Đà Nẵng, Việt Nam
Một Thánh Lễ Đại Trào do Đức Cha Giuse Trí chủ trì vào Chủ Nhật ngày 14 tháng 6, kỷ niệm năm thứ 57 ngày thụ phong linh mục của Cha Vincent R. Capodanno, thuộc Dòng Đức Bà Truyền Giáo. Cùng đồng tế với Đức Cha Trí có Cha Gioan M. Shimotsu, Tuyên úy thuộc Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Giáo dân tham dự khoảng trên 700 người.
Cha Capodanno là Cha Trung Úy Tuyên Úy phục vụ tại Tiểu đoàn 3/5 Thủy Quân Lục Chiến, tử trận tại Thung lủng Quế Sơn cách Đà Nẵng 30 dặm vào ngày 4 tháng 9 năm 1967, khi đang ban phép Bí Tích cuối cùng cho một binh sĩ bị thương sắp chết. Cha được Giáo Hội tuyên phong “Tôi Tớ Chúa” vào năm 2006. Đức Cha Trí đã hiến dâng địa phận của ngài dưới sự bảo trợ của Cha Capodanno trong thánh lễ kỷ niêm vào năm 2013.
Trước đó, Cha Tuyên Úy Shimotsu đã đến thăm bải chiến trường ở phía Tây làng Quế Châu và cầu nguyện cho linh hồn Cha Capodanno cùng các linh hồn những người đã chết tại đây. Cha Capodanno được truy thăng Huân Chương Danh Dự vì sự hy sinh cao cả của Ngài. Tên ngài được đặt cho một tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ, một Trường Huấn luyện Tuyên Úy tại Trại Binh Jackson ở South Carolina, tên cho một Thánh Đường tại căn cứ Quantico, Viginia cũng là một trong chín thánh đường mang tên Capodanno.
Nhà thờ Quế Châu nơi Cha Capodanno thường lui tới đã bị chiến tranh tàn phá. Giáo dân ở đây đang vận động xây cất một thánh đường mới.
Vài nét về Tiểu sử của Cha Capodanno
Vincent Robert Capodanno sinh ngày 13 tháng 2 năm 1929, tại Staten Island, New York, là người con thứ mười của một gia đình người Ý di cư, cha là Vincent Robert Capodanno, Sr và mẹ là bà Rachel Basile Capodanno. Noi gương cha mẹ, Vincent Jr. có kinh nghiệm làm việc siêng năng, hãnh diện về gia đình và tinh thần đoàn kết chủng tộc đặc biệt là niềm tin Công Giáo.
Các giá trị truyền thống của gia đình được giữ gìn dù trong thời kỳ Kinh Tế Đại Khủng Hoảng khi Cha Capodanno được 10 tuổi.
Khi thế chiến II bùng nổ gia đình Capodanno lại càng thêm khó khăn vì Ngài có ba ngừời anh trai phải nhập ngũ, điều này giúp Ngài càng thêm lòng yêu nước và vững mạnh trong đức tin. Mỗi ngày Ngài đều tham dự thánh lễ tại nhà thờ giáo xứ trước khi đến trường học Curtis High School và Ngài tiếp tục giữ thói quen đó khi Ngài lên học Đại Học Fordham University. Trong một cuộc tĩnh tâm Ngài đã thổ lộ cùng người bạn thân về ơn gọi của mình.
Như phần đông các bạn trẻ thời bây giờ, Ngài rất ngưỡng mộ công việc truyền giáo của Dòng Truyền Giáo, Maryknolls, nhờ vào tờ báo của Dòng “Cánh Đồng Xa Xăm” {The Field Afar}. Theo ơn gọi Ngài chia sẻ đức tin với những người cùng chí hướng và được thâu nhận vào Dòng năm 1949.
