Dân số Kitô hữu tại Aleppo, thành phố lớn thứ hai của Syria, đã thiệt mất hai phần ba trong năm năm qua, và vị Giám Mục của thành phố này thừa nhận “một nỗi sợ hãi thực sự là cộng đoàn của chúng tôi có thể biến mất hoàn toàn.”
Đức Cha Antoine Audo đã nói như trên với các phóng viên tại Rôma trong một cuộc họp báo hôm 16 tháng 9 do tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ và Hiệp hội báo chí nước ngoài của Italia đồng bảo trợ.
Đức Cha cho biết trước khi xảy ra cuộc nội chiến tại Syria, giáo phận Aleppo của ngài có 150,000 tín hữu. Đến nay, 100,000 người đã di tản khỏi Aleppo. Đức Cha cho biết về tình hình hiện nay như sau: “Một phần của thành phố được kiểm soát bởi chính phủ, trong khi phần còn lại nằm trong tay của các nhóm cực đoan đang không ngừng tấn công các khu vực do quân đội Syria kiểm soát, là nơi mà phần lớn người Kitô hữu sinh sống.”
Aleppo là một thành phố đặc biệt dễ bị tổn thương, vì theo Đức Cha, nó nằm gần Thổ Nhĩ Kỳ, một đất nước mà ngài cáo buộc là “đang tiếp tục cung cấp vũ khí và hoan nghênh các nhóm cực đoan.”
Bình luận về sự di cư hàng loạt của những người tị nạn từ Syria, Đức Giám Mục Audo nói rằng hy vọng đang nhanh chóng tàn lụi trong lòng người dân Syria. Những thanh niên trẻ và gia đình của họ “sợ hãi khi bị gọi thi hành quân dịch và không muốn tham gia vào một cuộc chiến tranh vô nghĩa.”
Đức Cha Audo nói rằng các Kitô hữu Syria “muốn ở lại trên ở trên mảnh đất quê hương.” Nhưng tình hình quá ảm đạm, bởi vì “có vẻ như là cái cộng đồng quốc tế này mong muốn thấy cuộc chiến tiếp tục giằng dai tại quê hương chúng tôi trong một chiến lược quân sự nhằm gieo rắc bạo lực trên toàn khu vực, nhằm kích động chia rẽ và bán vũ khí”.
Trở lại với tình trạng nhân đạo ở Aleppo, Đức Tổng Giám mục Audo cho biết sau bốn năm rưỡi chiến tranh, mọi thứ đã trở nên “khốn cùng” đối với người dân. “Những người giàu có đã bỏ đi, tầng lớp trung lưu đã trở thành người nghèo và những người nghèo đang sống trong đau khổ đến mức cùng khốn.” Hơn 80 phần trăm dân số là người thất nghiệp và thành phố đã không có điện và nước trong hơn hai tháng qua. Đức Tổng Giám Mục nói “nhà thờ của chúng tôi có những giếng nước và chúng tôi cố gắng để phân phối nước cho người dân hết mức có thể. Trong các đường phố, đâu đâu cũng thấy các trẻ nhỏ và thanh thiếu niên mang theo những chai rỗng lang thang đi tìm nước.”
Kể từ khi cuộc khủng hoảng tại Syria bùng nổ dạo tháng 3 năm 2011, tổ chức Trợ Giúp các Giáo Hội đau khổ đã trợ giúp ngân khoản trên 8 triệu euro cho người dân nước này trong nhiều dự án khác nhau. Tổ chức đặc biệt chú ý đến những thành phố bị thiệt hại nặng nề nhất, chẳng hạn như Homs, Aleppo và Damasco. Tại Aleppo, tổ chức Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ bảo trợ nhiều chương trình nhân đạo.
