Theo tin tờ L’Osservatore Romano, ngày 23 tháng 7, người Công Giáo tại Iraq đang ‘thách thức’ Nhà Nước Hồi Giáo Trị không phải bằng vũ khí mà bằng giáo dục và giảng dạy, nhờ sự đóng góp và hỗ trợ của Đại Học Công Giáo Úc. Tháng Mười tới này, các khóa giảng sẽ được bắt đầu tại Đại Học Công Giáo Erbil, một đại học được Giáo Hội Canđê ở Iraq coi như phương cách cụ thể giúp giới trẻ Kitô Giáo Trung Đông.
Trong những ngày gần đây, Đức TGM Bashar Matti Warda của Erbil (Giáo Hội Canđê) đã gặp gỡ các đại diện của Đại Học Công Giáo Úc (ACU), Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Úc và Đức TGM Denis James Hart của Melbourne để phối hợp tốt đẹp hơn các trợ giúp cần thiết nhằm hoàn tất việc xây cất đại học, tọa lạc tại Erbil, một thành phố phần đông là Kitô Giáo. Giáo Hội Canđê cung cấp 30,000 mét vuông đất làm cơ sở cho đại học này.
Mục đích ngay từ đầu là tạo nên một đại học tư, mở cửa đón chào mọi người, nhằm thoả mãn nhu cầu của dân chúng. Đại học cũng sẽ phục vụ như một trung tâm nghiên cứu. Gần ba năm sau các biến cố bi thảm diễn ra tại các vùng phía bắc Iraq, khiến hàng ngàn Kitô hữu phải bỏ của chạy lấy người khỏi bàn tay độc ác của Nhà Nước Hồi Giáo Trị để tới Erbil, Đại Học này sẽ là dấu chỉ hỗ trợ cụ thể đối với người trẻ Kitô hữu Iraq, đang bị cám dỗ lìa bỏ quê hương, để lại sau lưng các kinh hoàng của chiến tranh và các bất trắc và đe dọa khác do nó gây ra.
Tờ Newsweek, ngày 24 tháng 7 cũng đăng tải lại bản tin trên và cho hay: một đại học Công Giáo sắp được mở tại Erbil, trong vùng thuộc người Kurd ở Iraq, nơi các Kitô hữu đang tuyệt vọng bám víu lấy di sản cả hàng nghìn năm nay trước sức đe dọa khủng khiếp của Nhà Nước Hồi Giáo Trị.
Newsweek cho hay Erbil, thủ đô của người Kurd ở Iraq, đã trở thành nơi tị nạn của các Kitô hữu di tản từ các nơi như Mosul và Bình Nguyên Ninivê. Họ buộc phải bỏ cửa bỏ nhà chạy trốn sự tàn bạo của Nhà Nước Hồi Giáo Trị. Khoảng 125,000 Kitô hữu đã nhập cư vào Erbil hồi mùa hè năm trước sau khi Nhà Nước Hồi Giáo Trị tràn vào các thị trấn của họ.
Nhà Nước Hồi Giáo Trị (ISIS) hiện đang kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn khắp Iraq, nhưng vẫn chưa tới gần được Erbil vì sức kháng cự rất có hiệu quả của các lực lượng Peshmerga của người Kurd. Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, Ash Carter, đã tới Erbil hôm thứ Sáu vừa rồi để nói chuyện với Tổng Thống Kurd, Masoud Barzani, về các cuộc hành quân đang tiếp diễn chống lại ISIS.
Newsweek cũng thuật lại nhận định của Đức TGM Warda rằng việc thành lập đại học này là “một phương cách chống trả bọn Daesh [ISIS] và nói cho chúng hay: chúng tôi nhất định không đi đâu cả”. Ngài nói thêm rằng đại học này được thiết kế để chào đón người trẻ Kitô hữu và người trẻ Yazidi từng bị ISIS, cũng như nhiều nhóm Hồi Giáo quá khích khác trong nước, bách hại, nhưng cũng chào đón “các người Hồi Giáo muốn học hành bên cạnh người Kitô hữu và Yazidi với mục đích lên khuôn một tương lai mới và hứa hẹn cho Iraq và cả vùng”. Ngưòi Yazidi là nhóm tôn giáo thiểu số độc thần tập trung ở bắc Iraq. Họ bị ISIS tố cáo là thờ ma quỉ.
