Theo tin ghi nhanh của A.P., lúc 8:27 giờ sáng, Đức GH Phanxicô đã bắt đầu ngày thứ ba cuộc viếng thăm Mỹ Châu La Tinh của ngài bằng cách gặp gỡ các giam mục nước này tại Thủ Đô Quito trước khi cử hành Thánh Lễ tại Bicentennial Park, trước đây vốn là phi trường cũ của Thành Phố.
Buổi chiều, ngài sẽ nói chuyện với các nhà lãnh đạo của Giáo Hoàng Đại Học Công Giáo Ecuador trước khi nói chuyện với các nhóm xã hội dân sự.
Rồi vào buổi tối, ngài sẽ viếng riêng Nhà Thờ Dòng Tên, mà ở địa phương được gọi là Iglesia de la Compania. Nhà thờ này là một trong những nhà thờ cổ nhất và nổi tiếng nhất của Ecuador. Nó có chứa bức tranh Nữ Trinh Maria mà người ta nói đã chẩy nước mắt vào năm 1906.
Lúc 9:35 giờ sáng, A.P. ghi nhanh rằng đám đông ướt sũng mà các viên chức ước chừng khoảng nửa triệu đang chờ Đức Phanxicô tại Công Viên Bicentennial. Ngài sẽ tới cử hành Thánh Lễ công cộng thứ hai trong chuyến tông du Nam Mỹ của ngài.
Giám đốc điều hành công việc của Thành Phố, Cristian Rivera, nói rằng hơn 300,000 tín hữu đã qua đêm tại công viên và ướt sũng vì những trận mưa như thác. Ông cho biết: các nhân viên y tế đã chữa chạy cho hơn 20 người vì bị hạ nhiệt và đã phân phối mền cho công chúng.
Ông nói rằng: hai xe vận tải hút nước đã làm việc để loại bỏ các vũng nước tại các khu trong công viên không bị lụt.
Abel Gualoto, một người bán hải sản 59 tuổi, vừa xoa hai bàn tay vừa nói rằng ông không để ý đến khó chịu. “Niềm vui được thấy Đức Giáo Hoàng đem lại cho chúng tôi sự ấm áp cần thiết”.
Ghi nhanh lúc 10:40 giờ sáng, A.P. cho biết Đức GH Phanxicô chuẩn bị nói chuyện với các tín hưu tham dự Thánh Lễ.
Trước đó, khi bước vào khu vực, Đức Phanxicô đã dừng giáo hoàng xa lại ít phút để ôm một phụ nữ cao niên ngồi trên xe lăn. Rồi ngài chúc lành cho cụ và tiếp tục đi.
Đám đông lớn gần khán đài đã xô ngã rào cản trong giây lát. Nhân viên an ninh đã can thiệp và đẩy đám đông về chỗ cũ.
Theo Đài Phát Thanh Vatican, trong bài giảng nhân “Thánh Lễ Cầu Cho Việc Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc”, Đức Thánh Cha đã nói về chủ đề hợp nhất và độc lập, ngài muốn kết hợp hai chủ đề này với nhau “dưới thách thức phúc âm hóa tươi đẹp”. Ngài nói thêm: “chúng ta phúc âm hóa không bằng những lời nói lớn lao hay các quan niệm phức tạp, nhưng bằng ‘niềm vui Tin Mừng’”. Sau đây là nguyên văn lời ngài:
Lời Thiên Chúa mời gọi ta sống hợp nhất để thế gian tin.
Tôi nghĩ về những lời âm thầm của Chúa Giêsu nói trong bữa Tiệc Ly đúng hơn như là lời hô, tiếng gào nổi lên từ Thánh Lễ mà chúng ta đang cử hành tại Bicentennial Park này. Đệ nhị bách chu niên mà công viên này tưởng niệm là đệ nhị bách chu niên tiếng gào của Mỹ Châu La Tinh đòi độc lập. Nó là tiếng gào đã nổi lên từ ý thức thiếu tự do, bị bóc lột và cưỡng đoạt, bị “lệ thuộc những ý thích nhất thời của các quyền lực đương thịnh” (Niềm Vui Tin Mừng, 213).
