Trong bài trước, chúng ta đã thấy sự tương đối của các tìm kiếm khoa học từ xưa tới nay liên quan tới nguyên nhân gây ra đồng tính luyến ái. Nhưng các nhà tranh đấu đồng tính không chịu thừa nhận như thế. Họ làm hết các để người ta tin rằng đồng tính là do sinh học, và do đó, tự nhiên, không thể thay đổi. Họ tìm cách bịt miệng hoặc làm lu mờ các nghiên cứu khoa học khác với những kết luận khác với ý thức hệ của họ. Chỉ vì như tờ The Advocate, một tạp chí đồng tính ở Mỹ, năm 1996, đã viết: 61% độc giả của họ tin rằng tìm được yếu tố sinh học xác định ra đồng tính luyến ái sẽ giúp rất nhiều cho cuộc tranh đấu quyền lợi của người đồng tính, và những ai tin rằng người đồng tính sinh ra là như thế có thái độ tích cực đối với người đồng tính hơn những người tin rằng đồng tính là do chọn lựa bản thân.
Bởi thế, theo Hội Đồng Nghiên Cứu Gia Đình, một cơ quan nghiên cứu bảo thủ của Kitô Giáo, các nhà tranh đấu đồng tính cố gắng đẩy mạnh ý niệm coi khuynh hướng tính dục như một đặc điểm bẩm sinh, giống sắc tộc vậy và nếu người sắc tộc được luật pháp che chở khỏi kỳ thị, thì người đồng tính cũng phải được bảo vệ như thế. Thiển nghĩ cuộc tranh đấu chống kỳ thị của người đồng tính hoàn toàn chính đáng. Kể cả cuộc tranh đấu đòi bình đẳng của họ vẫn là điều chính đáng, ai sinh ra trên đời mà lại không bình đẳng. Nhưng bình đẳng không nhất thiết phải như nhau: đàn ông đàn bà bình đẳng, nhưng không như nhau, người đồng tính và người dị tính bình đẳng nhưng không như nhau, nhất là trong lãnh vực hôn nhân, họ thiếu yếu tố yếu tính: khả năng sinh sản.
Bất chấp sự kiện ấy, người đồng tính vẫn đã thắng ở nhiều nước và họ được “kết hôn” hợp pháp. Ông Obama nói rằng việc chiến thắng này không hề đe dọa tự do tôn giáo hay bất cứ ai bất đồng với nó. Nhưng lịch sử đã chứng minh: một khi thắng thế, người đồng tính sẵn sàng từ vị trí bị kỳ thị tiến lên chiếm vị trí người người kỳ thị, giành cho được độc quyền “cầm buộc” trong xã hội.
Không chứng cớ nào rõ bằng việc sa thải Brendan Eich khỏi chức tổng giám đốc Mozilla, chỉ vì anh ta đóng góp 1,000 dollars cho qũy ủng hộ Đề Xuất Số 8 tại California, vốn là đề xuất bị coi là chống lại hôn nhân đồng tính, vì câu này: “chỉ cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà là có giá trị hay được thừa nhận tại California mà thôi”. Việc sa thải này ngược ngạo đến nỗi, Andrew Sullivan, một người công khai đồng tính cũng phải tỏ ý ngỡ ngàng và nổi giận. Ông này viết: “chỉ còn một ý kiến duy nhất được phép tại Mozilla, còn tất cả những người bất đồng đều bị thanh toán! Đúng như thế, đó là thứ khoan dung tự do cánh tả rút gọn. Không, anh ta không phải là nạn nhân của chính phủ kiểm duyệt hay đe dọa. Anh ta là nạn nhân của thị trường tự do trong đó người ta vốn có thể phát biểu ý kiến bằng cách tẩy chay, tự do ngôn luận và những điều tương tự. Anh ta vẫn còn đủ các quyền của Tu Chính Án Thứ Nhất. Nhưng điều ta đang nói tới quả là thứ bất khoan dung hiển nhiên và xấu xa của nhiều thành phần trong phong trào đồng tính, họ phản ứng lại các năm tháng bị xã hội lăng nhục bằng cách đi lăng nhục người khác”.
