Hình ảnh Chúa Giêsu trong bốn phúc (3)

3. Trong Phúc âm theo Thánh Luca

Thánh sử Luca viết phúc âm Chúa Giêsu theo dự đoán vào khoảng giữa năm 80. và năm 90. sau Chúa giáng sinh (SCGS).

Về nguồn gốc lai lịch của Thánh sử Luca không có tài liệu sử sách nào ghi lại làm bằng chứng. Nhưng theo mạch văn Luca viết chải chuốt ngôn ngữ Hy lạp, có thể phỏng đoán Luca thuộc vào thành phần có trình độ học vấn cao trong xã hội, cùng được hấp thụ đào tạo tốt về cung cách ngôn ngữ hùng biện và triết học Hy Lạp.

Luca hiểu biết bản dịch Kinh Thánh tiếng Hy Lạp, bản Septuaginta - Bản 70 - tường tận. Như thế, cũng có thể Luca thuộc vào nhóm những „người có lòng đạo đức kính sợ Chúa“, mà những người này có cảm tình với Do Thái gíao.

Luca thuộc về thế hệ thứ hai hay thứ ba sau những biến cố đời sống của Chúa Giêsu trên trần gian.

Luca viết phúc âm Chúa Giêsu không theo kiểu tác phẩm nói về những tín lý, nhưng là một thần học dưới dạng tường thuật trong khung cảnh lịch sử đời sống.

3.1. Mốc Lịch sử

Tác giả phúc âm Chúa Giêsu theo Luca viết tác phẩm vào cùng thời điểm niên đại với phúc âm theo Thánh Mattheo cho những Cộng đoàn Kitô hữu ở những thành phố lớn vùng biển Địa trung hải. Ở nơi đây việc hội nhập vào nền văn hóa Roma đặt ra một thách đố về căn cước tính Kitô giáo cho người tín hữu Chúa Kitô. Và cũng một phần lớn của những cộng đoàn Kito gíao ở đây là những người tín hữu Chúa Kitô có nguồn gốc là người ngoại giáo. Đây là điểm quyết định của Luca trong việc gìn giữ bảo vệ gia tài thừa tự từ Do Thái giáo. Có thế mới hiểu được Chúa Giêsu.

Theo Luca nguồn gốc lịch sử và nguyên do của căn cước tính Kitô giáo là đặc tính riêng bắt nguồn từ thời xa xưa trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa, và căn cứ vào truyền thống cổ xưa từ trước thời Roma.

Ngay lời mở đầu sách Phúc âm, Luca đã muốn công việc của mình được tiếp tục (Lc 1,1-4). Vì thế ông đưa ra một đòi hỏi vừa về lịch sử, vừa về địa lý: Ông muốn từ khởi đầu và theo thứ tự tuần tự viết ra. Luca dùng tập tục lưu truyền như nhân chứng, và tìm hiểu nghiên cứu thêm, để chứng minh về sự khả tín của lưu truyền.

Luca là người duy nhất trong sách thứ hai của ông, sách Tông vụ Tông đồ, đề cập đến sự tiếp nối lịch sử của Chúa Giêsu trong việc loan truyền mở rộng Cộng đoàn những tín hữu Chúa Kitô thuở Giáo Hội đầu tiên cho tới tận Roma như một khởi đầu mới

3.2. Khởi đầu mới

Luca nhận ra trong lịch sử đời sống Chúa Giêsu lịch sử ơn cứu độ của Thiên Chúa nơi dân Israel.

Bản tường thuật lịch sử sự sinh ra của Chúa Giêsu (Lc 1-2), như là một khởi đầu mới của Thiên Chúa với dân Israel, cùng với những thánh ca của Maria, Zacharias, Simeon lần nữa ca ngợi công cuộc cứu độ của Thiên Chúa trong tương quan liên kết nối liền với Chúa Giêsu.

Nhân vật Gioan tiền hô, sau này là Giaon tẩy gỉa, xuất hiện củng cố thêm sự liên tục với lịch sử cứu độ dân Israel: Gioan tẩy giả sửa soạn dọn nền tảng thửa đất Israel cho thời gian sau cùng ơn cứu độ nơi Chúa Giêsu (1,39-45).

Nơi phúc âm Thánh Luca (16,16) Thánh Gian và Chúa Giêsu được nói đến trong tương quan liên kết chặt chẽ với nhau: Thánh Giaon tẩy giả tiếp tục với lề luật và các Tiên Tri cũng như các truyền thống trong dân Israel, còn với Chúa Giêsu bắt đầu thời gian sau cùng đầy tràn lời đoan hứa ơn cứu độ nước Thiên Chúa. Sự bắt đầu này của Chúa Giêsu là một phẩm chất mới do Thiên Chúa thực hiện trong lịch sử dân Israel.

Luca nhìn cùng diễn tả sự nối tiếp trong vòng lịch sử như hình chiếc vòng cung từ một mép bờ bên này là thời gian cũ bắc vắt nối liền sang bờ bên đối diện là thời gian mới, mà với Chúa Giêsu đến thực hiện một khởi đồu mới, bước khai phá tiến tới vào thời gian sau cùng.

