Chúa Nhật XXIV THƯỜNG NIÊN (B)
Isaia 50: 5-9a; T.vịnh. 58; Giacôbê 2: 14-18; Máccô. 8: 27-35

HÃY MÚC LẤY SỨC SỐNG KITÔ HỮU TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ

Tối hôm qua phóng viên truyền hình hỏi một nhà báo "Ông có nghĩ phó tổng thống Joe Biden sẽ ra ứng cử tổng thống hay không?". Rồi hai người bàn với nhau là tổng thống Obama sẽ làm gì nếu ông Joe Biden ra ứng cử. Tổng thống Obama sẽ ủng hộ ông Joe Biden hay bà Hilary Clinton cựu bộ trưởng bộ ngoại giao?. Rồi tin tức chuyển qua tin ông Donald Trump ở sân vận động ở Alabama có 35,000 người ủng hộ. Ông Trump hứa nếu ông ta đắc cử ông ta sẽ có thêm nhiều việc, nền kinh tế sẽ mới hơn và đất nước sẽ bình an hơn.

Thật thế, một vị ứng cử tổng thống chẳng hứa gì hơn trong lúc nền kinh tế và sự bằng an trong đất nước bị lay chuyển. Bất kỳ ai muốn được đắc cử phải đặt ra chương trình để thắng thế. Họ phải thuê người tổ chức vận động và viết diễn văn cho họ để giúp họ nói những gì thu hút lá phiếu.

Chúa Giêsu có thể dùng một người tổ chức vận động và viết diễn văn cho Ngài để giúp Ngài thu hút người theo Ngài và ở lại với Ngài. Và tin Ngài đem đến sẽ làm cho gia đình Ngài xa Ngài.

Nếu bạn muốn thu hút dân chúng đến với bạn thì bạn không nên nói đến việc bạn sẽ bị sa thải bởi các lãnh đạo tôn giáo, rồi sẽ bị giết. Bạn cũng không có thể thu hút dân bằng cách nói với họ là nên bỏ mình để chịu chết. Bạn có thể nghe uỷ ban vận động nói với Chúa Giêsu là "Thầy nên nói thực tế hơn, vì nói như thế thì không thể nào thắng được". Chúa Giêsu đang nói về hy sinh, lo lắng cho người khác ở ngoài vòng thân thuộc, ngay cả kẻ thù. Bài diễn văn như thế không thể nào giúp ứng cử viên thắng được.

Bài sách thứ 3, bài phúc âm là tin mừng. Nhưng hình như vài người kể cả ông Phêrô, nghĩ là chúng ta không phải đối phó với "tin không vui". Như có thầy giảng xung quanh chúng ta giảng phúc âm của tin phồn thịnh thắng thế: hãy tin Chúa Giêsu thì đời sống sẽ an vui, bạn và gia đình sẽ được phồn thịnh nếu bạn chỉ có đức tin.

Nhưng khi chúng ta cố gắng hiểu tin mừng Chúa Giêsu đem đến, chúng ta phải đối phó với tin không vui trong đời sống chúng ta và trong thế giới. Tôi có nghe nói một nhà xuất bản sách đạo in tờ thông tin cho một xứ đạo vào ngày lễ Phục Sinh. Trang đầu có hình Chúa Giêsu khoẻ mạnh đứng trước bà Maria Magdala trong vườn, hai tay giang ra có vẽ thắng trận. Nhưng một ông lão quét dọn nhà thờ, không biết tiếng Anh, nhìn thấy hình đó ngạc nhiên quá và nói "sao không có vết thương ở tay, trên trán không có vết sẹo đội mũ gai? Chúa Giêsu lại có vẽ uy nghi sáng láng chứ không phải là Chúa Kitô đã chịu đóng đinh, và bởi kẻ chết sống lại".

Các môn đệ đã nghe tin mừng trong việc Chúa Giêsu chữa lành bệnh nhân, rồi tưởng như thế là phúc âm phồn thịnh "như họ mong mỏi". Ông Phêrô chắc đã vui vẻ nói: "Thầy là Đấng Kitô" và chúng ta nên thêm sau lời nói đó một chấm than. Và bây giờ họ sẽ được tự do sau bao nhiêu năm bị đô hộ bởi người Ai cập, Ba tư, Babylon, và La mã. Dân Israel ao ước được một vị cứu tinh giải thoát họ. Chính đó mới thật là tin mừng chứ phải không?