Cùng với nhiều nhóm thiểu số tôn giáo khác, các Kitô hữu chịu nhiều tan tác bởi sự xuất hiện của ISIS khắp Iraq và Syria. Tại các thị trấn bị ISIS chiếm đóng, các Kitô hữu bị buộc phải từ bỏ đức tin của mình và trở lại Hồi Giáo nếu không sẽ bị xử tử. ISIS đã cho phát hành nhiều cuốn video tuyên truyền, cho thấy họ hành quyết nhiều Kitô hữu, trong đó, có cuốn video nổi tiếng nói về vụ 30 Kitô hữu Coptic bị chặt đầu ở một bờ biển Lybia.
Khi tới thăm Anh hồi tháng Hai, Đức TGM Warda xin chính phủ Anh hỗ trợ hành động quân sự ở Iraq; trong bài diễn văn trước quốc hội Anh, ngài nói rằng các cuộc không kích mà thôi không đủ để đánh bại ISIS. Vatican cũng kêu gọi Liên Hiệp Quốc tổ chức một lực lượng quốc tế để chặn đứng nạn diệt chủng Kitô hữu tại Iraq và Syria. Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng cho rằng việc sử dụng lực lượng quân sự chống lại ISIS là điều hợp pháp.
John Pontifex, viên chức phụ trách báo chí và thông tin của tổ chức bác ái Trợ Giúp Các Giáo Hội Thiếu Thốn, nói rằng việc xây dựng đại học Công Giáo nói trên là một dấu chỉ cho thấy cộng đồng Kitô hữu địa phương có một tương lai lâu dài tại Iraq. Theo ông “ý niệm là: nếu họ có thể tạo ra một trung tâm giáo dục, thì họ cũng có thể giúp các Kitô hữu có khả năng đóng góp phần đầy đủ của họ cho xã hội, hơn là cảm thấy rằng đây chỉ là điểm dừng chân trước khi di chuyển tới những đồng có mới ở bên ngoài xứ sở”.
Tuy nhiên, ông nói thêm: tình thế các Kitô hữu ở Iraq nguy kịch đến độ Erbil tượng trưng cho nơi trú ẩn cuối cùng của cộng đồng này. “Điều rõ ràng là sau khi đã di chuyển mọi sự từ Mosul và Ninivê tới Erbil… đây là chỗ đứng cuối cùng của họ, chỗ đứng cuối cùng của các Kitô hữu Iraq. Hy vọng là nơi đây sẽ là nơi yên ổn và nhờ thế, các Kitô hữu có thể xây dựng một tương lai”.
Trong những ngày gần đây, Đức TGM Bashar Matti Warda của Erbil (Giáo Hội Canđê) đã gặp gỡ các đại diện của Đại Học Công Giáo Úc (ACU), Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Úc và Đức TGM Denis James Hart của Melbourne để phối hợp tốt đẹp hơn các trợ giúp cần thiết nhằm hoàn tất việc xây cất đại học, tọa lạc tại Erbil, một thành phố phần đông là Kitô Giáo. Giáo Hội Canđê cung cấp 30,000 mét vuông đất làm cơ sở cho đại học này.
Mục đích ngay từ đầu là tạo nên một đại học tư, mở cửa đón chào mọi người, nhằm thoả mãn nhu cầu của dân chúng. Đại học cũng sẽ phục vụ như một trung tâm nghiên cứu. Gần ba năm sau các biến cố bi thảm diễn ra tại các vùng phía bắc Iraq, khiến hàng ngàn Kitô hữu phải bỏ của chạy lấy người khỏi bàn tay độc ác của Nhà Nước Hồi Giáo Trị để tới Erbil, Đại Học này sẽ là dấu chỉ hỗ trợ cụ thể đối với người trẻ Kitô hữu Iraq, đang bị cám dỗ lìa bỏ quê hương, để lại sau lưng các kinh hoàng của chiến tranh và các bất trắc và đe dọa khác do nó gây ra.
Tờ Newsweek, ngày 24 tháng 7 cũng đăng tải lại bản tin trên và cho hay: một đại học Công Giáo sắp được mở tại Erbil, trong vùng thuộc người Kurd ở Iraq, nơi các Kitô hữu đang tuyệt vọng bám víu lấy di sản cả hàng nghìn năm nay trước sức đe dọa khủng khiếp của Nhà Nước Hồi Giáo Trị.
