Hãy phú thác trong tay Chúa Cha khi chúng ta rời khỏi cuộc đời này : đó là lời khuyên nhủ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong bài giảng thánh lễ tại Nhà Thánh Marta, nói về lời cầu nguyện của Đức Chúa Giêsu trước khi Chịu Nạn, và trước cuộc hành trình của thánh Phao lồ, và của thánh Milet khi rời thành Jêrusalem . Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở đến tất cả những nạn nhân bị bách hại phải chạy trốn lìa bỏ quê hương xứ sở như người Rohinga ở Miến Điện, hay những người Kitô hữu và người Yezidis ở Irắc .
Chúa Giêsu về với Đức Chúa Cha và gởi Chúa Thánh Thần đến với chúng ta; thánh Phaolồ nghỉ ngơi trước khi rời thành Jêrusalem, khóc với các kỳ mục đến từ Êphêxô chào lời từ biệt. Đức Giáo Hoàng dựa vào những bài đọc của ngày hôm nay để nói về ý nghĩa thực sự của sự “tiễn biệt” của một người Kitô hữu.
Chúng ta hãy nhìn đến những nạn nhân phải chạy trốn những cuộc bách hại .
“Chúa Giêsu phải từ biệt, thánh Phao lồ cũng phải từ biệt, và điều này giúp chúng ta suy tư đến cuộc từ biệt của chúng ta”. Đức Thánh Cha nhận xét : “trong cuộc sống của chúng ta có biết bao nhiêu là cuộc chia ly”, từ nhỏ đến lớn, và biết bao nhiêu là đau khổ, biết bao nhiêu là nước mắt hòa lẫn với nhau”.
”Hôm nay chúng ta hãy nghĩ đến những người Rohinga khốn khổ của xứ Miến điện, khi họ phải lìa bỏ quê hương xứ sở chạy trốn những cuộc bách hại, họ không biết điều gì sẽ xẩy đến với họ. Họ đã ở lại trên tàu hàng tháng trời . . . Họ đến được một thành phố, người ta cho họ nước uống, lương thực. Nhưng sau đó người ta lại xua đuổi đi “hãy đi nơi khác”!. Hãy nhìn cảnh ra đi của người Kitô hữu và những người Yeziđi, họ chẳng thể nào trở về lại quê hương xứ sở, họ bị xua đuổi khắp mọi nơi. Và điều đó đang xẩy ra ngày hôm nay”.
Có biết bao nhiêu những cuộc chia ly lớn và nhỏ trong cuộc sống, Đức Thánh Cha lặp lại, ngài lấy ví dụ, người mẹ ôm hôn đứa con trai lần cuối cùng khi nó ra đi chinh chiến; hằng ngày bà cầu nguyện và luôn lo sợ một ngày nào đó nhà nước đến báo tin “tổ quốc ghi ân” . Cũng như lần tiễn biệt cuối cùng, chúng ta ai cũng phải trải qua, khi Chúa gọi chúng ta ra khỏi cuộc đời này .
Hãy phú thác vào trong tay Đức Chúa Cha vào giờ “Tiễn Biệt “ đó .
Những cuộc tiễn biệt lớn trong đời người không phải là những cuộc chia ly người ta thường nói với nhau ‘sẽ gặp lại” hoặc “chào tạm biệt”, những lời chào với ước mong sẽ gặp lại, sau đó vài tuần, vài tháng. Có những cuộc biệt ly, mà người ta không biết đến bao giờ mới gặp trở lại, và cũng chẳng biết làm sao để trở lại”. Các đề tài này cũng thường thấy trong nghệ thuật, trong hội họa hay trong ca nhạc .
“Tôi nhớ đến bài hát của những người lính Alpins, khi vị chỉ huy rời đơn vị : đó là “di chúc của vị chỉ huy”. Tôi đã suy tư như thế nào khi từ biệt, một cuộc từ biệt vĩnh viễn ? Thánh Phao lồ phú thác các người thuộc về mình cho Chúa, và Chúa Giêsu phú thác các môn đệ của mình còn ở thế gian lên Đức Chúa Cha . Hãy phú thác cho Đức Chúa Cha : đó là “Lời Tiễn Biệt” Chúng ta chỉ nói “Lời Tiễn Biệt” lần cuối cùng trong cuộc sống”.
