Theo tin Đài Phát Thanh Vatican, hôm thứ Hai hôm nay, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từ Thủ Đô Quito của Ecuador tới thành phố cảng cũng là thành phố thương mại chính của quốc gia này, là Guayaquil, nằm ở bờ Thái Bình Dương, để cử hành Thánh Lễ ngoài trời cho các gia đình. Trong bài giảng lễ, ngài nhấn mạnh rằng gia đình là một “Giáo Hội tại gia” nơi chúng ta học biết yêu thương và phục vụ người khác, bầy tỏ lòng biết ơn chứ không tham lam, và xin được tha thứ khi chúng ta gây tai hại.
Tờ New York Times tường trình rằng Thánh Lễ được cử hành trước “hàng trăm ngàn tín hữu đứng chờ hàng giờ dưới sứ nóng nung nấu của mặt trời, tại một cánh đồng bụi bặm ở Guayaquil, thành phố lớn nhất của Ecuador”.
Mặc lễ phục sặc sỡ do các nữ tu địa phương may, ngài đã giảng 17 phút, nhấn mạnh rằng “Ở giữa lòng gia đình, không ai bị loại bỏ cả. Ai cũng có giá như nhau”.
Trước khi thánh lễ bắt đầu, Đức Phanxicô đã chạy qua thành phố trong một xe hơi mầu trắng rồi vào cánh đồng bụi bặm bằng giáo hoàng xa. Ngài bị vây kín bởi dân chúng hai bên đường và tại cánh đồng. Nhiều đám đông xếp hàng cả mấy dặm lúc đoàn xe của ngài băng qua.
Nhiều người đến từ trước cả hừng đông và họ tiếp tục đổ vào công viên suốt buổi sáng, thường là từng đại gia đình, với đủ ông bà, con cháu và cả chắt nữa, có khi trên lưng cha mẹ.
Có những chỗ, khung cảnh giống như ngày lễ hội: người bán rao bắp rang, nộm hoa quả, “hot dogs” chiên trong bánh mì và nhiều món ngon địa phương khác. Những người khác rao bán đồ kỷ niệm, tất nhiên lóng lánh với hình Đức Phanxicô: xâu chìa khóa, tách uống cà phê, thánh giá, cờ, áo thung…
Có lúc công viên giống như một cuộc tụ tập chính trị kiểu Mỹ Châu La Tinh, với các ban nhạc chơi các bài ca có chủ đề của Đức Giáo Hoàng, từ trên khán đài chính để “hâm nóng” công chúng trước khi ngài tới.
Trước khi tới công viên Guayaquil, Đức Phanxicô gặp gỡ trẻ em và người khuyết tật tại một đền thánh địa phương. Sau Thánh Lễ, ngài sẽ tới thăm một người bạn lâu đời, một linh mục năm nay đã 91 tuổi đang hưu trí tại một trường học Dòng Tên nơi ngài từng gừi các tu sinh tới trọ học.
Dưới đây là bài giảng lễ của Đức Giáo Hoàng:
Đoạn Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe là dấu lạ quan trọng đầu tiên trong Tin Mừng theo Thánh Gioan. Người ta thấy sự quan tâm mẫu thân của Đức Maria trong lời ngài khẩn khoản với Chúa Giêsu: “họ hết rượu rồi” và lời Chúa Giêsu nhắc tới “giờ của Người” sẽ được hiểu đầy đủ hơn sau đó, trong câu truyện Khổ Nạn của Người.
Điều này tốt vì nó giúp chúng ta nhìn ra sự háo hức của Chúa Giêsu muốn giảng dạy, muốn đồng hành, muốn chữa trị và ban phát niềm vui, nhờ lời của Mẹ Người: “họ hết rượu rồi”.
Tiệc cưới Cana được lặp đi lặp lại trong mọi thế hệ, trong mọi gia đình, trong mọi người chúng ta và các cố gắng của ta trong việc để tâm hồn chúng ta tìm được nghỉ ngơi trong tình yêu mạnh mẽ, sinh hoa trái và đầy hân hoan. Ta hãy dành chỗ cho Đức Maria, “người Mẹ” như tin mừng gia gọi ngài. Ta hãy cùng ngài trẩy đi Cana.
