Trước ngày khai mạc Thượng Hội Đồng Thường Lệ lần thứ 14, lần đầu tiên trong lịch sử, Tài Liệu Làm Việc của Thượng Hội Đồng bị chỉ trích thẳng thừng. Thực vậy, trong một tác phẩm vừa được công bố, các giám mục Phi Châu không ngần ngại chỉ trích tài liệu quan trọng này, vốn được coi là bản đúc kết thành quả của Thượng Hội Đồng đặc biệt thứ ba năm 2014.
Mù mờ
Theo Catholic World News ngày 2 tháng Mười, trong cuốn Christ’s New Homeland- Africa, Đức Hồng Y Robert Sarah, bộ trưởng thánh bộ Thờ Phượng Thiên Chúa, chỉ trích Tài Liệu Làm Việc đã đem lại sự mù mờ, cho thấy bằng chứng “không những của một cuộc khủng hoảng đức tin sâu xa, mà còn của một cuộc khủng cũng không kém sâu xa trong thực hành mục vụ: các mục tử do dự không dám xác định ra một hướng đi rõ ràng”.
Ngài cũng bác bỏ ý niệm cho rằng các thực hành mục vụ có thể thay đổi mà không cần phải thay đổi tín lý tương ứng. Các thay đổi như thế, theo ngài, đem lại cho những người bị hướng dẫn sai một thứ lòng thương xót chẳng đạt được gì ngoài việc dấn họ sâu thêm vào tội lỗi.
Đức Hồng Y Sarah cũng lo ngại trước một số bối rối do Tài Liệu Làm Việc đem tới nhất là việc dường như Tài Liệu này muốn coi hôn nhân dân sự như là một chuẩn bị tiến tới hôn nhân bí tích. Ngài đặt câu hỏi: “tài liệu nói với ai về thực tại hôn nhân dân sự như là một chuẩn bị cho hôn nhân bí tích? Nói với các chi thể đã rửa tội của Giáo Hội hay với người ngoại giáo có cảm tình ở các khu vực đang có việc phúc âm hóa khởi đầu? Ngoại trừ áp dụng cho những người tân ngoại giáo tại các nước thuộc cựu thế giới Kitô Giáo!”.
Đức Hồng Y Sarah cho rằng Tài Liệu Làm Việc phản ảnh tình trạng bất ổn của Giáo Hội ở Tây Phương và nếu Giáo Hội cho phép người ly dị tái hôn rước lễ, “thì tại sao ta lại bác bỏ các tín hữu đa hôn? Có lẽ ta cũng phải bỏ cả ngoại tình ra khỏi danh sách các tội”.
Đức Cha Adoukonou, thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, thì viết rằng “các hạn chế nền tảng về phương pháp luận mà ta nhận thấy nơi Tài Liệu Làm Việc hệ ở sự kiện này: nó sử dụng các nguồn tài liệu hầu hết của các khoa học nhân văn và xã hội để đem vào ngữ cảnh chủ đề gia đình ngày nay mà không đem ra ánh sáng bối cảnh quan trọng nhất, tức, các chọn lựa lịch sử từng dẫn tới thảm họa này”.
Theo ngài, ta cần một chủ trương rõ ràng. Trước lời phê phán của Nhà Nước Duy Hồi Giáo và nhiều nhóm cực đoán khác cho rằng Tây Phương đang sa đọa với Kitô Giáo, ta có nghĩa vụ tách mình ra khỏi nền văn minh hậu hiện đại, không phải vì sợ hãi, muốn thu mình vào vỏ ốc, mà vì lòng trung thành với căn tính Kitô Giáo và Phi Châu sâu sắc.
Đức Cha Adoukonou cho là không thể chấp nhận được ý niệm trong Tài Liệu Làm Việc cho rằng “Trong chính nó, Tin Mừng là một gánh nặng mà Giáo Hội, vì lòng thương xót, cần tìm cách làm nó ra nhẹ nhàng hơn cho những con người khốn khổ cùng thời với ta”.
Ngài còn đi xa đến độ cho rằng có một phần trong Tài Liệu chứa những yếu tố rất đáng bị tranh luận gắt gao, thậm chí còn mâu thuẫn với tín lý Công Giáo nữa.