Tôi muốn thấy hai tiếng gào đó hợp lại với nhau, dưới thách thức phúc âm hóa đầy tươi đẹp. Chúng ta phúc âm hóa không bằng các lời lẽ đao to búa lớn hay những quan niệm phức tạp, mà bằng “niềm vui Tin Mừng”, là niềm vui “tràn ngập cõi lòng và đời sống của tất cả những ai biết gặp gỡ Chúa Giêsu. Vì những người biết chấp nhận ơn cứu độ của Người đều được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn sầu, trống vắng và cô đơn nội tâm” (Đã dẫn, 1). Chúng ta, những người đang tụ họp ở đây, cùng bàn với Chúa Giêsu, chính chúng ta cũng là một tiếng gào, một lời hô phát sinh từ xác tín rằng sự hiện diện của Người dẫn chúng ta tới hợp nhất, “hướng tới chân trời tươi đẹp và mời gọi người khác dự bàn tiệc mỹ vị” (Đã dẫn, 15).
“Lạy Cha, xin cho chúng nên một… để thế gian tin”. Đó là lời cầu nguyện của Chúa Giêsu khi Người ngước mắt lên trời. Lời cầu xin này phát sinh trong bối cảnh truyền giáo: “Như Cha đã sai con vào thế gian, con cũng sai chúng đi vào thế gian”. Lúc đó, Chúa đang cảm nghiệm ngay trong thân xác Người những điều tệ hại nhất của thế gian, một thế gian mà tuy vậy, Người vẫn yêu tha thiết. Biết rất rõ những mưu mô của nó, những giả trá của nó và những phản bội của nó, Người vẫn không quay lưng, Người cũng không than vãn. Chúng ta cũng thế, hàng ngày, chúng ta cũng gặp một thế giới tan nát bởi chiến tranh và bạo lực. Điều dễ dãi là nghĩ rằng chia rẽ và hận thù chỉ liên quan tới cuộc đấu tranh giữa các nước hay các nhóm trong xã hội. Đúng hơn, chúng là biểu hiện của “chủ nghĩa duy cá nhân rất phổ biến” đang chia rẽ chúng ta và khiến chúng ta kình chống nhau (xem Niềm Vui Tin Mừng, 99), của di sản tội lỗi đang lấp ló trong lòng con người, một điều đang gây ra biết bao đau khổ trong xã hội và khắp cùng tạo thế. Nhưng chính thế giới đảo điên này mới là thế giới Chúa Giêsu sai chúng ta đi. Ta không được đáp ứng bằng thái độ hờ hững hay than vãn rằng ta không đủ tài nguyên để thực hiện công việc, hay tại các vấn nạn quá lớn. Thay vào đó, ta phải đáp ứng bằng cách tiếp nhận lời hô của Chúa Giêsu và chấp nhận ơn thánh và thách đố trở thành những người xây dựng hợp nhất.
Không hề thiếu xác tín hay sức mạnh trong tiếng gào đòi tự do nổi lên hơn 200 năm nay. Nhưng lịch sử cho ta hay nó đã tấn tới ngay khi các dị biệt cá nhân được để qua một bên, cùng với lòng thèm muốn quyền lực và việc thiếu khả năng biết đánh giá cao các phong trào giải phóng khác, tuy có khác biệt nhưng không vì thế mà chống đối.
Phúc âm hóa có thể là một con đường để hợp nhất các hy vọng, các quan tâm, các lý tưởng và ngay cả các viễn kiến ảo tưởng của ta nữa. Tôi từng nói rằng “trong thế giới chúng ta, nhất là tại một số quốc gia, những hình thức khác nhau của chiến tranh và tranh chấp đang tái xuất hiện, thế nhưng các Kitô hữu phải kiên định trong ý hướng tôn trọng người khác, chữa lành các vết thương, xây dựng các cây cầu, củng cố các mối liên hệ và “chịu đựng các gánh nặng của nhau” (Niềm Vui Tin Mừng, 67). Ước nguyện hợp nhất bao hàm niềm vui hân hoan và an ủi trong việc phúc âm hóa, niềm xác tín rằng chúng ta có cả một kho tàng để chung chia, một kho tàng càng chung chia lại càng lớn hơn, và trở thành càng ngày càng nhậy cảm hơn đối với các nhu cầu người khác (xem đã dẫn, 9). Do đó, cần phải làm việc để đạt được tính bao hàm ở mọi bình diện, để tránh các hình thức vị kỷ, để xây dựng thông đạt và đối thoại, để khuyến khích hợp tác. Chúng ta phải hiến trái tim mình cho các người đồng hành với chúng ta suốt dọc hành trình, không hoài nghi hay bất tín. “Tin tưởng người khác là một nghệ thuật, và hòa bình là một nghệ thuật” (đã dẫn, 244). Sự hợp nhất của chúng ta khó có thể toả sáng nếu tính thế gian tâm linh khiến chúng ta tranh chấp nhau để đi tìm quyền lực, danh ntiếng, khoái lạc hay an toàn kinh tế một cách vô ích.