Bước khai phá tiến tới đó được tiếp tục trong đời sống của những cộng đoàn thời ban đầu. Như thế, bổn phận của những cộng đoàn Chúa Kitô trong lòng xã hội thế giới là tin tưởng ràng buộc vào phúc âm tin mừng của Chúa Giêsu, và tiếp tục loan truyền tin mừng ơn độ đó rộng rãi ra trong con đường đời sống xã hội.

3.3 Con đường đời sống

Luca trình bày con đường đời sống Kitô giáo làm sao sống theo đức tin vào Chúa, đã dựa trên trình thuật các biến cố đời Chúa Giêsu xảy trên con đường Chúa Giêsu về Giêrusalem nơi chương (Mt 9, 51-19,27).

Sự chấp nhận không điều kiện người tội lỗi đi hoang đàng của Thiên Chúa là trung tâm của dụ ngôn người cha nhân hậu nơi chương (15,11-32) đã diễn tả sâu đậm rõ nét: Người cha nhân hậu tha thứ cho người con mình trở về và chấp nhận nó. Sự ăn năn trở về của người con đã khiến người cha đón nhận con mình trong vòng tay yêu thương.

Lời cầu nguyện qua kinh Lạy Cha (Lc 11,2-4) không chỉ cho những nhu cầu cần thiết về của ăn thức uống cho đời sống hằng ngày của mình, nhưng còn nói lên sự sẵn sàng sống lòng nhân hậu với những người khác. Lòng khoan dung nhân hậu phản ảnh lòng khoan dung nhân hậu cao cả Thiên Chúa đã ban tặng con người.

Luka qua sự tha thứ làm hòa và mối tương quan liên kết với Thiên Chúa đã nói về viễn tượng tương quan trong đời sống xã hội con người với nhau. Sự căng thẳng trong đời sống xã hội giữa người giầu và người nghèo trong cộng đoàn xứ đạo cần phải san xẻ cho có cân bằng. Rất nhiều lần Luca nói đến nguy cơ của giầu sang làm cho ý nghĩa đời sống bị mai một mất đi (8,14, 9,25, 12,13-21, 18,24-27.)

Dụ ngôn người giầu có và người nghèo khó Lazaro - người giầu có ngày sau cùng phải xuống ở dưới âm phủ, còn nghèo khó Lazaro sau này được Thiên Chúa an ủi được sống bên Chúa trên trời- hình ảnh mang dấu chỉ tiên tri ngày sau cùng này thúc đẩy nếp sống công bình bác ái giữa mối tương quan không công bằng, không quân bình cần phải quay trở sang sống công bình bác ái giữa nhau ngay trong đời sống hôm nay nơi cộng đoàn xã hội con người với nhau. (Lc 16,19-31.)

Con đường đời sống công bình bác ái như thế đưa đến bình an và gặp gỡ Chúa. Hình ảnh gặp gỡ Chúa Luca đã nói về cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu qua cuộc nói chuyện trên đường Emmaus (Lc 24,13-35) sau khi Chúa Giesu sống lại lúc Chúa Giêsu bẻ Bánh. Và sau này sau khi Chúa Giêsu trở về trời ,người tín hữu Chúa Kitô còn gặp gỡ được Ngài qua nếp sống làm chứng cho Ngài, trong sách Kinh Thánh và nơi Cộng đoàn phụng vụ cầu nguyện etưởng nhớ cùng tiếp nhận Bí Tích Thánh Thể Chúa Giesu Kito.

Luca trong Phúc âm diển tả Chúa Giêsu là người thầy chữa lành, mang năm hồng ân đến cho con người {Lc 4,19.}

Năm hồng ân chữa lành cho con người Thiên Chúa thực hiện qua Chúa Giêsu. Và lịch sử cùng trọng tâm giáo lý thần học của Chúa Giêsu luôn được Luca nhấn mạnh, nên được nhắc nhớ lại trong phụng vụ đời sống Hội Thánh liên tục. Như thế Chúa Giêsu càng đi sâu vào lịch sử đời sống Hội Thánh và con người.

Dần dà trong lịch sử Hội Thánh, phần nhiều những lễ trọng mừng trong năm phụng vụ, đặt nền trên phúc âm theo Thánh Luca được dùng đến, như ngày 24.06. lễ sinh nhật Thánh Gioan tiền hô và lễ mừng Chúa giáng sinh ngày 24.12. hằng năm. Những biến cố lịch sử thời gian từ lễ Chúa giáng sinh tới lễ Nến Đức mẹ dâng Chúa Giêsu vào đền thờ thuật lại lịch sử Chúa Giêsu, đều do Thánh Luca viết lưu truyền lại trong phúc âm.

Thánh Luca viết phúc âm Chúa Giêsu dưới tầm nhìn ý hướng suy nghĩ làm thế nào có thể sống vừa gìn giữ căn cước tính người tín hữu Chúa Kito, vừa loan báo giáo lý cùng lịch sử đời Chúa Giêsu trong lòng xã hội nơi các thành phố lớn có nhiều dân ngoại cùng sinh sống.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long