Hãy suy tư về giây phút chúng ta lìa khỏi cuộc đời này .
“Đức Giáo Hoàng nói : Tôi tin rằng với hai hình ảnh này, thánh Phao lồ khóc, quì gối trên bải biển, bao quanh với những kỳ mục, và hình ảnh Chúa Giêsu, buồn bã tiến bước đến cuộc Khổ Nạn, với các môn đệ khóc trong lòng, chúng ta có thể dùng để nghĩ về cuộc ra đi của chúng ta. Điều này có thể an ủi chúng ta. Ai sẽ là người sẽ vuốt mắt cho chúng ta?”
“Tôi đã để lại những gì? Chúa Giêsu và thánh Phao lồ, trong đoạn này, đã làm một việc là xét lại : tôi đã làm điều này, điều nọ. . .Và tôi, tôi đã làm gi? Hãy tưởng tượng vào lúc đó, những kẻ mà chúng ta đã nói “sẽ găp lại”, ngày mai hay hẹn gặp lại, nhưng lời :Tiễn Biệt”thì khác. Tôi có sẳn sàng phú thác những kẻ tôi yêu mến của tôi cho Chúa không? Tôi có sửa soạn lời nói đó như lời phú dâng hoàn toàn của Chúa Con cho Đức Chúa Cha không ?”
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài giảng nhắn nhủ chúng ta suy tư về các bài đọc hôm nay về cuộc ra đi của Chúa Giêsu và của thánh Phao lồ để suy tư, một ngày kia, chúng ta cũng nói lời “Tiễn Biệt” : “Lạy Chúa, con phú thác linh hồn con trong tay Chúa. Con dâng lên Ngài lịch sử đời con ; con dâng lên Ngài bạn bè thân thích của con, con dâng lên Ngài tất cả mọi sự.” Và Đức Giáo Hoàng kết thúc lời cầu khẩn: “Chúa Kitô đã chết và đã sống lại và đã ban cho chúng ta ChúaThánh Thần, để chúng ta có thể học hỏi và nói lên lời trối trăn cuối cùng “Lời Tiễn Biệt”.
Chúa Giêsu về với Đức Chúa Cha và gởi Chúa Thánh Thần đến với chúng ta; thánh Phaolồ nghỉ ngơi trước khi rời thành Jêrusalem, khóc với các kỳ mục đến từ Êphêxô chào lời từ biệt. Đức Giáo Hoàng dựa vào những bài đọc của ngày hôm nay để nói về ý nghĩa thực sự của sự “tiễn biệt” của một người Kitô hữu.
Chúng ta hãy nhìn đến những nạn nhân phải chạy trốn những cuộc bách hại .
“Chúa Giêsu phải từ biệt, thánh Phao lồ cũng phải từ biệt, và điều này giúp chúng ta suy tư đến cuộc từ biệt của chúng ta”. Đức Thánh Cha nhận xét : “trong cuộc sống của chúng ta có biết bao nhiêu là cuộc chia ly”, từ nhỏ đến lớn, và biết bao nhiêu là đau khổ, biết bao nhiêu là nước mắt hòa lẫn với nhau”.
”Hôm nay chúng ta hãy nghĩ đến những người Rohinga khốn khổ của xứ Miến điện, khi họ phải lìa bỏ quê hương xứ sở chạy trốn những cuộc bách hại, họ không biết điều gì sẽ xẩy đến với họ. Họ đã ở lại trên tàu hàng tháng trời . . . Họ đến được một thành phố, người ta cho họ nước uống, lương thực. Nhưng sau đó người ta lại xua đuổi đi “hãy đi nơi khác”!. Hãy nhìn cảnh ra đi của người Kitô hữu và những người Yeziđi, họ chẳng thể nào trở về lại quê hương xứ sở, họ bị xua đuổi khắp mọi nơi. Và điều đó đang xẩy ra ngày hôm nay”.