Các giả định sai lầm về qui luật luân lý trong Tài Liệu Làm Việc
Trong khi đó, trong một tiểu luận, hai nhà thần học David S. Crawford và Stephan Kamkopowski cho rằng Đoạn 137 của Tài Liệu Làm Việc, khi nhắc tới Thông Điệp Humanae Vitae của Chân Phúc Giáo Hoàng Phaolô VI, đã nghi vấn giáo huấn của vị giáo hoàng này và đưa ra một phương pháp biện phân luân lý không hề có tính Công Giáo. Phương thức biện phân này mâu thuẫn với những gì xưa nay Huấn Quyền vốn giảng dậy về qui luật luân lý, lương tâm và phán đoán luân lý, khi cho rằng một lương tâm được đào tạo kỹ càng vẫn có thể mâu thuẫn với các qui luật luận lý khách quan.
Theo họ, đoạn trên cần bị loại bỏ và thay thế bằng một đoạn nói đến lương tâm một cách chuẩn xác hơn, cho thấy sự khôn ngoan và vẻ đẹp của Humanae Vitae.
Ai cũng biết Đoạn 137 của Tài Liệu Làm Việc viết thế này:
“Liên quan tới nội dung phong phú của Humanae Vitae và các vấn đề nó bàn, hai điểm chính đã được đặt ra và luôn phải liên kết với nhau. Một điểm liên quan tới vai trò của lương tâm, được hiểu như tiếng nói của Thiên Chúa vang lên trong tâm hồn con người, đã được huấn luyện để lắng nghe. Điểm kia là qui luật luân lý khách quan vốn không cho phép coi hành vi sinh sản như một thực tại được quyết định cách võ đoán tùy tiện, bất chấp kế hoạch của Thiên Chúa dành cho việc sinh sản của con người. Quá nhấn mạnh tới khía cạnh chủ quan của con người, sẽ có nguy cơ dễ dàng đưa ra các chọn lựa vị kỷ. Quá nhấn mạnh tới khía cạnh kia kết cuộc sẽ coi qui luật luân lý như một gánh nặng không thể nào chịu đượng được và không đáp ứng được nhu cầu và tài nguyên của con người. Kết hợp cả hai, dưới sự hướng dẫn thường xuyên của một người hướng dẫn tâm linh có khả năng sẽ giúp những người kết hôn thực hiện được các lựa chọn hoàn toàn có tính nhân bản và là những lựa chọn phù hợp với thánh ý Thiên Chúa”.
Đoạn trên dịch theo bản tiếng Anh chính thức của Tòa Thánh, một bản khá hàm hồ. Nhưng theo hai tác giả này, nguyên bản tiếng Y còn hàm hồ hơn nữa khi coi quy luật và lương tâm là “hai cực (poles)” thay vì “hai điểm chính” như trong bản tiếng Anh. Bản tiếng Anh nói tới việc “quá nhấn mạnh” đối với một trong hai điểm thì bản tiếng Ý lại nói tới việc “thắng thế” hay trổi vượt” của một trong hai điểm này.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là Đoạn này không trình bầy cả vai trò của lương tâm lẫn tầm quan trọng của qui luật. Vì nó ngả theo chiều mô tả qui luật luân lý như một điều ở bên ngoài con người nhân bản và cuộc sống tốt lành mà ta vốn được mời gọi sống. Thành thử qui luật luân lý là một điều hoàn toàn tiêu cực, và như thể có tính cưỡng bức. Việc nhấn mạnh tới chức năng ngăn cấm của qui luật đã bỏ qua vai trò tích cực của qui luật trong việc cổ vũ sự tăng trưởng và thành toàn bản thân của tác nhân luân lý trong điều thiện. Vì đoạn này cho người ta cảm tưởng này: qui luật luân lý là “một gánh nặng không chịu đựng nổi” và “không đáp ứng được các nhu cầu và tài nguyên của người ta”.