Ngay từ đầu cuộc khủng hoảng, Đức Cha Audo đã không ngừng kêu gọi thế giới chú ý đến những điều kiện khốn khổ của các tín hữu Mossul. Đức Cha khẳng định: Ngày nay, các tín hữu Aleppo lo âu, sợ phải chịu chung số phận với các anh chị em đồng đạo đã bị đuổi đi khỏi Mossul hồi năm ngoái. Tiếp sau việc Âu châu nỗ lực đón tiếp người tỵ nạn Syria, Đức Cha nhiều lần mời gọi các chính quyền Âu châu góp phần tìm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng trong nước. Ngài nói: Chúng tôi thật lòng biết ơn vì những trợ giúp đã nhận lãnh. Nhưng chúng tôi, là người Kitô Syria, chúng tôi muốn được ở lại quê hương.
Thành phố hoang tàn vì chiến tranh |
Đức Cha cho biết trước khi xảy ra cuộc nội chiến tại Syria, giáo phận Aleppo của ngài có 150,000 tín hữu. Đến nay, 100,000 người đã di tản khỏi Aleppo. Đức Cha cho biết về tình hình hiện nay như sau: “Một phần của thành phố được kiểm soát bởi chính phủ, trong khi phần còn lại nằm trong tay của các nhóm cực đoan đang không ngừng tấn công các khu vực do quân đội Syria kiểm soát, là nơi mà phần lớn người Kitô hữu sinh sống.”
Aleppo là một thành phố đặc biệt dễ bị tổn thương, vì theo Đức Cha, nó nằm gần Thổ Nhĩ Kỳ, một đất nước mà ngài cáo buộc là “đang tiếp tục cung cấp vũ khí và hoan nghênh các nhóm cực đoan.”
Bình luận về sự di cư hàng loạt của những người tị nạn từ Syria, Đức Giám Mục Audo nói rằng hy vọng đang nhanh chóng tàn lụi trong lòng người dân Syria. Những thanh niên trẻ và gia đình của họ “sợ hãi khi bị gọi thi hành quân dịch và không muốn tham gia vào một cuộc chiến tranh vô nghĩa.”
Đức Cha Audo nói rằng các Kitô hữu Syria “muốn ở lại trên ở trên mảnh đất quê hương.” Nhưng tình hình quá ảm đạm, bởi vì “có vẻ như là cái cộng đồng quốc tế này mong muốn thấy cuộc chiến tiếp tục giằng dai tại quê hương chúng tôi trong một chiến lược quân sự nhằm gieo rắc bạo lực trên toàn khu vực, nhằm kích động chia rẽ và bán vũ khí”.
Dấu tích chiến tranh hằn sâu trên các giáo đường |
Kể từ khi cuộc khủng hoảng tại Syria bùng nổ dạo tháng 3 năm 2011, tổ chức Trợ Giúp các Giáo Hội đau khổ đã trợ giúp ngân khoản trên 8 triệu euro cho người dân nước này trong nhiều dự án khác nhau. Tổ chức đặc biệt chú ý đến những thành phố bị thiệt hại nặng nề nhất, chẳng hạn như Homs, Aleppo và Damasco. Tại Aleppo, tổ chức Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ bảo trợ nhiều chương trình nhân đạo.
Ngay từ đầu cuộc khủng hoảng, Đức Cha Audo đã không ngừng kêu gọi thế giới chú ý đến những điều kiện khốn khổ của các tín hữu Mossul. Đức Cha khẳng định: Ngày nay, các tín hữu Aleppo lo âu, sợ phải chịu chung số phận với các anh chị em đồng đạo đã bị đuổi đi khỏi Mossul hồi năm ngoái. Tiếp sau việc Âu châu nỗ lực đón tiếp người tỵ nạn Syria, Đức Cha nhiều lần mời gọi các chính quyền Âu châu góp phần tìm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng trong nước. Ngài nói: Chúng tôi thật lòng biết ơn vì những trợ giúp đã nhận lãnh. Nhưng chúng tôi, là người Kitô Syria, chúng tôi muốn được ở lại quê hương.