Mùa rước kiệu và dâng hoa lên Mẹ Maria năm nay, cộng đoàn Đức Mẹ La Vang Cincinnati chúng tôi có một món quà đặc biệt dâng lên Mẹ. Đó là căn nhà xứ được cơi nới rộng hơn gấp hai lần do sự đóng góp tài chánh của toàn thể cộng đoàn, nhằm giúp cộng đoàn sinh hoạt dễ dàng hơn và các em thiếu nhi có nơi học tập thoải mái hơn; nói chung là giúp vệc làm sáng danh Chúa tốt hơn.
Sau phần làm phép nhà xứ của Đức Giám Mục Phụ Tá giáo phận, cộng đoàn Cincinnati, cùng với nhiều giáo dân đến từ các cộng đoàn lân cận, hân hoan rước kiệu Đức Mẹ quanh sân và dâng hoa lên Mẹ trong nhà thờ.
Trong phần văn nghệ sau các nghi lễ, màn vũ diễn lại sự tích Thánh Tô Ma đòi xỏ tay vào cạnh sườn Chúa mới chịu tin Chúa sống lại, đã góp phần nhắc nhở con cái Chúa phải giữ vững và luôn bồi dưỡng Niềm tin nơi Thiên Chúa để được hưởng trọn ơn phúc, như lời Chúa phán hứa “Phúc cho những ai không thấy mà tin”.
Màn vũ thật vui, mang lại sự ngạc nhiên thích thú, vì các vũ công không phải là các em thiếu nhi Thánh-Thể như mọi năm mà là các vị “nữ lưu”, tuổi tác xê dịch từ trên 30 đến trên 60, với trang phục đẹp mắt, với những động tác uyển chuyển và nhịp nhàng không thua kém các em thiếu nhi. Toàn thể cộng đoàn khen ngợi ban tổ chức đã chọn chủ đề đầy ý nghĩa cho màn vũ, nhắc nhở mọi tín hữu về Niềm tin của mình.
Tại sao phải nhắc nhở về Niềm tin? Khủng hoảng Niềm tin là sự có thật. Không lâu sau khi đăng quang, ĐGH Biển Đức XVI đã đề cập đến một xã hội Tây Phương xa rời Niềm tin vào Thiên Chúa. Sau đó, trong chuyến viếng thăm mấy nước Đông Âu, Ngài lại nhắc nhở các giám mục cố gắng giáo dục tín hữu, nhất là giới trẻ để họ giữ vững Niềm tin nơi Thiên Chúa trong xã hội họ đang sống, đừng bắt chước những xã hội Tây Âu đang trần tục hóa. Đó là khủng hoảng có thật đang xảy ra ở Âu Châu, cái nôi của Niềm tin Thiên Chúa Giáo.
Tác giả Armstrong Williams là một du khách Mỹ mới đi Châu Âu về đã viết bài mang tựa đề Abandonment of Faith in Europe (Sự chối bỏ Niềm tin ở Châu Âu). Sau đây chúng tôi xin trích một đoạn trong bài viết ấy để chúng ta cùng cảm thông cái ưu tư chung của Giáo Hội, và để chúng ta xét xem mình có thể làm được gì hầu củng cố Niềm tin của chính chúng ta, đồng thời góp phần làm giảm cơn khủng hoàng Niềm tin đang xẩy ra.
“Trong chuyến du lịch Châu Âu, tôi đã đi nhiều nơi và đã dừng lại Brussels một thời gian. Tôi xúc động mạnh bởi nét đẹp tuyệt vời và sự giàu có của thành phố. Trong số những tòa nhà thực sự gây ấn tượng là các ngôi thánh đường đa dạng làm chật những con đường của thành phố, gồm cả ngôi đại thánh đường Thánh Michael và Thánh Grudula. Cũng như nhiều người Mỹ du lịch Châu Âu, tôi xúc động vì sự trống vắng trong những nơi thờ phượng. Sự bỏ phế lớn lao của con người trong các nhà thờ mà tôi đã viếng thăm đã củng cố thêm vào sự kiện cho rằng Châu Âu đang đi vào một kỷ nguyên mà trong đó phần lớn người dân của lục địa này đã chối bỏ Niềm tin của ông cha họ”.
Cũng may, sự chối bỏ Niềm tin chỉ đang xảy ra ở một số nước Tây Âu. Nước Mỹ non trẻ tuy có bị ảnh hưởng phần nào nhưng chưa đến mức báo động. May mắn hơn, trong các cộng đoàn người Việt, Niềm tin vào Thiên Chúa vẫn khá vững mạnh. Một số cộng đoàn đang đi xin được sử dụng các nhà thờ bị bỏ trống vì số giáo dân bản xứ không còn đủ, cũng như đang rộng lượng đóng góp xây dựng thêm những cơ sở cần thiết để phát triển các sinh hoạt cộng đoàn và việc thờ phượng Chúa.
Giải quyết những “trục trặc về Niềm tin” là vấn đề lớn. Chúng tôi không thể và không đủ khả năng để góp ý. Chúng tôi cũng không thể và không muốn so sánh Niềm tin của giáo dân Việt và giáo dân của các quốc gia khác. Dựa vào sự quan sát thực tế, ngoài một số rất nhỏ hoài nghi, thậm chí bỏ Chúa, chúng tôi thấy hầu như tất cả người Công Giáo Việt Nam vẫn “Không thấy mà tin”. Đó là điều đáng quý và cần thiết để được gọi là “con cái Chúa” vì nếu Chúa Tỏ mình ra cho mọi người thấy thì nhân loại đã theo Chúa hết rồi.