Hàm ý như thế về qui luật là quên cả lời dạy của Chúa Giêsu: “ách Ta êm ái và gánh Ta nhẹ nhàng” (1Ga 5:3). Quả thực, Đoạn này không hề khuyên người ta trông nhờ Chúa ban sức mạnh cho ta để ta sống theo giới răn của Người, thay vào đó, đã ngầm cho thấy tác nhân luân lý có thể tìm được một trung điểm, nhờ đó, họ có thể cân bằng “các nhu cầu và tài nguyên” chủ quan do chính mình biện phân được chống lại nội dung thực sự của qui luật luân lý.
Các giả định sai lầm về lương tâm trong Tài Liệu Làm Việc
Đoạn 137 trình bầy lương tâm như “tiếng nói của Thiên Chúa vang lên trong tâm hồn con người, đã được huấn luyện để lắng nghe”.
Theo hai tác giả trên, định nghĩa như thế là làm sai lệch đoạn 16 của Hiến Chế Gaudium et Spes, là đoạn nói rằng: “thẳm sâu trong lương tâm họ, con người nam nữ khám phá ra một luật lệ mà chính họ không lập ra nhưng họ phải vâng theo. Tiếng nói của nó, một tiếng nói lúc nào cũng kêu gọi họ yêu thương và làm điều tốt tránh điều xấu, nói với họ từ bên trong vào một lúc thích đáng rằng: hãy làm điều này, hãy tránh điều nọ. Vì trong trái tim của họ, Thiên Chúa đã khắc ghi một luật lệ. Phẩm giá của họ tùy thuộc việc tuân giữ lật lệ này, và họ sẽ bị luận án vì nó. Lương tâm người ta là cốt lõi bí mật nhất của họ, là cung thánh của họ. Ở đó, họ một mình với Thiên Chúa; tiếng nói của Người vang vọng trong thẳm sâu họ. Một cách kỳ diệu, nhờ lương tâm, người ta biết luật lệ này sẽ được chu toàn bằng tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với người lân cận”.
Tài Liệu Làm Việc đã không chịu nhấn mạnh điều này: lương tâm tham chiếu luật lệ đã được khắc ghi trong tâm hồn ta, đây mới là cách nên giải thích “tiếng Chúa”. “Tiếng” Chúa không nói với người này một điều gì đó về luân lý rồi lại nói với người kia một điều gì khác hẳn cũng về luân lý. Tiếng Chúa cũng không bao giờ nói ngược lại với qui luật khách quan được Giáo Hội giảng dậy. Nói về tiếng Thiên Chúa như thể nó tách biệt đối với luật luân lý, hay không tham chiếu gì luật này, là hết sức không thoả đáng. Sẽ là điều sai lạc, khi nói tới một cực chủ quan bên ngoài luật lệ rồi cực này buộc phải “kết hợp” với luật lệ.
Nguy hiểm do Đoạn 137 đem lại không những chỉ là “các chọn lựa vị kỷ” mà đúng hơn là một thuyết duy chủ quan triệt để trong cái hiểu của ta về đời sống luân lý, theo nghĩa lương tâm bị tách biệt khỏi sự hiện diện đầy soi sáng bên trong của luật luân lý. Một khi lương tâm tách biệt khỏi luật luân lý, thì nó hết còn đứng trước Thiên Chúa nữa. Đúng hơn, nó chỉ đứng trước chính nó.
Ý niệm tin rằng lương tâm, ngay trong nó, luôn tham chiếu sự thiện khách quan đã hoàn toàn vắng bóng ở Đoạn 137. Khi trình bầy lương tâm như một khả năng chủ quan trong thế đối lập một cách biện chứng với luật luân lý, Tài Liệu Làm Việc đã đề xuất một quan niệm không tương hợp chút nào với giáo huấn của Huấn Quyền Giáo Hội; quan niệm này còn giảm thiểu phẩm giá tâm linh của con người nhân bản, là chủ thể có khả năng hành động phù hợp với sự thật khách quan.