Newsweek cho hay Erbil, thủ đô của người Kurd ở Iraq, đã trở thành nơi tị nạn của các Kitô hữu di tản từ các nơi như Mosul và Bình Nguyên Ninivê. Họ buộc phải bỏ cửa bỏ nhà chạy trốn sự tàn bạo của Nhà Nước Hồi Giáo Trị. Khoảng 125,000 Kitô hữu đã nhập cư vào Erbil hồi mùa hè năm trước sau khi Nhà Nước Hồi Giáo Trị tràn vào các thị trấn của họ.
Nhà Nước Hồi Giáo Trị (ISIS) hiện đang kiểm soát nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn khắp Iraq, nhưng vẫn chưa tới gần được Erbil vì sức kháng cự rất có hiệu quả của các lực lượng Peshmerga của người Kurd. Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, Ash Carter, đã tới Erbil hôm thứ Sáu vừa rồi để nói chuyện với Tổng Thống Kurd, Masoud Barzani, về các cuộc hành quân đang tiếp diễn chống lại ISIS.
Newsweek cũng thuật lại nhận định của Đức TGM Warda rằng việc thành lập đại học này là “một phương cách chống trả bọn Daesh [ISIS] và nói cho chúng hay: chúng tôi nhất định không đi đâu cả”. Ngài nói thêm rằng đại học này được thiết kế để chào đón người trẻ Kitô hữu và người trẻ Yazidi từng bị ISIS, cũng như nhiều nhóm Hồi Giáo quá khích khác trong nước, bách hại, nhưng cũng chào đón “các người Hồi Giáo muốn học hành bên cạnh người Kitô hữu và Yazidi với mục đích lên khuôn một tương lai mới và hứa hẹn cho Iraq và cả vùng”. Ngưòi Yazidi là nhóm tôn giáo thiểu số độc thần tập trung ở bắc Iraq. Họ bị ISIS tố cáo là thờ ma quỉ.
Cùng với nhiều nhóm thiểu số tôn giáo khác, các Kitô hữu chịu nhiều tan tác bởi sự xuất hiện của ISIS khắp Iraq và Syria. Tại các thị trấn bị ISIS chiếm đóng, các Kitô hữu bị buộc phải từ bỏ đức tin của mình và trở lại Hồi Giáo nếu không sẽ bị xử tử. ISIS đã cho phát hành nhiều cuốn video tuyên truyền, cho thấy họ hành quyết nhiều Kitô hữu, trong đó, có cuốn video nổi tiếng nói về vụ 30 Kitô hữu Coptic bị chặt đầu ở một bờ biển Lybia.
Khi tới thăm Anh hồi tháng Hai, Đức TGM Warda xin chính phủ Anh hỗ trợ hành động quân sự ở Iraq; trong bài diễn văn trước quốc hội Anh, ngài nói rằng các cuộc không kích mà thôi không đủ để đánh bại ISIS. Vatican cũng kêu gọi Liên Hiệp Quốc tổ chức một lực lượng quốc tế để chặn đứng nạn diệt chủng Kitô hữu tại Iraq và Syria. Đức Giáo Hoàng Phanxicô từng cho rằng việc sử dụng lực lượng quân sự chống lại ISIS là điều hợp pháp.
John Pontifex, viên chức phụ trách báo chí và thông tin của tổ chức bác ái Trợ Giúp Các Giáo Hội Thiếu Thốn, nói rằng việc xây dựng đại học Công Giáo nói trên là một dấu chỉ cho thấy cộng đồng Kitô hữu địa phương có một tương lai lâu dài tại Iraq. Theo ông “ý niệm là: nếu họ có thể tạo ra một trung tâm giáo dục, thì họ cũng có thể giúp các Kitô hữu có khả năng đóng góp phần đầy đủ của họ cho xã hội, hơn là cảm thấy rằng đây chỉ là điểm dừng chân trước khi di chuyển tới những đồng có mới ở bên ngoài xứ sở”.
Tuy nhiên, ông nói thêm: tình thế các Kitô hữu ở Iraq nguy kịch đến độ Erbil tượng trưng cho nơi trú ẩn cuối cùng của cộng đồng này. “Điều rõ ràng là sau khi đã di chuyển mọi sự từ Mosul và Ninivê tới Erbil… đây là chỗ đứng cuối cùng của họ, chỗ đứng cuối cùng của các Kitô hữu Iraq. Hy vọng là nơi đây sẽ là nơi yên ổn và nhờ thế, các Kitô hữu có thể xây dựng một tương lai”.