Thưa Ông Chủ Tịch,
Thưa qúi bà và qúi ông,
Tôi xin cám ơn các lời lẽ tốt đẹp của qúi vị. Một lần nữa, theo một truyền thống nhờ thế tôi cảm thấy được vinh hạnh, Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc đã mời Giáo Hoàng tới nói chuyện với hội đồng các quốc gia đáng kính này. Nhân danh cá nhân tôi, và nhân danh toàn thể cộng đồng Công Giáo, tôi muốn bày tỏ với ngài, thưa ngài Ban Ki-moon, lòng biết ơn tận đáy lòng tôi. Tôi chào kính các vị cầm đầu các quốc gia và các vị cầm đầu các chính phủ hiện diện, cũng như các vị đại sứ, các nhà ngoại giao và các giới chức chính trị và kỹ thuật tháp tùng các vị, các nhân viên của Liên Hiệp Quốc làm việc tại Phiên Họp thứ 70 của Đại Hội Đồng, các nhân viên của nhiều chương trình và cơ quan của gia đình Liên Hiệp Quốc, và tất cả những ai tham dự vào phiên họp này, cách này hay cách khác. Qua qúi vị, tôi cũng xin chào kính các công dân của mọi quốc gia có đại diện tại hội trường này. Tôi xin cám ơn, mỗi và mọi vị, vì các cố gắng của qúi vị trong việc phục vụ nhân loại.
Đây là lần thứ năm, một vị giáo hoàng viếng thăm Liên Hiệp Quốc. Tôi theo chân các vị tiền nhiệm của tôi là Phaolô VI, năm 1965, Gioan Phaolô II năm 1979 và 1995, và vị tiền nhiệm gần đây nhất của tôi, nay là Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI, năm 2008. Tất cả các vị giáo hoàng này đã bày tỏ lòng qúy mến lớn lao đối với Tổ Chức, mà các ngài vốn coi là đáp án pháp lý và chính trị thích đáng cho giai đoạn hiện nay của lịch sử, được đánh dấu bằng khả năng kỹ thuật của chúng ta có thể thắng vượt các khoảng cách và biên giới và, xem ra, thắng vượt mọi giới hạn thiên nhiên đối với việc thi hành quyền lực. Nói về quyền lực kỹ thuật học, khi rơi vào tay các ý thức hệ duy quốc gia và duy đại đồng giả hiệu, đáp án chủ yếu này có khả năng phạm những tội ác tàn bạo khủng khiếp. Tôi chỉ có thể lặp lại sự đánh giá cao được các vị tiền nhiệm của tôi phát biểu, để tái khẳng định tầm quan trọng mà Giáo Hội Công Giáo vốn gán cho Định Chế này và niềm hy vọng mà Giáo Hội này đặt vào các hoạt động của nó.
Liên Hiệp Quốc hiện đang cử hành lễ kỷ niệm đệ thất thập kỷ của mình. Lịch sử của cộng đồng có tổ chức của các quốc gia này là một lịch sử của nhiều thành tựu quan trọng chung trong một thời kỳ có những thay đổi cực kỳ nhanh chóng. Không dám tự coi là thấu suốt, chúng ta có thể nhắc tới việc thiết lập và khai triển luật pháp quốc tế, thiết lập các qui định quốc tế liên quan tới các nhân quyền, các tiến bộ trong luật nhân đạo, giải quyết nhiều cuộc tranh chấp, các công trình duy trì hòa bình và hòa giải, và một số thành tựu khác trong mọi phạm vi của hoạt động và cố gắng quốc tế. Tất cả các thành tựu này đều là ánh sáng giúp đánh tan bóng tối vô trật tự do các tham vọng không biết tự chế và các hình thức tập thể đầy vị kỷ gây nên. Chắc chắn, nhiều vấn đề trầm trọng vẫn còn cần được giải quyết, thế nhưng điều rõ ràng là: nếu không có các can thiệp loại này trên bình diện quốc tế, nhân loại không thể nào có khả năng sống thoát việc sử dụng bừa bãi các khả thể của chính mình. Mọi tiến bộ chính trị, pháp chế và kỹ thuật này đều là đường dẫn tới việc đạt được lý tưởng huynh đệ nhân bản và là phương thế để thể hiện lý tưởng này tốt đẹp hơn.
Vì lý do trên, tôi xin ca ngợi mọi người nam nữ mà lòng trung nghĩa và sự hy sinh bản thân đã sinh ích cho nhân loại như một toàn thể trong suốt 70 năm qua. Một cách đặc biệt, hôm nay, tôi muốn tưởng nhớ những ai đã hiến mạng sống mình cho hòa bình và hoà giải giữa các dân tộc, từ Dag Hammarskjöld tới rất nhiều giới chức Liên Hiệp Quốc ở mọi cấp bậc từng bị sát hại trong các sứ vụ nhân đạo, và các sứ vụ hòa bình và hoà giải.
Ngoài các thành tựu trên, kinh nghiệm của 70 năm qua đã cho ta thấy rõ: cải tổ và thích ứng đối với thời gian luôn là điều cần thiết trong việc theo đuổi mục tiêu tối hậu là ban cấp cho mọi quốc gia, không trừ quốc gia nào, phần chia sẻ, và phần ảnh hưởng chân thực và công bình vào diễn trình đưa ra quyết định. Nhu cầu phải công bình hơn đặc biệt đúng khi nói tới các cơ phận có khả năng hành pháp hữu hiệu, như Hội Đồng An Ninh, Các Cơ Quan Tài Chánh và các nhóm cũng như các bộ máy được chuyên biệt tạo lập ra để đương đầu với các khủng hoảng kinh tế. Nhu cầu này sẽ giúp giới hạn mọi thứ lạm dụng hay cho vay nặng lãi, nhất là khi nói tới các quốc gia đang phát triển. Các Cơ Quan Tài Chánh Quốc Tế nên lưu tâm tới việc phát triển lâu dài của các quốc gia và phải bảo đảm rằng các quốc gia này không phải chịu các hệ thống cho vay cắt cổ, là các hệ thống, thay vì cổ vũ tiến bộ, đã bắt người ta tùy thuộc các bộ máy chỉ sản sinh ra nghèo đói, loại trừ và lệ thuộc lớn hơn.
Theo nguyên tắc trong Lời Mở Đầu và các điều đầu tiên của Hiến Chương thành lập, ta có thể thấy việc làm của Liên Hiệp Quốc là phát triển và phát huy pháp trị, đặt căn bản trên việc hiểu ra rằng công lý là điều kiện chủ yếu để đạt được lý tưởng huynh đệ đại đồng. Trong ngữ cảnh này, sẽ là điều hữu ích khi ta nhớ lại rằng việc giới hạn quyền lực là một ý tưởng đã hiện diện mặc nhiên trong chính quan niệm luật pháp. Theo câu định nghĩa cổ điển của công lý, thì việc trả cho mỗi người phần riêng của họ có nghĩa: không một cá thể hay một nhóm nhân bản nào có thể tự coi mình là tuyệt đối, được phép qua mặt phẩm giá và quyền lợi của các cá thể hay các nhóm xã hội khác. Việc phân phối quyền lực cách hữu hiệu (chính trị, kinh tế, liên quan tới quốc phòng, kỹ thuật…) giữa các chủ thể đa dạng, và việc tạo ra hệ thống pháp lý để điều hòa các yêu sách và quyền lợi, là cách cụ thể để giới hạn quyền lực. Thế nhưng, thế giới ngày nay trình bày với chúng ta nhiều quyền sai lạc và, đồng thời, nhiều khu vực rộng lớn đang rất yếu thế, là nạn nhân của việc sử dụng quyền hành cách xấu xa: thí dụ, môi trường thiên nhiên, và rất nhiều hàng ngũ những người bị loại bỏ. Các khu vực này có liên hệ qua lại mật thiết với nhau và càng ngày càng bị làm cho yếu ớt thêm bởi các mối liên hệ chính trị và kinh tế đang thống trị. Đây là lý do tại sao quyền lợi của họ cần phải được khẳng định một cách mạnh mẽ, bằng cách cố gắng bảo vệ môi trường và chấm dứt việc loại trừ.