Các giả định sai lầm về phán đoán luân lý của Tài Liệu Làm Việc
Hai tác giả trên cũng cho rằng theo luận lý học trên đây của Đoạn 137, phán đoán luân lý không còn là một phán đoán lương tâm được luật luân lý soi sang nữa, mà đúng hơn là một “kết hợp” của hai cực, một cực chủ quan và một cực khách quan. Ta phải nhấn mạnh điều này: hai yếu tố biện chứng vừa nói kết hợp với nhau không dựa vào tiêu chuẩn nào cả. Với lương tâm và luật luân lý như hai cực cần hoà hợp với nhau, cả hai đều không thể cung cấp một tiêu chuẩn để sự kết hợp này diễn ra. Nói cách khác, Tài Liệu Làm Việc hình như ngụ ý rằng tiêu chuẩn tối hậu của tính luân lý hoàn toàn có tính võ đoán.
Sự trợ giúp từ bên ngoài của “một hướng dẫn tâm linh có năng quyền” không giải quyết được sự khó khăn trên. Đã đành việc linh hướng có nhiều ơn ích của nó, nhưng chạy tới với nó trong bối cảnh này không là gì khác ngoài thừa nhận sự kiện này: ta đang thiếu tiêu chuẩn, chỉ biết dựa vào sự hướng dẫn của vị linh hướng để quyết định. Ta nên lưu ý: phần lớn các cặp vợ chồng không có vị linh hướng. Nhưng quan trọng nhất là: giải pháp này bắt vợ chồng tùy thuộc phán đoán luân lý của các chuyên viên mục vụ, một sự tùy thuộc hoàn toàn đi ngược lại chính bản chất của lương tâm.
Các đóng góp trên đây cũng chỉ là những nhận định của các thần học gia cá thể, trong khi Tài Liệu Làm Việc là một công trình tập thể, và nếu không lầm, được sự chúc lành của chính Đức Phanxicô. Dù sao, hai tác giả đều là các giáo sư thần học luân lý và luật gia đình. David S. Crawford dạy tại Học Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về Nghiên Cứu Hôn Nhân và Gia Đình ở Washington, DC. Stephan Kampowski dạy tại Học Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về Nghiên Cứu Hôn Nhân và Gia Đình ở Rôma. Các nhận định của họ được sự ủng hộ đích danh của 49 thần học gia và giáo sư đại học khác.
Lắng nghe các gia đình
Phần Đức Phanxicô, trong buổi canh thức cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng tối thứ Bẩy, dường như có biết các đóng góp trên, nên đã khuyên các nghị phụ hãy lắng nghe các gia đình, kể cả Thánh Gia, trong suốt diễn trình tham nghị.
Ngài nói: “gia đình là nơi để biện phân, nơi ta học nhận ra kế hoạch của Thiên Chúa dành cho cuộc sống ta và học ôm lấy nó. Nó là nơi của tính nhưng không, của sự hiện diện và liên đới huynh đệ, là nơi ta học cách bước ra khỏi mình và chấp nhận người khác, học cách tha thứ và được tha thứ. Mỗi gia đình đều là ánh sang, dù mờ, giữa đêm đen thế giới”.
Ngài kêu gọi các nghị phụ “nhìn nhận, trân trọng và công bố những gì là đẹp, tốt và thánh thiện” trong gia đình và sẵn sàng “hỗ trợ các tình huống yếu kém và gian khổ: chiến tranh, bệnh tật, tang chế, các liên hệ bị thương tích và gẫy đổ, những thứ tạo ra đau buồn, giận ghét và chia ly”.
Ngài “mong Thượng hội Đồng nhắn nhủ các gia đình trên và mọi gia đình rằng Tin Mừng luôn là ‘tin tốt’ giúp ta khởi đầu lại”.
Ngài cũng khuyên mọi người nhìn lên Thánh Gia, một gia đình cũng giống như mọi gia đình khác, đủ cả “các vấn đề lẫn các niềm vui đơn sơ” của một cuộc sống “kiên nhẫn thanh thản giữa các nghịch cảnh, biết tôn trọng người khác”, khiêm nhường trong tự do và trong phục vụ, đầy tình huynh đệ theo nghĩa tất cả chúng ta đều là chi thể của một thân thể”.
Ngài khéo léo nhắc nhở một phương pháp luận tuyệt diệu khi nói rằng: “Ơn thánh Thiên Chúa không la ó; nó là lời thủ thỉ tới tai tất cả những ai sẵn sàng lắng nghe tiếng nói tĩnh lặng nho nhỏ của nó. Nó thúc giục họ lên đường, trở lại thế gian, làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại, để thế gian tin”.
