Trong một bài trước (Quan Điểm Của Một Người Vô Thần: Hồi Giáo Bạo Động Hơn Kitô Giáo, Vietcatholic 30/01/2015), chúng tôi có đề cập tới nhận định của Robert Traciski, một người vô thần, khi ông cho rằng Hồi Giáo có một tiến độ ngược chiều với Kitô Giáo: từ chỗ bước vào ánh sáng văn hóa Hy Lạp (lý lẽ) sớm hơn, với những nhà khoa học và triết học lừng danh như Ibn Sina (Avicenna) và Ibn Rushd (Averroes), đến chỗ rơi vào bóng tối mà dường như chưa có đường trở lui.
Patrick V. Reid, giáo sư thần học tại Providence College, tác giả bộ Readings In Western Religious Thought (The Ancient World, The Middle Ages Through The Reformation), cũng có cùng một nhận định khi cho rằng: “đến thế kỷ thứ chín, Hồi Giáo đã sản xuất một nền văn hóa rực rỡ và đầy sáng tạo cao hơn Âu Châu trung cổ theo Kitô Giáo nhiều; lúc ấy, Âu Châu Kitô Giáo vẫn còn trong Thời Kỳ Bóng Tối”.
Trong bài này, chúng tôi xin giới thiệu nền thần học Hồi Giáo thời Trung Cổ với một số nhân vật lừng danh như Ibn Sina (Avicenna, 980-1037), Ibn Rushd (Averrroes, 1126-1198) và Abu Hamid Muhammad Al-Ghazali (1058-1111).
Cuộc phân rẽ Shiite-Sunni
Sau cái chết của Muhammad, cộng đồng rộng lớn do ông để lại bị phân hóa bởi việc chọn người kế vị. Cuộc phân hóa này tạo ra hai ngành của Hồi Giáo: Shiite và Sunni.
Người Sunni tin rằng Muhammad không để lại bất cứ huấn thị nào về việc chọn người kế vị, nên cộng đồng ông để lại phải giải quyết vấn đề này. Họ thừa nhận giá trị của cuộc bầu cử 4 vị vua (caliphs) đầu tiên là Abu Bakr (632-634), Umar (634-644) Uthman (644-656) và Ali (656-661), tất cả đều là những người trở lại Hồi Giáo từ đầu và là đồng chí tin cậy của Muhammad.
Shiah Ali (đảng của Ali) trái lại không thừa nhận 3 vị vua đầu và nguyên tắc bầu người kế vị Muhammad. Họ cho rằng Ali ibn Abi Talib, em họ và là con rể của Muhammad, là người hợp pháp duy nhất nối nghiệp nhà tiên tri vì là thân nhân phái nam gần nhất của ông. Người Shiite có nhiều truyền thống tin rằng Muhammad đã chỉ định Ali là người kế nhiệm, họ còn chỉ ra các đoạn Kôrăng nói về việc chỉ định này nữa. Họ cho rằng tất cả những điều này đã bị người Sunni ếm đi để hỗ trợ những tên phản Ali. Trong truyền thống Shiite, người ta có thói quen nguyền rủa 3 vị vua đầu tiên về tội tiếm quyền.
Khi lên cầm quyền, Ali chỉ được một phần cộng đồng thừa nhận là lãnh tụ Hồi Giáo (ummah). Bởi thế ông đã dính dáng tới cuộc tranh quyền khá phức tạp với nhiều người khác, như Muawiyah, thống đốc Syria và là thành viên của gia đình uy thế Umayyad. Khi Ali bị ám sát bởi một thành viên của giáo phái cuồng tín Khawarij, Muawiyah củng cố quyền lực và trở thành người sáng lập ra Vương Quốc Ả Rập Damascus và triều đại Umayyad kéo dài mãi tới năm 750 thì rơi vào tay nhà Abbasids. Hy vọng của người Shiite nay đặt trong tay hai người con trai của Ali là Hasan và Husayn. Người đầu từ khước mọi tham vọng làm vua, nên Husayn một mình lâm chiến với nhà Umayyad tại Karbala, Iraq, năm 680.
Thất bại về chính trị, người Shiite quay qua hiển dương gia đình Ali về tôn giáo. Họ khai triển một thứ thần học ngộ đạo (gnostic) nhằm quả quyết rằng Muhammad chọn Ali để tiếp nhận giáo huấn kỳ bí của Hồi Giáo mà không một ai khác có thể hiểu. Theo phái Shiite, giáo huấn sâu sắc được truyền tụng từ đời cha tới đời con trong gia đình Ali, và tất cả những ai muốn được cứu rỗi phải học hỏi giáo huấn này. Dưới hình thức cực đoan của nó, người Shiite khai triển cả một giáo thuyết về nhập thể theo đó, một ánh sáng từ trời đã nhập thể trọn vẹn vào Ali và khi ông chết được chuyển qua cho một người khác trong dòng dõi ông. Dưới hình thức này, Ali còn được tôn kính hơn cả Muhammad nữa. Dưới hình thức ôn hòa hơn, Ali và dòng dõi ông được coi là người phàm nhưng được tia sáng thần linh chiếu rọi suốt từ thế hệ này qua thế hệ nọ nên luôn có nguồn soi sáng của thần linh cho cộng đồng. Trong nền thần học Shiite, Ali và dòng dõi ông được gọi là imam nghĩa là nhà lãnh đạo có sự khôn ngoan và hướng dẫn của Thiên Chúa. Việc cai trị hợp pháp thuộc imam, và ở mỗi thời, chỉ có imam mới là nguồn hướng dẫn và chân lý thần linh mà thôi. Không ai có hy vọng có sự sống và phần thưởng thích đáng nếu không sùng kính imam.