Sự hợp nhất như thế đã là một hành vi truyền giáo rồi, “để thế gian tin”. Phúc âm hóa không hệ ở việc cải đạo, nhưng ở chỗ, bằng chứng tá của ta, ta lôi cuốn được những người đang ở phía xa, nhờ khiêm cung xích lại gần những người đang cảm thấy xa cách Thiên Chúa và Giáo Hội, những người đang sợ sệt hay dửng dưng, và nói với họ: “Với lòng kính trọng và yêu thương lớn lao, Chúa cũng đang mời gọi các bạn làm thành phần của dân Người” (Niềm Vui Tin Mừng, 113).
Sứ mệnh của Giáo Hội như một bí tích Cứu Rỗi cũng liên quan tới căn tính của Giáo Hội như một dân lữ hành được mời gọi ôm trọn mọi dân tộc trên thế giới. Sự hiệp thông giữa chúng ta càng nồng đượm, sứ mệnh của chúng ta càng trở nên hữu hiệu hơn” (xem Đức Gioan Phaolô II, Pastores Gregis, 22). Trở thành một Giáo Hội truyền giáo không ngừng đòi hỏi phải cổ vũ hiệp thông, vì truyền giáo không chỉ liên quan tới các khu ngoại vi mà thôi… Chúng ta cũng cần là những nhà truyền giáo ngay bên trong Giáo Hội nữa, chứng tỏ rằng Giáo Hội là “bà mẹ vươn tay ra, là tổ ấm chào đón, là trường không ngừng dạy hiệp thông truyền giáo” (Aparecida Document, 370).
Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu có thể được thể hiện vì Người đã thánh hiến chúng ta. “Vì chúng, Con đã thánh hiến Con để chúng cũng được thánh hiến trong sự thật”. Đời sống tâm linh của người rao giảng Tin Mừng phát sinh từ sự thật sâu sắc đó, một sự thật không được lẫn lộn với một ít thao tác tôn giáo nhằm an ủi. Chúa Giêsu thánh hiến chúng ta để chúng ta đích thân gặp gỡ Người. Và cuộc gặp gỡ này, ngược lại, sẽ dẫn chúng ta đi gặp gỡ người khác, can dự vào thế giới chúng ta và khai triển lòng say mê phúc âm hóa (xem Niềm Vui Tin Mừng, 78).
Sự thân mật với Thiên Chúa, tự nó vốn không thể hiểu được, đã được mặc khải bằng những hình ảnh nói với chúng ta về hiệp thông, thông đạt, hiến mình và yêu thương. Vì lý do này, sự hợp nhất mà Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta tiến tới không phải là sự độc dạng, mà đúng hơn là “sự hòa hợp nhiều mặt và có tính mời gọi” (Niềm Vui Tin Mừng,117). Sự phong phú trong các dị biệt của ta, sự đa dạng của chúng ta, một sự đa dạng trở thành hợp nhất mỗi khi chúng ta tưởng niệm Thứ Năm Tuần Thánh, làm chúng ta đề phòng mọi mưu mô toàn trị, ý thức hệ hay phe phái. Sự hợp nhất này cũng không phải là một điều ta muốn lên khuôn thế nào, muốn đặt điều kiện ra sao, quyết định ai có thể thuộc về ai không thể thuộc về mặc ý. Chúa Giêsu cầu nguyện để tất cả chúng ta đều trở nên thành phần của một đại gia đình trong đó, Thiên Chúa là Cha của chúng ta và tất cả chúng ta là anh chị em. Điều này không có nghĩa phải có cùng nếm trải, cùng quan tâm, cùng tài năng như nhau. Chúng ta là anh chị em bởi Thiên Chúa dựng nên ta vì yêu thương và định cho ta làm con cái nam nữ của Ngưòi, hoàn toàn do sáng kiến của Người (xem Eph 1:5). Chúng ta là anh chị em bởi “Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con Người xuống tâm hồn ta mà kêu ‘Abba, Cha ơi!’” (Gl 4:6). Chúng ta là anh chị em, bởi, nhờ được máu Chúa Giêsu Kitô công chính hóa (xem Rm 5:9), chúng ta đã qua sự chết bước vào sự sống và được trở nên “những kẻ đồng thừa hưởng” lời hứa (xem Gl 3:26-29); Rm 8:17). Đó là ơn cứu độ mà Thiên Chúa đã làm nên khả hữu cho ta, và được Giáo Hội công bố với niềm vui: được là thành phần “cái chúng ta” của Thiên Chúa.