Mù mờ
Theo Catholic World News ngày 2 tháng Mười, trong cuốn Christ’s New Homeland- Africa, Đức Hồng Y Robert Sarah, bộ trưởng thánh bộ Thờ Phượng Thiên Chúa, chỉ trích Tài Liệu Làm Việc đã đem lại sự mù mờ, cho thấy bằng chứng “không những của một cuộc khủng hoảng đức tin sâu xa, mà còn của một cuộc khủng cũng không kém sâu xa trong thực hành mục vụ: các mục tử do dự không dám xác định ra một hướng đi rõ ràng”.
Ngài cũng bác bỏ ý niệm cho rằng các thực hành mục vụ có thể thay đổi mà không cần phải thay đổi tín lý tương ứng. Các thay đổi như thế, theo ngài, đem lại cho những người bị hướng dẫn sai một thứ lòng thương xót chẳng đạt được gì ngoài việc dấn họ sâu thêm vào tội lỗi.
Đức Hồng Y Sarah cũng lo ngại trước một số bối rối do Tài Liệu Làm Việc đem tới nhất là việc dường như Tài Liệu này muốn coi hôn nhân dân sự như là một chuẩn bị tiến tới hôn nhân bí tích. Ngài đặt câu hỏi: “tài liệu nói với ai về thực tại hôn nhân dân sự như là một chuẩn bị cho hôn nhân bí tích? Nói với các chi thể đã rửa tội của Giáo Hội hay với người ngoại giáo có cảm tình ở các khu vực đang có việc phúc âm hóa khởi đầu? Ngoại trừ áp dụng cho những người tân ngoại giáo tại các nước thuộc cựu thế giới Kitô Giáo!”.
Đức Hồng Y Sarah cho rằng Tài Liệu Làm Việc phản ảnh tình trạng bất ổn của Giáo Hội ở Tây Phương và nếu Giáo Hội cho phép người ly dị tái hôn rước lễ, “thì tại sao ta lại bác bỏ các tín hữu đa hôn? Có lẽ ta cũng phải bỏ cả ngoại tình ra khỏi danh sách các tội”.
Đức Cha Adoukonou, thư ký Hội Đồng Giáo Hoàng về Văn Hóa, thì viết rằng “các hạn chế nền tảng về phương pháp luận mà ta nhận thấy nơi Tài Liệu Làm Việc hệ ở sự kiện này: nó sử dụng các nguồn tài liệu hầu hết của các khoa học nhân văn và xã hội để đem vào ngữ cảnh chủ đề gia đình ngày nay mà không đem ra ánh sáng bối cảnh quan trọng nhất, tức, các chọn lựa lịch sử từng dẫn tới thảm họa này”.
Theo ngài, ta cần một chủ trương rõ ràng. Trước lời phê phán của Nhà Nước Duy Hồi Giáo và nhiều nhóm cực đoán khác cho rằng Tây Phương đang sa đọa với Kitô Giáo, ta có nghĩa vụ tách mình ra khỏi nền văn minh hậu hiện đại, không phải vì sợ hãi, muốn thu mình vào vỏ ốc, mà vì lòng trung thành với căn tính Kitô Giáo và Phi Châu sâu sắc.
Đức Cha Adoukonou cho là không thể chấp nhận được ý niệm trong Tài Liệu Làm Việc cho rằng “Trong chính nó, Tin Mừng là một gánh nặng mà Giáo Hội, vì lòng thương xót, cần tìm cách làm nó ra nhẹ nhàng hơn cho những con người khốn khổ cùng thời với ta”.
Ngài còn đi xa đến độ cho rằng có một phần trong Tài Liệu chứa những yếu tố rất đáng bị tranh luận gắt gao, thậm chí còn mâu thuẫn với tín lý Công Giáo nữa.