Trái với các khuynh hướng ngộ đạo của người Shiite, người Sunni, vốn đại biểu cho đa số người Hồi Giáo, khai triển một truyền thống luật học và thần học dễ hiểu hơn đối với công chúng để đương đầu với các nhu cầu thay đổi của cộng đồng Hồi Giáo khi họ xâm chiếm nhiều nền văn hóa tinh tế hơn tại thế giới Cận Đông và Địa Trung Hải. Dù kinh Kôrăng đã cung cấp khá nhiều luật lệ chi tiết, như về việc thừa hưởng tài sản, nhưng vẫn không đủ để hướng dẫn người Hồi Giáo trong các tình thế mới. Thành thử ngay buổi đầu, các nhà luật học đã cảm thấy nhu cầu cần bổ túc Kinh Kôrăng bằng nhiều thế giá khác, như tôn trọng phong tục Ả Rập trong việc sử dụng sunnah hay truyền thống tổ tiên. Đối với người Hồi Giáo Sunni, thì đây là sunnah của chính Muhammad và các đồng chí của ông, tìm thấy trong các truyện kể của cộng đồng sơ khai gọi là hadith. Dĩ nhiên, lối giải quyết vấn đề hướng dẫn này không hẳn không có vấn đề. Ngay các truyền thống của Muhammad cũng đâu có bao quát được mọi tình thế, thành thử một số truyền thống đã được tạo ra giống các tin mừng ngoại thư của Kitô Giáo. Ngoài ra còn có khó khăn trong việc xác quyết đâu là truyền thống chân chính. Người ta phải tôn kính sunnah nào và đâu là tính chân thực của nó? Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nhà luật học là những người đòi phải có những tuyên bố chính xác về các bổn phận và ngăn cấm đối với đời sống Hồi Giáo.
Trong công trình tựa là “Khảo Luận”, Muhammad ibn-Idris al Shafi’i (787-820), một nhà luật học nổi tiếng, đã khai triển một giải pháp cho các vấn đề trên; và giải pháp này sau đó đã trở thành tiêu chuẩn đối với người Sunni. Trong công trình này, ông phân biệt 4 nguồn cho luật thánh: 1) chính Kinh Kôrăng, 2) các thực hành của Muhammad, được Thiên Chúa linh hứng, 3) sự nhất trí của cộng đồng Hồi Giáo, và 4) suy luận bản thân bằng loại suy với Kinh Kôrăng, sunnah, và sự nhất trí của cộng đồng.
Mỗi một nguồn trên đều bắt nguồn từ mạc khải tìm thấy nơi Kinh Kôrăng. Thí dụ, kinh Kôrăng nói tới bổn phận “phải cầu nguyện, trả zakat (thuế bố thí), đi hành hương, và giữ việc ăn chay” cũng như ngăn cấm một số hành vi xấu xa như ngoại tình, uống rượu v.v… Về thể thức thi hành các bổn phận này, người Hồi Giáo hướng tới nguồn thứ hai là fiqh, hay tác phong đúng và lời lẽ của Muhammad để học hỏi những điều như số kinh phải đọc hàng ngày hay số tiền phải đóng thuế zakat. Loại thứ ba là các hành vi bắt chước theo gương Muhammad. Điều này dựa trên giáo huấn của Kinh Kôrăng dạy người ta phải vâng theo tông đồ của Thiên Chúa và cầu viện các quyết định của ngài. Sau cùng, loại thứ tư tức sử dụng suy luận bản thân, dựa trên các câu nói trong Kinh Kôrăng đề cập tới việc Thiên Chúa thử thách các tín đồ xem họ có cố gắng và bền vững hay không.
Thuở ban đầu của thần học Hồi Giáo
Chính Kinh Kôrăng xem ra không mấy khuyến khích việc suy luận thuần lý về bản tính Thiên Chúa và các vấn đề thần học khác. Nhưng các khai triển và các vấn đề chính trị gây ra do việc tiếp xúc với các truyền thống triết học Hy Lạp và các truyền thống tôn giáo phát triển hơn như Do Thái Giáo và Kitô Giáo đã dẫn các nhà tư tưởng Hồi Giáo vào nền thần học thuần lý mà họ gọi là kalam.
Một phần của việc nghĩ tới các vấn đề thần học phát khởi từ các triển khai chính trị; những triển khai này đặt ra vấn đề Thiên Chúa kiểm soát các biến cố nhân bản và ý chí con người, những vấn đề vốn được Thánh Augustinô và Pelagius tranh biện trong truyền thống Kitô Giáo thế kỷ thứ năm và sau này được Luther và Erasmus tiếp tục vào thế kỷ 16. Vì gia đình Umayyad lên nắm quyền nhờ các cuộc chiến tranh với các đồng chí của Muhammad và gia đình ông ta, nên họ bị các phe phái khác trong Hồi Giáo chỉ trích nặng nề, và họ thấy cần phải sử dụng tới tuyên truyền tôn giáo để hợp thưc hóa chế độ cai trị của họ và đánh đổ các lập luận tôn giáo chống lại việc tiếm quyền của họ. Một trong các ý niệm tôn giáo hữu ích liên quan tới vấn đề này là việc tiền định tìm thấy trong nhiều phần của Kinh Kôrăng. Nếu mọi sự xẩy ra đều do ý muốn của Allah, thì việc nhà Umayyad cai trị từ Damascus chứ không phải từ Mecca hay Medina chỉ là kết quả việc Thiên Chúa can thiệp, nên không thể chống đối được. Phái của họ tự gọi là Jabariyah, có nghĩa là sức mạnh.
