Chúa Nhật V PHỤC SINH (B)
Cv 9: 26-31; T.vịnh 21; 1Ga 3: 18-24; Gioan 15: 1-8

HÃY Ở LẠI TRONG THẦY VÀ SINH HOA TRÁI

Mỗi ngày bao nhiêu lần chúng ta bắt đầu câu nói bằng “tôi…” Tôi đói. Tôi mệt. Tôi sắp đi chợ. v.v. Đó mới chỉ là phần nào của những lời nói hằng ngày. Nhưng trong Tin Mừng theo thánh Gioan, khi Đức Giêsu tuyên bố “Tôi là,” nó chứa đựng ý nghĩa sâu xa.

Đoạn Tin Mừng hôm nay trích từ đoạn giữa của diễn từ cuối cùng của Đức Giêsu (Ga 13, 1-17, 24). Không có cuộc đối thoại nào tại thời điểm này, chỉ một mình Đức Giêsu nói với các tông đồ. Trong phần này, không có gì liên quan đến chuyện chuẩn bị cho bữa tiệc, chẳng hạn: sẽ ăn gì và việc chúc lành bánh rượu. Tin Mừng nhất lãm có đề cập đến những điều đó. Trong Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu biết chắc những gì đang diễn ra. Người nói Người sẽ bị phản bội và sẽ trở về cùng Thiên Chúa Cha. Người rửa chân cho các môn đệ và dạy các ông phải yêu thương phục vụ lẫn nhau. Chẳng bao lâu nữa Người sẽ ra đi, nhưng hứa cũng sẽ quay lại.

Đoạn Tin Mừng bắt đầu với lời tuyên bố “Tôi là”. Ta nhớ lại Chúa Nhật tuần trước Người đã nói “Tôi chính là Mục tử nhân lành” (Ga 10, 11-18). Hôm nay, tại bàn ăn, Người lại nói “Thầy là cây nho thật và Cha Thầy là người trồng nho.”

Trong Tin Mừng Gioan, Đức Giêsu đề cập về chính mình tới 7 lần khi nói rằng “ta là.” Chẳng hạn, “Ta là bánh hằng sống”, “Ta là sự sống lại và là sự sống”, “Ta là nước hằng sống” .v.v. Khi bị những người Pharisiêu chất vấn “Ông tự coi mình là ai?” Người trả lời “Trước khi có ông Apraham thì tôi, tôi hằng hữu” (Ga 8, 57-59). Những người Pharisiêu hiểu Đức Giêsu đang tuyên bố căn tính của Người chính là Thiên Chúa. “Ta hiện hữu” là danh xưng Thiên Chúa đã truyền cho Môsê nói với dân Itsraen, “Đấng hiện hữu sai tôi đến với anh em” (Xh 3, 14).

Câu nói “Ta là” nối kết Đức Giêsu với việc mặc khải thánh danh của Thiên Chúa trong Cựu ước và truyền thống Do Thái giáo. Chẳng hạn, trong sách Êdêkien (20,44) Chúa hứa, “Các ngươi sẽ nhận biết chính Ta là Đức Chúa.” Nói cách khác, dân Chúa sẽ nhận biết Chúa bằng chính những gì Chúa đã làm cho họ - cứu vớt và giải thoát. Khi Đức Giêsu bắt đầu bằng công thức theo Cựu ước “Ta là Đấng hằng hữu”, thì Người nhấn mạnh sự hợp nhất của Người với Thiên Chúa, nghĩa là Người nói như Thiên Chúa nói vậy. Người sẽ thực hiện những gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta- cứu vớt và giải thoát chúng ta.