Trước nhất, cần phải tuyên bố rằng “quyền môi trường” chân thực là quyền có thực, vì hai lý lẽ sau đây. Thứ nhất, vì con người nhân bản chúng ta vốn là một phần của môi trường. Ta sống hiệp thông với nó, vì chính môi trường bao hàm các giới hạn đạo đức mà hoạt động của con người phải nhìn nhận và tôn trọng. Bất chấp mọi tài năng đáng kể của họ, các tài năng “vốn là các dấu chỉ sự độc đáo vốn vượt lên trên các phạm vi vật lý và sinh học” (Laudato Si’, 81), con người, đồng thời vẫn là một phần của các phạm vi này. Họ sở hữu một thân xác gồm các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học, và chỉ có thể sinh tồn và phát triển nếu có môi trường sinh thái thuận lợi. Do đó, bất cứ hư hại nào làm cho môi trường, là làm cho nhân loại. Thứ hai, vì mọi tạo vật, nhất là sinh vật, đều có một giá trị nội tại, trong chính hiện hữu của nó, trong chính sự sống của nó, trong vẻ đẹp của nó và trong sự liên lập với các tạo vật khác của nó. Kitô hữu chúng tôi, cùng với các tôn giáo độc thần khác, tin rằng vũ trụ là hoa trái của một quyết định đầy yêu thương của Đấng Tạo Hóa, Đấng đã cho phép con người một cách kính trọng được sử dụng tạo thế để gây ích cho đồng loại và cho vinh quang của Người; họ không được phép lạm dụng nó, càng không được hủy hoại nó. Trong mọi tôn giáo, môi trường luôn là sự thiện nền tảng (xem đã dẫn).
Việc sử dụng sai và việc phá hủy môi trường cũng được kèm theo bởi diễn trình loại bỏ liên lỉ. Thực vậy, việc thèm khát quyền lực và thịnh vượng vật chất một cách ích kỷ và vô giới hạn dẫn ta tới cả việc sử dụng sai lầm các tài nguyên thiên nhiên hiện có lẫn việc loại trừ những người yếu đuối và yếu thế, hoặc vì họ có khả năng khác với ta (khuyết tật) hay vì họ thiếu thông tin thoả đáng và chuyên môn kỹ thuật, hay họ không thể hành động có tính quyết định về chính trị. Việc loại trừ về kinh tế và xã hội hoàn toàn bác bỏ tình huynh đệ nhân bản và là vi phạm nặng nề đến nhân quyền và môi trường. Những người nghèo nhất là những người chịu các vi phạm này nhiều nhất vì ba lý do nghiêm trọng: họ bị xã hội xua đuổi, bị buộc phải sống nhờ những thứ phế thải và phải chịu thiệt hại bất công vì sự lạm dụng môi trường. Họ là một phần của “nền văn hóa phế thải” đang rất lan rộng và đang âm thầm phát triển.
Thực tại bi thảm của tình huống loại trừ và bất bình đẳng trên với những hậu quả hiển nhiên của nó khiến tôi, cùng với toàn thể dân chúng Kitô Giáo và nhiều người khác, rà xét lại trách nhiệm nặng nề của mình về phương diện này và lên tiếng, cùng với tất cả những ai đang đi tìm các giải pháp hữu hiệu hiện đang cần một cách khẩn thiết. Việc chấp nhận Nghị Trình 2030 Để Phát Triển Lâu Dài tại cuộc Họp Thượng Đỉnh Thế Giới, được khai mạc hôm nay, là dấu hiệu hy vọng quan trọng. Tôi cũng hy vọng rằng Hội Nghị Paris Về Thay Đổi Khí Hậu sẽ bảo đảm có được các thoả hiệp nền tảng và hữu hiệu.
Tuy nhiên, các cam kết long trọng mà thôi chưa đủ, dù chúng là bước cần thiết hướng tới giải pháp. Định nghĩa cổ điển của công lý mà tôi đã nhắc ở trên có chứa đựng một ý muốn liên lỉ và trường cửu, được coi như một trong các yếu tố chủ yếu của nó, đó là Iustitia est constans et perpetua voluntas ius sum cuique tribuendi (công lý là ý muốn liên lỉ và trường cửu ban cấp cho mỗi người điều họ có quyền). Thế giới chúng ta đòi nơi các nhà lãnh đạo chính phủ một ý chí để đưa ra các bước hữu hiệu, thực tiễn, liên lỉ và cụ thể cũng như các biện pháp tức khắc nhằm duy trì và cải thiện môi trường tự nhiên và nhờ thế, chấm dứt càng nhanh càng tốt hiện tượng loại trừ có tính xã hội, với những hậu quả tai hại của nó: nạn buôn người, mua bán các bộ phận và tế bào người, khai thác tình dục trẻ em trai gái, lao động nô dịch, trong đó có nạn đĩ điếm, buôn bán ma túy và vũ khí, nạn khủng bố và tội ác quốc tế có tổ chức. Tầm mức của các tình huống này và các thiệt hại chúng gây ra cho các cuộc đời vô tội lớn lao đến nỗi ta phải tránh cơn cám dỗ sa vào thứ chủ nghĩa duy danh ham tuyên bố chỉ nhằm xoa dịu lương tâm ta. Ta cần bảo đảm điều này: các định chế của ta phải thực sự hữu hiệu trong cuộc đấu tranh chống mọi tai họa kiểu này.
Con số và sự phức tạp của các vấn đề trên đòi buộc điều này: ta phải có các phương tiện kỹ thuật để kiểm chứng. Nhưng điều này bao hàm hai nguy cơ. Ta liều mình tự bằng lòng với công tác có tính bàn giấy, chỉ vẽ vời các bản liệt kê dài dòng, kể đủ mọi thứ đề xuất, nào là mục đích, nào là mục tiêu nào là chỉ tiêu thống kê, hay còn có thể nghĩ rằng một giải pháp đơn độc có tính lý thuyết và tiên thiên sẽ cung cấp được một đáp án cho mọi thách đố. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng hoạt động chính trị và kinh tế chỉ hữu hiệu khi được hiểu như là một hoạt động khôn ngoan (prudential), được các ý niệm công lý trường cửu hướng dẫn và không ngừng ý thức sự kiện này: trên và bên kia các kế hoạch và chương trình của ta, chúng ta đang xử sự với những con người nam nữ có thật đang sống, chiến đấu và chịu đau khổ, và thường bị buộc phải sống trong cảnh nghèo nàn lớn lao, bị tước đoạt mọi quyền lợi.
Muốn giúp những người đàn ông đàn bà có thực này thoát được cảnh bần cùng, ta phải để họ trở thành các tác nhân xứng đáng của chính số phận họ. Ta không thể áp đặt việc phát triển toàn diện con người và việc thực hành đầy đủ nhân phẩm. Chúng phải được xây dựng và được phép khai triển cho từng cá nhân, cho mọi gia đình, trong tình hiệp thông với người khác, và trong mối liên hệ đúng đắn với mọi lãnh vực trong đó đời sống xã hội của con người phát triển: bạn bè, cộng đồng, thị trấn và thành phố, trường học, ngành kinh doanh và nghiệp đoàn, quận tỉnh, quốc gia v.v… Việc này giả thiết và đòi hỏi quyền được giáo dục, cả cho con gái nữa (vốn bị một số nơi loại trừ), một quyền được bảo đảm trước nhất và hơn hết bằng cách tôn trọng và củng cố quyền hàng đầu của gia đình trong việc giáo dục con cái mình, cũng như quyền của các Giáo Hội và các nhóm xã hội trong việc hỗ trợ và giúp đỡ các gia đình trong việc giáo dục con cái họ. Được quan niệm như thế, giáo dục là căn bản để thực thi Nghị Trình 2030 và để giành lại môi trường.
Đồng thời, các nhà lãnh đạo chính phủ phải làm mọi điều có thể làm được để bảo đảm điều này: mọi người có thể có được những phương thế tinh thần và vật chất tối thiểu cần thiết cho việc sống xứng đáng và lập ra cũng như hỗ trợ một gia đình, vốn là tế bào hàng đầu của bất cứ cuộc phát triển xã hội nào. Nói cách thực tế, điều tối thiểu tuyệt đối này có ba cái tên: nhà ở, việc làm và đất đai; và một tên nữa thuộc tinh thần: tự do tinh thần, gồm tự do tôn giáo, tự do giáo dục và các dân quyền khác.