Giống phái Pelagius trong truyền thống Kitô Giáo, các địch thủ của họ nhấn mạnh rằng hữu thể nhân bản có ý chí tự do và năng lực chọn lựa đường lối hành động. Việc chống lại nhà Umayyad không những không có tội mà còn là một bổn phận đối với mọi người Hồi Giáo có suy nghĩ đứng đắn. Phái của họ tự gọi là Qadaryah có nghĩa là năng lực hay ý chí tự do. Thành thử cuộc tranh chấp giữa hai phái này vừa có tính chính trị vừa có tính tôn giáo.
Nhà Umayyad cũng thích ứng khá nhiều định chế của ngoại quốc để cai trị vương quốc của họ. Dù việc này cần thiết, nhưng nó bị các nhà bảo thủ tôn giáo phê bình nặng nề vì đi ngược lại sunnah của đấng tiên tri. Chống triệt để nhất phát xuất từ nhóm Khawarij, nhóm cuồng tín luôn cho rằng các cải cách của nhà Umayyad khiến chúng trở thành tội lỗi và quân bỏ đạo. Không vâng lệnh những nhà cai trị này không những là điều được phép mà còn cần thiết nữa. Theo nhóm này, nhà Umayyad phải chịu tử hình là điều Kinh Kôrăng vốn dành cho quân bỏ đạo.
Việc xem sét các vấn đề do nhóm Khawarij nêu lên đã tạo ra cuộc thảo luận gay cấn về vai trò đức tin (imam) và việc làm tốt (islams) để xác định xem ai là thành viên đích thực của cộng đồng Hồi Giáo và ai được cứu rỗi. Một số người cho rằng không có việc làm tốt, là không có đức tin và việc làm tốt là chứng cớ của đức tin. Một số người khác cho rằng chỉ cần đức tin cũng đủ là một người Hồi Giáo đích thực. Chủ trương thứ ba có tính thoả hiệp, nhằm phân biệt giữa tội trọng và tội nhẹ hơn. Tội trọng loại người ta ra khỏi Hồi Giáo. Tội nhẹ hơn có thể tha thứ được và không ảnh hưởng tới tư cách thành viên trong cộng đồng. Tất cả các cuộc tranh luận này tương tự như các cuộc tranh luận sau này giữa các nhà cải cách và Giáo Hội Công Giáo Rôma thời Cải Cách.
Một thúc đẩy khác hướng tới suy nghĩ thần học, từ đầu thế kỷ thứ tám trở đi, phát xuất từ các truyền thống của các dân tộc bị chinh phục. Người Hồi Giáo thành thực tin rằng họ là người mang tới một chế độ tôn giáo (dispensation) mới cao hơn các tôn giáo cũ, nhưng họ thấy khó có thể thuyết phục người Do Thái Giáo và người Kitô Giáo là những người có các truyền thống tôn giáo xưa hơn và tinh tế hơn. Tại Damascus, những cuộc tranh luận giữa người Hồi Giáo và người Kitô Giáo về giá trị của tín ngưỡng liên hệ thường được bảo trợ bởi triều đình. Trong lịch sử chinh phục của họ, người Hồi Giáo cũng gặp gỡ các tôn giáo khác: đạo của Zoroaster (Zoroastrianism), đạo của Mani (Manichaeanism) và Đạo Phật. Trong bối cảnh đa nguyên này, các nhà tư tưởng Hồi Giáo bó buộc phải cố gắng nắm vững những điều cốt yếu trong tín ngưỡng của họ và triển khai những khí cụ hữu hiệu hơn để phát biểu nó ra. Việc khai triển nền thần học trọn vẹn của họ (kalam) là sản phẩm của một nhóm nhỏ nhưng quan trọng là Mu’tazilah.
Nhóm trên được Wasil ibn-Ata (chết năm 748) thành lập tại Basra. Trong cuộc tranh luận giữa nhóm Kharijites và phái chính dòng Sunni về vấn đề vai trò của đức tin và việc làm tốt để xác định ai là người Hồi Giáo đích thực, nhóm Mu’tazilite có chủ trương trung dung, do đó, tên của họ có nghĩa “những người rút lui”. Nhóm Kharijite biện luận rằng một người Hồi Giáo phạm tội trọng chẳng tốt hơn gì một người không tin. Trái lại, phái Sunni chính dòng thì chủ trương: đức tin mà thôi đủ để được cứu rỗi, dựa trên Hadith sau đây:
Tiên Tri phán: ‘Người của Thiên Đường sẽ vào Thiên Đường còn người của Hoả Ngục sẽ vào hoả ngục; lúc ấy Thiên Chúa sẽ phán “Hãy lấy ra (khỏi Lửa) những ai trong tâm hồn họ có sức nặng đức tin bằng hạt mù-tạt”. Và họ sẽ được đem ra khỏi lửa (Hỏa Ngục), mình đã cháy đen, và ném vào sông sự sống. Ở đấy họ sẽ mọc mầm, giống như hạt mọc mầm bên thác nước…(trích từ bộ hadith của Muhammad ibn Isma’il al-Bukhari).
