Ký giả lão thành Andrea Tornielli vừa cho hay: trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Đức Hồng Y Gerhard Ludwig Muller, Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đề nghị: Thánh Bộ của ngài nên đảm nhiệm một lãnh vực trách nhiệm mới là cung cấp cơ cấu thần học cho triều giáo hoàng. Đây là một trách vụ chưa bao giờ được nhắc đến trong các văn kiện mô tả chính xác các năng quyền của Thánh Bộ này.
Thực thế, trong cuộc phỏng vấn của Nhật Báo Công Giáo Pháp La Croix, Đức Hồng Y Muller tuyên bố rằng “Việc một nhà thần học như Đức Bênêđíctô XVI lên ngai tòa Thánh Phêrô chắc chắn là một ngoại lệ. Nhưng Đức Gioan XXIII không phải là một thần học gia chuyên nghiệp. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nặng về mục vụ hơn nên sứ mệnh của chúng tôi tại Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin là cung cấp cơ cấu thần học cho triều giáo hoàng”. Như thế, theo tuyên bố của Đức Hồng Y Muller, Bộ Giáo Lý Đức Tin của ngài phải “lên cơ cấu thần học” cho triều giáo hoàng của Đức Phanxicô. Và đây có lẽ là lý do khiến cho vị tổng trưởng của Thánh Bộ này đưa ra nhiều tuyên bố công khai trên căn bản thường xuyên, như chưa từng có trước đây.
Đây quả là mẩu tin đáng lưu ý nếu ta nhớ điều 48 của Tông Hiến “Pastor Bonus” do Đức Gioan Phaolô II công bố năm 1988 về Giáo Triều Rôma: “Nhiệm vụ chuyên biệt của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin là cổ vũ và gìn giữ tín lý đức tin và luân lý trong toàn thể thế giới Công Giáo”.
Trong khi đó, “do thánh ý của chính Chúa Kitô”, như Đức Phanxicô nhắc lại vào lúc kết thúc Thượng Hội Đồng năm 2014, Đức Giáo Hoàng là “mục tử và thầy dạy tối cao của mọi tín hữu” (giáo luật điều 749). Cho tới một vài thập niên vừa qua, chính Đức Giáo Hoàng là vị đích thân chủ trì Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (Đức Phaolô VI là vị cuối cùng làm việc này). Vì chỉ có ngài, do quyền tối thượng Phêrô, mới có thẩm quyền thi hành nhiệm vụ này. Quyền tối thượng này vốn thuộc Giám Mục Rôma, bao gồm việc chủ trì “trong đức ái” và giải quyết các vấn đề thần học khi cần.
Ký giả Tornielli cho rằng dù lời tuyên bố của Đức Hồng Y Muller gần như không được ai chú ý, nhưng quả chúng mở ra cả một khung cảnh học lý mới đối với truyền thống Giáo Hội. Mặt khác, dường như theo đó, triều giáo hoàng hiện nay và cả triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II đều thiếu một cơ cấu thần học đầy đủ.
Trả lời phỏng vấn của báo La Croix
Ngày 29 tháng Ba năm 2015, nhân dịp tới Pháp để phát hành cuốn đầu tiên trong trọn bộ tác phẩm của thần học gia Joseph Ratzinger (Đức Bênêđíctô XVI), Đức Hồng Y Muller đã được Báo La Croix phỏng vấn về nhiều vấn đề.
Được hỏi ngài quan niệm ra sao vai trò của ngài dưới triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, Đức Hồng Y Muller, sau khi nhấn mạnh tới trách vụ mới như đã nói ở trên, ngài cho biết thêm: “tôi đánh giá cao kinh nghiệm của Đức Đương Kim Giáo Hoàng đến từ Châu Mỹ La Tinh. Tôi vốn nhiều lần tới Peru và nhiều nước Châu Mỹ La Tinh khác. Tôi biết ít nhiều tình hình và nhất là cảnh nghèo ở đấy, tuyệt đối khác với những gì chúng ta hiện thấy tại Âu Châu. Tôi nghĩ rằng đây là sứ mệnh vĩ đại của Đức Phanxicô: hợp nhất thế giới, vượt qua sự khác nhau quá lớn giữa các nước Âu Châu và Bắc Mỹ, và các nước Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và Châu Á. Ngài nhắc ta nhớ chỉ có một nhân loại duy nhất, một trái đất duy nhất, với một trách nhiệm phổ quát. Thông điệp sắp tới về môi trường sẽ nhấn mạnh tới trách nhiệm có tính hoàn cầu liên hệ tới khí hậu này, mọi người được hưởng các của cải chung.