Tiếng gào của chúng ta, tại địa điểm này vốn được nối kết với tiếng gào nguyên thủy đòi tự do cho đất nước này, đã vang vọng lời Thánh Phaolô: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cor 9:16). Đây là tiếng gào không kém khẩn thiết và thúc bách như tiếng gào đòi độc lập. Nó cũng xúc động trong tính nhiệt tình của nó. Ước mong mỗi người trong anh chị em là chứng nhân của sự hiệp thông huynh đệ sẽ toả sáng khắp cùng thế giới.
Sẽ đẹp đẽ xiết bao nếu mọi người biết ngưỡng phục cách ta chăm sóc lẫn nhau, cách ta khuyến khích và giúp đỡ lẫn nhau. Hiến mình sẽ tạo ra mối liên hệ liên ngã; ta không hiến “sự vật” mà hiến chính mình mình. Trong bất cứ hành vi cho đi nào, ta cũng hiến mình ta. “Hiến mình” nghĩa là để mọi sức mạnh của tình yêu ấy tức Thánh Thần của Thiên Chúa, bén rễ trong đời ta, mở rộng lòng ta cho sức mạnh sáng tạo của Người. Khi ta hiến mình, ta khám phá ra căn tính đích thực của ta là con cái Thiên Chúa theo hình ảnh Chúa Cha và là những người ban sự sống, giống như Ngưòi; ta khám phá ra rằng ta là anh chị em của Chúa Giêsu, Đấng ta là các chứng nhân. Phúc âm hóa có nghĩa như thế; đây là cuộc cách mạng mới, vì đức tin của chúng ta luôn có tính cách mạng, đây là tiếng kêu gào sâu thẳm và lâu dài nhất của chúng ta.
Buổi chiều, ngài sẽ nói chuyện với các nhà lãnh đạo của Giáo Hoàng Đại Học Công Giáo Ecuador trước khi nói chuyện với các nhóm xã hội dân sự.
Rồi vào buổi tối, ngài sẽ viếng riêng Nhà Thờ Dòng Tên, mà ở địa phương được gọi là Iglesia de la Compania. Nhà thờ này là một trong những nhà thờ cổ nhất và nổi tiếng nhất của Ecuador. Nó có chứa bức tranh Nữ Trinh Maria mà người ta nói đã chẩy nước mắt vào năm 1906.
Lúc 9:35 giờ sáng, A.P. ghi nhanh rằng đám đông ướt sũng mà các viên chức ước chừng khoảng nửa triệu đang chờ Đức Phanxicô tại Công Viên Bicentennial. Ngài sẽ tới cử hành Thánh Lễ công cộng thứ hai trong chuyến tông du Nam Mỹ của ngài.
Giám đốc điều hành công việc của Thành Phố, Cristian Rivera, nói rằng hơn 300,000 tín hữu đã qua đêm tại công viên và ướt sũng vì những trận mưa như thác. Ông cho biết: các nhân viên y tế đã chữa chạy cho hơn 20 người vì bị hạ nhiệt và đã phân phối mền cho công chúng.
Ông nói rằng: hai xe vận tải hút nước đã làm việc để loại bỏ các vũng nước tại các khu trong công viên không bị lụt.
Abel Gualoto, một người bán hải sản 59 tuổi, vừa xoa hai bàn tay vừa nói rằng ông không để ý đến khó chịu. “Niềm vui được thấy Đức Giáo Hoàng đem lại cho chúng tôi sự ấm áp cần thiết”.
Ghi nhanh lúc 10:40 giờ sáng, A.P. cho biết Đức GH Phanxicô chuẩn bị nói chuyện với các tín hưu tham dự Thánh Lễ.