Chủ trương của nhóm Mu’tazilite là: người mắc tội trọng chẳng phải người tin mà cũng chẳng phải người không tin, họ đứng giữa.
Tập chú trong cố gắng thần học của nhóm trên là điều được họ coi như hai chủ đề chính của Hồi Giáo: tính đơn nhất tuyệt đối của Thiên Chúa và đức công chính của Người khi phán xét thế gian. Họ cố gắng khai triển các hệ luận hợp luận lý của hai ý niệm vừa nói; và trong diễn trình này, họ chứng minh tính ưu việt của đức tin Hồi Giáo đối với các tôn giáo khác dựa trên các bản văn và lý luận thuận lý.
Đề cập tới tính đơn nhất của Thiên Chúa, nhóm Mu’tazilite buộc phải xem sét bản chất ngôn từ nói về Allah trong Kinh Kôrăng. Họ lưu ý tới các đoạn trong kinh này mô tả Allah như Đấng vô biên cao hơn bất cứ tạo vật nào và hoàn toàn không giống tạo thế:
Allah! Không có Thiên Chúa nào ngoài Ngài ra, Đấng hằng sống, Đấng vĩnh cửu. Không cơn mê mệt cũng như cơn say ngủ nào xẩy đến với Người. Thuộc về Người là bất cứ điều gì ở trên trời và bất cứ điều gì ở dưới đất… Người biết điều gì ở phía trước chúng và điều gì ở đàng sau chúng, trong khi chúng không nắm được điều Người biết ngoại trừ điều Người muốn. Ngai của Người gồm cả trời lẫn đất, và Người không bao giờ mỏi mệt duy trì chúng. Người là Đấng Siêu Phàm, Đáng Kính Sợ (Surah II:255tt).
Những tuyên ngôn như thế về tính siêu việt của Thiên Chúa cần được xem sét nghiêm túc, còn những phát biểu có tính nhân học nói về Thiên Chúa như Đấng có các bộ phận thân xác thì cần được hiểu như những ẩn dụ hay ví von dẫn ta tới ý nghĩa thần học thuận lý. Thí dụ những câu nói tới bàn tay Thiên Chúa là những câu nhằm nói tới quyền năng hay sự săn sóc của Người.
Họ cũng đả kích niềm tin chung chung cho rằng mọi con người nhân bản đều sẽ được nhìn thấy Allah bằng mắt mình trong lúc phán xét. Theo phái Mu’tazilites, giác quan con người không thể nắm được Thiên Chúa, Đấng đứng ngoài việc xác định vật chất. Những từ ngữ mô tả Allah như vĩnh cửu, hằng sống, hiểu biết, có ý chí, và nhìn thấy không phải là các thực tại thực sự hiện hữu nơi Thiên Chúa. Điều này dẫn ta tới các giáo thuyết giống như niềm tin Kitô Giáo vào Chúa Ba Ngôi. Đúng hơn, các phẩm tính ấy không thể phân biệt với nhau được trong yếu tính của Thiên Chúa, vốn là một đơn nhất tuyệt đối (tawhid).
Trong một cuộc tranh luận làm ta nhớ tới cuộc tranh luận của Arius về bản tính Chúa Kitô trong Giáo Hội Kitô Giáo buổi đầu, phái Mu’tazilite bác bỏ quan điểm phổ quát của Hồi Giáo cho rằng Kinh Kôrăng là lời vĩnh cửu của Thiên Chúa. Thay vào đó, họ nhấn mạnh rằng Kinh Kôrăng được tạo nên trong thời gian làm sách hướng dẫn được mạc khải từ Thiên Chúa cho loài người. Biến nó thành vĩnh cửu là biến nó ngang hàng với Thiên Chúa, mà theo Hồi giáo, đây là một phạm thượng xấu xa nhất. Ở phần đầu thế kỷ thứ chín, chủ trương này của phái Mu’tazilite trở thành giáo thuyết chính thức của triều đại Abbasid, và những người chủ trương tính vĩnh cửu của Kinh Kôrăng đều bị bách hại. Nhưng với việc lên ngôi của Al-Mutawakkil (847-861), giáo thuyết truyền thống coi Kinh Kôrăng trường cửu lại đã trở thành giáo thuyết chính thức, và những người nói rằng nó được tạo dựng đều bị bách hại chính thức. Sự kiện các chủ trương thần học được sủng ái ra sao còn tùy thuộc thái độ của nhà cầm quyền đương thời rất giống với các cuộc tranh luận gần như đồng thời với cuộc tranh luận về tranh ảnh đạo trong Giáo Hội Byzantine.
Trong cuộc thảo luận của họ về đức công chính của Thiên Chúa và vấn đề liên quan là thuyết định mệnh nơi Thiên Chúa, phái Mu’tazilite bác bỏ ý niệm tiền định để ủng hộ tự do của con người được quyền chọn lựa giữa thiện và ác. Họ không chủ trương việc này bằng chủ nghĩa nhân bản, một chủ nghĩa vốn ca ngợi nhân phẩm. Đúng hơn, họ lý luận rằng không có tự do nhân bản, phẩm tính công chính mà Kinh Kôrăng vốn gán cho Thiên Chúa sẽ vô nghĩa.