Trong suốt buổi tiệc cưới này, Đức Maria luôn quan tâm, ngài lo lắng cho nhu cầu của những người mới cưới. Ngài không tự khép kín, chỉ biết lo cho cái tiểu thế giới của riêng mình. Tình yêu của ngài khiến ngài “đi ra ngoài” hướng về người khác. Do đó, ngài nhận ra rượu đã hết. Rượu là dấu chỉ của hạnh phúc, của yêu thương và sung túc. Biết bao thiếu niên và người trẻ đang cảm nhận rằng những thứ vừa kể không còn thấy nữa trong nhà họ? Biết bao phụ nữ, buồn sầu và đơn côi, kinh ngạc khi tình yêu ra đi, khi nó lọt khỏi cuộc đời họ? Biết bao người cao niên cảm thấy bị loại ra khỏi những mừng vui của gia đình, bị đẩy qua một bên và ngày ngày khao khát được một chút yêu thương? Việc thiếu “rượu” này cũng có thể do thất nghiệp, bệnh hoạn và các tình huống khó khăn mà các gia đình của chúng ta có thể kinh qua. Đức Maria không hề là một bà mẹ “đòi hỏi”, một bà mẹ chồng thích thú khi ta thiếu kinh nghiệm, khi ta mắc lầm lỗi và nhiều điều ta quên làm. Đức Maria là Bà Mẹ mà! Ngài có mặt ở đó, đầy quan tâm và lo lắng.
Nhưng Đức Maria đến gần Chúa Giêsu một cách tin tưởng, ngài cầu nguyện. Ngài không tới gặp ông quản tiệc, ngài lập tức nói với Con Trai của mình vấn đề của những người mới cưới. Câu trả lời ngài nhận được xem ra nản lòng quá: “việc gì đến má và con? Giờ con chưa tới” (câu 4). Nhưng ngài vẫn cứ đặt vấn đề trong bàn tay Thiên Chúa. Nỗi lo lắng muốn thỏa mãn nhu cầu người khác của ngài đã làm giờ của Chúa Giêsu đến mau hơn. Đức Maria quả là một phần của giờ này, từ chiếc nôi cho tới cây thánh giá. Ngài có thể “biến máng cỏ thành tổ ấm cho Chúa Giêsu, chỉ bằng những chiếc tã quấn nghèo nàn và vô vàn yêu thương” (Niềm Vui Tin Mừng, số 286). Ngài tiếp nhận chúng ta làm con cái nam nữ của ngài khi lưỡi gươm đâm thâu qua trái tim ngài. Ngài dạy chúng ta đặt gia đình chúng ta vào bàn tay Thiên Chúa, biết cầu nguyện, biết đốt lên ngọn lửa hy vọng vốn chỉ cho ta thấy rằng các lo lắng của chúng ta cũng là các lo lắng của Thiên Chúa.
Cầu nguyện luôn nâng chúng ta ra khỏi các quan tâm, lo lắng. Nó làm chúng ta vươn cao hơn những gì gây thương tổn, làm phiền lòng hay làm ta thất vọng, và nó đặt ta vào chỗ những người khác, vào đôi giầy của họ. Gia đình là trường học nơi việc cầu nguyện cũng nhắc ta nhớ rằng chúng ta không phải là các cá nhân cô lập; chúng ta là một và chúng ta có người lân cận kề bên: họ đang sống dưới cùng một mái nhà, là một phần đời ta, và đang cần (ta).
Cuối cùng, Đức Maria đã hành động. Lời lẽ ngài: “các anh hãy làm bất cứ điều gì con tôi nói với các anh” (câu 5), ngỏ với những người giúp việc, cũng là lời mời gọi chúng ta mở tâm hồn mình ra cho Chúa Giêsu, Đấng tới để phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Phục vụ là dấu chỉ yêu thương thực sự. Chúng ta học được điều này một cách đặc biệt trong gia đình, nơi ta trở thành những người phục vụ chỉ vì yêu thương lẫn nhau. Giữa lòng gia đình, không ai bị loại bỏ cả. “Trong gia đình, ta học cách xin chứ không đòi hỏi, cách nói ‘cám ơn’ như một biểu thức biết ơn thực sự vì những gì ta được ban cho, cách kiểm soát tính hung hăng và tham lam của ta, và cách xin tha thứ khi ta gây tai hại. Những cử chỉ đơn sơ của lòng lịch thiệp tận đáy lòng này giúp tạo ra nền văn hóa sống chung và lòng tôn trọng đối với những gì đang bao quanh ta” (Thông điệp Laudato Si, số 213). Gia đình là bệnh viện gần nhất, là trường học đầu tiên của người trẻ, là tổ ấm tốt nhất của người cao niên. Gia đình tạo nên “vốn liếng xã hội” tốt nhất. Nó không thể bị thay thế bởi các định chế khác. Nó cần được giúp đỡ và củng cố, kẻo ta đánh mất cảm thức thích đáng về các dịch vụ do xã hội như một toàn thể cung hiến. Các dịch vụ này không phải là một loại bố thí, mà đúng hơn là “món nợ xã hội” đúng nghĩa đối với định chế gia đình, là định chế vốn đóng góp rất nhiều vào ích chung.