Quyền kết hôn cao hơn hết
Giáo sư Paul Kengor, sau khi thuật lại một số điển hình “trả đũa” của phong trào đồng tính, đã cho rằng với phong trào này, bạn không được tự do bất đồng ý kiến với họ, họ không để bạn được như thế, họ thúc bách bạn, họ buộc bạn ra tòa, làm bạn khánh kiệt, có thể đi tù nữa. Họ chỉ khoan dung đối với điều họ đồng thuận với mà thôi.
Ông tự hỏi đâu là luận lý học của họ? Đó chính một phẩm trật riêng về các quyền lợi. Họ không nhìn các quyền cạnh tranh nhau trong hệ thống đa nguyên như cách mà đa số người Tây Phương quen nhìn. Trong diễn trình chính trị và luật pháp, người Tây Phương thận trọng tìm cách cân bằng các quyền cạnh tranh nhau: quyền tư hữu, dân quyền, quyền tự do tôn giáo, tự do lương tâm, tự do ngôn luận, báo chí, quyền liên bang, quyền tiểu bang, quyền sống, v.v… sao cho chúng không phản lại nhau.
Người đồng tính hiện nay không nghĩ như vậy. Ngày nay, họ nghĩ quyền kết hôn cao hơn mọi quyền khác, nhất là quyền tôn giáo. Quyền này bị coi là quyền hạ đẳng, nằm dưới cùng của phẩm trật quyền lợi, chẳng đáng để được xem xét.
Chỉ cần đọc lời nhận định của Tổng Ủy Trưởng Tổng Ủy Cơ Hội Nhân Dụng Bình Đẳng của Hoa Kỳ, Chai Feldblum, một nhà tranh đấu đồng tính và là giáo sư luật, cũng đủ thấy. Khi được hỏi về sự kình chống giữa quyền đồng tính và quyền tôn giáo, Feldblum nói: “tôi đang vất vả lắm mà vẫn không tìm được bất cứ vụ nào trong đó tự do tôn giáo nên thắng lợi”.
Mục tiêu thực của đồng tính: một trật tự luân lý mới
Thực ra, mục tiêu của họ không hẳn là quyền kết hôn. Không thiếu nhà tranh đấu cho quyền kết hôn của người đồng tính thú thực rằng: “chúng tôi chẳng quan tâm chi tới việc kết hôn cả. Bất cứ ai nghĩ rằng người đồng tính cố gắng thay đổi hôn nhân đều hoang tưởng và ngu đần”. Nhiều người trong số họ khinh miệt ý niệm kết hôn. Họ chỉ muốn các chính phủ và các xã hội thừa nhận lối sống của họ. Hơn nữa, như Urvashi Vaid, một tác giả đồng tính, vốn nói: “chúng tôi có một nghị trình là tạo ra một xã hội trong đó, đồng tính được coi là lành mạnh, tự nhiên, và bình thường”. Paula Ettelbrick, nguyên giám đốc luật pháp của Qũy Bảo Vệ và Giáo Dục Luật Pháp Lambda, tuyên bố rằng: “Là đồng tính có nghĩa là đẩy lui các thông số phái tính, tính dục, gia đình và… biến đổi chính cấu trúc xã hội…Ta phải chú ý tới mục tiêu đưa ra các giải pháp khác cho hôn nhân và sắp xếp lại một cách triệt để cách nhìn của xã hội về thực tại”.
Theo Carl E. Colson, trong khi một số người đồng tính thành thực chỉ mong muốn mối liên hệ của họ được thừa nhận là bình đẳng với cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà, thì những nhà tranh đấu quyền lợi cho họ nhằm mục tiêu dùng pháp luật “buộc mọi người phải thừa nhận tính hợp pháp trong hành động đồng tính” như nhận định của Robert R. Reilly trong cuốn Making Gay Okay: How Rationalizing Homosexual Behaviour Is Changing Everything (Ignatius Press, 2009). Tái định nghĩa hôn nhân, theo họ, nhằm một mục tiêu khác hẳn. Tác giả Masha Gessen, một nhà tranh đấu cho quyển đồng tính, chẳng hạn, nói với mọi người rằng: “Tranh đấu cho hôn nhân đồng tính, nói chung, bao gồm việc nói láo về những gì thực sự chúng tôi sắp sửa làm cho hôn nhân”.