(Còn tiếp)
Patrick V. Reid, giáo sư thần học tại Providence College, tác giả bộ Readings In Western Religious Thought (The Ancient World, The Middle Ages Through The Reformation), cũng có cùng một nhận định khi cho rằng: “đến thế kỷ thứ chín, Hồi Giáo đã sản xuất một nền văn hóa rực rỡ và đầy sáng tạo cao hơn Âu Châu trung cổ theo Kitô Giáo nhiều; lúc ấy, Âu Châu Kitô Giáo vẫn còn trong Thời Kỳ Bóng Tối”.
Trong bài này, chúng tôi xin giới thiệu nền thần học Hồi Giáo thời Trung Cổ với một số nhân vật lừng danh như Ibn Sina (Avicenna, 980-1037), Ibn Rushd (Averrroes, 1126-1198) và Abu Hamid Muhammad Al-Ghazali (1058-1111).
Cuộc phân rẽ Shiite-Sunni
Sau cái chết của Muhammad, cộng đồng rộng lớn do ông để lại bị phân hóa bởi việc chọn người kế vị. Cuộc phân hóa này tạo ra hai ngành của Hồi Giáo: Shiite và Sunni.
Người Sunni tin rằng Muhammad không để lại bất cứ huấn thị nào về việc chọn người kế vị, nên cộng đồng ông để lại phải giải quyết vấn đề này. Họ thừa nhận giá trị của cuộc bầu cử 4 vị vua (caliphs) đầu tiên là Abu Bakr (632-634), Umar (634-644) Uthman (644-656) và Ali (656-661), tất cả đều là những người trở lại Hồi Giáo từ đầu và là đồng chí tin cậy của Muhammad.
Shiah Ali (đảng của Ali) trái lại không thừa nhận 3 vị vua đầu và nguyên tắc bầu người kế vị Muhammad. Họ cho rằng Ali ibn Abi Talib, em họ và là con rể của Muhammad, là người hợp pháp duy nhất nối nghiệp nhà tiên tri vì là thân nhân phái nam gần nhất của ông. Người Shiite có nhiều truyền thống tin rằng Muhammad đã chỉ định Ali là người kế nhiệm, họ còn chỉ ra các đoạn Kôrăng nói về việc chỉ định này nữa. Họ cho rằng tất cả những điều này đã bị người Sunni ếm đi để hỗ trợ những tên phản Ali. Trong truyền thống Shiite, người ta có thói quen nguyền rủa 3 vị vua đầu tiên về tội tiếm quyền.
Khi lên cầm quyền, Ali chỉ được một phần cộng đồng thừa nhận là lãnh tụ Hồi Giáo (ummah). Bởi thế ông đã dính dáng tới cuộc tranh quyền khá phức tạp với nhiều người khác, như Muawiyah, thống đốc Syria và là thành viên của gia đình uy thế Umayyad. Khi Ali bị ám sát bởi một thành viên của giáo phái cuồng tín Khawarij, Muawiyah củng cố quyền lực và trở thành người sáng lập ra Vương Quốc Ả Rập Damascus và triều đại Umayyad kéo dài mãi tới năm 750 thì rơi vào tay nhà Abbasids. Hy vọng của người Shiite nay đặt trong tay hai người con trai của Ali là Hasan và Husayn. Người đầu từ khước mọi tham vọng làm vua, nên Husayn một mình lâm chiến với nhà Umayyad tại Karbala, Iraq, năm 680.
Thất bại về chính trị, người Shiite quay qua hiển dương gia đình Ali về tôn giáo. Họ khai triển một thứ thần học ngộ đạo (gnostic) nhằm quả quyết rằng Muhammad chọn Ali để tiếp nhận giáo huấn kỳ bí của Hồi Giáo mà không một ai khác có thể hiểu. Theo phái Shiite, giáo huấn sâu sắc được truyền tụng từ đời cha tới đời con trong gia đình Ali, và tất cả những ai muốn được cứu rỗi phải học hỏi giáo huấn này. Dưới hình thức cực đoan của nó, người Shiite khai triển cả một giáo thuyết về nhập thể theo đó, một ánh sáng từ trời đã nhập thể trọn vẹn vào Ali và khi ông chết được chuyển qua cho một người khác trong dòng dõi ông. Dưới hình thức này, Ali còn được tôn kính hơn cả Muhammad nữa. Dưới hình thức ôn hòa hơn, Ali và dòng dõi ông được coi là người phàm nhưng được tia sáng thần linh chiếu rọi suốt từ thế hệ này qua thế hệ nọ nên luôn có nguồn soi sáng của thần linh cho cộng đồng. Trong nền thần học Shiite, Ali và dòng dõi ông được gọi là imam nghĩa là nhà lãnh đạo có sự khôn ngoan và hướng dẫn của Thiên Chúa. Việc cai trị hợp pháp thuộc imam, và ở mỗi thời, chỉ có imam mới là nguồn hướng dẫn và chân lý thần linh mà thôi. Không ai có hy vọng có sự sống và phần thưởng thích đáng nếu không sùng kính imam.