Sau chín năm chuyên chú hoc tập: thần học và các điều cần thiết về truyền giáo của sứ vụ “Hãy đi và truyền dạy khắp các nước Thiên Hạ”, Vincent hoàn tất chương trình đào tạo chủng viện và được phong chức linh mục vào năm 1958 dưới sự đặt tay của Đức Hồng Y Spellman, Tổng Giám Mục Địa Phận New York. Tuân theo tiếng gọi của đời sống truyền giáo, công viêc thường xuyên hàng năm về ngày ‘Lên Đường”, Cha Capodanno được chỉ định nơi đến: Đài Ioan. Ngài đến đảo Đài loan vào năm 1959. Và bắt đầu học một ngôn ngữ rất khó và tập làm quen với các giáo dân tương lai của Ngài người Hẹ Trung Hoa Hakka Chinese. Trong khi phục vụ cọng đồng, Ngài ban cho giáo dân các phép Bí Tích, dạy giáo lý, phân phát lương thực và thuốc men. Trong khi đó Ngài phải cố gắng tinh thông ngôn ngữ bản xứ và cố gắng thấu hiểu nhu cầu của giáo dân.
Vào mùa thu năm 1960, Ngài được chỉ định làm giám đốc thanh niên Trung Hoa sửa soạn thi tuyển vào Đại Học. Ngoài việc chăm sóc về học lực, Cha Capodanno còn phải lo chăm sóc về tinh thần và tâm lý của sinh viên, một thách đố nặng nề vì có nhiều ganh đua làm cho nhiều thanh niên thất vọng và có thể đưa đến việc tự sát. Ngoài ra Ngài còn được giao phó nhiều những công việc khác tại quê nhà. Sau đó Nhà Dòng gởi Cha Capodanno đến phục vụ tại Hong Kong, môt quyết định theo như thánh ý Chúa.
Hoàn toàn khác biệt với tôn chỉ của Nhà Dòng, Cha Capoanno xin phép được gia nhập Tuyên Úy Đoàn để phục vụ các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến đang tham dự cuộc chiến tại Việt Nam. Nhà Dòng Maryknoll đã chấp thuận đơn xin của Ngài và Ngài đã hoàn tất khóa huấn luyện Tuyên Úy vào Tuần Lễ Thánh năm 1966, và Cha Cpodanno được bổ nhiệm đến Tiểu Đoàn 7 TQLC tại Việt Nam. Là Tuyên Úy của Tiểu đoàn, Ngài chú ý giúp đỡ đặc biệt các thanh niên bị động viên. Sau đó Ngài được chỉ định làm việc với đơn vị Y Tế, Cha không chỉ là Cha Tuyên Úy mà còn trực tiếp tham dự các cuộc hành quân.
Ngài luôn sống với các đơn vị chiến đấu, có nếp sống hoàn toàn như các người lính đánh giặc giữa mặt trận. Ngài giúp đỡ những người dân quê Viêt Nam như dạy học, phân phát lương thực, quà bánh, đồ chơi cho trẻ nít dân làng. Ngoài ra Ngài còn phải lo chăm sóc tinh thần cho những người lính trẻ thất vọng, khuyên nhủ, động viên tinh thần, làm lễ, ban các Phép Bí Tích, dạy giáo lý cho các tân tòng, công việc thật nhiêu khê, nhưng luôn khích lệ Ngài và Ngài đã xin ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa, Ngài được thuyên chuyển đến đơn vị 3/5 Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến đang chiến đấu ở Viet Nam. Ngày 4 tháng 9 năm 1967, trong một cuộc hành quân đơn vị của Ngài bị Việt Cọng phục kích, Cha Capodanno bị thương nặng, một người lính bị làn súng máy địch bắn bị thương nặng, mặc dù Ngài cũng bị thương nặng nhưng Ngài vẫn cố gắng bò đến giúp đỡ. Mặc dù không mang vũ khí, địch quân đã nhắm bắn Ngài một loạt đạn với 27 vết thương. Ngài đã lìa trần trong cử chỉ anh hùng của người chiến sĩ và người tôi tớ trung thành của Chúa.