Gia đình cũng là một tiểu Giáo Hội, một “Giáo Hội tại gia” cùng với sự sống, vốn cũng làm trung gian cho tình âu yếm và từ bi của Thiên Chúa. Trong gia đình, ta được uống đức tin cùng với sữa mẹ. Khi cảm nghiệm tình yêu của cha mẹ ta, ta cũng cảm nhận được sự gần gũi của tình yêu Thiên Chúa.
Trong gia đình, các phép lạ được thực hiện với những điều ít ỏi ta có, với những gì ta là, với những gì có trong tay… nhiều khi, không phải là lý tưởng, không phải là điều ta mơ ước, cũng chẳng phải là “những điều nên là”. Rượu mới của tiệc cưới Cana xuất hiện từ những lu nước, những chiếc lu để rửa ráy, thậm chí ta còn có thể nói từ nơi mọi người đã trút tội vào… “nơi nào tội gia tăng, nơi ấy càng tràn đầy ơn thánh” (Rm 5:20). Trong các gia đình riêng của chúng ta và trong gia đình lớn hơn mà tất cả chúng ta đều thuộc về, không có gì bị vứt bỏ cả, không có gì là vô ích cả. Ngay trước khi khai mạc Năm Thánh Từ Bi không bao xa, Giáo Hội sẽ cử hành Thượng Hội Đồng Thường Lệ dành cho gia đình, đào sâu việc biện phân thiêng liêng về nó, và xem xét các giải pháp cụ thể cho nhiều khó khăn và thách đố có ý nghĩa đang đặt ra cho các gia đình thời ta. Cha xin anh chị em sốt sắng cầu nguyện theo ý chỉ này, để Chúa Kitô tiếp nhận cả những gì đối với chúng ta có vẻ dơ bẩn, gây gương mù hay đầy đe dọa, và biến nó thành một phép lạ, bằng cách biến nó thành một phần “giờ” của Người.
Tất cả đều bắt đầu vì “họ hết rượu rồi”. Tất cả đều có thể được thực hiện vì có một người đàn bà, Đức Nữ Trinh Maria, biết quan tâm, đặt các lo lắng của mình trong bàn tay Thiên Chúa và hành động một cách có cảm nhận và đầy can đảm. Nhưng còn nhiều điều nữa sắp xẩy ra: mọi người đều sẽ được thưởng thức thứ rượu ngon nhất. Và đây là tin mừng: những thứ rượu ngon nhất vẫn còn phải được uống thử; đối với các gia đình, những điều phong phú nhất, sâu sắc nhất và tươi đẹp nhất vẫn còn cần diễn ra. Thời gian đang đến khi ta được nếm tình yêu hàng ngày, khi con cái ta biết đánh gía cao tổ ấm ta cùng chia sẻ, và người cao niên của ta sẽ hiện diện mỗi ngày trong các niềm vui của cuộc đời. Rượu ngon nhất sẽ đến với mọi người biết đánh cuộc mọi sự cho tình yêu. Và nó sẽ đến bất chấp mọi tham số và con số thống kê có thể nói khác đi; rượu ngon nhất sẽ còn đang đến với những ai, ngày hôm nay, đang cảm thấy mất mát vô hy vọng. Anh chị em hãy nói cho tới khi được xác tín rằng: rượu ngon nhất nhất định sẽ tới. Hãy thủ thỉ nó vào tai những người vô hy vọng và những người vô yêu thương. Thiên Chúa luôn đi tìm các khu ngoại vi, những người hết rượu, những người chỉ uống được ngã lòng. Chúa Giêsu cảm nhận sự yếu đuối của họ, để rót rượu ngon nhất vào những ai, vì bất cứ lý do gì, cảm thấy rằng mọi chiếc lu của họ đều đã bị vỡ.