Đức Giêsu đã nói nhiều lần trong Tin Mừng Gioan rằng Người đến để giúp chúng ta nhận biết danh Thiên Chúa (17,6). Tất cả những công việc Người làm đều nhân danh Thiên Chúa (17, 11-12). Dân chúng đã quen thuộc hình ảnh về Thiên Chúa trong Cựu ước như người làm vườn, hoặc là như một người chủ vườn nho. Có lẽ họ cũng biết bài ca vườn nho trong sách Isaia, vườn nho cho nhiều nho dại (5, 17). Chủ vườn nho đến tìm kiếm trái nho tốt, nhưng thay vào đó toàn là sự gian ác. Hình ảnh về Đức Giêsu ngay hôm nay như là “cây nho thật” quả là quen thuộc như những câu nói sốt mến và thánh thiện trên các ảnh thánh. Mặc dù tôi không phải là người làm việc trong vườn nho hay người làm vườn, nhưng tôi vẫn hiểu được ý nghĩa của chúng.

Bối cảnh giúp chúng ta thấy rõ hình ảnh đó. Trước đây, trong chương 13 và 14, Đức Giêsu đã nói chuyện với các môn đệ. Giờ đây chúng ta đang trong buỗi Tiệc ly. Đó là diễn từ từ biệt và Người đã nói với các ông rằng nơi Người đến, các ông sẽ không thể đến được. Người cũng đang nói với chúng ta, những Kitô hữu hiện nay, những người tiếp nối các vị đã đồng bàn với Chúa xưa kia.

Cũng như các tông đồ, chúng ta có thể hỏi, “Chúng con sẽ làm gì nếu không có Ngài?” Chỉ trước câu mở đầu của bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu nói với những người bạn đồng bàn với mình, “Nào, đứng dậy! Ta đi khỏi đây” (Ga 14,31). Với lời tuyên bố đó diễn từ buổi Tiệc ly bắt đầu. Điều đáng nói ở đây không phải là sự thay đổi nơi chốn, họ không đứng dậy để tới nơi nào cả. Thay vào đó, chúng ta ở ngay tại bàn ăn với họ để tìm kiếm một thông điệp sâu xa hơn. Phải chăng Đức Giêsu mời gọi chúng ta đứng dậy và ra đi? Nếu chúng ta là những nhánh được gắn chặt với Đức Kitô, cây nho của chúng ta, và nếu Chúa Cha, người làm vườn, đang liên lỉ cắt tỉa chúng ta, dù chúng ta có ở đâu đi nữa, thì chúng ta có Đức Giêsu vẫn luôn ở trong chúng ta. Chắc chắn chúng ta không muốn đóng khung trong một cộng đoàn nhỏ bé và ấm cúng. Người đã rửa chân cho chúng ta tại bàn ăn và mời gọi chúng ta ra đi và làm như vậy cho tha nhân. “Phục vụ” là tên gọi của hành trình đó.

Hình ảnh cây nho đảm bảo chúng ta liên kết chặt chẽ với Đức Kitô và với nhau. Đối với một cộng đoàn ý thức được sứ mạng của mình, thì hình ảnh thiêng liêng ấy có ý nghĩa thật quan trọng. Chúng ta sẽ đi vào dòng đời, chịu tất cả những quyến rũ, dối trá và giá trị của thế gian. Nếu chúng ta không phải là một Giáo Hội để phục vụ nhân loại, thì hình ảnh về cây nho chẳng còn ý nghĩa gì mà chỉ là món đồ trang trí trên tường mà thôi.

Những chọn lựa vì niềm tin có thể tách chúng ta khỏi những giá trị cũng như cách sống giữa chúng ta với những người thân quen. Đây là sự cắt tỉa chúng ta trải nghiệm khi phải chọn lựa vì niềm tin của mình. Chúa cắt tỉa để chúng ta sinh được nhiều hoa trái. Đức Giêsu nói, “hãy ở lại trong Thầy, như Thầy ở lại trong anh em.” Dẫu cho các công việc của Giáo Hội có ý hướng tốt và cao thượng tới đâu, mà nếu không có Chúa ở cùng thì chúng ta chẳng khác nào là những cành nho không hoa trái.