Cha Capodanno được truy tặng Huân Chương Danh Dự năm 1969, ân thưởng Anh dũng Bội Tinh Ngôi Sao Đồng của Hải quân Hoa Kỳ và Ngôi Sao Bạc của Việt Nam Cộng Hòa và Chiến Thương Bội Tinh. Sau khi chết, môt thánh đường trên Đồi 51 tại Quế Sơn Thung lủng được mang tên Ngài. Ngài đã đóng góp nhiều trong viêc xây dựng thánh đường này lúc đầu chỉ làm bằng tre và lợp lá dừa làm nơi thờ phượng và cầu nguyện. Vào tháng 2 năm 1968, năm tháng sau ngày Ngài qua đời, môt thánh đường tại Trung Tâm Huấn luyện Tuyên Úy ở Newport, RI được mang tên Capodanno, các thánh đường khác của quân đội như ở Oakland, CA, Camp Pendleton, CA, Wadsworth, NY, Iwakuni, Nhật bãn và Thiankou ở Đài Loan được đặt tên Capodanno.
Một kỷ niệm rất hào hùng là viêc đặt tên Capodanno cho môt chiến hạm với khẩu hiệu “Bổn Phận trong Danh Dự” theo gương sáng của Linh Mục Tuyên Úy Capodanno. Trong 20 năm công tác, chiến hạm này được Đức Giáo Hoàng ban phép lành khi căp bến tại Naples. Các tàu khác mang tên Ngài có tàu Bệnh Viện ỏ Gaeta, Ý; Hôi Trường Hải quânở San Francisco và Trung Tâm Nghiên cứu Hải quân ở Millington,TN. Còn nhiều địa danh khác cùng kỷ niêm danh Ngài như Đại Lộ Capodanno ở Staten Island, NY và đường Capodanno ỏ Newport, RI và Đài Kỷ Niêm các Tuyên Úy ở Arligton Nghỉa Trang Quân Đội. Đài Kỷ niệm Cựu Chiến Binh ở Kokomo, IN và Đài Kỷ Niệm Chiến sĩ trận vong Việt Nam ở Washington DC cũng như Trung Tâm Tạm cư cho người vô gia cư ở Boston, MA.
Hai nghệ nhân được chọn lựa để truy niệm cử chỉ anh hùng cuối cùng của Cha Capodanno: là một bức tranh sơn dầu của Douglas Rosa được treo tại Trường Huấn luyện Tuyên Úy ở Newport, RI và một bức tượng bằng đồng được dựng lên tại Trại Binh Wadsworth, State Island. Bức tranh diễn tả ngừơi linh mục Tuyên Úy đang xức dầu cho người lính đang trút hơi thở cuối cùng giữa mặt trận. Môt bức tượng với nghệ thuật hiện đại được dựng lên một công trường thành phố Ý ở Gaeta với tên Capodanno.Gần đây một nhà điêu khắc tượng ảnh là Lewis Williams tạc một bức ảnh với hình nổi một linh mục mang quân phục tay cầm quyển Thánh Kinh, ca ngợi lòng hy cao cả vì Chúa và Tổ Quốc.
Kể từ năm 1971 Quỷ Học Bổng của Thủy Quân Lục Chiến để giúp đỡ các con em trong các đơn vị. Vào năm 2002, Quỷ này được đặt tên lại là Quỷ Học Bổng Capodanno và được phân phát hàng năm cho các con em của gia đình Thủy Quân Lục Chiến. Trong 12 cuộc họp của Đoàn Hiệp Sĩ Columbus tại Hoa Kỳ, các thành viên đã đồng ý chọn Cha Capodanna làm Đấng Bảo Trợ của Đoàn cũng như các Hội Đoàn Cựu Chiến Binh đã dùng tên Capodanno đặt tên cho nhiều đơn vị.