Đối với mọi điều trên, biện pháp đơn giản và tốt nhất và là tiêu chí của việc thực thi Nghị Trình phát triển mới sẽ là việc mọi người được quyền hữu hiệu, thực tiễn và tức khắc sử dụng các thiện ích vật chất và tinh thần có tính chủ yếu sau: nhà ở, việc làm xứng đáng và được trả công thích đáng, thực phẩm và nước uống thỏa đáng; tự do giáo dục và, nói tổng quát hơn, tự do và giáo dục tinh thần. Các trụ cột phát triển con người toàn diện này có một nền tảng chung, đó là quyền sống và, nói tổng quát hơn, điều mà ta có thể gọi là quyền hiện hữu của chính bản tính con người.
Cuộc khủng hoảng sinh thái, và việc tàn phá đại qui mô tính đa dạng sinh học, có thể đe dọa chính sự hiện hữu của chủng người. Các hậu quả tai hại của việc quản trị sai lầm vô trách nhiệm nền kinh tế hoàn cầu, chỉ được hướng dẫn bởi lòng ham giầu có và quyền lực, phải được dùng làm lời kêu gọi cho một suy tư thẳng thắn về con người: “con người không phải là thứ tự do họ tự tạo cho chính họ. Con người không tạo ra chính mình. Họ là tinh thần và ý chí, nhưng cũng là thiên nhiên” (Đức Bênêđíctô XVI, Diễn Văn Với Quốc Hội Liên Bang Đức, 22 tháng Chín, 2011, trích trong Laudato Si’, 6). Tạo thế bị xâm hại “nơi nào chính ta có lời nói sau cùng… Việc sử dụng tạo thế cách sai lầm bắt đầu khi ta không còn thừa nhận bất cứ sự xét xử nào ở trên chúng ta nữa, khi ta không thấy gì khác ngoài chúng ta ra” (Đức Bênêđíctô XVI, Diễn Văn với Hàng Giáo Sĩ của Giáo Phận Bolzano-Bressanone, 6 tháng Tám, 2008, cũng đã trích cùng nơi trong Laudato Si’). Thành thử, việc bảo vệ môi trường và cuộc chiến đấu chống loại trừ đòi hỏi điều này: chúng ta phải nhìn nhận luật luân lý vốn được ghi khắc vào chính bản tính con người, tức luật bao hàm sự khác nhau tự nhiên giữa người đàn ông và người đàn bà (xem Laudato Si’, 155), và việc tuyệt đối tôn trọng sự sống trong mọi giai đoạn và chiều kích của nó (xem ibid., 123, 136).
Không nhìn nhận một số giới hạn đạo đức tự nhiên có tính không thể tranh cãi và không tức khắc thực thi các trụ cột phát triển con người toàn diện nói trên, lý tưởng “cứu vớt các thế hệ tiếp nối khỏi tai họa chiến tranh” (Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Lời Nói Đầu), và việc “cổ vũ tiến bộ xã hội và các tiêu chuẩn sống tốt hơn trong một tự do lớn hơn” (ibid.), có nguy cơ trở thành một ảo tưởng không thể đạt tới hay, tệ hơn, một câu nói huyên thuyên lúc rảnh rỗi dùng để khỏa lấp mọi thứ lạm dụng và thối nát, hay để thi hành chính sách thực dân ý thức hệ bằng cách áp đặt các mô thức và lối sống dị thường hết sức xa lạ đối với bản sắc con người và, cuối cùng, hoàn toàn vô trách nhiệm.
Chiến tranh triệt tiêu hết mọi quyền lợi và là cuộc tấn công bi thảm vào môi sinh. Nếu chúng ta muốn có một phát triển con người toàn diện cho mọi người, chúng ta phải làm việc không mệt mỏi để tránh chiến tranh giữa các quốc gia và giữa các dân tộc.
Để đạt mục đích trên, chúng ta cần phải bảo đảm nền pháp trị không bác bỏ được và việc không mệt mỏi sử dụng thương lượng, trung gian và trọng tài phần xử, như đã được đề xuất trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, là hiến chương thực sự đã tạo lập ra pháp qui nền tảng. Kinh nghiệm của 70 năm qua từ ngày thành lập Liên Hiệp Quốc nói chung, và nói riêng kinh nghiệm của 15 năm đầu của thiên niên kỷ thứ ba, cho thấy cả sự hữu hiệu của việc áp dụng trọn vẹn các pháp qui quốc tế lẫn sự thiếu hữu hiệu khi không chấp pháp chúng. Khi Hiến Chương Liên Hiệp Quốc được tôn trọng và áp dụng một cách trong sáng và thành thực, và không có những động lực phía sau lưng, làm điểm qui chiếu bắt buộc cho công lý chứ không làm phương tiện để ngụy trang cho các ý định giả mạo, thì ta sẽ có được các hoa trái hòa bình. Đàng khác, khi pháp qui này bị đơn thuần coi như một dụng cụ được dùng bất cứ khi nào thấy thuận lợi và cần phải tránh bất cứ khi nào thấy không thuận lợi, thì chiếc hộp thực sự của nàng Pandora sẽ được mở tung, để các lực lượng không thể nào kiểm soát được tha hồ thoát ra, tác hại trầm trọng đến những con người không người chống đỡ, đến môi trường văn hóa và cả môi trường sinh học.
Lời Nói Đầu và Điều thứ nhất của Hiến Chươg Liên Hiệp Quốc đặt để các nền tảng cho khuôn khổ pháp chế quốc tế: hòa bình, giải quyết cách hòa bình các tranh chấp và phát triển các liên hệ thân hữu giữa các dân tộc. Mạnh mẽ chống lại các tuyên bố này, và trên thực tế bác bỏ chúng, là khuynh hướng liên lỉ muốn lan tràn vũ khí, nhất là các vũ khí tiêu diệt hàng loạt, như vũ khí hạch nhân. Một nền đạo đức và một luật lệ đặt căn bản trên việc đe dọa tiêu diệt lẫn nhau, và có thể tiêu diệt toàn thể nhân loại, là điều tự mâu thuẫn và là một sự lăng nhục đối với toàn bộ khuôn khổ Liên Hiệp Quốc, một khuôn khổ kết cục trở thành “các quốc gia kết hợp vì sợ hãi và không tin tưởng nhau”. Chúng ta khẩn thiết phải làm việc cho một thế giới không có vũ khí hạch nhân, bằng cách áp dụng trọn vẹn Hiệp Ước cấm lan tràn, cả trong chữ nghĩa lẫn trong tinh thần, với mục đích hoàn toàn ngăn cấm các thứ vũ khí này.
Hiệp ước mới đạt được gần đây về vấn đề hạch nhân tại một vùng nhậy cảm của Á Châu và Trung Đông là bằng chứng của tiềm năng thiện chí chính trị và luật pháp, được thực hiện một cách thành thực, kiên nhẫn và kiên định. Tôi hy vọng rằng hiệp ước này sẽ kéo dài và có hiệu lực, và đem lại các hiệu quả mong muốn với sự hợp tác của mọi bên liên hệ.
Theo chiều hướng trên, chứng cớ rành rành không thiếu cho thấy nhiều hiệu quả tiêu cực của các cuộc can thiệp quân sự và chính trị thiếu sự hợp tác giữa các thành viên của cộng đồng quốc tế. Vì lý do này, dù ân hận phải làm như thế, tôi vẫn phải nhắc lại các lời khẩn khoản được lặp đi lặp lại của tôi liên quan tới tình thế đau lòng của toàn vùng Trung Đông, Bắc Phi và các quốc gia Phi Châu khác, nơi các Kitô hữu, cùng với các nhóm văn hóa hay sắc tộc khác, và thậm chí cả các thành viên của tôn giáo đa số, những người không muốn liên lụy tới hận thù và ngu xuẩn, vẫn buộc phải mục kích việc hủy hoại các nơi thờ phượng của họ, di sản văn hóa và tôn giáo của họ, nhà cửa và tài sản của họ, và phải lựa chọn hoặc là chạy trốn hoặc là phải trả giá cho việc trung thành với điều thiện và hòa bình bằng chính sự sống của mình, hay làm nô lệ.