Chúa Giêsu phản đối ý nghĩ đó về Đấng Mêsia. Ngài nói về đau khổ, phải chịu mất sự sống để được lại sự sống. Trong bửa cơm trưa ngày Chúa Nhật gia đình cần suy nghĩ làm sao lại phải mất sự sống để được sự sống? Tôi nghĩ các bậc phụ huynh đã hy sinh nhiều cho con cái có thể trả lời câu hỏi đó.

Ông Phêrô không muốn chấp nhận ý nghĩ Chúa Giêsu, Đấng Mesia, sẽ phải chịu đau khổ, ông ta nói Chúa Giêsu là "Đấng Kitô". Chúng ta biết đó không phải là tên thứ hai của Chúa Giêsu. Tên đó có nghĩa là Mêsia. Trong Kinh Thánh Do thái, Mêsia có thể có ý nghĩa là Vua, Thầy cả thượng tế, vị anh hùng đánh giặc, vị tổ phụ, hay một quan toà. Nhưng vẫn có ý nghĩa là người "thắng trận" đối vói họ. Dân chúng thời bấy giờ không nói trước về sự đau khổ của đấng Mêsia. "Thầy là Dấng Kitô". Câu trả lời nói đến "Thầy là tình thông cảm của Thiên Chúa". Thông cảm có ý nghĩa là "chia sẻ khổ đau". Kinh Thánh luôn luôn nói đến Thiên Chúa như một phụ huynh đau khổ thông cảm với chúng ta, và ngay cả chịu đau khổ với chúng ta.

Thiên Chúa hết sức cảm thông với chúng ta như một phụ huynh có thể làm bất cứ điều gì để giúp đứa con đang đau khổ, và ngay cả chịu đau khổ với con. Chổ khác trong Kinh Thánh có nói "Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một" {Ga 3:16} Phê rô tuyên xưng "Thầy là Dấng Kitô {Mêsia}". Nói chừng đó chưa đủ, lời nói đó không chứng tỏ rõ ràng sự thật về Chúa Giêsu. Ngài là "Thiên Chúa thông cảm trong xác thịt. Thiên Chúa ở bên cạnh chúng ta. Thiên Chúa sẵn sàng chịu chết vì chúng ta".

"Tôi không muốn một Đấng cứu thế vinh quang, cai trị từ trên ngai như trong các hình vẽ các anh hùng đánh giặc thắng trận khải hoàn. Tôi muốn được một Đấng chia sẻ nổi đau khổ của tôi và của thế giới. Tôi muốn một Đấng nâng đỡ tôi khi tôi cố gắng làm điều phải, và làm như thế phải khổ đau, và khó khăn. Chọn một đời sống tốt trong phục vụ cần phải hy sinh. Tôi muốn Chúa Giêsu ở với tôi khi tôi chọn thập giá của phục vụ đòi hỏi mạng sống của tôi vì danh Ngài vì "hễ ai muốn theo Ta thì phải từ bỏ mình, vác thập giá mà theo Ta. Hễ ai muốn giữ mạng sống mình thì sẽ bị mất, nhưng hễ ai mất mạng sống mình vì Ta và vì phúc âm thì sẽ được sống".

Cụ già quét dọn nghĩ đúng. Không có Chúa Phục Sinh mà không phải là Chúa bị đóng đinh, "với dấu vết đóng đinh". Không có tin mừng mà không phải đối phó với tin không vui trong thế giới, và trong đời sống chúng ta cố gắng làm gì về những tin không vui đó.

Bí tích Thánh Thể hôm nay là lời ca ngợi, cảm tạ Chúa Kitô đã đối phó với tin không vui trong thế giới với chúng ta. Ngài cho chúng ta năng lực để làm gì về những tin không vui đó, và hứa sẽ "cho chúng ta sự sống bằng cách mất sự sống" như Ngài đã nói: đối phó với tin không vui là tin vui mừng

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


24th Sunday In Ordinary Time (B)
Isaiah 50: 5-9a; Psalm 59; James 2: 14-18; Mark 8: 27-35

The TV news commentator tonight speculated with a reporter, "Do you think Joe Biden will run for president?" They went on to discuss what the president might do if Biden did run. Will he support his vice president or his former Secretary of State, Hillary Clinton? Then the news switched to Donald Trump who was in a football stadium in Alabama with 35,000 admirers cheering and waving placards supporting "the Donald."