Tại bữa Tiệc ly, khi Đức Giêsu nói “Thầy là cây nho thật,” Người đang muốn nói với cộng đoàn rằng dẫu Người sớm ra đi nhưng Người sẽ tiếp tục hiện diện với họ. Hơn nữa, vì là “cây nho thật” Người sẽ nuôi dưỡng và nâng đỡ họ. Những môn đệ Dothái của Người có lẽ hiểu được ẩn dụ cây nho nhờ Cưu ước. Đấy là một biểu tượng của Israel (Ed 17, 6-8; Tv 80, 8-19). Khi Đức Giêsu nói về mình “Ta là,” Người đang nói với dân chúng rằng Người sẽ thiết lập một Israel mới và Người sẽ là sự sống và trợ lực cho cộng đoàn mới này.

Chúng ta không nên vội vàng bỏ qua trích đoạn Tin Mừng này. Các hình ảnh trong Tin Mừng Gioan đều rất phong phú và ý nghĩa. Không có cuốn từ điển nào giới hạn nghĩa mà Gioan muốn trao ban cho chúng ta. Vì thế, chúng ta tự hỏi, chúng ta cần gì xét như là những Kitô hữu riêng biệt và xét như là một Giáo Hội? Dưới ánh sáng của thế giới hiện đại, đối với chúng ta, những hình ảnh ẩn dụ này có ý nghĩa gì khi ngày nay chúng ta nghe thấy: “cây nho thật”, “người trồng nho,” “sinh hoa trái,” “cắt tỉa,” “ở lại trong Thầy” .v.v?

Chúng ta sẽ luôn cần có sự canh tân, hay nói theo dụ ngôn là cần phải được “cắt tỉa”. Một nguồn mạch quan trọng để có được sự canh tân này nhằm giúp chúng ta “ở lại” trong Đức Giêsu, là lời Kinh Thánh: “Nếu anh em ở lại trong Thầy, thì lời Thầy sẽ ở lại trong anh em…” Một lần nữa chúng ta lại được nghe tiếng vọng giáo huấn của Giáo Hội từ xa xưa về sự hiện diện của Đức Kitô cho chúng ta trong Lời Chúa. Chúng ta, những người đang phụng thờ Thiên Chúa được nhắc nhở về tầm quan trọng của việc chú tâm lắng nghe Lời được công bố trong cử hành phụng vụ. Chúng ta cần tiếp tục tìm kiếm và lắng nghe Lời khi cầu nguyện, suy tư và chia sẻ Lời Chúa. Làm thế nào chúng ta có thể thực hiện việc này một cách đều đặn trong hoàn cảnh của mình? Làm thế nào chúng ta vẫn gắn chặt với “cây nho thật” và ở lại trong lời của Người? Đấy chính là một hình thức xét mình mà Đức Giêsu đề nghị với chúng ta ngày hôm nay khi Người thôi thúc chúng ta, “hãy ở lại trong Thầy.”

Chuyển ngữ: AE. HV. Đaminh Gò-Vấp


FIFTH SUNDAY OF EASTER (B)
Acts 9: 26-31; Psalm 22; I John 3: 18-24; John 15: 1-8


How many times a day do we begin a sentence with, "I am…?" I am hungry. I am tired. I am going to the store, etc. It’s just part of daily speech. But in John’s gospel, when Jesus begins a statement with "I am," it has profound significance.

Today’s gospel passage comes in the middle of Jesus’ Last Discourse (John 13:1-17:24). There is no conversation at this point, just Jesus speaking to his disciples. There’s nothing in this section about the preparations for the meal, what was served and the blessing of the bread and the wine. The other Gospels already covered that material. In John, Jesus is very much in control of what is happening. He speaks about his betrayal and return to the Father. He washes his disciples’ feet and teaches them about loving service to one another. Soon he will depart, but he assures them he will also return.

Our passage begins with another "I am" statement. Remember last Sunday he said "I am the good shepherd" (John 10:11-18). Today, at the table, he says "I am the true vine and my Father is the vine grower."

In John, Jesus refers to himself seven times saying, "I am." For example, "I am the bread of life," "I am the resurrection and the life," "I am living water," etc. When challenged by the Pharisees, "Who do you think you are?" Jesus responds, "Before Abraham was, I am!" (John 8:57-59). The Pharisees understood that Jesus was declaring his identity with God. "I am" was the name God gave Moses for the Israelites, "I am has sent me to you" (Exodus 3:14).