Như Đức Maria đã yêu cầu chúng ta, chúng ta hãy “làm những điều con trai tôi nói” và biết ơn vì trong chính thời gian này, thời của chúng ta và giờ của chúng ta, rượu mới, rượu ngon nhất sẽ giúp chúng ta tìm lại được niềm vui làm một gia đình.
Tờ New York Times tường trình rằng Thánh Lễ được cử hành trước “hàng trăm ngàn tín hữu đứng chờ hàng giờ dưới sứ nóng nung nấu của mặt trời, tại một cánh đồng bụi bặm ở Guayaquil, thành phố lớn nhất của Ecuador”.
Mặc lễ phục sặc sỡ do các nữ tu địa phương may, ngài đã giảng 17 phút, nhấn mạnh rằng “Ở giữa lòng gia đình, không ai bị loại bỏ cả. Ai cũng có giá như nhau”.
Trước khi thánh lễ bắt đầu, Đức Phanxicô đã chạy qua thành phố trong một xe hơi mầu trắng rồi vào cánh đồng bụi bặm bằng giáo hoàng xa. Ngài bị vây kín bởi dân chúng hai bên đường và tại cánh đồng. Nhiều đám đông xếp hàng cả mấy dặm lúc đoàn xe của ngài băng qua.
Nhiều người đến từ trước cả hừng đông và họ tiếp tục đổ vào công viên suốt buổi sáng, thường là từng đại gia đình, với đủ ông bà, con cháu và cả chắt nữa, có khi trên lưng cha mẹ.
Có những chỗ, khung cảnh giống như ngày lễ hội: người bán rao bắp rang, nộm hoa quả, “hot dogs” chiên trong bánh mì và nhiều món ngon địa phương khác. Những người khác rao bán đồ kỷ niệm, tất nhiên lóng lánh với hình Đức Phanxicô: xâu chìa khóa, tách uống cà phê, thánh giá, cờ, áo thung…
Có lúc công viên giống như một cuộc tụ tập chính trị kiểu Mỹ Châu La Tinh, với các ban nhạc chơi các bài ca có chủ đề của Đức Giáo Hoàng, từ trên khán đài chính để “hâm nóng” công chúng trước khi ngài tới.
Trước khi tới công viên Guayaquil, Đức Phanxicô gặp gỡ trẻ em và người khuyết tật tại một đền thánh địa phương. Sau Thánh Lễ, ngài sẽ tới thăm một người bạn lâu đời, một linh mục năm nay đã 91 tuổi đang hưu trí tại một trường học Dòng Tên nơi ngài từng gừi các tu sinh tới trọ học.
Dưới đây là bài giảng lễ của Đức Giáo Hoàng:
Đoạn Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe là dấu lạ quan trọng đầu tiên trong Tin Mừng theo Thánh Gioan. Người ta thấy sự quan tâm mẫu thân của Đức Maria trong lời ngài khẩn khoản với Chúa Giêsu: “họ hết rượu rồi” và lời Chúa Giêsu nhắc tới “giờ của Người” sẽ được hiểu đầy đủ hơn sau đó, trong câu truyện Khổ Nạn của Người.
Điều này tốt vì nó giúp chúng ta nhìn ra sự háo hức của Chúa Giêsu muốn giảng dạy, muốn đồng hành, muốn chữa trị và ban phát niềm vui, nhờ lời của Mẹ Người: “họ hết rượu rồi”.
Tiệc cưới Cana được lặp đi lặp lại trong mọi thế hệ, trong mọi gia đình, trong mọi người chúng ta và các cố gắng của ta trong việc để tâm hồn chúng ta tìm được nghỉ ngơi trong tình yêu mạnh mẽ, sinh hoa trái và đầy hân hoan. Ta hãy dành chỗ cho Đức Maria, “người Mẹ” như tin mừng gia gọi ngài. Ta hãy cùng ngài trẩy đi Cana.