Có biết bao nhiêu những cuộc chia ly lớn và nhỏ trong cuộc sống, Đức Thánh Cha lặp lại, ngài lấy ví dụ, người mẹ ôm hôn đứa con trai lần cuối cùng khi nó ra đi chinh chiến; hằng ngày bà cầu nguyện và luôn lo sợ một ngày nào đó nhà nước đến báo tin “tổ quốc ghi ân” . Cũng như lần tiễn biệt cuối cùng, chúng ta ai cũng phải trải qua, khi Chúa gọi chúng ta ra khỏi cuộc đời này .
Hãy phú thác vào trong tay Đức Chúa Cha vào giờ “Tiễn Biệt “ đó .
Những cuộc tiễn biệt lớn trong đời người không phải là những cuộc chia ly người ta thường nói với nhau ‘sẽ gặp lại” hoặc “chào tạm biệt”, những lời chào với ước mong sẽ gặp lại, sau đó vài tuần, vài tháng. Có những cuộc biệt ly, mà người ta không biết đến bao giờ mới gặp trở lại, và cũng chẳng biết làm sao để trở lại”. Các đề tài này cũng thường thấy trong nghệ thuật, trong hội họa hay trong ca nhạc .
“Tôi nhớ đến bài hát của những người lính Alpins, khi vị chỉ huy rời đơn vị : đó là “di chúc của vị chỉ huy”. Tôi đã suy tư như thế nào khi từ biệt, một cuộc từ biệt vĩnh viễn ? Thánh Phao lồ phú thác các người thuộc về mình cho Chúa, và Chúa Giêsu phú thác các môn đệ của mình còn ở thế gian lên Đức Chúa Cha . Hãy phú thác cho Đức Chúa Cha : đó là “Lời Tiễn Biệt” Chúng ta chỉ nói “Lời Tiễn Biệt” lần cuối cùng trong cuộc sống”.
Hãy suy tư về giây phút chúng ta lìa khỏi cuộc đời này .
“Đức Giáo Hoàng nói : Tôi tin rằng với hai hình ảnh này, thánh Phao lồ khóc, quì gối trên bải biển, bao quanh với những kỳ mục, và hình ảnh Chúa Giêsu, buồn bã tiến bước đến cuộc Khổ Nạn, với các môn đệ khóc trong lòng, chúng ta có thể dùng để nghĩ về cuộc ra đi của chúng ta. Điều này có thể an ủi chúng ta. Ai sẽ là người sẽ vuốt mắt cho chúng ta?”
“Tôi đã để lại những gì? Chúa Giêsu và thánh Phao lồ, trong đoạn này, đã làm một việc là xét lại : tôi đã làm điều này, điều nọ. . .Và tôi, tôi đã làm gi? Hãy tưởng tượng vào lúc đó, những kẻ mà chúng ta đã nói “sẽ găp lại”, ngày mai hay hẹn gặp lại, nhưng lời :Tiễn Biệt”thì khác. Tôi có sẳn sàng phú thác những kẻ tôi yêu mến của tôi cho Chúa không? Tôi có sửa soạn lời nói đó như lời phú dâng hoàn toàn của Chúa Con cho Đức Chúa Cha không ?”
Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài giảng nhắn nhủ chúng ta suy tư về các bài đọc hôm nay về cuộc ra đi của Chúa Giêsu và của thánh Phao lồ để suy tư, một ngày kia, chúng ta cũng nói lời “Tiễn Biệt” : “Lạy Chúa, con phú thác linh hồn con trong tay Chúa. Con dâng lên Ngài lịch sử đời con ; con dâng lên Ngài bạn bè thân thích của con, con dâng lên Ngài tất cả mọi sự.” Và Đức Giáo Hoàng kết thúc lời cầu khẩn: “Chúa Kitô đã chết và đã sống lại và đã ban cho chúng ta ChúaThánh Thần, để chúng ta có thể học hỏi và nói lên lời trối trăn cuối cùng “Lời Tiễn Biệt”.