"I am" links Jesus with the revelation of the divine name in the Old Testament and rabbinic Judaism. For example, in Ezekiel (20:44) God makes a promise, "You shall know that I am the Lord." In other words, God’s people will come to know God by what God does for them – rescue and save them. When Jesus begins with the Old Testament formula, "I am," he is stressing his unity with God, speaking the same way God speaks. He will do what God does for us – rescue and save us.

Jesus has said many times in John that he has come to help us know God’s name (17:6). All his works have been done in the name of God (17:11-12). People knew the familiar Old Testament image of God as gardener, or as an owner of a vineyard. They would have also known Isaiah’s love song to a vineyard that yielded "wild grapes" (5:1-7). The vineyard owner came looking for fruits, but found injustice instead. Today’s image of Jesus as "the true vine" is so familiar it can sound like a pious, holy card statement. Even though I am not a vineyard worker or gardener, I get the point.

The context can help freshen up the image for us. Previously, in chapters 13 and 14, Jesus had a conversation with his disciples. We are at the Last Supper. It’s his farewell discourse and he has told them that where he was going they can’t come yet. He is speaking to us contemporary Christians as well, the successors to those who were around the table with him.

With those disciples we might ask, "What will we do without you?" Just before today’s opening verse Jesus said to his dinner companions, "Come, then! Let us be on our way" (14:31). With that statement the Last Supper discourse begins. It is not about a change of location, they don’t get up and go anywhere. Instead, we stay at table with them a look for a deeper message. Is Jesus calling us to get up and move? If we are the branches connected to Christ, our vine, and if the Father, the gardener, is constantly pruning us, then we have Jesus dwelling within us, no matter where we are. For sure, we are not meant to be a closed, a cozy little community. He has washed our feet at the table and is calling us to move on and do the same for others. "Service" is the name of the game.

The image of the vine assures us we will be connected to Christ and to one another. For a mission-oriented community, that divine image is important. We will be out in the world, under the influence of all its allures lies and values. If we are not a church in service in the world, then the vine imagery is a cliché, something just for wall decoration.

Our Christian choices may cut us off from the values and the ways of our family and friends. That is a kind of pruning we experience for our Christian choices. God is involved in that pruning process and will produce much fruit in us. Jesus says, "Remain in me, as I remain in you." No matter how well-intentioned and noble our church works are, unless Christ dwells within us, we are no more than dead branches without fruit.

At the Last Supper, when Jesus says "I am the true vine," he is telling the community that, though he will soon be leaving, he will continue to be with them. Still more, as "the true vine" he will nourish and sustain them. His Jewish disciples would understand his vine metaphor from the Old Testament. It was a symbol of Israel (Ezekiel 17:6-8; Psalm 80:8-19). When he refers to himself as "I am," Jesus is telling his people that he is establishing a new Israel and will be the life and sustenance for this new community.

Let’s not close the door on this passage two quickly. John’s images are rich. There is no dictionary that limits the meaning of what he gives us. So, we ask ourselves, what are our needs as individual Christians and as a community? In the light of our modern world what significance for us have the metaphors we hear today: "true vine," "vine grower," "bear fruit," "prunes," "remain in me," etc?

We will always be in need of renewal, or in terms of the parable, "pruning." One important source for this renewal, which will help us "remain" in Jesus, is the scriptural word. "If you remain in me and my words remain in you…." Once again we hear echoes of the church’s ancient teaching of Christ’s presence to us in the Word of God. We worshipers today are reminded how important it is to be attentive to the Word which is proclaimed at this liturgical celebration. We’ll also need to continue to search out and listen to the Word in scriptural prayer, reflection and discussion. How shall we do that regularly in our own settings? How shall we stay attached to the "true vine" and remain in his words? That is an examination of conscience Jesus proposes to us today as he urges, "remain in me."