Theo Reilly, họ muốn tạo ra một trật tự luân lý mới: biến kê gian (sosomy) thành một hành vi cao về luân lý. Đã cao về luân lý, thì nó phải được cổ vũ trên bình diện luật pháp và công dân. Đã cao về luân lý, nó phải được dùng làm căn bản cho hôn nhân, gia đình (nhận nuôi con) và cộng đồng. Đã cao về luân lý, nó phải được coi là chuẩn mực. Mà đã là chuẩn mực thì phải được dạy tại trường như một tiêu chuẩn. Mà đã là tiêu chuẩn thì phải được chấp pháp. Thậm chí đồng tính phải có tính phẩm trật (hieratic): những người tích cực đồng tính phải được phong làm linh mục và giám mục. Kê gian phải được bí tích hóa!
Hệ quả là những ai bất đồng với “sự thật” trên đã tự tách mình ra khỏi các chuẩn mực của xã hội tốt lành, tham dự vào việc tấn công xã hội này, và do đó, trở thành kẻ thù của xã hội. Hãy đọc lời nhận định gửi cho Sullivan, người đã bênh vực Eich, tổng giám đốc Mozilla:
“Luân lý tính luôn là chuyện duy trì xã hội trong cùng một lối hiểu. Vi phạm các chuẩn mực, bạn sẽ bị khinh chê và chế giễu. ‘Chiến thắng’ tối hậu của phong trào đấu tranh quyền lợi cho người đồng tính sẽ là những ai kỳ thị người đồng tính sẽ bị chế giễu và cô lập là người cuồng tín”.
Luân lý đồng tính là luân lý vụ ý chí
Thứ luân lý ấy là thứ luân lý vụ ý chí, vô lý bác bỏ thực tại, chuộng ý chí thay vì lý trí, ý chí tối thượng: chúng tôi có thể làm bất cứ chuyện gì chúng tôi muốn và chúng tôi có sức mạnh để làm như thế.
Chánh án Kennedy lẫn tổng thống Obama khuyên ta đừng nghĩ “vớ vẩn” như thế: không có chuyện đó đâu. Nhưng George Weigel, trong bài The New Normal Gets Down and Dirty…, cho rằng thành công phi thường của phong trào đồng tính là khả năng rao bán ý niệm: chuyện này chẳng có chi là Big Deal cả. Người đồng tính chỉ muốn điều người khác muốn mà thôi. Một khi luật pháp thừa nhận ý muốn của họ là mọi chuyện đều êm xuôi, cuộc đời lại cứ thế xuôi chẩy.
Nói như thế, theo Weigel, là tách luận điểm “hôn nhân đồng tính” ra khỏi ngữ cảnh sâu xa hơn của nó, tức cuộc cách mạng tính dục và quyết tâm hung hãn kiểu Jacobin (cách mạng Pháp) của nó nhất định khuất phục, bẻ gẫy rồi nghiến ra tro bụi những người bênh đỡ nền đạo đức học tính dục đặt căn bản trên Thánh Kinh.
Weigel thuật lại trường hợp Đức TGM Chaput của Philadelphia: vì có nhiều lời than phiền về thầy giáo giám đốc ngành giáo dục tôn giáo của một trường trong giáo phận, đó là Waldron Mercy Academy, công khai sống đồng tính lâu nay, nên buộc lòng, trường phải cho thầy giáo nghỉ việc. Đức Tổng Giám Mục, trong tư cách người gìn giữ nền chính thống của Đạo, ra tuyên bố ủng hộ quyết định này, liền bị các ông Jacobin đồng tính ra tay nghiền nát: Họ gọi ngài là “túi phân chuyên mò mẫm trẻ nhỏ”, “hãy đi mà tự đ. lấy mày”, và “mày sẽ thối rữa trong hỏa ngục”.