Trong suốt buổi tiệc cưới này, Đức Maria luôn quan tâm, ngài lo lắng cho nhu cầu của những người mới cưới. Ngài không tự khép kín, chỉ biết lo cho cái tiểu thế giới của riêng mình. Tình yêu của ngài khiến ngài “đi ra ngoài” hướng về người khác. Do đó, ngài nhận ra rượu đã hết. Rượu là dấu chỉ của hạnh phúc, của yêu thương và sung túc. Biết bao thiếu niên và người trẻ đang cảm nhận rằng những thứ vừa kể không còn thấy nữa trong nhà họ? Biết bao phụ nữ, buồn sầu và đơn côi, kinh ngạc khi tình yêu ra đi, khi nó lọt khỏi cuộc đời họ? Biết bao người cao niên cảm thấy bị loại ra khỏi những mừng vui của gia đình, bị đẩy qua một bên và ngày ngày khao khát được một chút yêu thương? Việc thiếu “rượu” này cũng có thể do thất nghiệp, bệnh hoạn và các tình huống khó khăn mà các gia đình của chúng ta có thể kinh qua. Đức Maria không hề là một bà mẹ “đòi hỏi”, một bà mẹ chồng thích thú khi ta thiếu kinh nghiệm, khi ta mắc lầm lỗi và nhiều điều ta quên làm. Đức Maria là Bà Mẹ mà! Ngài có mặt ở đó, đầy quan tâm và lo lắng.
Nhưng Đức Maria đến gần Chúa Giêsu một cách tin tưởng, ngài cầu nguyện. Ngài không tới gặp ông quản tiệc, ngài lập tức nói với Con Trai của mình vấn đề của những người mới cưới. Câu trả lời ngài nhận được xem ra nản lòng quá: “việc gì đến má và con? Giờ con chưa tới” (câu 4). Nhưng ngài vẫn cứ đặt vấn đề trong bàn tay Thiên Chúa. Nỗi lo lắng muốn thỏa mãn nhu cầu người khác của ngài đã làm giờ của Chúa Giêsu đến mau hơn. Đức Maria quả là một phần của giờ này, từ chiếc nôi cho tới cây thánh giá. Ngài có thể “biến máng cỏ thành tổ ấm cho Chúa Giêsu, chỉ bằng những chiếc tã quấn nghèo nàn và vô vàn yêu thương” (Niềm Vui Tin Mừng, số 286). Ngài tiếp nhận chúng ta làm con cái nam nữ của ngài khi lưỡi gươm đâm thâu qua trái tim ngài. Ngài dạy chúng ta đặt gia đình chúng ta vào bàn tay Thiên Chúa, biết cầu nguyện, biết đốt lên ngọn lửa hy vọng vốn chỉ cho ta thấy rằng các lo lắng của chúng ta cũng là các lo lắng của Thiên Chúa.
Cầu nguyện luôn nâng chúng ta ra khỏi các quan tâm, lo lắng. Nó làm chúng ta vươn cao hơn những gì gây thương tổn, làm phiền lòng hay làm ta thất vọng, và nó đặt ta vào chỗ những người khác, vào đôi giầy của họ. Gia đình là trường học nơi việc cầu nguyện cũng nhắc ta nhớ rằng chúng ta không phải là các cá nhân cô lập; chúng ta là một và chúng ta có người lân cận kề bên: họ đang sống dưới cùng một mái nhà, là một phần đời ta, và đang cần (ta).
Cuối cùng, Đức Maria đã hành động. Lời lẽ ngài: “các anh hãy làm bất cứ điều gì con tôi nói với các anh” (câu 5), ngỏ với những người giúp việc, cũng là lời mời gọi chúng ta mở tâm hồn mình ra cho Chúa Giêsu, Đấng tới để phục vụ chứ không phải để được phục vụ. Phục vụ là dấu chỉ yêu thương thực sự. Chúng ta học được điều này một cách đặc biệt trong gia đình, nơi ta trở thành những người phục vụ chỉ vì yêu thương lẫn nhau. Giữa lòng gia đình, không ai bị loại bỏ cả. “Trong gia đình, ta học cách xin chứ không đòi hỏi, cách nói ‘cám ơn’ như một biểu thức biết ơn thực sự vì những gì ta được ban cho, cách kiểm soát tính hung hăng và tham lam của ta, và cách xin tha thứ khi ta gây tai hại. Những cử chỉ đơn sơ của lòng lịch thiệp tận đáy lòng này giúp tạo ra nền văn hóa sống chung và lòng tôn trọng đối với những gì đang bao quanh ta” (Thông điệp Laudato Si, số 213). Gia đình là bệnh viện gần nhất, là trường học đầu tiên của người trẻ, là tổ ấm tốt nhất của người cao niên. Gia đình tạo nên “vốn liếng xã hội” tốt nhất. Nó không thể bị thay thế bởi các định chế khác. Nó cần được giúp đỡ và củng cố, kẻo ta đánh mất cảm thức thích đáng về các dịch vụ do xã hội như một toàn thể cung hiến. Các dịch vụ này không phải là một loại bố thí, mà đúng hơn là “món nợ xã hội” đúng nghĩa đối với định chế gia đình, là định chế vốn đóng góp rất nhiều vào ích chung.