Sau phần làm phép nhà xứ của Đức Giám Mục Phụ Tá giáo phận, cộng đoàn Cincinnati, cùng với nhiều giáo dân đến từ các cộng đoàn lân cận, hân hoan rước kiệu Đức Mẹ quanh sân và dâng hoa lên Mẹ trong nhà thờ.
Trong phần văn nghệ sau các nghi lễ, màn vũ diễn lại sự tích Thánh Tô Ma đòi xỏ tay vào cạnh sườn Chúa mới chịu tin Chúa sống lại, đã góp phần nhắc nhở con cái Chúa phải giữ vững và luôn bồi dưỡng Niềm tin nơi Thiên Chúa để được hưởng trọn ơn phúc, như lời Chúa phán hứa “Phúc cho những ai không thấy mà tin”.
Màn vũ thật vui, mang lại sự ngạc nhiên thích thú, vì các vũ công không phải là các em thiếu nhi Thánh-Thể như mọi năm mà là các vị “nữ lưu”, tuổi tác xê dịch từ trên 30 đến trên 60, với trang phục đẹp mắt, với những động tác uyển chuyển và nhịp nhàng không thua kém các em thiếu nhi. Toàn thể cộng đoàn khen ngợi ban tổ chức đã chọn chủ đề đầy ý nghĩa cho màn vũ, nhắc nhở mọi tín hữu về Niềm tin của mình.
Tại sao phải nhắc nhở về Niềm tin? Khủng hoảng Niềm tin là sự có thật. Không lâu sau khi đăng quang, ĐGH Biển Đức XVI đã đề cập đến một xã hội Tây Phương xa rời Niềm tin vào Thiên Chúa. Sau đó, trong chuyến viếng thăm mấy nước Đông Âu, Ngài lại nhắc nhở các giám mục cố gắng giáo dục tín hữu, nhất là giới trẻ để họ giữ vững Niềm tin nơi Thiên Chúa trong xã hội họ đang sống, đừng bắt chước những xã hội Tây Âu đang trần tục hóa. Đó là khủng hoảng có thật đang xảy ra ở Âu Châu, cái nôi của Niềm tin Thiên Chúa Giáo.
Tác giả Armstrong Williams là một du khách Mỹ mới đi Châu Âu về đã viết bài mang tựa đề Abandonment of Faith in Europe (Sự chối bỏ Niềm tin ở Châu Âu). Sau đây chúng tôi xin trích một đoạn trong bài viết ấy để chúng ta cùng cảm thông cái ưu tư chung của Giáo Hội, và để chúng ta xét xem mình có thể làm được gì hầu củng cố Niềm tin của chính chúng ta, đồng thời góp phần làm giảm cơn khủng hoàng Niềm tin đang xẩy ra.
“Trong chuyến du lịch Châu Âu, tôi đã đi nhiều nơi và đã dừng lại Brussels một thời gian. Tôi xúc động mạnh bởi nét đẹp tuyệt vời và sự giàu có của thành phố. Trong số những tòa nhà thực sự gây ấn tượng là các ngôi thánh đường đa dạng làm chật những con đường của thành phố, gồm cả ngôi đại thánh đường Thánh Michael và Thánh Grudula. Cũng như nhiều người Mỹ du lịch Châu Âu, tôi xúc động vì sự trống vắng trong những nơi thờ phượng. Sự bỏ phế lớn lao của con người trong các nhà thờ mà tôi đã viếng thăm đã củng cố thêm vào sự kiện cho rằng Châu Âu đang đi vào một kỷ nguyên mà trong đó phần lớn người dân của lục địa này đã chối bỏ Niềm tin của ông cha họ”.
Cũng may, sự chối bỏ Niềm tin chỉ đang xảy ra ở một số nước Tây Âu. Nước Mỹ non trẻ tuy có bị ảnh hưởng phần nào nhưng chưa đến mức báo động. May mắn hơn, trong các cộng đoàn người Việt, Niềm tin vào Thiên Chúa vẫn khá vững mạnh. Một số cộng đoàn đang đi xin được sử dụng các nhà thờ bị bỏ trống vì số giáo dân bản xứ không còn đủ, cũng như đang rộng lượng đóng góp xây dựng thêm những cơ sở cần thiết để phát triển các sinh hoạt cộng đoàn và việc thờ phượng Chúa.
Giải quyết những “trục trặc về Niềm tin” là vấn đề lớn. Chúng tôi không thể và không đủ khả năng để góp ý. Chúng tôi cũng không thể và không muốn so sánh Niềm tin của giáo dân Việt và giáo dân của các quốc gia khác. Dựa vào sự quan sát thực tế, ngoài một số rất nhỏ hoài nghi, thậm chí bỏ Chúa, chúng tôi thấy hầu như tất cả người Công Giáo Việt Nam vẫn “Không thấy mà tin”. Đó là điều đáng quý và cần thiết để được gọi là “con cái Chúa” vì nếu Chúa Tỏ mình ra cho mọi người thấy thì nhân loại đã theo Chúa hết rồi.