In his speech Trump promised more jobs, a renewed economy and a safe country. Of course he did. What else would a politician say in these shaky financial and security-threatened times? Anyone wanting to get elected has got to lay out their roadmap for success. They must also hire a campaign manager and speechwriters to help them package what they will say to draw votes.

Jesus could have used a campaign manager and speechwriters to help him draw and keep followers. A good election team would have advised Jesus not to say what he did to his disciples. His message even alienated his own family.

If you want to draw people to your "campaign" don’t tell them that you are going to be rejected by their religious leaders and then put to death. Nor will you attract people by telling them they too must be willing to deny themselves and lose their lives. You can almost hear Jesus’ election team telling him, "Get real Jesus, that’s no way to get the crown of victory!" Jesus was talking about sacrifice, and caring for people outside our immediate circle, even our enemies. What are the chances that a campaign speech like that will get anyone elected – as a dog catcher, much less a governor or president?

We call this third reading, the gospel – it means "good news." But some people, including Peter, seem to think we don’t have to face the reality of "bad news." There are preachers around us, for example, who preach a "gospel of prosperity": have faith in Jesus and life will be sweet and you and your family will prosper. If only you have faith.

But when we try to understand the good news Jesus offers we must also face the bad news that exists in our lives and in our world, which he calls our attention to. I heard about a religious publishing house that printed a parish bulletin for Easter Sunday. The cover showed a healthy looking Jesus standing before Mary Magdalene in a garden with hands outstretched in triumph. But an old, widowed janitor, who barely spoke English, took one look at the picture and saw the trouble right away. "No nail holes," he said. Jesus’ outstretched hands were uncut, no thorns had scratched his brow. He was serene and glorious, but not the crucified Christ risen from the dead.

The disciples has seen a lot of good news in Jesus’ cures. At first it looked and sounded like a "prosperity gospel," just the way they wanted it. Peter must have said with enthusiasm, "You are the Christ." We should put an exclamation point after his exuberant statement. Now they would finally be free after constant persecutions by the Egyptians, Persians, Babylonians and Romans. Israel was anxious for a Liberator. Wouldn’t that be good news?

Jesus rejects that notion of Messiah. He speaks about suffering, about gaining life by losing life. There’s something to ponder over Sunday brunch: how can you gain life by losing? I suspect parents who have sacrificed so much for their children would have an answer to that question.

Peter can’t accept the idea of Jesus, a Messiah, who was going to suffer. He calls him "the Christ." We know that wasn’t Jesus’ second name, "Christ." It meant Messiah. If you choose certain passages of the Hebrew Scriptures the belief at the time was that "Messiah" could mean, a king, high priest, patriarch, warrior and a judge. But it always meant "victorious" for them. People at the time did not make a prediction of suffering for a Messiah. "You are the Christ." What the answer leaves out is, "You are God’s compassion," the word means "suffer with." What the Scriptures consistently revealed is that God is like the grieving parent feeling compassion for us even becoming one of us and sharing our suffering.

God was moved to extremes for us, the way a parent will do anything for a child in trouble – even suffer. In another place it says, "For God so loved the world that God gave God’s only begotten son" (John 3:16). Peter professes, "You are the Christ (Messiah)." It’s not enough. It doesn’t describe the reality that Jesus is, "God’s compassion in the flesh. God on our side. God willing to endure even death for us."

I don’t want a savior who is triumphant, ruling from a throne, like some comic strip super hero. I want one with me in my suffering and with the suffering of the world. I want one supporting me when I’m trying to do the right thing and it hurts and costs. Choosing to live a good life of service requires sacrifice. I want Jesus with me when I have chosen the cross of service that asks my life in his name. ("For whoever wishes to come after me must deny self, take up their cross and follow me. Whoever wishes to save their life will lose it, but whoever loses their life my sake and that of the gospel will save it.")

That janitor was right. There is no risen Lord without the crucified Lord ("the nail marks"). There is no good news without facing the bad news in the world and trying to do something about it.

Our Eucharist is our praise and thanksgiving for the Christ who faces the bad news of the world with us, gives us strength to do something about it and promises us life. We "gain life, by losing life" Jesus said. In the face of bad news that’s good news.