Trái với các khuynh hướng ngộ đạo của người Shiite, người Sunni, vốn đại biểu cho đa số người Hồi Giáo, khai triển một truyền thống luật học và thần học dễ hiểu hơn đối với công chúng để đương đầu với các nhu cầu thay đổi của cộng đồng Hồi Giáo khi họ xâm chiếm nhiều nền văn hóa tinh tế hơn tại thế giới Cận Đông và Địa Trung Hải. Dù kinh Kôrăng đã cung cấp khá nhiều luật lệ chi tiết, như về việc thừa hưởng tài sản, nhưng vẫn không đủ để hướng dẫn người Hồi Giáo trong các tình thế mới. Thành thử ngay buổi đầu, các nhà luật học đã cảm thấy nhu cầu cần bổ túc Kinh Kôrăng bằng nhiều thế giá khác, như tôn trọng phong tục Ả Rập trong việc sử dụng sunnah hay truyền thống tổ tiên. Đối với người Hồi Giáo Sunni, thì đây là sunnah của chính Muhammad và các đồng chí của ông, tìm thấy trong các truyện kể của cộng đồng sơ khai gọi là hadith. Dĩ nhiên, lối giải quyết vấn đề hướng dẫn này không hẳn không có vấn đề. Ngay các truyền thống của Muhammad cũng đâu có bao quát được mọi tình thế, thành thử một số truyền thống đã được tạo ra giống các tin mừng ngoại thư của Kitô Giáo. Ngoài ra còn có khó khăn trong việc xác quyết đâu là truyền thống chân chính. Người ta phải tôn kính sunnah nào và đâu là tính chân thực của nó? Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nhà luật học là những người đòi phải có những tuyên bố chính xác về các bổn phận và ngăn cấm đối với đời sống Hồi Giáo.
Trong công trình tựa là “Khảo Luận”, Muhammad ibn-Idris al Shafi’i (787-820), một nhà luật học nổi tiếng, đã khai triển một giải pháp cho các vấn đề trên; và giải pháp này sau đó đã trở thành tiêu chuẩn đối với người Sunni. Trong công trình này, ông phân biệt 4 nguồn cho luật thánh: 1) chính Kinh Kôrăng, 2) các thực hành của Muhammad, được Thiên Chúa linh hứng, 3) sự nhất trí của cộng đồng Hồi Giáo, và 4) suy luận bản thân bằng loại suy với Kinh Kôrăng, sunnah, và sự nhất trí của cộng đồng.
Mỗi một nguồn trên đều bắt nguồn từ mạc khải tìm thấy nơi Kinh Kôrăng. Thí dụ, kinh Kôrăng nói tới bổn phận “phải cầu nguyện, trả zakat (thuế bố thí), đi hành hương, và giữ việc ăn chay” cũng như ngăn cấm một số hành vi xấu xa như ngoại tình, uống rượu v.v… Về thể thức thi hành các bổn phận này, người Hồi Giáo hướng tới nguồn thứ hai là fiqh, hay tác phong đúng và lời lẽ của Muhammad để học hỏi những điều như số kinh phải đọc hàng ngày hay số tiền phải đóng thuế zakat. Loại thứ ba là các hành vi bắt chước theo gương Muhammad. Điều này dựa trên giáo huấn của Kinh Kôrăng dạy người ta phải vâng theo tông đồ của Thiên Chúa và cầu viện các quyết định của ngài. Sau cùng, loại thứ tư tức sử dụng suy luận bản thân, dựa trên các câu nói trong Kinh Kôrăng đề cập tới việc Thiên Chúa thử thách các tín đồ xem họ có cố gắng và bền vững hay không.
Thuở ban đầu của thần học Hồi Giáo
Chính Kinh Kôrăng xem ra không mấy khuyến khích việc suy luận thuần lý về bản tính Thiên Chúa và các vấn đề thần học khác. Nhưng các khai triển và các vấn đề chính trị gây ra do việc tiếp xúc với các truyền thống triết học Hy Lạp và các truyền thống tôn giáo phát triển hơn như Do Thái Giáo và Kitô Giáo đã dẫn các nhà tư tưởng Hồi Giáo vào nền thần học thuần lý mà họ gọi là kalam.
Một phần của việc nghĩ tới các vấn đề thần học phát khởi từ các triển khai chính trị; những triển khai này đặt ra vấn đề Thiên Chúa kiểm soát các biến cố nhân bản và ý chí con người, những vấn đề vốn được Thánh Augustinô và Pelagius tranh biện trong truyền thống Kitô Giáo thế kỷ thứ năm và sau này được Luther và Erasmus tiếp tục vào thế kỷ 16. Vì gia đình Umayyad lên nắm quyền nhờ các cuộc chiến tranh với các đồng chí của Muhammad và gia đình ông ta, nên họ bị các phe phái khác trong Hồi Giáo chỉ trích nặng nề, và họ thấy cần phải sử dụng tới tuyên truyền tôn giáo để hợp thưc hóa chế độ cai trị của họ và đánh đổ các lập luận tôn giáo chống lại việc tiếm quyền của họ. Một trong các ý niệm tôn giáo hữu ích liên quan tới vấn đề này là việc tiền định tìm thấy trong nhiều phần của Kinh Kôrăng. Nếu mọi sự xẩy ra đều do ý muốn của Allah, thì việc nhà Umayyad cai trị từ Damascus chứ không phải từ Mecca hay Medina chỉ là kết quả việc Thiên Chúa can thiệp, nên không thể chống đối được. Phái của họ tự gọi là Jabariyah, có nghĩa là sức mạnh.