Các thực tại trên nên được dùng để khẩn thiết kêu gọi những ai có trách nhiệm lèo lái sự việc quốc tế phải rà xét lương tâm mình. Không những chỉ trong các vụ bách hại tôn giáo hay văn hóa, mà trong mọi tình huống tranh chấp, như ở Ukraine, Syria, Iraq, Libya, Nam Sudan và vùng Đại Hồ, những con người nhân bản có thực phải được coi trọng hơn các quyền lợi phe phái, dù các quyền lợi này chính đáng tới đâu. Trong các cuộc chiến tranh và tranh chấp, luôn có những con người cá thể, các anh chị em của ta, đàn ông đàn bà, người già người trẻ, con trai con gái phải khóc, phải đau, phải chết. Những con người nhân bản dễ dàng bị vứt bỏ khi đáp án duy nhất của ta là vẽ ra một danh sách các vấn đề, các chiến lược và các bất đồng.
Như tôi viết trong lá thư của tôi gửi Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc ngày 9 tháng Tám, năm 2014, “cái hiểu nền tảng nhất về phẩm giá con người buộc cộng đồng quốc tế, nhất là qua các qui định và bộ máy luật quốc tế, phải làm tất cả những gì có thể làm được để chấm dứt và ngăn ngừa việc có thêm bạo lực một cách có hệ thống nhắm vào các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo” và để che chở những người vô tội.
Cùng một đường lối như trên, tôi muốn nhắc đến một loại tranh chấp khác không luôn công khai, nhưng âm thầm sát hại hàng triệu người. Một loại chiến tranh khác mà nhiều xã hội chúng ta đang trải nghiệm do hậu quả của nạn buôn bán ma túy. Một cuộc chiến tranh được coi là đương nhiên và được đánh một cách tồi tệ. Buôn bán ma túy, do chính bản chất của nó, đang đi đôi với nạn buôn người, rửa tiền, buôn bán vũ khí, khai thác trẻ em và nhiều hình thức thối nát khác. Một thối nát đã vào sâu các tầng lớp khác nhau của đời sống xã hội, chính trị, quân sự, nghệ thuật và tôn giáo, và, trong nhiều trường hợp, đã phát sinh ra một cơ cấu song hành đang đe dọa tính khả tín của các định chế của ta.
Tôi bắt đầu bài diễn văn này bằng cách nhắc đến các cuộc thăm viếng của các vị tiền nhiệm của tôi. Tôi hy vọng rằng lời lẽ của tôi trước nhất được coi là tiếp diễn các lời lẽ sau cùng trong bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI; mặc dù nói ra đã gần 50 năm nay, chúng vẫn còn rất hợp thời. “Giờ đã đến khi một lúc dừng lại, một lúc hồi tâm, suy nghĩ, ngay cả cầu nguyện nữa, cũng tuyệt đối cần đến để chúng ta có thể nghĩ trở về với nguồn gốc chung của chúng ta, lịch sử của chúng ta, số phận chung của chúng ta. Lời kêu gọi với lương tâm luân lý của con người chưa bao giờ cần thiết như ngày hôm nay… Vì nguy hiểm không xuất phát từ tiến bộ hay khoa học; nếu những thực tại này được sử dụng đúng đắn, chúng có thể giúp ta giải quyết một số lớn vấn đề nghiêm trọng đang bao vây nhân loại (Diễn Văn trước Cơ Quan Liên Hiệp Quốc, 4 tháng Mười, 1965). Trong số các điều khác, thiên tài của con người, khi được áp dụng đúng đắn, chắc chắn sẽ giúp giải quyết các thách đố nghiêm trọng của việc xuy giảm sinh thái và việc loại trừ. Như Đức Phaolô VI từng nói: “mối nguy thực sự phát xuất từ con người; họ hiện có trong tay những khí cụ mạnh hơn, thích hợp cả để tạo ra tàn phá lẫn thực hiện được các chinh phục cao thượng” (ibid.).
Căn nhà chung của mọi người nam nữ phải tiếp tục dựng lên trên các nền tảng hiểu biết đúng đắn về tình huynh đệ đại đồng và tôn trọng tính thánh thiêng của mọi sự sống nhân bản, về mọi người đàn ông đàn bà, về người nghèo, người cao niên, trẻ em, người tàng tật, trẻ chưa sinh, người thất nghiệp, người bị bỏ rơi, tất cả những ai bị coi là có thể vứt bỏ vì bị coi chỉ như những con số thống kê. Căn nhà chung này của mọi người nam nữ cũng phải được xây trên cái hiểu về một sự thánh thiêng nào đó nơi thiên nhiên tạo dựng.
Một cái hiểu và tôn trọng như trên đòi phải có một trình độ khôn ngoan cao hơn, một trình độ biết nhìn nhận siêu việt, biết bác bỏ bất cứ việc tạo ra một lớp ưu tú toàn quyền nào, và biết thừa nhận điều này: ý nghĩa đầy đủ của đời sống cá nhân và tập thể nằm ở việc phục vụ người khác cách quên mình và hệ ở việc sử dụng tạo thế cách khôn ngoan và kính cẩn ví ích chung. Tôi xin nhắc lại lời của Đức Phaolô VI: “tòa nhà văn minh hiện đại phải được xây trên các nguyên tắc thiêng liêng, vì các nguyên tắc này là các nguyên tắc duy nhất có khả năng không những nâng đỡ nó, mà còn rõi sáng cho nó nữa” (ibid.).
El Gaucho Martín Fierro, một tác phẩm văn chương cổ điển của quê hương tôi, nói rằng “Anh em nên đứng bên cạnh nhau, vì đây là luật đầu tiên; hãy luôn duy trì sợi dây chân thực giữa các bạn, mọi thời mọi lúc, vì nếu các bạn đánh nhau, các bạn sẽ bị người ngoài nuốt trửng”.
Thế giới hiện thời, bề ngoài xem ra rất gắn bó, nhưng đang kinh qua sự phân mảnh xã hội mỗi ngày một rộng lớn và đều đặn hơn, một sự phân mảnh đe dọa chính “các nền tảng của đời sống xã hội” và do đó, dẫn tới “những cuộc chiến vì quyền lợi trái ngược nhau” (Laudato Si’, 229).
Thời hiện tại đang mời gọi ta dành ưu tiên cho các hành động có thể sản sinh ra các diễn trình mới mẻ trong xã hội, để đem hoa trái lại cho các biến cố lịch cử có ý nghĩa và tích cực (cf. Evangelii Gaudium, 223). Chúng ta không thể tự cho phép mình trì hoãn “một số nghị trình” dành cho tương lai. Tương lai đòi ta phải có các quyết định chủ yếu và có tính hoàn cầu trước các tranh chấp khắp thế giới, các tranh chấp hiện đang gia tăng con số những người bị loại trừ và những người túng thiếu.
Giống mọi cố gắng khác của con người, khuôn khổ pháp lý quốc tế đáng khen ngợi của Cơ Quan Liên Hiệp Quốc và của mọi hoạt động của nó có thể được cải thiện, tuy vẫn rất cần thiết; đồng thời, nó có thể là một bảo đảm cho tương lai an toàn và hạnh phúc của các thế hệ tương lai. Và nó sẽ như thế, nếu các vị đại diện các quốc gia có thể gạt các quyền lợi phe phái và ý thức hệ qua một bên, và thành thực cố gắng phục vụ ích chung. Tôi cầu xin Thiên Chúa Toàn Năng để điều này trở thành sự thật, và tôi bảo đảm với qúy vị tôi sẽ hỗ trợ và cầu nguyện cho qúy vị, mọi tín hữu của Giáo Hội Công Giáo cũng sẽ hỗ trợ và cầu nguyện để Định Chế này, để mọi quốc gia hội viên, và mỗi giới chức của nó, sẽ luôn luôn phục vụ nhân loại cách hữu hiệu, một phục vụ biết tôn trọng tính đa dạng và có khả năng rút ra được điều tốt nhất trong mỗi người và trong mọi cá nhân, ví ích chung.
Tôi khẩn xin sự chúc phúc của Đấng Tối Cao, và mọi hòa bình và thịnh vượng, xuống trên tất cả qúy vị và nhân dân mà qúy vị đại diện. Xin cám ơn qúy vị.