Các giả định sai lầm về qui luật luân lý trong Tài Liệu Làm Việc
Trong khi đó, trong một tiểu luận, hai nhà thần học David S. Crawford và Stephan Kamkopowski cho rằng Đoạn 137 của Tài Liệu Làm Việc, khi nhắc tới Thông Điệp Humanae Vitae của Chân Phúc Giáo Hoàng Phaolô VI, đã nghi vấn giáo huấn của vị giáo hoàng này và đưa ra một phương pháp biện phân luân lý không hề có tính Công Giáo. Phương thức biện phân này mâu thuẫn với những gì xưa nay Huấn Quyền vốn giảng dậy về qui luật luân lý, lương tâm và phán đoán luân lý, khi cho rằng một lương tâm được đào tạo kỹ càng vẫn có thể mâu thuẫn với các qui luật luận lý khách quan.
Theo họ, đoạn trên cần bị loại bỏ và thay thế bằng một đoạn nói đến lương tâm một cách chuẩn xác hơn, cho thấy sự khôn ngoan và vẻ đẹp của Humanae Vitae.
Ai cũng biết Đoạn 137 của Tài Liệu Làm Việc viết thế này:
“Liên quan tới nội dung phong phú của Humanae Vitae và các vấn đề nó bàn, hai điểm chính đã được đặt ra và luôn phải liên kết với nhau. Một điểm liên quan tới vai trò của lương tâm, được hiểu như tiếng nói của Thiên Chúa vang lên trong tâm hồn con người, đã được huấn luyện để lắng nghe. Điểm kia là qui luật luân lý khách quan vốn không cho phép coi hành vi sinh sản như một thực tại được quyết định cách võ đoán tùy tiện, bất chấp kế hoạch của Thiên Chúa dành cho việc sinh sản của con người. Quá nhấn mạnh tới khía cạnh chủ quan của con người, sẽ có nguy cơ dễ dàng đưa ra các chọn lựa vị kỷ. Quá nhấn mạnh tới khía cạnh kia kết cuộc sẽ coi qui luật luân lý như một gánh nặng không thể nào chịu đượng được và không đáp ứng được nhu cầu và tài nguyên của con người. Kết hợp cả hai, dưới sự hướng dẫn thường xuyên của một người hướng dẫn tâm linh có khả năng sẽ giúp những người kết hôn thực hiện được các lựa chọn hoàn toàn có tính nhân bản và là những lựa chọn phù hợp với thánh ý Thiên Chúa”.
Đoạn trên dịch theo bản tiếng Anh chính thức của Tòa Thánh, một bản khá hàm hồ. Nhưng theo hai tác giả này, nguyên bản tiếng Y còn hàm hồ hơn nữa khi coi quy luật và lương tâm là “hai cực (poles)” thay vì “hai điểm chính” như trong bản tiếng Anh. Bản tiếng Anh nói tới việc “quá nhấn mạnh” đối với một trong hai điểm thì bản tiếng Ý lại nói tới việc “thắng thế” hay trổi vượt” của một trong hai điểm này.
Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây là Đoạn này không trình bầy cả vai trò của lương tâm lẫn tầm quan trọng của qui luật. Vì nó ngả theo chiều mô tả qui luật luân lý như một điều ở bên ngoài con người nhân bản và cuộc sống tốt lành mà ta vốn được mời gọi sống. Thành thử qui luật luân lý là một điều hoàn toàn tiêu cực, và như thể có tính cưỡng bức. Việc nhấn mạnh tới chức năng ngăn cấm của qui luật đã bỏ qua vai trò tích cực của qui luật trong việc cổ vũ sự tăng trưởng và thành toàn bản thân của tác nhân luân lý trong điều thiện. Vì đoạn này cho người ta cảm tưởng này: qui luật luân lý là “một gánh nặng không chịu đựng nổi” và “không đáp ứng được các nhu cầu và tài nguyên của người ta”.
Hàm ý như thế về qui luật là quên cả lời dạy của Chúa Giêsu: “ách Ta êm ái và gánh Ta nhẹ nhàng” (1Ga 5:3). Quả thực, Đoạn này không hề khuyên người ta trông nhờ Chúa ban sức mạnh cho ta để ta sống theo giới răn của Người, thay vào đó, đã ngầm cho thấy tác nhân luân lý có thể tìm được một trung điểm, nhờ đó, họ có thể cân bằng “các nhu cầu và tài nguyên” chủ quan do chính mình biện phân được chống lại nội dung thực sự của qui luật luân lý.
