Phát biểu hôm thứ Sáu 17 tháng Tư tại phiên họp thứ hai của Liên Hợp Quốc về sự bách hại các Kitô hữu, Đức Tổng Giám mục Bernard Auza rằng nói các nhà lãnh đạo thế giới nên tiếp cận vấn đề “với cả hai mắt mở rộng.”
“Và khi chúng ta đi sâu vào các chi tiết của cuộc bức hại các Kitô hữu trên toàn cầu, chúng ta sẽ rất khó giữ cho đôi mắt mình đừng nhỏ lệ”.
Tổng giám mục Auza nói tiếp: “Ngay cả khi chúng tôi đang nói với quý vị đây, hàng ngàn người trên khắp thế giới đang bị khủng bố, bị tước đoạt các quyền cơ bản của con người, bị phân biệt đối xử và bị giết chết chỉ đơn giản vì họ là những tín hữu Kitô.”
Đức Tổng Giám Mục đã tóm lược một vài hình thức bạo lực chống lại các Kitô hữu gần đây:
Tại Iraq và Syria, Libya và Nigeria, Kenya và trong khu vực tiểu Á, mặt đất của quả địa cầu này đã nhuốm máu theo nghĩa đen của từ này. Chúng ta đã nhìn thấy những hình ảnh man rợ trong đó các Kitô hữu Coptic bị chặt đầu ở Libya; nhà thờ đầy xác người bị bom nổ hất tung lên trong khi họ đang cử hành phụng vụ ở Iraq, Nigeria và Pakistan; các cộng đồng Kitô giáo cổ xưa bị đuổi ra khỏi nhà cửa của họ trên đồng bằng Nineveh của Kinh Thánh; các sinh viên Kitô Giáo bị bắn chết ở Kenya ...
Khi đề cập đến những âu lo về một cuộc thảm sát có khả năng xảy ra tại Aleppo, thủ phủ của người Kitô hữu Syria, Đức Tổng Giám mục Auza nhắc nhở Liên Hiệp Quốc rằng tình trạng bách hại các Kitô hữu vẫn đang có chiều hướng gia tăng dữ dội tại Trung Đông. Ngài nhắc lại rằng theo báo cáo của chính Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc trong vòng 25 năm qua, khoảng 2 triệu người Kitô hữu đã phải trốn khỏi Iraq; ở các nước lân cận, người dân nông thôn Kitô hữu đang biến mất, ở những khu vực các tín hữu Kitô đã hiện diện từ những thế kỷ đầu tiên của Kitô Giáo.
“Và khi chúng ta đi sâu vào các chi tiết của cuộc bức hại các Kitô hữu trên toàn cầu, chúng ta sẽ rất khó giữ cho đôi mắt mình đừng nhỏ lệ”.
Tổng giám mục Auza nói tiếp: “Ngay cả khi chúng tôi đang nói với quý vị đây, hàng ngàn người trên khắp thế giới đang bị khủng bố, bị tước đoạt các quyền cơ bản của con người, bị phân biệt đối xử và bị giết chết chỉ đơn giản vì họ là những tín hữu Kitô.”
Đức Tổng Giám Mục đã tóm lược một vài hình thức bạo lực chống lại các Kitô hữu gần đây:
Tại Iraq và Syria, Libya và Nigeria, Kenya và trong khu vực tiểu Á, mặt đất của quả địa cầu này đã nhuốm máu theo nghĩa đen của từ này. Chúng ta đã nhìn thấy những hình ảnh man rợ trong đó các Kitô hữu Coptic bị chặt đầu ở Libya; nhà thờ đầy xác người bị bom nổ hất tung lên trong khi họ đang cử hành phụng vụ ở Iraq, Nigeria và Pakistan; các cộng đồng Kitô giáo cổ xưa bị đuổi ra khỏi nhà cửa của họ trên đồng bằng Nineveh của Kinh Thánh; các sinh viên Kitô Giáo bị bắn chết ở Kenya ...
Khi đề cập đến những âu lo về một cuộc thảm sát có khả năng xảy ra tại Aleppo, thủ phủ của người Kitô hữu Syria, Đức Tổng Giám mục Auza nhắc nhở Liên Hiệp Quốc rằng tình trạng bách hại các Kitô hữu vẫn đang có chiều hướng gia tăng dữ dội tại Trung Đông. Ngài nhắc lại rằng theo báo cáo của chính Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc trong vòng 25 năm qua, khoảng 2 triệu người Kitô hữu đã phải trốn khỏi Iraq; ở các nước lân cận, người dân nông thôn Kitô hữu đang biến mất, ở những khu vực các tín hữu Kitô đã hiện diện từ những thế kỷ đầu tiên của Kitô Giáo.