Thưa qúi bà và qúi ông,
Tôi xin cám ơn các lời lẽ tốt đẹp của qúi vị. Một lần nữa, theo một truyền thống nhờ thế tôi cảm thấy được vinh hạnh, Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc đã mời Giáo Hoàng tới nói chuyện với hội đồng các quốc gia đáng kính này. Nhân danh cá nhân tôi, và nhân danh toàn thể cộng đồng Công Giáo, tôi muốn bày tỏ với ngài, thưa ngài Ban Ki-moon, lòng biết ơn tận đáy lòng tôi. Tôi chào kính các vị cầm đầu các quốc gia và các vị cầm đầu các chính phủ hiện diện, cũng như các vị đại sứ, các nhà ngoại giao và các giới chức chính trị và kỹ thuật tháp tùng các vị, các nhân viên của Liên Hiệp Quốc làm việc tại Phiên Họp thứ 70 của Đại Hội Đồng, các nhân viên của nhiều chương trình và cơ quan của gia đình Liên Hiệp Quốc, và tất cả những ai tham dự vào phiên họp này, cách này hay cách khác. Qua qúi vị, tôi cũng xin chào kính các công dân của mọi quốc gia có đại diện tại hội trường này. Tôi xin cám ơn, mỗi và mọi vị, vì các cố gắng của qúi vị trong việc phục vụ nhân loại.
Đây là lần thứ năm, một vị giáo hoàng viếng thăm Liên Hiệp Quốc. Tôi theo chân các vị tiền nhiệm của tôi là Phaolô VI, năm 1965, Gioan Phaolô II năm 1979 và 1995, và vị tiền nhiệm gần đây nhất của tôi, nay là Giáo Hoàng Hưu Trí Bênêđíctô XVI, năm 2008. Tất cả các vị giáo hoàng này đã bày tỏ lòng qúy mến lớn lao đối với Tổ Chức, mà các ngài vốn coi là đáp án pháp lý và chính trị thích đáng cho giai đoạn hiện nay của lịch sử, được đánh dấu bằng khả năng kỹ thuật của chúng ta có thể thắng vượt các khoảng cách và biên giới và, xem ra, thắng vượt mọi giới hạn thiên nhiên đối với việc thi hành quyền lực. Nói về quyền lực kỹ thuật học, khi rơi vào tay các ý thức hệ duy quốc gia và duy đại đồng giả hiệu, đáp án chủ yếu này có khả năng phạm những tội ác tàn bạo khủng khiếp. Tôi chỉ có thể lặp lại sự đánh giá cao được các vị tiền nhiệm của tôi phát biểu, để tái khẳng định tầm quan trọng mà Giáo Hội Công Giáo vốn gán cho Định Chế này và niềm hy vọng mà Giáo Hội này đặt vào các hoạt động của nó.
Liên Hiệp Quốc hiện đang cử hành lễ kỷ niệm đệ thất thập kỷ của mình. Lịch sử của cộng đồng có tổ chức của các quốc gia này là một lịch sử của nhiều thành tựu quan trọng chung trong một thời kỳ có những thay đổi cực kỳ nhanh chóng. Không dám tự coi là thấu suốt, chúng ta có thể nhắc tới việc thiết lập và khai triển luật pháp quốc tế, thiết lập các qui định quốc tế liên quan tới các nhân quyền, các tiến bộ trong luật nhân đạo, giải quyết nhiều cuộc tranh chấp, các công trình duy trì hòa bình và hòa giải, và một số thành tựu khác trong mọi phạm vi của hoạt động và cố gắng quốc tế. Tất cả các thành tựu này đều là ánh sáng giúp đánh tan bóng tối vô trật tự do các tham vọng không biết tự chế và các hình thức tập thể đầy vị kỷ gây nên. Chắc chắn, nhiều vấn đề trầm trọng vẫn còn cần được giải quyết, thế nhưng điều rõ ràng là: nếu không có các can thiệp loại này trên bình diện quốc tế, nhân loại không thể nào có khả năng sống thoát việc sử dụng bừa bãi các khả thể của chính mình. Mọi tiến bộ chính trị, pháp chế và kỹ thuật này đều là đường dẫn tới việc đạt được lý tưởng huynh đệ nhân bản và là phương thế để thể hiện lý tưởng này tốt đẹp hơn.
Vì lý do trên, tôi xin ca ngợi mọi người nam nữ mà lòng trung nghĩa và sự hy sinh bản thân đã sinh ích cho nhân loại như một toàn thể trong suốt 70 năm qua. Một cách đặc biệt, hôm nay, tôi muốn tưởng nhớ những ai đã hiến mạng sống mình cho hòa bình và hoà giải giữa các dân tộc, từ Dag Hammarskjöld tới rất nhiều giới chức Liên Hiệp Quốc ở mọi cấp bậc từng bị sát hại trong các sứ vụ nhân đạo, và các sứ vụ hòa bình và hoà giải.
Ngoài các thành tựu trên, kinh nghiệm của 70 năm qua đã cho ta thấy rõ: cải tổ và thích ứng đối với thời gian luôn là điều cần thiết trong việc theo đuổi mục tiêu tối hậu là ban cấp cho mọi quốc gia, không trừ quốc gia nào, phần chia sẻ, và phần ảnh hưởng chân thực và công bình vào diễn trình đưa ra quyết định. Nhu cầu phải công bình hơn đặc biệt đúng khi nói tới các cơ phận có khả năng hành pháp hữu hiệu, như Hội Đồng An Ninh, Các Cơ Quan Tài Chánh và các nhóm cũng như các bộ máy được chuyên biệt tạo lập ra để đương đầu với các khủng hoảng kinh tế. Nhu cầu này sẽ giúp giới hạn mọi thứ lạm dụng hay cho vay nặng lãi, nhất là khi nói tới các quốc gia đang phát triển. Các Cơ Quan Tài Chánh Quốc Tế nên lưu tâm tới việc phát triển lâu dài của các quốc gia và phải bảo đảm rằng các quốc gia này không phải chịu các hệ thống cho vay cắt cổ, là các hệ thống, thay vì cổ vũ tiến bộ, đã bắt người ta tùy thuộc các bộ máy chỉ sản sinh ra nghèo đói, loại trừ và lệ thuộc lớn hơn.
Theo nguyên tắc trong Lời Mở Đầu và các điều đầu tiên của Hiến Chương thành lập, ta có thể thấy việc làm của Liên Hiệp Quốc là phát triển và phát huy pháp trị, đặt căn bản trên việc hiểu ra rằng công lý là điều kiện chủ yếu để đạt được lý tưởng huynh đệ đại đồng. Trong ngữ cảnh này, sẽ là điều hữu ích khi ta nhớ lại rằng việc giới hạn quyền lực là một ý tưởng đã hiện diện mặc nhiên trong chính quan niệm luật pháp. Theo câu định nghĩa cổ điển của công lý, thì việc trả cho mỗi người phần riêng của họ có nghĩa: không một cá thể hay một nhóm nhân bản nào có thể tự coi mình là tuyệt đối, được phép qua mặt phẩm giá và quyền lợi của các cá thể hay các nhóm xã hội khác. Việc phân phối quyền lực cách hữu hiệu (chính trị, kinh tế, liên quan tới quốc phòng, kỹ thuật…) giữa các chủ thể đa dạng, và việc tạo ra hệ thống pháp lý để điều hòa các yêu sách và quyền lợi, là cách cụ thể để giới hạn quyền lực. Thế nhưng, thế giới ngày nay trình bày với chúng ta nhiều quyền sai lạc và, đồng thời, nhiều khu vực rộng lớn đang rất yếu thế, là nạn nhân của việc sử dụng quyền hành cách xấu xa: thí dụ, môi trường thiên nhiên, và rất nhiều hàng ngũ những người bị loại bỏ. Các khu vực này có liên hệ qua lại mật thiết với nhau và càng ngày càng bị làm cho yếu ớt thêm bởi các mối liên hệ chính trị và kinh tế đang thống trị. Đây là lý do tại sao quyền lợi của họ cần phải được khẳng định một cách mạnh mẽ, bằng cách cố gắng bảo vệ môi trường và chấm dứt việc loại trừ.