Các giả định sai lầm về lương tâm trong Tài Liệu Làm Việc
Đoạn 137 trình bầy lương tâm như “tiếng nói của Thiên Chúa vang lên trong tâm hồn con người, đã được huấn luyện để lắng nghe”.
Theo hai tác giả trên, định nghĩa như thế là làm sai lệch đoạn 16 của Hiến Chế Gaudium et Spes, là đoạn nói rằng: “thẳm sâu trong lương tâm họ, con người nam nữ khám phá ra một luật lệ mà chính họ không lập ra nhưng họ phải vâng theo. Tiếng nói của nó, một tiếng nói lúc nào cũng kêu gọi họ yêu thương và làm điều tốt tránh điều xấu, nói với họ từ bên trong vào một lúc thích đáng rằng: hãy làm điều này, hãy tránh điều nọ. Vì trong trái tim của họ, Thiên Chúa đã khắc ghi một luật lệ. Phẩm giá của họ tùy thuộc việc tuân giữ lật lệ này, và họ sẽ bị luận án vì nó. Lương tâm người ta là cốt lõi bí mật nhất của họ, là cung thánh của họ. Ở đó, họ một mình với Thiên Chúa; tiếng nói của Người vang vọng trong thẳm sâu họ. Một cách kỳ diệu, nhờ lương tâm, người ta biết luật lệ này sẽ được chu toàn bằng tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với người lân cận”.
Tài Liệu Làm Việc đã không chịu nhấn mạnh điều này: lương tâm tham chiếu luật lệ đã được khắc ghi trong tâm hồn ta, đây mới là cách nên giải thích “tiếng Chúa”. “Tiếng” Chúa không nói với người này một điều gì đó về luân lý rồi lại nói với người kia một điều gì khác hẳn cũng về luân lý. Tiếng Chúa cũng không bao giờ nói ngược lại với qui luật khách quan được Giáo Hội giảng dậy. Nói về tiếng Thiên Chúa như thể nó tách biệt đối với luật luân lý, hay không tham chiếu gì luật này, là hết sức không thoả đáng. Sẽ là điều sai lạc, khi nói tới một cực chủ quan bên ngoài luật lệ rồi cực này buộc phải “kết hợp” với luật lệ.
Nguy hiểm do Đoạn 137 đem lại không những chỉ là “các chọn lựa vị kỷ” mà đúng hơn là một thuyết duy chủ quan triệt để trong cái hiểu của ta về đời sống luân lý, theo nghĩa lương tâm bị tách biệt khỏi sự hiện diện đầy soi sáng bên trong của luật luân lý. Một khi lương tâm tách biệt khỏi luật luân lý, thì nó hết còn đứng trước Thiên Chúa nữa. Đúng hơn, nó chỉ đứng trước chính nó.
Ý niệm tin rằng lương tâm, ngay trong nó, luôn tham chiếu sự thiện khách quan đã hoàn toàn vắng bóng ở Đoạn 137. Khi trình bầy lương tâm như một khả năng chủ quan trong thế đối lập một cách biện chứng với luật luân lý, Tài Liệu Làm Việc đã đề xuất một quan niệm không tương hợp chút nào với giáo huấn của Huấn Quyền Giáo Hội; quan niệm này còn giảm thiểu phẩm giá tâm linh của con người nhân bản, là chủ thể có khả năng hành động phù hợp với sự thật khách quan.
Các giả định sai lầm về phán đoán luân lý của Tài Liệu Làm Việc
Hai tác giả trên cũng cho rằng theo luận lý học trên đây của Đoạn 137, phán đoán luân lý không còn là một phán đoán lương tâm được luật luân lý soi sang nữa, mà đúng hơn là một “kết hợp” của hai cực, một cực chủ quan và một cực khách quan. Ta phải nhấn mạnh điều này: hai yếu tố biện chứng vừa nói kết hợp với nhau không dựa vào tiêu chuẩn nào cả. Với lương tâm và luật luân lý như hai cực cần hoà hợp với nhau, cả hai đều không thể cung cấp một tiêu chuẩn để sự kết hợp này diễn ra. Nói cách khác, Tài Liệu Làm Việc hình như ngụ ý rằng tiêu chuẩn tối hậu của tính luân lý hoàn toàn có tính võ đoán.