Điều trên xem ra rất gần với thần học giải phóng. Nhân dịp phong á thánh cho Đức Cha Romero, phải chăng nền thần học này sẽ được nhìn nhận chính thức? Đức Hồng Y Muller cho hay: Nền thần học này chưa bao giờ bị kết án. Tuy nhiên phải vượt qua nguy cơ hoàn toàn chỉ chú trọng tới khía cạnh chính trị hay xã hội. Nhưng mặt khác, đặc điểm Công Giáo là không phân ly chiều kích siêu việt khỏi thế giới… Với mầu nhiệm nhập thể, hai chiều kích này kết hợp với nhau một cách mật thiết. Chúng ta năng nói tới sự cứu rỗi toàn diện. Chúng ta có một học thuyết xã hội phát triển cả 150 năm nay và, trong Deus caritas est, Đức Bênêđíctô XVI cũng đã nhắc nhở việc phục vụ (diaconie) là hành động căn bản ra sao của Giáo Hội trong chức năng giải phóng cũng như trong các sắc thái chính trị. Chính trị không thể tự bằng lòng với vai trò quản lý. Chúng ta cần một nền luân lý liên đới, hợp nhất con người thay vì vị kỷ, duy vật, lấy lòng dân…
Được hỏi: có người cho rằng cho tới nay, Giáo Hội Công Giáo dường như chỉ biết dựa vào tín lý, liệu cái nhìn ấy có sắp thay đổi không, Đức Hồng Y Muller cho hay: người ta có cảm tưởng các vị giáo hoàng trước đây có định kiến về luân lý tính dục trong khi Đức Phanxicô muốn trở về với tính phổ quát của sứ điệp Tin Mừng. Tuy nhiên, sứ điệp của Đức Phanxicô cũng rất rõ ràng về tính dục con người được ý muốn của Thiên Chúa sắp xếp, chính Người đã dựng nên họ có nam có nữ. Giáo Hội bác bỏ mọi viễn kiến ngộ đạo hay nhị nguyên muốn biến tính dục thành một yếu tố tách biệt khỏi bản nhiên con người. Đức Giáo Hoàng muốn nới rộng suy tư để nhấn mạnh rằng sứ mệnh của Giáo Hội là đem hy vọng tới cho mọi người.
Đó chính là chủ đề của Thượng Hội Đồng sắp tới về “sứ mệnh của gia đình trong Giáo Hội và trong thế giới”. Liệu có chăng một tổng hợp khả hữu giữa những viễn kiến rất khác nhau từng chống đối nhau tại thượng hội đồng vừa qua?
Đức Hồng Y Muller trả lời rằng: trong tư cách bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngài chịu trách nhiệm đối với tính hợp nhất của đức tin. Ngài không thể thiên bên này thiên bên nọ. Mà sự việc cũng rất rõ ràng: chúng ta có lời Chúa Kitô về hôn nhân và các giải thích chân chính về chúng suốt trong lịch sử Giáo Hội: các công đồng Florence và Trente, tổng hợp trong Gaudium et spes và huấn quyền sau đó… Về phương diện thần học, mọi sự đều hết sức rõ ràng. Chúng ta đang đối diện với việc duy tục hóa hôn nhân với việc tách biệt giữa hôn nhân tôn giáo và ký kết dân sự.
Như thế, ta đã đánh mất các yếu tố vốn tạo thành hôn nhân như một bí tích và như một định chế tự nhiên. Sứ điệp của Giáo Hội về hôn nhân đi ngược lại chiều hướng duy tục hóa này. Ta phải tìm lại các nền tảng tự nhiên của hôn nhân và nhấn mạnh để những người đã nhận phép rửa biết rõ tính bí tích của hôn nhân như một phương thế lãnh nhận ơn thánh để tắm gội vợ chồng và toàn thể gia đình.