Trước nhất, cần phải tuyên bố rằng “quyền môi trường” chân thực là quyền có thực, vì hai lý lẽ sau đây. Thứ nhất, vì con người nhân bản chúng ta vốn là một phần của môi trường. Ta sống hiệp thông với nó, vì chính môi trường bao hàm các giới hạn đạo đức mà hoạt động của con người phải nhìn nhận và tôn trọng. Bất chấp mọi tài năng đáng kể của họ, các tài năng “vốn là các dấu chỉ sự độc đáo vốn vượt lên trên các phạm vi vật lý và sinh học” (Laudato Si’, 81), con người, đồng thời vẫn là một phần của các phạm vi này. Họ sở hữu một thân xác gồm các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học, và chỉ có thể sinh tồn và phát triển nếu có môi trường sinh thái thuận lợi. Do đó, bất cứ hư hại nào làm cho môi trường, là làm cho nhân loại. Thứ hai, vì mọi tạo vật, nhất là sinh vật, đều có một giá trị nội tại, trong chính hiện hữu của nó, trong chính sự sống của nó, trong vẻ đẹp của nó và trong sự liên lập với các tạo vật khác của nó. Kitô hữu chúng tôi, cùng với các tôn giáo độc thần khác, tin rằng vũ trụ là hoa trái của một quyết định đầy yêu thương của Đấng Tạo Hóa, Đấng đã cho phép con người một cách kính trọng được sử dụng tạo thế để gây ích cho đồng loại và cho vinh quang của Người; họ không được phép lạm dụng nó, càng không được hủy hoại nó. Trong mọi tôn giáo, môi trường luôn là sự thiện nền tảng (xem đã dẫn).
Việc sử dụng sai và việc phá hủy môi trường cũng được kèm theo bởi diễn trình loại bỏ liên lỉ. Thực vậy, việc thèm khát quyền lực và thịnh vượng vật chất một cách ích kỷ và vô giới hạn dẫn ta tới cả việc sử dụng sai lầm các tài nguyên thiên nhiên hiện có lẫn việc loại trừ những người yếu đuối và yếu thế, hoặc vì họ có khả năng khác với ta (khuyết tật) hay vì họ thiếu thông tin thoả đáng và chuyên môn kỹ thuật, hay họ không thể hành động có tính quyết định về chính trị. Việc loại trừ về kinh tế và xã hội hoàn toàn bác bỏ tình huynh đệ nhân bản và là vi phạm nặng nề đến nhân quyền và môi trường. Những người nghèo nhất là những người chịu các vi phạm này nhiều nhất vì ba lý do nghiêm trọng: họ bị xã hội xua đuổi, bị buộc phải sống nhờ những thứ phế thải và phải chịu thiệt hại bất công vì sự lạm dụng môi trường. Họ là một phần của “nền văn hóa phế thải” đang rất lan rộng và đang âm thầm phát triển.
Thực tại bi thảm của tình huống loại trừ và bất bình đẳng trên với những hậu quả hiển nhiên của nó khiến tôi, cùng với toàn thể dân chúng Kitô Giáo và nhiều người khác, rà xét lại trách nhiệm nặng nề của mình về phương diện này và lên tiếng, cùng với tất cả những ai đang đi tìm các giải pháp hữu hiệu hiện đang cần một cách khẩn thiết. Việc chấp nhận Nghị Trình 2030 Để Phát Triển Lâu Dài tại cuộc Họp Thượng Đỉnh Thế Giới, được khai mạc hôm nay, là dấu hiệu hy vọng quan trọng. Tôi cũng hy vọng rằng Hội Nghị Paris Về Thay Đổi Khí Hậu sẽ bảo đảm có được các thoả hiệp nền tảng và hữu hiệu.
Tuy nhiên, các cam kết long trọng mà thôi chưa đủ, dù chúng là bước cần thiết hướng tới giải pháp. Định nghĩa cổ điển của công lý mà tôi đã nhắc ở trên có chứa đựng một ý muốn liên lỉ và trường cửu, được coi như một trong các yếu tố chủ yếu của nó, đó là Iustitia est constans et perpetua voluntas ius sum cuique tribuendi (công lý là ý muốn liên lỉ và trường cửu ban cấp cho mỗi người điều họ có quyền). Thế giới chúng ta đòi nơi các nhà lãnh đạo chính phủ một ý chí để đưa ra các bước hữu hiệu, thực tiễn, liên lỉ và cụ thể cũng như các biện pháp tức khắc nhằm duy trì và cải thiện môi trường tự nhiên và nhờ thế, chấm dứt càng nhanh càng tốt hiện tượng loại trừ có tính xã hội, với những hậu quả tai hại của nó: nạn buôn người, mua bán các bộ phận và tế bào người, khai thác tình dục trẻ em trai gái, lao động nô dịch, trong đó có nạn đĩ điếm, buôn bán ma túy và vũ khí, nạn khủng bố và tội ác quốc tế có tổ chức. Tầm mức của các tình huống này và các thiệt hại chúng gây ra cho các cuộc đời vô tội lớn lao đến nỗi ta phải tránh cơn cám dỗ sa vào thứ chủ nghĩa duy danh ham tuyên bố chỉ nhằm xoa dịu lương tâm ta. Ta cần bảo đảm điều này: các định chế của ta phải thực sự hữu hiệu trong cuộc đấu tranh chống mọi tai họa kiểu này.
Con số và sự phức tạp của các vấn đề trên đòi buộc điều này: ta phải có các phương tiện kỹ thuật để kiểm chứng. Nhưng điều này bao hàm hai nguy cơ. Ta liều mình tự bằng lòng với công tác có tính bàn giấy, chỉ vẽ vời các bản liệt kê dài dòng, kể đủ mọi thứ đề xuất, nào là mục đích, nào là mục tiêu nào là chỉ tiêu thống kê, hay còn có thể nghĩ rằng một giải pháp đơn độc có tính lý thuyết và tiên thiên sẽ cung cấp được một đáp án cho mọi thách đố. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng hoạt động chính trị và kinh tế chỉ hữu hiệu khi được hiểu như là một hoạt động khôn ngoan (prudential), được các ý niệm công lý trường cửu hướng dẫn và không ngừng ý thức sự kiện này: trên và bên kia các kế hoạch và chương trình của ta, chúng ta đang xử sự với những con người nam nữ có thật đang sống, chiến đấu và chịu đau khổ, và thường bị buộc phải sống trong cảnh nghèo nàn lớn lao, bị tước đoạt mọi quyền lợi.
Muốn giúp những người đàn ông đàn bà có thực này thoát được cảnh bần cùng, ta phải để họ trở thành các tác nhân xứng đáng của chính số phận họ. Ta không thể áp đặt việc phát triển toàn diện con người và việc thực hành đầy đủ nhân phẩm. Chúng phải được xây dựng và được phép khai triển cho từng cá nhân, cho mọi gia đình, trong tình hiệp thông với người khác, và trong mối liên hệ đúng đắn với mọi lãnh vực trong đó đời sống xã hội của con người phát triển: bạn bè, cộng đồng, thị trấn và thành phố, trường học, ngành kinh doanh và nghiệp đoàn, quận tỉnh, quốc gia v.v… Việc này giả thiết và đòi hỏi quyền được giáo dục, cả cho con gái nữa (vốn bị một số nơi loại trừ), một quyền được bảo đảm trước nhất và hơn hết bằng cách tôn trọng và củng cố quyền hàng đầu của gia đình trong việc giáo dục con cái mình, cũng như quyền của các Giáo Hội và các nhóm xã hội trong việc hỗ trợ và giúp đỡ các gia đình trong việc giáo dục con cái họ. Được quan niệm như thế, giáo dục là căn bản để thực thi Nghị Trình 2030 và để giành lại môi trường.
Đồng thời, các nhà lãnh đạo chính phủ phải làm mọi điều có thể làm được để bảo đảm điều này: mọi người có thể có được những phương thế tinh thần và vật chất tối thiểu cần thiết cho việc sống xứng đáng và lập ra cũng như hỗ trợ một gia đình, vốn là tế bào hàng đầu của bất cứ cuộc phát triển xã hội nào. Nói cách thực tế, điều tối thiểu tuyệt đối này có ba cái tên: nhà ở, việc làm và đất đai; và một tên nữa thuộc tinh thần: tự do tinh thần, gồm tự do tôn giáo, tự do giáo dục và các dân quyền khác.