Giống phái Pelagius trong truyền thống Kitô Giáo, các địch thủ của họ nhấn mạnh rằng hữu thể nhân bản có ý chí tự do và năng lực chọn lựa đường lối hành động. Việc chống lại nhà Umayyad không những không có tội mà còn là một bổn phận đối với mọi người Hồi Giáo có suy nghĩ đứng đắn. Phái của họ tự gọi là Qadaryah có nghĩa là năng lực hay ý chí tự do. Thành thử cuộc tranh chấp giữa hai phái này vừa có tính chính trị vừa có tính tôn giáo.
Nhà Umayyad cũng thích ứng khá nhiều định chế của ngoại quốc để cai trị vương quốc của họ. Dù việc này cần thiết, nhưng nó bị các nhà bảo thủ tôn giáo phê bình nặng nề vì đi ngược lại sunnah của đấng tiên tri. Chống triệt để nhất phát xuất từ nhóm Khawarij, nhóm cuồng tín luôn cho rằng các cải cách của nhà Umayyad khiến chúng trở thành tội lỗi và quân bỏ đạo. Không vâng lệnh những nhà cai trị này không những là điều được phép mà còn cần thiết nữa. Theo nhóm này, nhà Umayyad phải chịu tử hình là điều Kinh Kôrăng vốn dành cho quân bỏ đạo.
Việc xem sét các vấn đề do nhóm Khawarij nêu lên đã tạo ra cuộc thảo luận gay cấn về vai trò đức tin (imam) và việc làm tốt (islams) để xác định xem ai là thành viên đích thực của cộng đồng Hồi Giáo và ai được cứu rỗi. Một số người cho rằng không có việc làm tốt, là không có đức tin và việc làm tốt là chứng cớ của đức tin. Một số người khác cho rằng chỉ cần đức tin cũng đủ là một người Hồi Giáo đích thực. Chủ trương thứ ba có tính thoả hiệp, nhằm phân biệt giữa tội trọng và tội nhẹ hơn. Tội trọng loại người ta ra khỏi Hồi Giáo. Tội nhẹ hơn có thể tha thứ được và không ảnh hưởng tới tư cách thành viên trong cộng đồng. Tất cả các cuộc tranh luận này tương tự như các cuộc tranh luận sau này giữa các nhà cải cách và Giáo Hội Công Giáo Rôma thời Cải Cách.
Một thúc đẩy khác hướng tới suy nghĩ thần học, từ đầu thế kỷ thứ tám trở đi, phát xuất từ các truyền thống của các dân tộc bị chinh phục. Người Hồi Giáo thành thực tin rằng họ là người mang tới một chế độ tôn giáo (dispensation) mới cao hơn các tôn giáo cũ, nhưng họ thấy khó có thể thuyết phục người Do Thái Giáo và người Kitô Giáo là những người có các truyền thống tôn giáo xưa hơn và tinh tế hơn. Tại Damascus, những cuộc tranh luận giữa người Hồi Giáo và người Kitô Giáo về giá trị của tín ngưỡng liên hệ thường được bảo trợ bởi triều đình. Trong lịch sử chinh phục của họ, người Hồi Giáo cũng gặp gỡ các tôn giáo khác: đạo của Zoroaster (Zoroastrianism), đạo của Mani (Manichaeanism) và Đạo Phật. Trong bối cảnh đa nguyên này, các nhà tư tưởng Hồi Giáo bó buộc phải cố gắng nắm vững những điều cốt yếu trong tín ngưỡng của họ và triển khai những khí cụ hữu hiệu hơn để phát biểu nó ra. Việc khai triển nền thần học trọn vẹn của họ (kalam) là sản phẩm của một nhóm nhỏ nhưng quan trọng là Mu’tazilah.
Nhóm trên được Wasil ibn-Ata (chết năm 748) thành lập tại Basra. Trong cuộc tranh luận giữa nhóm Kharijites và phái chính dòng Sunni về vấn đề vai trò của đức tin và việc làm tốt để xác định ai là người Hồi Giáo đích thực, nhóm Mu’tazilite có chủ trương trung dung, do đó, tên của họ có nghĩa “những người rút lui”. Nhóm Kharijite biện luận rằng một người Hồi Giáo phạm tội trọng chẳng tốt hơn gì một người không tin. Trái lại, phái Sunni chính dòng thì chủ trương: đức tin mà thôi đủ để được cứu rỗi, dựa trên Hadith sau đây:
Tiên Tri phán: ‘Người của Thiên Đường sẽ vào Thiên Đường còn người của Hoả Ngục sẽ vào hoả ngục; lúc ấy Thiên Chúa sẽ phán “Hãy lấy ra (khỏi Lửa) những ai trong tâm hồn họ có sức nặng đức tin bằng hạt mù-tạt”. Và họ sẽ được đem ra khỏi lửa (Hỏa Ngục), mình đã cháy đen, và ném vào sông sự sống. Ở đấy họ sẽ mọc mầm, giống như hạt mọc mầm bên thác nước…(trích từ bộ hadith của Muhammad ibn Isma’il al-Bukhari).