Được hỏi liệu các hội đồng giám mục có quá lỏng lẻo về các chủ đề này hay không, Đức Hồng Y Muller cho hay: cần phân biệt hai bình diện: tín điều và việc tổ chức cụ thể. Chúa Giêsu thiết lập ra các Tông Đồ với Thánh Phêrô như nguyên lý hợp nhất đức tin và sự hiệp thông bí tích. Đây là một định chế thuộc thiên quyền. Ngoài ra, ta còn có các cơ cấu giáo luật diễn biến theo hoàn cảnh. Các hội đồng giám mục nói lên tính hợp đoàn giám mục trên bình diện một quốc gia, một văn hóa hay một ngôn ngữ, nhưng đó là một tổ chức thực tế. Giáo Hội Công Giáo hiện hữu như một Giáo Hội phổ quát, trong sự hiệp thông mọi giám mục hợp nhất và dưới sự che chở của Đức Giáo Hoàng. Giáo Hội cũng hiện hữu trong các Giáo Hội địa phương. Nhưng Giáo Hội địa phương không phải là Giáo Hội Pháp hay Giáo Hội Đức, mà là Giáo Hội Paris, Giáo Hội Toulouse … tức các giáo phận. Ý niệm Giáo Hội quốc gia hoàn toàn lạc giáo. Tự trị trong đức tin là điều không thể có! Chúa Giêsu Kitô là cứu chúa của mọi người, Người thống nhất hóa tất cả mọi người.
Nhưng có thể có việc thay đổi kỷ luật mà không đụng gì tới tín lý hay không? Không thể, kỷ luật và mục vụ phải hành động phù hợp với tín lý. Tín lý không phải là một lý thuyết kiểu Platông mà ta có thể lấy thực hành mà tu sửa, nhưng là biểu thức nói lên chân lý mạc khải trong Chúa Giêsu Kitô.
Về vấn đề người ly dị tái hôn, có thể có việc thừa nhận cuộc kết hợp thứ hai, sau một thời kỳ thống hối, dù cuộc kết hợp này không có tính bí tích không? Đức Hồng Y Muller cho hay: nếu cuộc kết hợp thứ nhất vẫn còn giá trị, thì người ta không thể đồng thời kết ước cuộc kết hợp thứ hai. Con đường thống hối có thể có, nhưng cuộc kết hợp thứ hai thì không. Khả thể duy nhất là trở về với cuộc kết hợp thứ nhất hay sống cuộc kết hợp thứ hai như anh trai em gái: đó là lập trường của Giáo Hội, phù hợp với thánh ý Chúa Giêsu. Ngoài ra, luôn có con đường xin tòa án Giáo Hội tuyên bố cuộc kết hợp thứ nhất vô hiệu.
Thực thế, trong cuộc phỏng vấn của Nhật Báo Công Giáo Pháp La Croix, Đức Hồng Y Muller tuyên bố rằng “Việc một nhà thần học như Đức Bênêđíctô XVI lên ngai tòa Thánh Phêrô chắc chắn là một ngoại lệ. Nhưng Đức Gioan XXIII không phải là một thần học gia chuyên nghiệp. Đức Giáo Hoàng Phanxicô cũng nặng về mục vụ hơn nên sứ mệnh của chúng tôi tại Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin là cung cấp cơ cấu thần học cho triều giáo hoàng”. Như thế, theo tuyên bố của Đức Hồng Y Muller, Bộ Giáo Lý Đức Tin của ngài phải “lên cơ cấu thần học” cho triều giáo hoàng của Đức Phanxicô. Và đây có lẽ là lý do khiến cho vị tổng trưởng của Thánh Bộ này đưa ra nhiều tuyên bố công khai trên căn bản thường xuyên, như chưa từng có trước đây.
Đây quả là mẩu tin đáng lưu ý nếu ta nhớ điều 48 của Tông Hiến “Pastor Bonus” do Đức Gioan Phaolô II công bố năm 1988 về Giáo Triều Rôma: “Nhiệm vụ chuyên biệt của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin là cổ vũ và gìn giữ tín lý đức tin và luân lý trong toàn thể thế giới Công Giáo”.
Trong khi đó, “do thánh ý của chính Chúa Kitô”, như Đức Phanxicô nhắc lại vào lúc kết thúc Thượng Hội Đồng năm 2014, Đức Giáo Hoàng là “mục tử và thầy dạy tối cao của mọi tín hữu” (giáo luật điều 749). Cho tới một vài thập niên vừa qua, chính Đức Giáo Hoàng là vị đích thân chủ trì Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin (Đức Phaolô VI là vị cuối cùng làm việc này). Vì chỉ có ngài, do quyền tối thượng Phêrô, mới có thẩm quyền thi hành nhiệm vụ này. Quyền tối thượng này vốn thuộc Giám Mục Rôma, bao gồm việc chủ trì “trong đức ái” và giải quyết các vấn đề thần học khi cần.