Đối với mọi điều trên, biện pháp đơn giản và tốt nhất và là tiêu chí của việc thực thi Nghị Trình phát triển mới sẽ là việc mọi người được quyền hữu hiệu, thực tiễn và tức khắc sử dụng các thiện ích vật chất và tinh thần có tính chủ yếu sau: nhà ở, việc làm xứng đáng và được trả công thích đáng, thực phẩm và nước uống thỏa đáng; tự do giáo dục và, nói tổng quát hơn, tự do và giáo dục tinh thần. Các trụ cột phát triển con người toàn diện này có một nền tảng chung, đó là quyền sống và, nói tổng quát hơn, điều mà ta có thể gọi là quyền hiện hữu của chính bản tính con người.
Cuộc khủng hoảng sinh thái, và việc tàn phá đại qui mô tính đa dạng sinh học, có thể đe dọa chính sự hiện hữu của chủng người. Các hậu quả tai hại của việc quản trị sai lầm vô trách nhiệm nền kinh tế hoàn cầu, chỉ được hướng dẫn bởi lòng ham giầu có và quyền lực, phải được dùng làm lời kêu gọi cho một suy tư thẳng thắn về con người: “con người không phải là thứ tự do họ tự tạo cho chính họ. Con người không tạo ra chính mình. Họ là tinh thần và ý chí, nhưng cũng là thiên nhiên” (Đức Bênêđíctô XVI, Diễn Văn Với Quốc Hội Liên Bang Đức, 22 tháng Chín, 2011, trích trong Laudato Si’, 6). Tạo thế bị xâm hại “nơi nào chính ta có lời nói sau cùng… Việc sử dụng tạo thế cách sai lầm bắt đầu khi ta không còn thừa nhận bất cứ sự xét xử nào ở trên chúng ta nữa, khi ta không thấy gì khác ngoài chúng ta ra” (Đức Bênêđíctô XVI, Diễn Văn với Hàng Giáo Sĩ của Giáo Phận Bolzano-Bressanone, 6 tháng Tám, 2008, cũng đã trích cùng nơi trong Laudato Si’). Thành thử, việc bảo vệ môi trường và cuộc chiến đấu chống loại trừ đòi hỏi điều này: chúng ta phải nhìn nhận luật luân lý vốn được ghi khắc vào chính bản tính con người, tức luật bao hàm sự khác nhau tự nhiên giữa người đàn ông và người đàn bà (xem Laudato Si’, 155), và việc tuyệt đối tôn trọng sự sống trong mọi giai đoạn và chiều kích của nó (xem ibid., 123, 136).
Không nhìn nhận một số giới hạn đạo đức tự nhiên có tính không thể tranh cãi và không tức khắc thực thi các trụ cột phát triển con người toàn diện nói trên, lý tưởng “cứu vớt các thế hệ tiếp nối khỏi tai họa chiến tranh” (Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, Lời Nói Đầu), và việc “cổ vũ tiến bộ xã hội và các tiêu chuẩn sống tốt hơn trong một tự do lớn hơn” (ibid.), có nguy cơ trở thành một ảo tưởng không thể đạt tới hay, tệ hơn, một câu nói huyên thuyên lúc rảnh rỗi dùng để khỏa lấp mọi thứ lạm dụng và thối nát, hay để thi hành chính sách thực dân ý thức hệ bằng cách áp đặt các mô thức và lối sống dị thường hết sức xa lạ đối với bản sắc con người và, cuối cùng, hoàn toàn vô trách nhiệm.
Chiến tranh triệt tiêu hết mọi quyền lợi và là cuộc tấn công bi thảm vào môi sinh. Nếu chúng ta muốn có một phát triển con người toàn diện cho mọi người, chúng ta phải làm việc không mệt mỏi để tránh chiến tranh giữa các quốc gia và giữa các dân tộc.
Để đạt mục đích trên, chúng ta cần phải bảo đảm nền pháp trị không bác bỏ được và việc không mệt mỏi sử dụng thương lượng, trung gian và trọng tài phần xử, như đã được đề xuất trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, là hiến chương thực sự đã tạo lập ra pháp qui nền tảng. Kinh nghiệm của 70 năm qua từ ngày thành lập Liên Hiệp Quốc nói chung, và nói riêng kinh nghiệm của 15 năm đầu của thiên niên kỷ thứ ba, cho thấy cả sự hữu hiệu của việc áp dụng trọn vẹn các pháp qui quốc tế lẫn sự thiếu hữu hiệu khi không chấp pháp chúng. Khi Hiến Chương Liên Hiệp Quốc được tôn trọng và áp dụng một cách trong sáng và thành thực, và không có những động lực phía sau lưng, làm điểm qui chiếu bắt buộc cho công lý chứ không làm phương tiện để ngụy trang cho các ý định giả mạo, thì ta sẽ có được các hoa trái hòa bình. Đàng khác, khi pháp qui này bị đơn thuần coi như một dụng cụ được dùng bất cứ khi nào thấy thuận lợi và cần phải tránh bất cứ khi nào thấy không thuận lợi, thì chiếc hộp thực sự của nàng Pandora sẽ được mở tung, để các lực lượng không thể nào kiểm soát được tha hồ thoát ra, tác hại trầm trọng đến những con người không người chống đỡ, đến môi trường văn hóa và cả môi trường sinh học.
Lời Nói Đầu và Điều thứ nhất của Hiến Chươg Liên Hiệp Quốc đặt để các nền tảng cho khuôn khổ pháp chế quốc tế: hòa bình, giải quyết cách hòa bình các tranh chấp và phát triển các liên hệ thân hữu giữa các dân tộc. Mạnh mẽ chống lại các tuyên bố này, và trên thực tế bác bỏ chúng, là khuynh hướng liên lỉ muốn lan tràn vũ khí, nhất là các vũ khí tiêu diệt hàng loạt, như vũ khí hạch nhân. Một nền đạo đức và một luật lệ đặt căn bản trên việc đe dọa tiêu diệt lẫn nhau, và có thể tiêu diệt toàn thể nhân loại, là điều tự mâu thuẫn và là một sự lăng nhục đối với toàn bộ khuôn khổ Liên Hiệp Quốc, một khuôn khổ kết cục trở thành “các quốc gia kết hợp vì sợ hãi và không tin tưởng nhau”. Chúng ta khẩn thiết phải làm việc cho một thế giới không có vũ khí hạch nhân, bằng cách áp dụng trọn vẹn Hiệp Ước cấm lan tràn, cả trong chữ nghĩa lẫn trong tinh thần, với mục đích hoàn toàn ngăn cấm các thứ vũ khí này.
Hiệp ước mới đạt được gần đây về vấn đề hạch nhân tại một vùng nhậy cảm của Á Châu và Trung Đông là bằng chứng của tiềm năng thiện chí chính trị và luật pháp, được thực hiện một cách thành thực, kiên nhẫn và kiên định. Tôi hy vọng rằng hiệp ước này sẽ kéo dài và có hiệu lực, và đem lại các hiệu quả mong muốn với sự hợp tác của mọi bên liên hệ.
Theo chiều hướng trên, chứng cớ rành rành không thiếu cho thấy nhiều hiệu quả tiêu cực của các cuộc can thiệp quân sự và chính trị thiếu sự hợp tác giữa các thành viên của cộng đồng quốc tế. Vì lý do này, dù ân hận phải làm như thế, tôi vẫn phải nhắc lại các lời khẩn khoản được lặp đi lặp lại của tôi liên quan tới tình thế đau lòng của toàn vùng Trung Đông, Bắc Phi và các quốc gia Phi Châu khác, nơi các Kitô hữu, cùng với các nhóm văn hóa hay sắc tộc khác, và thậm chí cả các thành viên của tôn giáo đa số, những người không muốn liên lụy tới hận thù và ngu xuẩn, vẫn buộc phải mục kích việc hủy hoại các nơi thờ phượng của họ, di sản văn hóa và tôn giáo của họ, nhà cửa và tài sản của họ, và phải lựa chọn hoặc là chạy trốn hoặc là phải trả giá cho việc trung thành với điều thiện và hòa bình bằng chính sự sống của mình, hay làm nô lệ.