Trước đó, khi bước vào khu vực, Đức Phanxicô đã dừng giáo hoàng xa lại ít phút để ôm một phụ nữ cao niên ngồi trên xe lăn. Rồi ngài chúc lành cho cụ và tiếp tục đi.
Đám đông lớn gần khán đài đã xô ngã rào cản trong giây lát. Nhân viên an ninh đã can thiệp và đẩy đám đông về chỗ cũ.
Theo Đài Phát Thanh Vatican, trong bài giảng nhân “Thánh Lễ Cầu Cho Việc Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc”, Đức Thánh Cha đã nói về chủ đề hợp nhất và độc lập, ngài muốn kết hợp hai chủ đề này với nhau “dưới thách thức phúc âm hóa tươi đẹp”. Ngài nói thêm: “chúng ta phúc âm hóa không bằng những lời nói lớn lao hay các quan niệm phức tạp, nhưng bằng ‘niềm vui Tin Mừng’”. Sau đây là nguyên văn lời ngài:
Lời Thiên Chúa mời gọi ta sống hợp nhất để thế gian tin.
Tôi nghĩ về những lời âm thầm của Chúa Giêsu nói trong bữa Tiệc Ly đúng hơn như là lời hô, tiếng gào nổi lên từ Thánh Lễ mà chúng ta đang cử hành tại Bicentennial Park này. Đệ nhị bách chu niên mà công viên này tưởng niệm là đệ nhị bách chu niên tiếng gào của Mỹ Châu La Tinh đòi độc lập. Nó là tiếng gào đã nổi lên từ ý thức thiếu tự do, bị bóc lột và cưỡng đoạt, bị “lệ thuộc những ý thích nhất thời của các quyền lực đương thịnh” (Niềm Vui Tin Mừng, 213).
Tôi muốn thấy hai tiếng gào đó hợp lại với nhau, dưới thách thức phúc âm hóa đầy tươi đẹp. Chúng ta phúc âm hóa không bằng các lời lẽ đao to búa lớn hay những quan niệm phức tạp, mà bằng “niềm vui Tin Mừng”, là niềm vui “tràn ngập cõi lòng và đời sống của tất cả những ai biết gặp gỡ Chúa Giêsu. Vì những người biết chấp nhận ơn cứu độ của Người đều được giải thoát khỏi tội lỗi, buồn sầu, trống vắng và cô đơn nội tâm” (Đã dẫn, 1). Chúng ta, những người đang tụ họp ở đây, cùng bàn với Chúa Giêsu, chính chúng ta cũng là một tiếng gào, một lời hô phát sinh từ xác tín rằng sự hiện diện của Người dẫn chúng ta tới hợp nhất, “hướng tới chân trời tươi đẹp và mời gọi người khác dự bàn tiệc mỹ vị” (Đã dẫn, 15).
“Lạy Cha, xin cho chúng nên một… để thế gian tin”. Đó là lời cầu nguyện của Chúa Giêsu khi Người ngước mắt lên trời. Lời cầu xin này phát sinh trong bối cảnh truyền giáo: “Như Cha đã sai con vào thế gian, con cũng sai chúng đi vào thế gian”. Lúc đó, Chúa đang cảm nghiệm ngay trong thân xác Người những điều tệ hại nhất của thế gian, một thế gian mà tuy vậy, Người vẫn yêu tha thiết. Biết rất rõ những mưu mô của nó, những giả trá của nó và những phản bội của nó, Người vẫn không quay lưng, Người cũng không than vãn. Chúng ta cũng thế, hàng ngày, chúng ta cũng gặp một thế giới tan nát bởi chiến tranh và bạo lực. Điều dễ dãi là nghĩ rằng chia rẽ và hận thù chỉ liên quan tới cuộc đấu tranh giữa các nước hay các nhóm trong xã hội. Đúng hơn, chúng là biểu hiện của “chủ nghĩa duy cá nhân rất phổ biến” đang chia rẽ chúng ta và khiến chúng ta kình chống nhau (xem Niềm Vui Tin Mừng, 99), của di sản tội lỗi đang lấp ló trong lòng con người, một điều đang gây ra biết bao đau khổ trong xã hội và khắp cùng tạo thế. Nhưng chính thế giới đảo điên này mới là thế giới Chúa Giêsu sai chúng ta đi. Ta không được đáp ứng bằng thái độ hờ hững hay than vãn rằng ta không đủ tài nguyên để thực hiện công việc, hay tại các vấn nạn quá lớn. Thay vào đó, ta phải đáp ứng bằng cách tiếp nhận lời hô của Chúa Giêsu và chấp nhận ơn thánh và thách đố trở thành những người xây dựng hợp nhất.