Sự trợ giúp từ bên ngoài của “một hướng dẫn tâm linh có năng quyền” không giải quyết được sự khó khăn trên. Đã đành việc linh hướng có nhiều ơn ích của nó, nhưng chạy tới với nó trong bối cảnh này không là gì khác ngoài thừa nhận sự kiện này: ta đang thiếu tiêu chuẩn, chỉ biết dựa vào sự hướng dẫn của vị linh hướng để quyết định. Ta nên lưu ý: phần lớn các cặp vợ chồng không có vị linh hướng. Nhưng quan trọng nhất là: giải pháp này bắt vợ chồng tùy thuộc phán đoán luân lý của các chuyên viên mục vụ, một sự tùy thuộc hoàn toàn đi ngược lại chính bản chất của lương tâm.
Các đóng góp trên đây cũng chỉ là những nhận định của các thần học gia cá thể, trong khi Tài Liệu Làm Việc là một công trình tập thể, và nếu không lầm, được sự chúc lành của chính Đức Phanxicô. Dù sao, hai tác giả đều là các giáo sư thần học luân lý và luật gia đình. David S. Crawford dạy tại Học Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về Nghiên Cứu Hôn Nhân và Gia Đình ở Washington, DC. Stephan Kampowski dạy tại Học Viện Giáo Hoàng Gioan Phaolô II về Nghiên Cứu Hôn Nhân và Gia Đình ở Rôma. Các nhận định của họ được sự ủng hộ đích danh của 49 thần học gia và giáo sư đại học khác.
Lắng nghe các gia đình
Phần Đức Phanxicô, trong buổi canh thức cầu nguyện cho Thượng Hội Đồng tối thứ Bẩy, dường như có biết các đóng góp trên, nên đã khuyên các nghị phụ hãy lắng nghe các gia đình, kể cả Thánh Gia, trong suốt diễn trình tham nghị.
Ngài nói: “gia đình là nơi để biện phân, nơi ta học nhận ra kế hoạch của Thiên Chúa dành cho cuộc sống ta và học ôm lấy nó. Nó là nơi của tính nhưng không, của sự hiện diện và liên đới huynh đệ, là nơi ta học cách bước ra khỏi mình và chấp nhận người khác, học cách tha thứ và được tha thứ. Mỗi gia đình đều là ánh sang, dù mờ, giữa đêm đen thế giới”.
Ngài kêu gọi các nghị phụ “nhìn nhận, trân trọng và công bố những gì là đẹp, tốt và thánh thiện” trong gia đình và sẵn sàng “hỗ trợ các tình huống yếu kém và gian khổ: chiến tranh, bệnh tật, tang chế, các liên hệ bị thương tích và gẫy đổ, những thứ tạo ra đau buồn, giận ghét và chia ly”.
Ngài “mong Thượng hội Đồng nhắn nhủ các gia đình trên và mọi gia đình rằng Tin Mừng luôn là ‘tin tốt’ giúp ta khởi đầu lại”.
Ngài cũng khuyên mọi người nhìn lên Thánh Gia, một gia đình cũng giống như mọi gia đình khác, đủ cả “các vấn đề lẫn các niềm vui đơn sơ” của một cuộc sống “kiên nhẫn thanh thản giữa các nghịch cảnh, biết tôn trọng người khác”, khiêm nhường trong tự do và trong phục vụ, đầy tình huynh đệ theo nghĩa tất cả chúng ta đều là chi thể của một thân thể”.
Ngài khéo léo nhắc nhở một phương pháp luận tuyệt diệu khi nói rằng: “Ơn thánh Thiên Chúa không la ó; nó là lời thủ thỉ tới tai tất cả những ai sẵn sàng lắng nghe tiếng nói tĩnh lặng nho nhỏ của nó. Nó thúc giục họ lên đường, trở lại thế gian, làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại, để thế gian tin”.