Chúa Nhật XXV THƯỜNG NIÊN (B)
Khôn ngoan 2: 12, 17-20; T.vịnh. 53; Giacôbê 3: 16-4:3; Máccô. 9: 30-37

HÃY NÊN NGƯỜI PHỤC VỤ ANH EM ĐỂ VÀO NƯỚC TRỜI

Hôm nay chúng ta nghe Chúa Giêsu tiên đoán lần thứ hai về sự thương khó của Ngài. Chúa Giêsu có muốn chịu đau khổ và chịu chết hay không? Đó có phải là ý định của Ngài khi Ngài nhập thể làm người và ở giữa chúng ta hay không? Nếu chỉ cần sự chết của Ngài thì tại sao Ngài lại không chịu chết với các em bé 2 tuổi mà vua Hêrôđê ra lệnh giết vì sợ có vua khác phản đối ông ta? Vậy sự chết của Chúa Giêsu, một em bé 2 tuổi cũng đủ hoàn tất ý định Ngài muốn nhập thể làm người phải không?

Trong thời trung cổ có ông Anselm suy nghĩ về sự thương khó và sự chết của Chúa Giêsu gây nên suy nghĩ cho người Kitô hữu. Ông Anselm vẫn còn ảnh hưởng đến một số người ngày hôm nay. Ông Anselm nói rằng, tội lỗi chúng ta đã làm Thiên Chúa tức giận, và Thiên Chúa đòi hỏi đền bồi. Nhưng vì không có phàm nhân nào có thể đền bồi tội lỗi con người đối với Thiên Chúa toàn năng, nên Chúa Giêsu vì yêu thương chúng ta, lãnh nhận sự đền bồi, và lãnh được sự tha thứ cho chúng ta. Ý ông Anselm chú trọng về lòng thương xót của Thiên Chúa. Nhưng hình ảnh của một Thiên Chúa tức giận hy sinh người Con thân yêu cho chúng ta là chủ đề chinh về thần học và sự sống thiêng liêng.

Nhưng có vài thắc mắc về điều ông Anselm nói. Điều ông Anselm nói chú trọng đến sự đau khổ là một cách để làm đẹp lòng Thiên Chúa. Hậu quả của ý nghĩ này là điều đó có thể chống lại các người nói về sự công bình đối trả với sự đau khổ và đàn áp của những nạn nhân trong các chế độ độc tài và hà khắc. Ý đó có thể làm vinh danh sự đau khổ và khuyến khích các nạn nhân hãy chấp thuận số phận chịu sự tàn bạo giáng xuống cho họ. Nếu dâng hiến sự đau khổ để vinh danh Thiên Chúa, thì có thể làm cho Thiên Chúa công bình của chúng ta được vinh danh.

Chúa Giêsu không phải là một nạn nhân bất động, chịu chết để làm hài lòng một Thiên Chúa giận giữ đã bị xúc phạm. Cây thập giá của Chúa Giêsu chứng tỏ Thiên Chúa nghĩ đến chúng ta. Và Chúa Giêsu bằng lòng chịu đau khổ vì hậu quả của những lời nói và việc làm chứng tỏ Thiên Chúa đứng về phe kẻ yếu, người trao hết mọi sự vào kẻ bị đau khổ.

Chúa Giêsu dạy các môn đệ rằng Ngài sẽ phải chịu đau khổ. Ngài không phải là người yếm thế muốn chịu đau khổ. Đau khổ làm cho Ngài hiểu được đó là sự đau đớn, sĩ nhục đang chờ đợi Ngài. Thay vào đó, mặc dù Ngài có thể nhìn thấy các thế lực đã được dựng nên để chống lại Ngài, cả chính trị và tôn giáo, Ngài vẫn tiếp tục thể hiện sự liên kết với tất cả những ai đau khổ cho đến khi Ngài phải đối mặt và chấp nhận sự đau khổ của chính mình.

Máccô nói thẳng rằng các môn đệ không hiểu những gì Chúa Giêsu đã nói. Hoặc, họ không muốn hiểu Ngài. Các môn đệ chỉ nghĩ đến một vị vua khải hoàn và muốn biết ai trong số họ sẽ được vinh quang trong triều đại mới của Chúa Giêsu khi họ đến Giêrusalem. Và họ xấu hổ khi Chúa Giêsu gọi họ ra và hỏi: "dọc đường anh em đã bàn tán điều gì vậy?" Có phải vì thế mà các ông làm thinh hay không?.