Không hề thiếu xác tín hay sức mạnh trong tiếng gào đòi tự do nổi lên hơn 200 năm nay. Nhưng lịch sử cho ta hay nó đã tấn tới ngay khi các dị biệt cá nhân được để qua một bên, cùng với lòng thèm muốn quyền lực và việc thiếu khả năng biết đánh giá cao các phong trào giải phóng khác, tuy có khác biệt nhưng không vì thế mà chống đối.
Phúc âm hóa có thể là một con đường để hợp nhất các hy vọng, các quan tâm, các lý tưởng và ngay cả các viễn kiến ảo tưởng của ta nữa. Tôi từng nói rằng “trong thế giới chúng ta, nhất là tại một số quốc gia, những hình thức khác nhau của chiến tranh và tranh chấp đang tái xuất hiện, thế nhưng các Kitô hữu phải kiên định trong ý hướng tôn trọng người khác, chữa lành các vết thương, xây dựng các cây cầu, củng cố các mối liên hệ và “chịu đựng các gánh nặng của nhau” (Niềm Vui Tin Mừng, 67). Ước nguyện hợp nhất bao hàm niềm vui hân hoan và an ủi trong việc phúc âm hóa, niềm xác tín rằng chúng ta có cả một kho tàng để chung chia, một kho tàng càng chung chia lại càng lớn hơn, và trở thành càng ngày càng nhậy cảm hơn đối với các nhu cầu người khác (xem đã dẫn, 9). Do đó, cần phải làm việc để đạt được tính bao hàm ở mọi bình diện, để tránh các hình thức vị kỷ, để xây dựng thông đạt và đối thoại, để khuyến khích hợp tác. Chúng ta phải hiến trái tim mình cho các người đồng hành với chúng ta suốt dọc hành trình, không hoài nghi hay bất tín. “Tin tưởng người khác là một nghệ thuật, và hòa bình là một nghệ thuật” (đã dẫn, 244). Sự hợp nhất của chúng ta khó có thể toả sáng nếu tính thế gian tâm linh khiến chúng ta tranh chấp nhau để đi tìm quyền lực, danh ntiếng, khoái lạc hay an toàn kinh tế một cách vô ích.
Sự hợp nhất như thế đã là một hành vi truyền giáo rồi, “để thế gian tin”. Phúc âm hóa không hệ ở việc cải đạo, nhưng ở chỗ, bằng chứng tá của ta, ta lôi cuốn được những người đang ở phía xa, nhờ khiêm cung xích lại gần những người đang cảm thấy xa cách Thiên Chúa và Giáo Hội, những người đang sợ sệt hay dửng dưng, và nói với họ: “Với lòng kính trọng và yêu thương lớn lao, Chúa cũng đang mời gọi các bạn làm thành phần của dân Người” (Niềm Vui Tin Mừng, 113).
Sứ mệnh của Giáo Hội như một bí tích Cứu Rỗi cũng liên quan tới căn tính của Giáo Hội như một dân lữ hành được mời gọi ôm trọn mọi dân tộc trên thế giới. Sự hiệp thông giữa chúng ta càng nồng đượm, sứ mệnh của chúng ta càng trở nên hữu hiệu hơn” (xem Đức Gioan Phaolô II, Pastores Gregis, 22). Trở thành một Giáo Hội truyền giáo không ngừng đòi hỏi phải cổ vũ hiệp thông, vì truyền giáo không chỉ liên quan tới các khu ngoại vi mà thôi… Chúng ta cũng cần là những nhà truyền giáo ngay bên trong Giáo Hội nữa, chứng tỏ rằng Giáo Hội là “bà mẹ vươn tay ra, là tổ ấm chào đón, là trường không ngừng dạy hiệp thông truyền giáo” (Aparecida Document, 370).
Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu có thể được thể hiện vì Người đã thánh hiến chúng ta. “Vì chúng, Con đã thánh hiến Con để chúng cũng được thánh hiến trong sự thật”. Đời sống tâm linh của người rao giảng Tin Mừng phát sinh từ sự thật sâu sắc đó, một sự thật không được lẫn lộn với một ít thao tác tôn giáo nhằm an ủi. Chúa Giêsu thánh hiến chúng ta để chúng ta đích thân gặp gỡ Người. Và cuộc gặp gỡ này, ngược lại, sẽ dẫn chúng ta đi gặp gỡ người khác, can dự vào thế giới chúng ta và khai triển lòng say mê phúc âm hóa (xem Niềm Vui Tin Mừng, 78).