Lòng yêu mến và sùng kính Cha Capodanno nói lên một cách hùng hồn lòng ngưỡng mộ sâu xa của mọi người về lòng thánh thiện đã tỏa sáng trong cuộc sống và vẫn mãi lưu truyền khi Ngài đã lìa trần.
Một Thánh Lễ Đại Trào do Đức Cha Giuse Trí chủ trì vào Chủ Nhật ngày 14 tháng 6, kỷ niệm năm thứ 57 ngày thụ phong linh mục của Cha Vincent R. Capodanno, thuộc Dòng Đức Bà Truyền Giáo. Cùng đồng tế với Đức Cha Trí có Cha Gioan M. Shimotsu, Tuyên úy thuộc Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Giáo dân tham dự khoảng trên 700 người.
Trước đó, Cha Tuyên Úy Shimotsu đã đến thăm bải chiến trường ở phía Tây làng Quế Châu và cầu nguyện cho linh hồn Cha Capodanno cùng các linh hồn những người đã chết tại đây. Cha Capodanno được truy thăng Huân Chương Danh Dự vì sự hy sinh cao cả của Ngài. Tên ngài được đặt cho một tàu chiến của Hải quân Hoa Kỳ, một Trường Huấn luyện Tuyên Úy tại Trại Binh Jackson ở South Carolina, tên cho một Thánh Đường tại căn cứ Quantico, Viginia cũng là một trong chín thánh đường mang tên Capodanno.
Nhà thờ Quế Châu nơi Cha Capodanno thường lui tới đã bị chiến tranh tàn phá. Giáo dân ở đây đang vận động xây cất một thánh đường mới.
Vài nét về Tiểu sử của Cha Capodanno
Vincent Robert Capodanno sinh ngày 13 tháng 2 năm 1929, tại Staten Island, New York, là người con thứ mười của một gia đình người Ý di cư, cha là Vincent Robert Capodanno, Sr và mẹ là bà Rachel Basile Capodanno. Noi gương cha mẹ, Vincent Jr. có kinh nghiệm làm việc siêng năng, hãnh diện về gia đình và tinh thần đoàn kết chủng tộc đặc biệt là niềm tin Công Giáo.
Các giá trị truyền thống của gia đình được giữ gìn dù trong thời kỳ Kinh Tế Đại Khủng Hoảng khi Cha Capodanno được 10 tuổi.
Khi thế chiến II bùng nổ gia đình Capodanno lại càng thêm khó khăn vì Ngài có ba ngừời anh trai phải nhập ngũ, điều này giúp Ngài càng thêm lòng yêu nước và vững mạnh trong đức tin. Mỗi ngày Ngài đều tham dự thánh lễ tại nhà thờ giáo xứ trước khi đến trường học Curtis High School và Ngài tiếp tục giữ thói quen đó khi Ngài lên học Đại Học Fordham University. Trong một cuộc tĩnh tâm Ngài đã thổ lộ cùng người bạn thân về ơn gọi của mình.
Như phần đông các bạn trẻ thời bây giờ, Ngài rất ngưỡng mộ công việc truyền giáo của Dòng Truyền Giáo, Maryknolls, nhờ vào tờ báo của Dòng “Cánh Đồng Xa Xăm” {The Field Afar}. Theo ơn gọi Ngài chia sẻ đức tin với những người cùng chí hướng và được thâu nhận vào Dòng năm 1949.