Đến nhà ở Capharnaum Chúa Giêsu gọi các môn đệ ra một bên để dạy các ông. Có thể trong cộng đoàn giáo hữu của thánh Máccô, các lãnh đạo cộng đoàn đang có vẻ được trọng vọng hơn các thành phần trong cộng đoàn. Người có chức phận và giáo dân thường không cần phải có nhiều điều để tuyên xưng danh vọng và quyền uy của họ. Chúa Giêsu nói với các môn đệ và cả với Giáo Hội ngày nay "nếu ai muốn là người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và phục vụ mọi người".

Danh vọng của chúng ta không ở trong người đứng đầu hàng, hay ngồi ở đầu bàn khi có tiệc tùng, nhưng là nên như một em bé. Trong thời Chúa Giêsu trẻ em là tài sản của người cha, và không có quyền hành gì cả. Chúng là những người rất yếu thế.

Thiên Chúa mặc khải cho chúng ta, Chúa Giêsu là người tôi tớ chịu đau khổ như trong bài sách Khôn Ngoan, và trong bài sách Isaia đọc trong Chúa Nhật tuần trước. Cũng như Chúa Giêsu đã chọn tiếp tục sứ vụ của Ngài, mặc dù có hậu quả không tránh được đang chờ đợi Ngài, và Ngài cho chúng ta phải lựa chọn. Chúng ta sẽ chấp thuận tư cách làm môn đệ là người tôi tớ hay không? Trong xã hội chúng ta điều đó không có vẽ hào hứng. Ai lại muốn làm "tôi tớ cho mọi người"? Ai lại muốn mình là kẻ rốt hết? Suốt đời chúng ta, chúng ta đã được nghe dạy là phải vượt lên trước mọi người, phải là người thứ nhất trong tất cả. Chúng ta sẽ được gọi là người thành công nếu chúng ta có tôi tớ trong nhà chứ không phải làm tôi tớ. Ấy thế, đó là mầu nhiệm Thiên Chúa mặc khải cho chúng ta. Thiên Chúa đến với chúng ta như một người "tôi tớ cho tất cả", và Thiên Chúa sẽ bằng lòng hy sinh mạng sống Ngài vì chúng ta.

Nhưng đó chưa phải là cuối cùng câu chuyện. Các môn đệ có lắng nghe những điều gì khác Chúa Giêsu nói hay không? Chúng ta có lắng nghe hay không? "và 3 ngày sau khi Ngài chịu chết Con Người sẽ sống lại". Chúa Giêsu đã chỉ đường sự sống cho chúng ta. Ngài đã sống theo cách Ngài dạy các môn đệ. Sau đời sống phục vụ và yêu thương của Ngài, hậu quả của đời sống đau khổ và chịu chết đó, Ngài sẽ sống lại từ cỏi chết. Câu chuyện của Chúa Giêsu hình như kết thúc trong nhục nhã, thất bại, đau đớn, và chịu chết. Thiên Chúa cùng với Chúa Giêsu sống với chúng ta trong sự đau khổ và sự chết của chúng ta. Nhưng cũng trong Chúa Giêsu Thiên Chúa đã mở một đời sống mới không thể tưởng tượng được cho chúng ta. Trong sự sống lại của Chúa Giêsu, Thiên Chúa đã chứng tỏ Ngài trung thành với tất cả chúng ta. Và để mạc khải tương lai đang chờ đợi những ai đã vượt qua sự đau khổ và sự chết trong thế gian này.

Nhưng những người đau khổ bây giờ không nên dựa vào những lời hứa hẹn về một tương lai vinh quang khỏi phải đau khổ. Hơn nữa, những ai trong chúng ta sống theo gương đời sống Chúa Giêsu thì có thể sống đời sống đó qua Thần Khí mà Chúa Giêsu đã thổi hơi trong chúng ta. để giúp chúng ta theo lối sống mà Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta hôm nay. Với tư cách là môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta phải như Ngài luôn luôn chia sẻ ơn sự sống để giúp những người Ngài chỉ cho chúng ta - là những người yếu ớt nhất. Chúng ta là tôi tớ của những người đó, như Chúa Giêsu, sẵn sàng phục vụ họ.