Các thực tại trên nên được dùng để khẩn thiết kêu gọi những ai có trách nhiệm lèo lái sự việc quốc tế phải rà xét lương tâm mình. Không những chỉ trong các vụ bách hại tôn giáo hay văn hóa, mà trong mọi tình huống tranh chấp, như ở Ukraine, Syria, Iraq, Libya, Nam Sudan và vùng Đại Hồ, những con người nhân bản có thực phải được coi trọng hơn các quyền lợi phe phái, dù các quyền lợi này chính đáng tới đâu. Trong các cuộc chiến tranh và tranh chấp, luôn có những con người cá thể, các anh chị em của ta, đàn ông đàn bà, người già người trẻ, con trai con gái phải khóc, phải đau, phải chết. Những con người nhân bản dễ dàng bị vứt bỏ khi đáp án duy nhất của ta là vẽ ra một danh sách các vấn đề, các chiến lược và các bất đồng.
Như tôi viết trong lá thư của tôi gửi Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc ngày 9 tháng Tám, năm 2014, “cái hiểu nền tảng nhất về phẩm giá con người buộc cộng đồng quốc tế, nhất là qua các qui định và bộ máy luật quốc tế, phải làm tất cả những gì có thể làm được để chấm dứt và ngăn ngừa việc có thêm bạo lực một cách có hệ thống nhắm vào các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo” và để che chở những người vô tội.
Cùng một đường lối như trên, tôi muốn nhắc đến một loại tranh chấp khác không luôn công khai, nhưng âm thầm sát hại hàng triệu người. Một loại chiến tranh khác mà nhiều xã hội chúng ta đang trải nghiệm do hậu quả của nạn buôn bán ma túy. Một cuộc chiến tranh được coi là đương nhiên và được đánh một cách tồi tệ. Buôn bán ma túy, do chính bản chất của nó, đang đi đôi với nạn buôn người, rửa tiền, buôn bán vũ khí, khai thác trẻ em và nhiều hình thức thối nát khác. Một thối nát đã vào sâu các tầng lớp khác nhau của đời sống xã hội, chính trị, quân sự, nghệ thuật và tôn giáo, và, trong nhiều trường hợp, đã phát sinh ra một cơ cấu song hành đang đe dọa tính khả tín của các định chế của ta.
Tôi bắt đầu bài diễn văn này bằng cách nhắc đến các cuộc thăm viếng của các vị tiền nhiệm của tôi. Tôi hy vọng rằng lời lẽ của tôi trước nhất được coi là tiếp diễn các lời lẽ sau cùng trong bài diễn văn của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI; mặc dù nói ra đã gần 50 năm nay, chúng vẫn còn rất hợp thời. “Giờ đã đến khi một lúc dừng lại, một lúc hồi tâm, suy nghĩ, ngay cả cầu nguyện nữa, cũng tuyệt đối cần đến để chúng ta có thể nghĩ trở về với nguồn gốc chung của chúng ta, lịch sử của chúng ta, số phận chung của chúng ta. Lời kêu gọi với lương tâm luân lý của con người chưa bao giờ cần thiết như ngày hôm nay… Vì nguy hiểm không xuất phát từ tiến bộ hay khoa học; nếu những thực tại này được sử dụng đúng đắn, chúng có thể giúp ta giải quyết một số lớn vấn đề nghiêm trọng đang bao vây nhân loại (Diễn Văn trước Cơ Quan Liên Hiệp Quốc, 4 tháng Mười, 1965). Trong số các điều khác, thiên tài của con người, khi được áp dụng đúng đắn, chắc chắn sẽ giúp giải quyết các thách đố nghiêm trọng của việc xuy giảm sinh thái và việc loại trừ. Như Đức Phaolô VI từng nói: “mối nguy thực sự phát xuất từ con người; họ hiện có trong tay những khí cụ mạnh hơn, thích hợp cả để tạo ra tàn phá lẫn thực hiện được các chinh phục cao thượng” (ibid.).
Căn nhà chung của mọi người nam nữ phải tiếp tục dựng lên trên các nền tảng hiểu biết đúng đắn về tình huynh đệ đại đồng và tôn trọng tính thánh thiêng của mọi sự sống nhân bản, về mọi người đàn ông đàn bà, về người nghèo, người cao niên, trẻ em, người tàng tật, trẻ chưa sinh, người thất nghiệp, người bị bỏ rơi, tất cả những ai bị coi là có thể vứt bỏ vì bị coi chỉ như những con số thống kê. Căn nhà chung này của mọi người nam nữ cũng phải được xây trên cái hiểu về một sự thánh thiêng nào đó nơi thiên nhiên tạo dựng.
Một cái hiểu và tôn trọng như trên đòi phải có một trình độ khôn ngoan cao hơn, một trình độ biết nhìn nhận siêu việt, biết bác bỏ bất cứ việc tạo ra một lớp ưu tú toàn quyền nào, và biết thừa nhận điều này: ý nghĩa đầy đủ của đời sống cá nhân và tập thể nằm ở việc phục vụ người khác cách quên mình và hệ ở việc sử dụng tạo thế cách khôn ngoan và kính cẩn ví ích chung. Tôi xin nhắc lại lời của Đức Phaolô VI: “tòa nhà văn minh hiện đại phải được xây trên các nguyên tắc thiêng liêng, vì các nguyên tắc này là các nguyên tắc duy nhất có khả năng không những nâng đỡ nó, mà còn rõi sáng cho nó nữa” (ibid.).
El Gaucho Martín Fierro, một tác phẩm văn chương cổ điển của quê hương tôi, nói rằng “Anh em nên đứng bên cạnh nhau, vì đây là luật đầu tiên; hãy luôn duy trì sợi dây chân thực giữa các bạn, mọi thời mọi lúc, vì nếu các bạn đánh nhau, các bạn sẽ bị người ngoài nuốt trửng”.
Thế giới hiện thời, bề ngoài xem ra rất gắn bó, nhưng đang kinh qua sự phân mảnh xã hội mỗi ngày một rộng lớn và đều đặn hơn, một sự phân mảnh đe dọa chính “các nền tảng của đời sống xã hội” và do đó, dẫn tới “những cuộc chiến vì quyền lợi trái ngược nhau” (Laudato Si’, 229).
Thời hiện tại đang mời gọi ta dành ưu tiên cho các hành động có thể sản sinh ra các diễn trình mới mẻ trong xã hội, để đem hoa trái lại cho các biến cố lịch cử có ý nghĩa và tích cực (cf. Evangelii Gaudium, 223). Chúng ta không thể tự cho phép mình trì hoãn “một số nghị trình” dành cho tương lai. Tương lai đòi ta phải có các quyết định chủ yếu và có tính hoàn cầu trước các tranh chấp khắp thế giới, các tranh chấp hiện đang gia tăng con số những người bị loại trừ và những người túng thiếu.
Giống mọi cố gắng khác của con người, khuôn khổ pháp lý quốc tế đáng khen ngợi của Cơ Quan Liên Hiệp Quốc và của mọi hoạt động của nó có thể được cải thiện, tuy vẫn rất cần thiết; đồng thời, nó có thể là một bảo đảm cho tương lai an toàn và hạnh phúc của các thế hệ tương lai. Và nó sẽ như thế, nếu các vị đại diện các quốc gia có thể gạt các quyền lợi phe phái và ý thức hệ qua một bên, và thành thực cố gắng phục vụ ích chung. Tôi cầu xin Thiên Chúa Toàn Năng để điều này trở thành sự thật, và tôi bảo đảm với qúy vị tôi sẽ hỗ trợ và cầu nguyện cho qúy vị, mọi tín hữu của Giáo Hội Công Giáo cũng sẽ hỗ trợ và cầu nguyện để Định Chế này, để mọi quốc gia hội viên, và mỗi giới chức của nó, sẽ luôn luôn phục vụ nhân loại cách hữu hiệu, một phục vụ biết tôn trọng tính đa dạng và có khả năng rút ra được điều tốt nhất trong mỗi người và trong mọi cá nhân, ví ích chung.
Tôi khẩn xin sự chúc phúc của Đấng Tối Cao, và mọi hòa bình và thịnh vượng, xuống trên tất cả qúy vị và nhân dân mà qúy vị đại diện. Xin cám ơn qúy vị.