Ký giả Tornielli cho rằng dù lời tuyên bố của Đức Hồng Y Muller gần như không được ai chú ý, nhưng quả chúng mở ra cả một khung cảnh học lý mới đối với truyền thống Giáo Hội. Mặt khác, dường như theo đó, triều giáo hoàng hiện nay và cả triều giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II đều thiếu một cơ cấu thần học đầy đủ.
Trả lời phỏng vấn của báo La Croix
Ngày 29 tháng Ba năm 2015, nhân dịp tới Pháp để phát hành cuốn đầu tiên trong trọn bộ tác phẩm của thần học gia Joseph Ratzinger (Đức Bênêđíctô XVI), Đức Hồng Y Muller đã được Báo La Croix phỏng vấn về nhiều vấn đề.
Được hỏi ngài quan niệm ra sao vai trò của ngài dưới triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, Đức Hồng Y Muller, sau khi nhấn mạnh tới trách vụ mới như đã nói ở trên, ngài cho biết thêm: “tôi đánh giá cao kinh nghiệm của Đức Đương Kim Giáo Hoàng đến từ Châu Mỹ La Tinh. Tôi vốn nhiều lần tới Peru và nhiều nước Châu Mỹ La Tinh khác. Tôi biết ít nhiều tình hình và nhất là cảnh nghèo ở đấy, tuyệt đối khác với những gì chúng ta hiện thấy tại Âu Châu. Tôi nghĩ rằng đây là sứ mệnh vĩ đại của Đức Phanxicô: hợp nhất thế giới, vượt qua sự khác nhau quá lớn giữa các nước Âu Châu và Bắc Mỹ, và các nước Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh và Châu Á. Ngài nhắc ta nhớ chỉ có một nhân loại duy nhất, một trái đất duy nhất, với một trách nhiệm phổ quát. Thông điệp sắp tới về môi trường sẽ nhấn mạnh tới trách nhiệm có tính hoàn cầu liên hệ tới khí hậu này, mọi người được hưởng các của cải chung.
Điều trên xem ra rất gần với thần học giải phóng. Nhân dịp phong á thánh cho Đức Cha Romero, phải chăng nền thần học này sẽ được nhìn nhận chính thức? Đức Hồng Y Muller cho hay: Nền thần học này chưa bao giờ bị kết án. Tuy nhiên phải vượt qua nguy cơ hoàn toàn chỉ chú trọng tới khía cạnh chính trị hay xã hội. Nhưng mặt khác, đặc điểm Công Giáo là không phân ly chiều kích siêu việt khỏi thế giới… Với mầu nhiệm nhập thể, hai chiều kích này kết hợp với nhau một cách mật thiết. Chúng ta năng nói tới sự cứu rỗi toàn diện. Chúng ta có một học thuyết xã hội phát triển cả 150 năm nay và, trong Deus caritas est, Đức Bênêđíctô XVI cũng đã nhắc nhở việc phục vụ (diaconie) là hành động căn bản ra sao của Giáo Hội trong chức năng giải phóng cũng như trong các sắc thái chính trị. Chính trị không thể tự bằng lòng với vai trò quản lý. Chúng ta cần một nền luân lý liên đới, hợp nhất con người thay vì vị kỷ, duy vật, lấy lòng dân…
Được hỏi: có người cho rằng cho tới nay, Giáo Hội Công Giáo dường như chỉ biết dựa vào tín lý, liệu cái nhìn ấy có sắp thay đổi không, Đức Hồng Y Muller cho hay: người ta có cảm tưởng các vị giáo hoàng trước đây có định kiến về luân lý tính dục trong khi Đức Phanxicô muốn trở về với tính phổ quát của sứ điệp Tin Mừng. Tuy nhiên, sứ điệp của Đức Phanxicô cũng rất rõ ràng về tính dục con người được ý muốn của Thiên Chúa sắp xếp, chính Người đã dựng nên họ có nam có nữ. Giáo Hội bác bỏ mọi viễn kiến ngộ đạo hay nhị nguyên muốn biến tính dục thành một yếu tố tách biệt khỏi bản nhiên con người. Đức Giáo Hoàng muốn nới rộng suy tư để nhấn mạnh rằng sứ mệnh của Giáo Hội là đem hy vọng tới cho mọi người.