Gia đình cũng là một tiểu Giáo Hội, một “Giáo Hội tại gia” cùng với sự sống, vốn cũng làm trung gian cho tình âu yếm và từ bi của Thiên Chúa. Trong gia đình, ta được uống đức tin cùng với sữa mẹ. Khi cảm nghiệm tình yêu của cha mẹ ta, ta cũng cảm nhận được sự gần gũi của tình yêu Thiên Chúa.
Trong gia đình, các phép lạ được thực hiện với những điều ít ỏi ta có, với những gì ta là, với những gì có trong tay… nhiều khi, không phải là lý tưởng, không phải là điều ta mơ ước, cũng chẳng phải là “những điều nên là”. Rượu mới của tiệc cưới Cana xuất hiện từ những lu nước, những chiếc lu để rửa ráy, thậm chí ta còn có thể nói từ nơi mọi người đã trút tội vào… “nơi nào tội gia tăng, nơi ấy càng tràn đầy ơn thánh” (Rm 5:20). Trong các gia đình riêng của chúng ta và trong gia đình lớn hơn mà tất cả chúng ta đều thuộc về, không có gì bị vứt bỏ cả, không có gì là vô ích cả. Ngay trước khi khai mạc Năm Thánh Từ Bi không bao xa, Giáo Hội sẽ cử hành Thượng Hội Đồng Thường Lệ dành cho gia đình, đào sâu việc biện phân thiêng liêng về nó, và xem xét các giải pháp cụ thể cho nhiều khó khăn và thách đố có ý nghĩa đang đặt ra cho các gia đình thời ta. Cha xin anh chị em sốt sắng cầu nguyện theo ý chỉ này, để Chúa Kitô tiếp nhận cả những gì đối với chúng ta có vẻ dơ bẩn, gây gương mù hay đầy đe dọa, và biến nó thành một phép lạ, bằng cách biến nó thành một phần “giờ” của Người.
Tất cả đều bắt đầu vì “họ hết rượu rồi”. Tất cả đều có thể được thực hiện vì có một người đàn bà, Đức Nữ Trinh Maria, biết quan tâm, đặt các lo lắng của mình trong bàn tay Thiên Chúa và hành động một cách có cảm nhận và đầy can đảm. Nhưng còn nhiều điều nữa sắp xẩy ra: mọi người đều sẽ được thưởng thức thứ rượu ngon nhất. Và đây là tin mừng: những thứ rượu ngon nhất vẫn còn phải được uống thử; đối với các gia đình, những điều phong phú nhất, sâu sắc nhất và tươi đẹp nhất vẫn còn cần diễn ra. Thời gian đang đến khi ta được nếm tình yêu hàng ngày, khi con cái ta biết đánh gía cao tổ ấm ta cùng chia sẻ, và người cao niên của ta sẽ hiện diện mỗi ngày trong các niềm vui của cuộc đời. Rượu ngon nhất sẽ đến với mọi người biết đánh cuộc mọi sự cho tình yêu. Và nó sẽ đến bất chấp mọi tham số và con số thống kê có thể nói khác đi; rượu ngon nhất sẽ còn đang đến với những ai, ngày hôm nay, đang cảm thấy mất mát vô hy vọng. Anh chị em hãy nói cho tới khi được xác tín rằng: rượu ngon nhất nhất định sẽ tới. Hãy thủ thỉ nó vào tai những người vô hy vọng và những người vô yêu thương. Thiên Chúa luôn đi tìm các khu ngoại vi, những người hết rượu, những người chỉ uống được ngã lòng. Chúa Giêsu cảm nhận sự yếu đuối của họ, để rót rượu ngon nhất vào những ai, vì bất cứ lý do gì, cảm thấy rằng mọi chiếc lu của họ đều đã bị vỡ.
Như Đức Maria đã yêu cầu chúng ta, chúng ta hãy “làm những điều con trai tôi nói” và biết ơn vì trong chính thời gian này, thời của chúng ta và giờ của chúng ta, rượu mới, rượu ngon nhất sẽ giúp chúng ta tìm lại được niềm vui làm một gia đình.