Sự thân mật với Thiên Chúa, tự nó vốn không thể hiểu được, đã được mặc khải bằng những hình ảnh nói với chúng ta về hiệp thông, thông đạt, hiến mình và yêu thương. Vì lý do này, sự hợp nhất mà Chúa Giêsu kêu gọi chúng ta tiến tới không phải là sự độc dạng, mà đúng hơn là “sự hòa hợp nhiều mặt và có tính mời gọi” (Niềm Vui Tin Mừng,117). Sự phong phú trong các dị biệt của ta, sự đa dạng của chúng ta, một sự đa dạng trở thành hợp nhất mỗi khi chúng ta tưởng niệm Thứ Năm Tuần Thánh, làm chúng ta đề phòng mọi mưu mô toàn trị, ý thức hệ hay phe phái. Sự hợp nhất này cũng không phải là một điều ta muốn lên khuôn thế nào, muốn đặt điều kiện ra sao, quyết định ai có thể thuộc về ai không thể thuộc về mặc ý. Chúa Giêsu cầu nguyện để tất cả chúng ta đều trở nên thành phần của một đại gia đình trong đó, Thiên Chúa là Cha của chúng ta và tất cả chúng ta là anh chị em. Điều này không có nghĩa phải có cùng nếm trải, cùng quan tâm, cùng tài năng như nhau. Chúng ta là anh chị em bởi Thiên Chúa dựng nên ta vì yêu thương và định cho ta làm con cái nam nữ của Ngưòi, hoàn toàn do sáng kiến của Người (xem Eph 1:5). Chúng ta là anh chị em bởi “Thiên Chúa đã sai Thần Khí của Con Người xuống tâm hồn ta mà kêu ‘Abba, Cha ơi!’” (Gl 4:6). Chúng ta là anh chị em, bởi, nhờ được máu Chúa Giêsu Kitô công chính hóa (xem Rm 5:9), chúng ta đã qua sự chết bước vào sự sống và được trở nên “những kẻ đồng thừa hưởng” lời hứa (xem Gl 3:26-29); Rm 8:17). Đó là ơn cứu độ mà Thiên Chúa đã làm nên khả hữu cho ta, và được Giáo Hội công bố với niềm vui: được là thành phần “cái chúng ta” của Thiên Chúa.
Tiếng gào của chúng ta, tại địa điểm này vốn được nối kết với tiếng gào nguyên thủy đòi tự do cho đất nước này, đã vang vọng lời Thánh Phaolô: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1 Cor 9:16). Đây là tiếng gào không kém khẩn thiết và thúc bách như tiếng gào đòi độc lập. Nó cũng xúc động trong tính nhiệt tình của nó. Ước mong mỗi người trong anh chị em là chứng nhân của sự hiệp thông huynh đệ sẽ toả sáng khắp cùng thế giới.
Sẽ đẹp đẽ xiết bao nếu mọi người biết ngưỡng phục cách ta chăm sóc lẫn nhau, cách ta khuyến khích và giúp đỡ lẫn nhau. Hiến mình sẽ tạo ra mối liên hệ liên ngã; ta không hiến “sự vật” mà hiến chính mình mình. Trong bất cứ hành vi cho đi nào, ta cũng hiến mình ta. “Hiến mình” nghĩa là để mọi sức mạnh của tình yêu ấy tức Thánh Thần của Thiên Chúa, bén rễ trong đời ta, mở rộng lòng ta cho sức mạnh sáng tạo của Người. Khi ta hiến mình, ta khám phá ra căn tính đích thực của ta là con cái Thiên Chúa theo hình ảnh Chúa Cha và là những người ban sự sống, giống như Ngưòi; ta khám phá ra rằng ta là anh chị em của Chúa Giêsu, Đấng ta là các chứng nhân. Phúc âm hóa có nghĩa như thế; đây là cuộc cách mạng mới, vì đức tin của chúng ta luôn có tính cách mạng, đây là tiếng kêu gào sâu thẳm và lâu dài nhất của chúng ta.