tu đức trong tiểu chủng viện , quảng đời linh mục, Giám Mục. Cảnh tù đày, Cuộc sống hải ngoại .. Đâu đâu cũng đậm màu đạo đức, thánh thiện. Vi vậy, đối với Ngài Điều cần thiết là hảy sống theo gương Ngài về đạo cũng như về đời. Chúng ta cùng nhau cầu nguyện cho Ngài sớm được xếp vào hàng các Thánh trên thiên quốc.Ngài để lại nhiều tài liệu quý để sống đạo, trong đó có thủ bản ”Cộng đòan Đức Mẹ Lavang ”, đã được Đức Giáo Hoàng chúc phúc. Tài liệu này rất tiếc chưa được thực hiện trong cộng đồng Công Giáo Việt nam trong nước và hải ngoại.
Tiếp theo là phần phát biểu của đại diện Ban Chấp Hành Cộng Đồng Công Giáo Việt nam tạn Đan Mạch, Ông Đỗ Vinh Hiển nhấn mạnh : Việc tổ chức Lễ Giỗ cho cho ba vị đáng kính hôm nay thật đầy ý nghĩa. Cộng Đồng sẽ phổ biến rộng rãi cho nhiểu cộng đoàn tại Đan Mạch cùng tham gia.
Phần nghi lễ được kết thúc bằng kinh ” Cầu cho Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận”. Theo truyền thống Việt Nam , có Giỗ là có tiệc để con cháu sum vầy. Thức ăn nước uống do Nhóm Thiện Chí thực hiện chu đáo được thực khách ưa thích. Ban tổ chức cũng có đặt thùng tiền để cộng đoàn ủng hộ cho một phần chi phí.và bỏ vào quỹ phong Thánh của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận.
Mặc dù người Công Giáo ở đây không đông nhưng vẫn giử đươc những truyền thống đạo đức rất tốt, là gương sáng cho người Công Giáo địa phương. Nguyện xin Thiên Chúa ban nhiều hồng cho Cộng Đoàn chủ nhà, qua lồi chuyển cầu của ba vị đáng kính được tưỡng niệm hôm nay.
Ngô Văn Thông