Sau chín năm chuyên chú hoc tập: thần học và các điều cần thiết về truyền giáo của sứ vụ “Hãy đi và truyền dạy khắp các nước Thiên Hạ”, Vincent hoàn tất chương trình đào tạo chủng viện và được phong chức linh mục vào năm 1958 dưới sự đặt tay của Đức Hồng Y Spellman, Tổng Giám Mục Địa Phận New York. Tuân theo tiếng gọi của đời sống truyền giáo, công viêc thường xuyên hàng năm về ngày ‘Lên Đường”, Cha Capodanno được chỉ định nơi đến: Đài Ioan. Ngài đến đảo Đài loan vào năm 1959. Và bắt đầu học một ngôn ngữ rất khó và tập làm quen với các giáo dân tương lai của Ngài người Hẹ Trung Hoa Hakka Chinese. Trong khi phục vụ cọng đồng, Ngài ban cho giáo dân các phép Bí Tích, dạy giáo lý, phân phát lương thực và thuốc men. Trong khi đó Ngài phải cố gắng tinh thông ngôn ngữ bản xứ và cố gắng thấu hiểu nhu cầu của giáo dân.
Vào mùa thu năm 1960, Ngài được chỉ định làm giám đốc thanh niên Trung Hoa sửa soạn thi tuyển vào Đại Học. Ngoài việc chăm sóc về học lực, Cha Capodanno còn phải lo chăm sóc về tinh thần và tâm lý của sinh viên, một thách đố nặng nề vì có nhiều ganh đua làm cho nhiều thanh niên thất vọng và có thể đưa đến việc tự sát. Ngoài ra Ngài còn được giao phó nhiều những công việc khác tại quê nhà. Sau đó Nhà Dòng gởi Cha Capodanno đến phục vụ tại Hong Kong, môt quyết định theo như thánh ý Chúa.
Hoàn toàn khác biệt với tôn chỉ của Nhà Dòng, Cha Capoanno xin phép được gia nhập Tuyên Úy Đoàn để phục vụ các đơn vị Thủy Quân Lục Chiến đang tham dự cuộc chiến tại Việt Nam. Nhà Dòng Maryknoll đã chấp thuận đơn xin của Ngài và Ngài đã hoàn tất khóa huấn luyện Tuyên Úy vào Tuần Lễ Thánh năm 1966, và Cha Cpodanno được bổ nhiệm đến Tiểu Đoàn 7 TQLC tại Việt Nam. Là Tuyên Úy của Tiểu đoàn, Ngài chú ý giúp đỡ đặc biệt các thanh niên bị động viên. Sau đó Ngài được chỉ định làm việc với đơn vị Y Tế, Cha không chỉ là Cha Tuyên Úy mà còn trực tiếp tham dự các cuộc hành quân.
Ngài luôn sống với các đơn vị chiến đấu, có nếp sống hoàn toàn như các người lính đánh giặc giữa mặt trận. Ngài giúp đỡ những người dân quê Viêt Nam như dạy học, phân phát lương thực, quà bánh, đồ chơi cho trẻ nít dân làng. Ngoài ra Ngài còn phải lo chăm sóc tinh thần cho những người lính trẻ thất vọng, khuyên nhủ, động viên tinh thần, làm lễ, ban các Phép Bí Tích, dạy giáo lý cho các tân tòng, công việc thật nhiêu khê, nhưng luôn khích lệ Ngài và Ngài đã xin ở lại thêm một nhiệm kỳ nữa, Ngài được thuyên chuyển đến đơn vị 3/5 Tiểu Đoàn Thủy Quân Lục Chiến đang chiến đấu ở Viet Nam. Ngày 4 tháng 9 năm 1967, trong một cuộc hành quân đơn vị của Ngài bị Việt Cọng phục kích, Cha Capodanno bị thương nặng, một người lính bị làn súng máy địch bắn bị thương nặng, mặc dù Ngài cũng bị thương nặng nhưng Ngài vẫn cố gắng bò đến giúp đỡ. Mặc dù không mang vũ khí, địch quân đã nhắm bắn Ngài một loạt đạn với 27 vết thương. Ngài đã lìa trần trong cử chỉ anh hùng của người chiến sĩ và người tôi tớ trung thành của Chúa.