Trên trang mạng The Federalist, Denny Burk cũng vạch trần cái trò chơi cuối cùng của phong trào tranh đấu quyền hôn nhân đồng tính: “nghị trình của họ không phải là lòng khoan dung đối với các niềm tin và các lối sống khác nhau. Nghị trình của họ là đòi mọi người phải lên tầu với cuộc cách mạng luân lý, nếu không sẽ bị trừng phạt. Điều này có nghĩa: nếu bạn hay Giáo Hội của bạn không thuận theo chương trình này, thì các nhà cách mạng sẽ mạnh dạn đóng cửa bạn hay Giáo Hội của bạn”.
Theo Burk, họ sẽ không đóng cửa cái rầm mà bằng những ngôn từ quảng cáo che đậy mục tiêu thực sự của họ, như Mark Oppenheimer viết trên tờ Time, rằng: người chịu thuế “phụ cấp” cho các Giáo Hội để các thừa tác viên lãnh những số lương béo bở lên tới hàng trăm nghìn, nay là lúc chính phủ nên chấm dứt thứ phát chẩn ấy!
Trong bài báo trên, Oppenheimer đề cập tới Đạo Luật Bảo Vệ Tu Chính Án Thứ Nhất nhằm củng cố các khoản bảo vệ lương tâm trong môi trường mới mẻ về luật lệ này. Ông viết: “Thay vì cố gắng cứu tư cách miễn thuế của các tổ chức bất đồng đối với chính sách công đã được thiết lập về chủng tộc hay tính dục, chúng ta cần một biện pháp triệt để hơn. Đã đến lúc bãi bỏ hay giảm thiểu đáng kể, tư cách miễn thuế của các tổ chức này”.
McGurn không vội kết luận rằng luận điểm trên sẽ thắng thế. Dù sao, các quyền tự do hành động đã được Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo đảm. Nhưng vì quyền hiến định của hôn nhân đồng tính mới được thiết dựng rõ ràng đang ở thế kình chống đối với quyền tự do tôn giáo, nên người ta có mọi lý do để thấy rằng trận chiến này sẽ mau chóng trở thành tồi tệ.
Nói rộng hơn, Damon Linker, trong bài How liberalism became an intolerant dogma, cho rằng chủ nghĩa duy tự do đã thoái hóa từ một nền triết lý chính trị xuống hàng một tín điều bất khoan dung cứng cỏi, hay một thứ chủ nghĩa duy tục có khí giới. Khí giới ấy chính là chủ nghĩa phóng đãng (libertarianism). Đây là một não trạng, một khí thái, một giả định, một thiên kiến ủng hộ việc giải thoát cá nhân khỏi mọi trói buộc bắt nguồn từ các thói quen, truyền thống, thẩm quyền hay định chế nhận được.
Điều biến chủ nghĩa phóng đãng thành một tín điều là việc nó không có khả năng hay không muốn thừa nhận ai đó có quyền được bất đồng với nó, dù vì các lý do chính đáng về luân lý. Nó không những không thể hiểu được tại sao một số người lại có thể có cái nhìn cổ truyền hơn về điều thiện nhân bản, mà còn kết án họ là quái vật luân lý đáng bị “rút phép thông công” khỏi cuộc sống văn minh hoặc dùng chính quyền buộc họ phải tuân theo mình.
Chính phủ theo nó, vì oái oăm thay, nhờ nó mà chính phủ gia tăng quyền lực và nới rộng phạm vi hành động. Bởi nó nhờ chính phủ làm dễ dàng việc giải thoát nó khỏi các trói buộc do các nhóm, các tổ chức và định chế tư riêng của xã hội dân sự áp đặt.
Tin mới nhất của A.P. ngày 13 tháng Tám, 2015 cho thấy: Toà Kháng Án Colorado vừa nói với Jack Phillips, người làm bánh ở Denver, rằng ông ta không thể viện dẫn đức tin của mình để từ chối làm bánh cưới cho một cặp đồng tính là Charlie Craig và David Mullins, vì việc từ chối này dẫn tới việc kỳ thị.