Đó chính là chủ đề của Thượng Hội Đồng sắp tới về “sứ mệnh của gia đình trong Giáo Hội và trong thế giới”. Liệu có chăng một tổng hợp khả hữu giữa những viễn kiến rất khác nhau từng chống đối nhau tại thượng hội đồng vừa qua?
Đức Hồng Y Muller trả lời rằng: trong tư cách bộ trưởng Bộ Giáo Lý Đức Tin, ngài chịu trách nhiệm đối với tính hợp nhất của đức tin. Ngài không thể thiên bên này thiên bên nọ. Mà sự việc cũng rất rõ ràng: chúng ta có lời Chúa Kitô về hôn nhân và các giải thích chân chính về chúng suốt trong lịch sử Giáo Hội: các công đồng Florence và Trente, tổng hợp trong Gaudium et spes và huấn quyền sau đó… Về phương diện thần học, mọi sự đều hết sức rõ ràng. Chúng ta đang đối diện với việc duy tục hóa hôn nhân với việc tách biệt giữa hôn nhân tôn giáo và ký kết dân sự.
Như thế, ta đã đánh mất các yếu tố vốn tạo thành hôn nhân như một bí tích và như một định chế tự nhiên. Sứ điệp của Giáo Hội về hôn nhân đi ngược lại chiều hướng duy tục hóa này. Ta phải tìm lại các nền tảng tự nhiên của hôn nhân và nhấn mạnh để những người đã nhận phép rửa biết rõ tính bí tích của hôn nhân như một phương thế lãnh nhận ơn thánh để tắm gội vợ chồng và toàn thể gia đình.
Được hỏi liệu các hội đồng giám mục có quá lỏng lẻo về các chủ đề này hay không, Đức Hồng Y Muller cho hay: cần phân biệt hai bình diện: tín điều và việc tổ chức cụ thể. Chúa Giêsu thiết lập ra các Tông Đồ với Thánh Phêrô như nguyên lý hợp nhất đức tin và sự hiệp thông bí tích. Đây là một định chế thuộc thiên quyền. Ngoài ra, ta còn có các cơ cấu giáo luật diễn biến theo hoàn cảnh. Các hội đồng giám mục nói lên tính hợp đoàn giám mục trên bình diện một quốc gia, một văn hóa hay một ngôn ngữ, nhưng đó là một tổ chức thực tế. Giáo Hội Công Giáo hiện hữu như một Giáo Hội phổ quát, trong sự hiệp thông mọi giám mục hợp nhất và dưới sự che chở của Đức Giáo Hoàng. Giáo Hội cũng hiện hữu trong các Giáo Hội địa phương. Nhưng Giáo Hội địa phương không phải là Giáo Hội Pháp hay Giáo Hội Đức, mà là Giáo Hội Paris, Giáo Hội Toulouse … tức các giáo phận. Ý niệm Giáo Hội quốc gia hoàn toàn lạc giáo. Tự trị trong đức tin là điều không thể có! Chúa Giêsu Kitô là cứu chúa của mọi người, Người thống nhất hóa tất cả mọi người.
Nhưng có thể có việc thay đổi kỷ luật mà không đụng gì tới tín lý hay không? Không thể, kỷ luật và mục vụ phải hành động phù hợp với tín lý. Tín lý không phải là một lý thuyết kiểu Platông mà ta có thể lấy thực hành mà tu sửa, nhưng là biểu thức nói lên chân lý mạc khải trong Chúa Giêsu Kitô.
Về vấn đề người ly dị tái hôn, có thể có việc thừa nhận cuộc kết hợp thứ hai, sau một thời kỳ thống hối, dù cuộc kết hợp này không có tính bí tích không? Đức Hồng Y Muller cho hay: nếu cuộc kết hợp thứ nhất vẫn còn giá trị, thì người ta không thể đồng thời kết ước cuộc kết hợp thứ hai. Con đường thống hối có thể có, nhưng cuộc kết hợp thứ hai thì không. Khả thể duy nhất là trở về với cuộc kết hợp thứ nhất hay sống cuộc kết hợp thứ hai như anh trai em gái: đó là lập trường của Giáo Hội, phù hợp với thánh ý Chúa Giêsu. Ngoài ra, luôn có con đường xin tòa án Giáo Hội tuyên bố cuộc kết hợp thứ nhất vô hiệu.