Cha Capodanno được truy tặng Huân Chương Danh Dự năm 1969, ân thưởng Anh dũng Bội Tinh Ngôi Sao Đồng của Hải quân Hoa Kỳ và Ngôi Sao Bạc của Việt Nam Cộng Hòa và Chiến Thương Bội Tinh. Sau khi chết, môt thánh đường trên Đồi 51 tại Quế Sơn Thung lủng được mang tên Ngài. Ngài đã đóng góp nhiều trong viêc xây dựng thánh đường này lúc đầu chỉ làm bằng tre và lợp lá dừa làm nơi thờ phượng và cầu nguyện. Vào tháng 2 năm 1968, năm tháng sau ngày Ngài qua đời, môt thánh đường tại Trung Tâm Huấn luyện Tuyên Úy ở Newport, RI được mang tên Capodanno, các thánh đường khác của quân đội như ở Oakland, CA, Camp Pendleton, CA, Wadsworth, NY, Iwakuni, Nhật bãn và Thiankou ở Đài Loan được đặt tên Capodanno.
Một kỷ niệm rất hào hùng là viêc đặt tên Capodanno cho môt chiến hạm với khẩu hiệu “Bổn Phận trong Danh Dự” theo gương sáng của Linh Mục Tuyên Úy Capodanno. Trong 20 năm công tác, chiến hạm này được Đức Giáo Hoàng ban phép lành khi căp bến tại Naples. Các tàu khác mang tên Ngài có tàu Bệnh Viện ỏ Gaeta, Ý; Hôi Trường Hải quânở San Francisco và Trung Tâm Nghiên cứu Hải quân ở Millington,TN. Còn nhiều địa danh khác cùng kỷ niêm danh Ngài như Đại Lộ Capodanno ở Staten Island, NY và đường Capodanno ỏ Newport, RI và Đài Kỷ Niêm các Tuyên Úy ở Arligton Nghỉa Trang Quân Đội. Đài Kỷ niệm Cựu Chiến Binh ở Kokomo, IN và Đài Kỷ Niệm Chiến sĩ trận vong Việt Nam ở Washington DC cũng như Trung Tâm Tạm cư cho người vô gia cư ở Boston, MA.
Hai nghệ nhân được chọn lựa để truy niệm cử chỉ anh hùng cuối cùng của Cha Capodanno: là một bức tranh sơn dầu của Douglas Rosa được treo tại Trường Huấn luyện Tuyên Úy ở Newport, RI và một bức tượng bằng đồng được dựng lên tại Trại Binh Wadsworth, State Island. Bức tranh diễn tả ngừơi linh mục Tuyên Úy đang xức dầu cho người lính đang trút hơi thở cuối cùng giữa mặt trận. Môt bức tượng với nghệ thuật hiện đại được dựng lên một công trường thành phố Ý ở Gaeta với tên Capodanno.Gần đây một nhà điêu khắc tượng ảnh là Lewis Williams tạc một bức ảnh với hình nổi một linh mục mang quân phục tay cầm quyển Thánh Kinh, ca ngợi lòng hy cao cả vì Chúa và Tổ Quốc.
Kể từ năm 1971 Quỷ Học Bổng của Thủy Quân Lục Chiến để giúp đỡ các con em trong các đơn vị. Vào năm 2002, Quỷ này được đặt tên lại là Quỷ Học Bổng Capodanno và được phân phát hàng năm cho các con em của gia đình Thủy Quân Lục Chiến. Trong 12 cuộc họp của Đoàn Hiệp Sĩ Columbus tại Hoa Kỳ, các thành viên đã đồng ý chọn Cha Capodanna làm Đấng Bảo Trợ của Đoàn cũng như các Hội Đoàn Cựu Chiến Binh đã dùng tên Capodanno đặt tên cho nhiều đơn vị.
Lòng yêu mến và sùng kính Cha Capodanno nói lên một cách hùng hồn lòng ngưỡng mộ sâu xa của mọi người về lòng thánh thiện đã tỏa sáng trong cuộc sống và vẫn mãi lưu truyền khi Ngài đã lìa trần.