Cũng tin ngày 13 tháng Tám, 2015 của A.P. cho hay tại Kentucky, Kim Davis, thư ký tòa thị chính, từ chối không cấp giấy hôn thú cho một cặp đồng tính, vì làm như thế có nghĩa cô đã chấp nhận cuộc “hôn nhân” của họ, một điều đi ngược lại đức tin Kitô Giáo của cô. Bị kiện ra tòa, cô nghe chánh án Bunning phán: cô đã vi phạm hiến pháp Hoa Kỳ bằng cách “công khai thi hành một chính sách nhằm cổ vũ xác tín tôn giáo của mình mà gây thiệt hại cho các xác tín khác”.
Bởi thế, theo Hội Đồng Nghiên Cứu Gia Đình, một cơ quan nghiên cứu bảo thủ của Kitô Giáo, các nhà tranh đấu đồng tính cố gắng đẩy mạnh ý niệm coi khuynh hướng tính dục như một đặc điểm bẩm sinh, giống sắc tộc vậy và nếu người sắc tộc được luật pháp che chở khỏi kỳ thị, thì người đồng tính cũng phải được bảo vệ như thế. Thiển nghĩ cuộc tranh đấu chống kỳ thị của người đồng tính hoàn toàn chính đáng. Kể cả cuộc tranh đấu đòi bình đẳng của họ vẫn là điều chính đáng, ai sinh ra trên đời mà lại không bình đẳng. Nhưng bình đẳng không nhất thiết phải như nhau: đàn ông đàn bà bình đẳng, nhưng không như nhau, người đồng tính và người dị tính bình đẳng nhưng không như nhau, nhất là trong lãnh vực hôn nhân, họ thiếu yếu tố yếu tính: khả năng sinh sản.
Bất chấp sự kiện ấy, người đồng tính vẫn đã thắng ở nhiều nước và họ được “kết hôn” hợp pháp. Ông Obama nói rằng việc chiến thắng này không hề đe dọa tự do tôn giáo hay bất cứ ai bất đồng với nó. Nhưng lịch sử đã chứng minh: một khi thắng thế, người đồng tính sẵn sàng từ vị trí bị kỳ thị tiến lên chiếm vị trí người người kỳ thị, giành cho được độc quyền “cầm buộc” trong xã hội.
Không chứng cớ nào rõ bằng việc sa thải Brendan Eich khỏi chức tổng giám đốc Mozilla, chỉ vì anh ta đóng góp 1,000 dollars cho qũy ủng hộ Đề Xuất Số 8 tại California, vốn là đề xuất bị coi là chống lại hôn nhân đồng tính, vì câu này: “chỉ cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà là có giá trị hay được thừa nhận tại California mà thôi”. Việc sa thải này ngược ngạo đến nỗi, Andrew Sullivan, một người công khai đồng tính cũng phải tỏ ý ngỡ ngàng và nổi giận. Ông này viết: “chỉ còn một ý kiến duy nhất được phép tại Mozilla, còn tất cả những người bất đồng đều bị thanh toán! Đúng như thế, đó là thứ khoan dung tự do cánh tả rút gọn. Không, anh ta không phải là nạn nhân của chính phủ kiểm duyệt hay đe dọa. Anh ta là nạn nhân của thị trường tự do trong đó người ta vốn có thể phát biểu ý kiến bằng cách tẩy chay, tự do ngôn luận và những điều tương tự. Anh ta vẫn còn đủ các quyền của Tu Chính Án Thứ Nhất. Nhưng điều ta đang nói tới quả là thứ bất khoan dung hiển nhiên và xấu xa của nhiều thành phần trong phong trào đồng tính, họ phản ứng lại các năm tháng bị xã hội lăng nhục bằng cách đi lăng nhục người khác”.
Quyền kết hôn cao hơn hết
Giáo sư Paul Kengor, sau khi thuật lại một số điển hình “trả đũa” của phong trào đồng tính, đã cho rằng với phong trào này, bạn không được tự do bất đồng ý kiến với họ, họ không để bạn được như thế, họ thúc bách bạn, họ buộc bạn ra tòa, làm bạn khánh kiệt, có thể đi tù nữa. Họ chỉ khoan dung đối với điều họ đồng thuận với mà thôi.
