Cuộc nghiên cứu toàn diện đầu tiên của Việt Nam về hậu quả của mìn bẫy còn sót lại sau cuộc chiến cho thấy mìn và bom đạn đã sát hại và gây thương tích cho giới thanh thiếu niên tại nước này, và phần lớn nạn nhân thuộc phái nam, nghèo khó, thành viên của các sắc dân thiểu số sống trong những vùng xa xôi hẻo lánh.
Theo các Thông Tấn Xã Reuters, AP và AFP, được thực hiện tại tỉnh Quảng Trị là nơi bị oanh tạc và bắn phá nhiều nhất trong cuộc chiến tranh Việt Nam, cuộc nghiên cứu cho thấy đã có 2540 người thiệt mạng và 4243 người bị thương vì mìn và bom đạn chưa nổ trong khoảng thời gian từ năm 1975 tới 2002.
Cuộc chiến tranh giữa quân Cộng Sản Bắc Việt và quân đội Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam được Hoa Kỳ hậu thuẫn đã kết thúc năm 1975, thế nhưng vẫn còn để lại một số lượng mìn và bom đạn, nhất là dọc vùng phi quân sự trước đây ở vĩ tuyến 17 phân chia hai miền Nam Bắc.
Ông Tony Bloomberg, đại diện Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, cho hay đây là cuộc nghiên cứu sâu rộng nhất từ trước đến nay về hậu quả của mìn và bom đạn tại Việt Nam, và theo ông, đa số nạn nhân của các vụ này là thanh thiếu niên, và đó là lý do khiến Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc tài trợ cho cuộc nghiên cứu với sự bảo trợ một phần của Quỹ của Hội Cựu Chiến Binh Mỹ từng chiến đấu tại Việt Nam.
Được hoàn tất cuối năm 2002, cuộc nghiên cứu cho thấy 53 % nạn nhân, kể cả người chết lẫn bị thương, thuộc lứa tuổi từ 21 trở xuống. Thành viên của các sắc dân thiểu số, người nghèo, sống trong những vùng xa xôi hẻo lánh, chiếm một tỷ lệ lớn trong số nạn nhân.
Một trong những phát giác bất ngờ của cuộc nghiên cứu này là đa số tai nạn đã xảy ra gần nơi dân chúng cư ngụ, chứ không phải quanh các căn cứ quân sự cũ.
Thông Tấn Xã AP cho hay quận Triệu Phong trong tỉnh Quảng Trị là nơi gánh chịu nhiều tai nạn nhất, trong đó nhiều cư dân què chân cụt tay vì mìn và bom đạn. Chỉ riêng tại quận này từ năm 1975 tới nay đã có 1270 người chết hoặc bị thương vì mìn và bom đạn, trong đó phân nửa nằm trong lứa tuổi từ 16 tới 30 và 80% thuộc phái nam.
Cuộc nghiên cứu cũng cho thấy 8% nạn nhân là những người tìm cách tháo gỡ bom đạn để lấy kim khí đem bán. Theo cuộc nghiên cứu, trong 5 năm qua, số nạn nhân đã giảm đi 50% nhờ chương trình giáo dục quần chúng về mối hiểm nguy của mìn và bom đạn chưa phát nổ.
Quân đội Hoa Kỳ cho biết là hơn 15 triệu tấn mìn và bom đạn đã được mang ra sử dụng trong cuộc chiến tranh Việt Nam, và khoảng 10% trong số lượng vừa kể đã không nổ khi được mang ra dùng, và Quảng Trị, thành phố nằm sát vĩ tuyến 17, là nơi có nhiều mìn và bom đạn chưa nổ nhất. (VOA)
Theo các Thông Tấn Xã Reuters, AP và AFP, được thực hiện tại tỉnh Quảng Trị là nơi bị oanh tạc và bắn phá nhiều nhất trong cuộc chiến tranh Việt Nam, cuộc nghiên cứu cho thấy đã có 2540 người thiệt mạng và 4243 người bị thương vì mìn và bom đạn chưa nổ trong khoảng thời gian từ năm 1975 tới 2002.
Cuộc chiến tranh giữa quân Cộng Sản Bắc Việt và quân đội Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam được Hoa Kỳ hậu thuẫn đã kết thúc năm 1975, thế nhưng vẫn còn để lại một số lượng mìn và bom đạn, nhất là dọc vùng phi quân sự trước đây ở vĩ tuyến 17 phân chia hai miền Nam Bắc.
Ông Tony Bloomberg, đại diện Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, cho hay đây là cuộc nghiên cứu sâu rộng nhất từ trước đến nay về hậu quả của mìn và bom đạn tại Việt Nam, và theo ông, đa số nạn nhân của các vụ này là thanh thiếu niên, và đó là lý do khiến Quỹ Nhi Đồng Liên Hiệp Quốc tài trợ cho cuộc nghiên cứu với sự bảo trợ một phần của Quỹ của Hội Cựu Chiến Binh Mỹ từng chiến đấu tại Việt Nam.
Được hoàn tất cuối năm 2002, cuộc nghiên cứu cho thấy 53 % nạn nhân, kể cả người chết lẫn bị thương, thuộc lứa tuổi từ 21 trở xuống. Thành viên của các sắc dân thiểu số, người nghèo, sống trong những vùng xa xôi hẻo lánh, chiếm một tỷ lệ lớn trong số nạn nhân.
Một trong những phát giác bất ngờ của cuộc nghiên cứu này là đa số tai nạn đã xảy ra gần nơi dân chúng cư ngụ, chứ không phải quanh các căn cứ quân sự cũ.
Thông Tấn Xã AP cho hay quận Triệu Phong trong tỉnh Quảng Trị là nơi gánh chịu nhiều tai nạn nhất, trong đó nhiều cư dân què chân cụt tay vì mìn và bom đạn. Chỉ riêng tại quận này từ năm 1975 tới nay đã có 1270 người chết hoặc bị thương vì mìn và bom đạn, trong đó phân nửa nằm trong lứa tuổi từ 16 tới 30 và 80% thuộc phái nam.
Cuộc nghiên cứu cũng cho thấy 8% nạn nhân là những người tìm cách tháo gỡ bom đạn để lấy kim khí đem bán. Theo cuộc nghiên cứu, trong 5 năm qua, số nạn nhân đã giảm đi 50% nhờ chương trình giáo dục quần chúng về mối hiểm nguy của mìn và bom đạn chưa phát nổ.
Quân đội Hoa Kỳ cho biết là hơn 15 triệu tấn mìn và bom đạn đã được mang ra sử dụng trong cuộc chiến tranh Việt Nam, và khoảng 10% trong số lượng vừa kể đã không nổ khi được mang ra dùng, và Quảng Trị, thành phố nằm sát vĩ tuyến 17, là nơi có nhiều mìn và bom đạn chưa nổ nhất. (VOA)