Chủ trương của nhóm Mu’tazilite là: người mắc tội trọng chẳng phải người tin mà cũng chẳng phải người không tin, họ đứng giữa.
Tập chú trong cố gắng thần học của nhóm trên là điều được họ coi như hai chủ đề chính của Hồi Giáo: tính đơn nhất tuyệt đối của Thiên Chúa và đức công chính của Người khi phán xét thế gian. Họ cố gắng khai triển các hệ luận hợp luận lý của hai ý niệm vừa nói; và trong diễn trình này, họ chứng minh tính ưu việt của đức tin Hồi Giáo đối với các tôn giáo khác dựa trên các bản văn và lý luận thuận lý.
Đề cập tới tính đơn nhất của Thiên Chúa, nhóm Mu’tazilite buộc phải xem sét bản chất ngôn từ nói về Allah trong Kinh Kôrăng. Họ lưu ý tới các đoạn trong kinh này mô tả Allah như Đấng vô biên cao hơn bất cứ tạo vật nào và hoàn toàn không giống tạo thế:
Allah! Không có Thiên Chúa nào ngoài Ngài ra, Đấng hằng sống, Đấng vĩnh cửu. Không cơn mê mệt cũng như cơn say ngủ nào xẩy đến với Người. Thuộc về Người là bất cứ điều gì ở trên trời và bất cứ điều gì ở dưới đất… Người biết điều gì ở phía trước chúng và điều gì ở đàng sau chúng, trong khi chúng không nắm được điều Người biết ngoại trừ điều Người muốn. Ngai của Người gồm cả trời lẫn đất, và Người không bao giờ mỏi mệt duy trì chúng. Người là Đấng Siêu Phàm, Đáng Kính Sợ (Surah II:255tt).
Những tuyên ngôn như thế về tính siêu việt của Thiên Chúa cần được xem sét nghiêm túc, còn những phát biểu có tính nhân học nói về Thiên Chúa như Đấng có các bộ phận thân xác thì cần được hiểu như những ẩn dụ hay ví von dẫn ta tới ý nghĩa thần học thuận lý. Thí dụ những câu nói tới bàn tay Thiên Chúa là những câu nhằm nói tới quyền năng hay sự săn sóc của Người.
Họ cũng đả kích niềm tin chung chung cho rằng mọi con người nhân bản đều sẽ được nhìn thấy Allah bằng mắt mình trong lúc phán xét. Theo phái Mu’tazilites, giác quan con người không thể nắm được Thiên Chúa, Đấng đứng ngoài việc xác định vật chất. Những từ ngữ mô tả Allah như vĩnh cửu, hằng sống, hiểu biết, có ý chí, và nhìn thấy không phải là các thực tại thực sự hiện hữu nơi Thiên Chúa. Điều này dẫn ta tới các giáo thuyết giống như niềm tin Kitô Giáo vào Chúa Ba Ngôi. Đúng hơn, các phẩm tính ấy không thể phân biệt với nhau được trong yếu tính của Thiên Chúa, vốn là một đơn nhất tuyệt đối (tawhid).
Trong một cuộc tranh luận làm ta nhớ tới cuộc tranh luận của Arius về bản tính Chúa Kitô trong Giáo Hội Kitô Giáo buổi đầu, phái Mu’tazilite bác bỏ quan điểm phổ quát của Hồi Giáo cho rằng Kinh Kôrăng là lời vĩnh cửu của Thiên Chúa. Thay vào đó, họ nhấn mạnh rằng Kinh Kôrăng được tạo nên trong thời gian làm sách hướng dẫn được mạc khải từ Thiên Chúa cho loài người. Biến nó thành vĩnh cửu là biến nó ngang hàng với Thiên Chúa, mà theo Hồi giáo, đây là một phạm thượng xấu xa nhất. Ở phần đầu thế kỷ thứ chín, chủ trương này của phái Mu’tazilite trở thành giáo thuyết chính thức của triều đại Abbasid, và những người chủ trương tính vĩnh cửu của Kinh Kôrăng đều bị bách hại. Nhưng với việc lên ngôi của Al-Mutawakkil (847-861), giáo thuyết truyền thống coi Kinh Kôrăng trường cửu lại đã trở thành giáo thuyết chính thức, và những người nói rằng nó được tạo dựng đều bị bách hại chính thức. Sự kiện các chủ trương thần học được sủng ái ra sao còn tùy thuộc thái độ của nhà cầm quyền đương thời rất giống với các cuộc tranh luận gần như đồng thời với cuộc tranh luận về tranh ảnh đạo trong Giáo Hội Byzantine.
Trong cuộc thảo luận của họ về đức công chính của Thiên Chúa và vấn đề liên quan là thuyết định mệnh nơi Thiên Chúa, phái Mu’tazilite bác bỏ ý niệm tiền định để ủng hộ tự do của con người được quyền chọn lựa giữa thiện và ác. Họ không chủ trương việc này bằng chủ nghĩa nhân bản, một chủ nghĩa vốn ca ngợi nhân phẩm. Đúng hơn, họ lý luận rằng không có tự do nhân bản, phẩm tính công chính mà Kinh Kôrăng vốn gán cho Thiên Chúa sẽ vô nghĩa.
(Còn tiếp)