Ông tự hỏi đâu là luận lý học của họ? Đó chính một phẩm trật riêng về các quyền lợi. Họ không nhìn các quyền cạnh tranh nhau trong hệ thống đa nguyên như cách mà đa số người Tây Phương quen nhìn. Trong diễn trình chính trị và luật pháp, người Tây Phương thận trọng tìm cách cân bằng các quyền cạnh tranh nhau: quyền tư hữu, dân quyền, quyền tự do tôn giáo, tự do lương tâm, tự do ngôn luận, báo chí, quyền liên bang, quyền tiểu bang, quyền sống, v.v… sao cho chúng không phản lại nhau.
Người đồng tính hiện nay không nghĩ như vậy. Ngày nay, họ nghĩ quyền kết hôn cao hơn mọi quyền khác, nhất là quyền tôn giáo. Quyền này bị coi là quyền hạ đẳng, nằm dưới cùng của phẩm trật quyền lợi, chẳng đáng để được xem xét.
Chỉ cần đọc lời nhận định của Tổng Ủy Trưởng Tổng Ủy Cơ Hội Nhân Dụng Bình Đẳng của Hoa Kỳ, Chai Feldblum, một nhà tranh đấu đồng tính và là giáo sư luật, cũng đủ thấy. Khi được hỏi về sự kình chống giữa quyền đồng tính và quyền tôn giáo, Feldblum nói: “tôi đang vất vả lắm mà vẫn không tìm được bất cứ vụ nào trong đó tự do tôn giáo nên thắng lợi”.
Mục tiêu thực của đồng tính: một trật tự luân lý mới
Thực ra, mục tiêu của họ không hẳn là quyền kết hôn. Không thiếu nhà tranh đấu cho quyền kết hôn của người đồng tính thú thực rằng: “chúng tôi chẳng quan tâm chi tới việc kết hôn cả. Bất cứ ai nghĩ rằng người đồng tính cố gắng thay đổi hôn nhân đều hoang tưởng và ngu đần”. Nhiều người trong số họ khinh miệt ý niệm kết hôn. Họ chỉ muốn các chính phủ và các xã hội thừa nhận lối sống của họ. Hơn nữa, như Urvashi Vaid, một tác giả đồng tính, vốn nói: “chúng tôi có một nghị trình là tạo ra một xã hội trong đó, đồng tính được coi là lành mạnh, tự nhiên, và bình thường”. Paula Ettelbrick, nguyên giám đốc luật pháp của Qũy Bảo Vệ và Giáo Dục Luật Pháp Lambda, tuyên bố rằng: “Là đồng tính có nghĩa là đẩy lui các thông số phái tính, tính dục, gia đình và… biến đổi chính cấu trúc xã hội…Ta phải chú ý tới mục tiêu đưa ra các giải pháp khác cho hôn nhân và sắp xếp lại một cách triệt để cách nhìn của xã hội về thực tại”.
Theo Carl E. Colson, trong khi một số người đồng tính thành thực chỉ mong muốn mối liên hệ của họ được thừa nhận là bình đẳng với cuộc hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà, thì những nhà tranh đấu quyền lợi cho họ nhằm mục tiêu dùng pháp luật “buộc mọi người phải thừa nhận tính hợp pháp trong hành động đồng tính” như nhận định của Robert R. Reilly trong cuốn Making Gay Okay: How Rationalizing Homosexual Behaviour Is Changing Everything (Ignatius Press, 2009). Tái định nghĩa hôn nhân, theo họ, nhằm một mục tiêu khác hẳn. Tác giả Masha Gessen, một nhà tranh đấu cho quyển đồng tính, chẳng hạn, nói với mọi người rằng: “Tranh đấu cho hôn nhân đồng tính, nói chung, bao gồm việc nói láo về những gì thực sự chúng tôi sắp sửa làm cho hôn nhân”.