Chúng ta đã chấp nhận lối sống Chúa Giêsu. Và những người khác sẽ trông thấy một phần Chúa Giêsu ở trong chúng ta. Phần đó có phải là của chúng ta hay không? Việc đó xuất phát từ Thần Khí hướng dẫn và thúc đẫy chúng ta. Như nhà thần học Edward Schillebeeckx dòng Đa-Minh nói "cộng đoàn sống động là chính sự thật mà Chúa Giêsu để lại"

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


25th SUNDAY IN ORDINARY TIME (B)
Wisdom 2: 12, 17-20; Psalm 54; James 3: 16-4:3; Mark 9: 30-37


Today we hear Jesus’ second prediction of his passion. Let’s ask a tough question. Did Jesus want to suffer and die? Was that his purpose for becoming flesh and dwelling among us? If that was all that was necessary, his death, why wasn’t he just among the two-year-old victims Herod slaughtered in his attempts to get rid of any potential competition? Wouldn’t his death, even as a two year old, accomplished his purpose for being born?

In the middle ages Anselm’s reflection on Jesus’s suffering and death formed Christian thinking – his influence is still felt in many circles today. He taught that our sins so angered God that God demanded recompense. Since no mere human could make amends for the offense of sin against an infinite God, Jesus, out of love for us, took on the punishment and earned satisfaction for us. Anselm meant his teaching to focus on God’s mercy; but the image of an angry God who sacrificed a beloved son for us took the theological and spiritual front seat.

There were difficulties with this teaching. It placed emphasis on suffering as a way of pleasing God. One consequence of this thinking is it can work against justice movements that address the oppression and suffering of the victims of cruel regimes and villains. It can glorify suffering and encourage its victims to accept the cruel fate often dealt them. Offering it up for the honor and glory of God may not give our God of justice honor and glory.

Jesus was not a passive victim who had to die to satisfy an angry and offended God. Rather, his cross shows God’s commitment to us and Jesus’ willingness to suffer the consequences of his persistent words and actions which showed God on the side of the least, the dispossessed and the suffering.

Jesus taught his disciples that he was going to suffer. He was not a masochist who would savor the pain and humiliation that awaited him. He was not willing the pain to happen. Instead, though he could see the forces that were mounting against him, both political and religious, he continued to show solidarity with all those who suffer right up to the moment when he faced and accepted suffering himself.

Mark says plainly that the disciples did not understand what Jesus was saying. Or, they did not want to understand him. They were thinking of a triumphant king and which of them would be the most prominent in the new kingdom Jesus was going to establish once they reached Jerusalem. Were they embarrassed when Jesus took them aside to ask, "What were you arguing about on the way?" Was that why they were silent?

In the house at Capernaum Jesus took his disciples apart to teach them. Maybe in Mark’s community leaders were already lording themselves over the community members. It doesn’t take much for appointed leaders, ordained and lay, to claim special privileges and honors. Jesus addressed disciples and the church today, "If anyone wishes to rank first, you shall be the last of all and the servant of all."

Our dignity does not come from being first in line, or sitting at the head table for special events, but from being willing to be like a child. In Jesus’ time children were property of their fathers and had no rights or privileges. They were very vulnerable.

God’s revelation to us in Jesus was as the faithful, suffering servant depicted in our Wisdom reading and in our Isaiah reading last week. Just as Jesus made a choice to continue his mission, despite the inevitable consequences that awaited him, so too he places a choice before us. Will we accept the disciple’s role as servant? In our society this is not a very appealing invitation. Who wants to be "servant of all"? Who wants to be last? We are taught all our lives to strive to get ahead of others – to be first in the pecking order. We would be considered vastly successful if we had servants, not if we were servants. Yet, that is how the mystery of God was revealed to us, as one who came as a "servant of all," who was willing to give his life for us.

But that’s not the end of the story! Were the disciples listening to what else Jesus said? Are we listening? "And three days after his death the Son of Man will rise." Jesus has shown us the way to life. He lived the life he taught his disciples. After his life of service and love and the consequences of that life in his suffering and death he was raised from the dead. His story seem to end in humiliation, failure, pain and death. In Jesus God joined us in our suffering and death, but also in Jesus, God has opened up a whole new and unimagined life for us. In the resurrection God has shown us God’s faithfulness to all of us and has revealed the future that awaits those overcome by suffering and death in this world.

But those who suffer now should not be placated by promises of future relief and glory. Rather, those of us who model our lives on Jesus and are enabled to live that life through the Spirit he breathes in us need to follow the way of life he has pointed out today. As his disciples we must give, as he did, continual, life-giving support to those he points us to – the vulnerable and the least. We are their servants, like Jesus, ready to serve them.

We have accepted Jesus’ way of life and others will see a piece of Christ’s life in us. What "piece" will that be for us? It depends on how the Spirit directs and fires us. Edward Schillebeeckx, the great Dominican (ahem!) theologian said, "The living community is the only real reliquary of Jesus."