Theo Reilly, họ muốn tạo ra một trật tự luân lý mới: biến kê gian (sosomy) thành một hành vi cao về luân lý. Đã cao về luân lý, thì nó phải được cổ vũ trên bình diện luật pháp và công dân. Đã cao về luân lý, nó phải được dùng làm căn bản cho hôn nhân, gia đình (nhận nuôi con) và cộng đồng. Đã cao về luân lý, nó phải được coi là chuẩn mực. Mà đã là chuẩn mực thì phải được dạy tại trường như một tiêu chuẩn. Mà đã là tiêu chuẩn thì phải được chấp pháp. Thậm chí đồng tính phải có tính phẩm trật (hieratic): những người tích cực đồng tính phải được phong làm linh mục và giám mục. Kê gian phải được bí tích hóa!
Hệ quả là những ai bất đồng với “sự thật” trên đã tự tách mình ra khỏi các chuẩn mực của xã hội tốt lành, tham dự vào việc tấn công xã hội này, và do đó, trở thành kẻ thù của xã hội. Hãy đọc lời nhận định gửi cho Sullivan, người đã bênh vực Eich, tổng giám đốc Mozilla:
“Luân lý tính luôn là chuyện duy trì xã hội trong cùng một lối hiểu. Vi phạm các chuẩn mực, bạn sẽ bị khinh chê và chế giễu. ‘Chiến thắng’ tối hậu của phong trào đấu tranh quyền lợi cho người đồng tính sẽ là những ai kỳ thị người đồng tính sẽ bị chế giễu và cô lập là người cuồng tín”.
Luân lý đồng tính là luân lý vụ ý chí
Thứ luân lý ấy là thứ luân lý vụ ý chí, vô lý bác bỏ thực tại, chuộng ý chí thay vì lý trí, ý chí tối thượng: chúng tôi có thể làm bất cứ chuyện gì chúng tôi muốn và chúng tôi có sức mạnh để làm như thế.
Chánh án Kennedy lẫn tổng thống Obama khuyên ta đừng nghĩ “vớ vẩn” như thế: không có chuyện đó đâu. Nhưng George Weigel, trong bài The New Normal Gets Down and Dirty…, cho rằng thành công phi thường của phong trào đồng tính là khả năng rao bán ý niệm: chuyện này chẳng có chi là Big Deal cả. Người đồng tính chỉ muốn điều người khác muốn mà thôi. Một khi luật pháp thừa nhận ý muốn của họ là mọi chuyện đều êm xuôi, cuộc đời lại cứ thế xuôi chẩy.
Nói như thế, theo Weigel, là tách luận điểm “hôn nhân đồng tính” ra khỏi ngữ cảnh sâu xa hơn của nó, tức cuộc cách mạng tính dục và quyết tâm hung hãn kiểu Jacobin (cách mạng Pháp) của nó nhất định khuất phục, bẻ gẫy rồi nghiến ra tro bụi những người bênh đỡ nền đạo đức học tính dục đặt căn bản trên Thánh Kinh.
Weigel thuật lại trường hợp Đức TGM Chaput của Philadelphia: vì có nhiều lời than phiền về thầy giáo giám đốc ngành giáo dục tôn giáo của một trường trong giáo phận, đó là Waldron Mercy Academy, công khai sống đồng tính lâu nay, nên buộc lòng, trường phải cho thầy giáo nghỉ việc. Đức Tổng Giám Mục, trong tư cách người gìn giữ nền chính thống của Đạo, ra tuyên bố ủng hộ quyết định này, liền bị các ông Jacobin đồng tính ra tay nghiền nát: Họ gọi ngài là “túi phân chuyên mò mẫm trẻ nhỏ”, “hãy đi mà tự đ. lấy mày”, và “mày sẽ thối rữa trong hỏa ngục”.
Trên trang mạng The Federalist, Denny Burk cũng vạch trần cái trò chơi cuối cùng của phong trào tranh đấu quyền hôn nhân đồng tính: “nghị trình của họ không phải là lòng khoan dung đối với các niềm tin và các lối sống khác nhau. Nghị trình của họ là đòi mọi người phải lên tầu với cuộc cách mạng luân lý, nếu không sẽ bị trừng phạt. Điều này có nghĩa: nếu bạn hay Giáo Hội của bạn không thuận theo chương trình này, thì các nhà cách mạng sẽ mạnh dạn đóng cửa bạn hay Giáo Hội của bạn”.
Theo Burk, họ sẽ không đóng cửa cái rầm mà bằng những ngôn từ quảng cáo che đậy mục tiêu thực sự của họ, như Mark Oppenheimer viết trên tờ Time, rằng: người chịu thuế “phụ cấp” cho các Giáo Hội để các thừa tác viên lãnh những số lương béo bở lên tới hàng trăm nghìn, nay là lúc chính phủ nên chấm dứt thứ phát chẩn ấy!
Trong bài báo trên, Oppenheimer đề cập tới Đạo Luật Bảo Vệ Tu Chính Án Thứ Nhất nhằm củng cố các khoản bảo vệ lương tâm trong môi trường mới mẻ về luật lệ này. Ông viết: “Thay vì cố gắng cứu tư cách miễn thuế của các tổ chức bất đồng đối với chính sách công đã được thiết lập về chủng tộc hay tính dục, chúng ta cần một biện pháp triệt để hơn. Đã đến lúc bãi bỏ hay giảm thiểu đáng kể, tư cách miễn thuế của các tổ chức này”.
McGurn không vội kết luận rằng luận điểm trên sẽ thắng thế. Dù sao, các quyền tự do hành động đã được Hiến Pháp Hoa Kỳ bảo đảm. Nhưng vì quyền hiến định của hôn nhân đồng tính mới được thiết dựng rõ ràng đang ở thế kình chống đối với quyền tự do tôn giáo, nên người ta có mọi lý do để thấy rằng trận chiến này sẽ mau chóng trở thành tồi tệ.
Nói rộng hơn, Damon Linker, trong bài How liberalism became an intolerant dogma, cho rằng chủ nghĩa duy tự do đã thoái hóa từ một nền triết lý chính trị xuống hàng một tín điều bất khoan dung cứng cỏi, hay một thứ chủ nghĩa duy tục có khí giới. Khí giới ấy chính là chủ nghĩa phóng đãng (libertarianism). Đây là một não trạng, một khí thái, một giả định, một thiên kiến ủng hộ việc giải thoát cá nhân khỏi mọi trói buộc bắt nguồn từ các thói quen, truyền thống, thẩm quyền hay định chế nhận được.
Điều biến chủ nghĩa phóng đãng thành một tín điều là việc nó không có khả năng hay không muốn thừa nhận ai đó có quyền được bất đồng với nó, dù vì các lý do chính đáng về luân lý. Nó không những không thể hiểu được tại sao một số người lại có thể có cái nhìn cổ truyền hơn về điều thiện nhân bản, mà còn kết án họ là quái vật luân lý đáng bị “rút phép thông công” khỏi cuộc sống văn minh hoặc dùng chính quyền buộc họ phải tuân theo mình.
Chính phủ theo nó, vì oái oăm thay, nhờ nó mà chính phủ gia tăng quyền lực và nới rộng phạm vi hành động. Bởi nó nhờ chính phủ làm dễ dàng việc giải thoát nó khỏi các trói buộc do các nhóm, các tổ chức và định chế tư riêng của xã hội dân sự áp đặt.
Tin mới nhất của A.P. ngày 13 tháng Tám, 2015 cho thấy: Toà Kháng Án Colorado vừa nói với Jack Phillips, người làm bánh ở Denver, rằng ông ta không thể viện dẫn đức tin của mình để từ chối làm bánh cưới cho một cặp đồng tính là Charlie Craig và David Mullins, vì việc từ chối này dẫn tới việc kỳ thị.
Cũng tin ngày 13 tháng Tám, 2015 của A.P. cho hay tại Kentucky, Kim Davis, thư ký tòa thị chính, từ chối không cấp giấy hôn thú cho một cặp đồng tính, vì làm như thế có nghĩa cô đã chấp nhận cuộc “hôn nhân” của họ, một điều đi ngược lại đức tin Kitô Giáo của cô. Bị kiện ra tòa, cô nghe chánh án Bunning phán: cô đã vi phạm hiến pháp Hoa Kỳ bằng cách “công khai thi hành một chính sách nhằm cổ vũ xác tín tôn giáo của mình mà gây thiệt hại cho các xác tín khác”.