Mẩu đối thoại với Đức mẹ Maria về biến cố ThiênThần truyền tin
Trong buổi hội thoại về Kinh Thánh của nhóm học hỏi Lời Chúa, họ suy niệm đoạn Kinh Thánh phúc âm theo Thánh sử Luca 1,26-38 về biến cố Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ Maria.
Dưới ánh sáng đức tin và sự suy luận của tâm trí con người, nhóm cùng nhau cầu nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần soi sáng giúp hiểu ra ý nghĩa đoạn Kinh thánh thuật về biến cố này.
Họ đã cố gắng tìm hiểu cùng chia sẻ với nhau những suy nghĩ của mình, như họ vẫn thường làm. Nhưng một một tâm hồn vẫn còn cảm thấy chưa bằng lòng, cùng hiểu kỹ ý nghĩa cho lắm. Nên trong mùa Vọng, tâm hồn đó tìm đến thánh đường, nơi có tòa Đức mẹ Maria, đốt thắp cây nến lên và thưa chuyện cùng Đức mẹ.
1. Tâm hồn - TH - Con xin chào Đức mẹ. Con có những thắc mắc liên quan đến không chỉ đức tin của con, mà còn cả đến Đức Mẹ nữa. Con mạo muội xin được phép thưa chuyện cùng Đức Mẹ, nêu lên những thắc mắc của con, và xin Đức mẹ giúp con hiểu. Vậy Đức mẹ có bằng lòng cho phép con không?
Đức Mẹ Maria - Mẹmaria - Ta chào con. Mẹ rất vui mừng có con đến thăm viếng, và còn đốt thắp ngọn nến lòng yêu mến cho ta nữa. Mẹ cám ơn con. Có gì thắc mắc, con cứ nói. Điều gì có thể giúp con, mẹ sẵn sàng ngay. Nào con đừng ngại, hãy bắt đầu đi.
2. TH: Hôm trước chúng con nhóm học hỏi Lời Chúa suy niệm bàn thảo về đoạn Kinh Thánh thuật lại biến cố Thiên Thần truyền tin cho Đức mẹ. Chúng con đã cùng nhau cầu nguyện, suy diễn. Nhưng con vẫn cảm thấy mình chưa hiểu cho kỹ, và hình như còn có cái gì chưa rõ ràng về ý nghĩa bao hàm ẩn chứa qua biến cố này?
Mẹmaria: Thắc mắc của con cũng là thắc mắc của Mẹ khi xưa lúc biến cố xảy đến với ta. Mẹ không bảo đảm cắt nghĩa được tất cả, nhưng những gì có thể, mẹ sẽ cùng với con tìm hiểu.
Con biết đấy, đời sống con người chúng ta ai cũng có một chương trình. Đúng hơn là con đường đời sống mỗi người. Mà chương trình con đường đó không do chúng ta hoạch định vẽ ra. Nhưng do Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên sự sống chúng ta, phác họa làm ra cho từng người.
Mẹ còn nhớ mãi, Thiên Thần Gabriel thình lình hiện đến nhà ta, và mang tin từ trời cao cho ta. Sự xuất hiện của Thiên Thần xảy ra trong khung cảnh đối thoại, như nhóm hội của con làm. Thông thường khi con người gặp nhau, họ chào nhau theo ngôn ngữ văn hóa của đất nước dân tộc đang sinh sống. Ta là người Do Thái, lẽ ra Thiên Thần chào ta bằng ngôn ngữ Do Thái là Schalom: Bình an cho Maria. Nhưng không, Thiên Thần chào ta bằng ngôn ngữ tiếng Hylạp: Chaire - Xin chào Maria, mừng vui lên.
3. TH: Thế Đức Mẹ khi nghe Thiên Thần chào như vậy, phản ứng ra làm sao?
Mẹmaria: Lẽ dĩ nhiên ta giật mình hoảng sợ. Vì ta đang là người vợ, người bạn đường, theo luật đạo đời, của Ông Giuse rồi. Mà bây giờ thình lình lại có người lạ đến nói với ta bảo mừng vui lên, làm sao ta không hoảng hốt được?
Ta suy nghĩ miên man mãi lời chào đó của Thiên Thần. Và về này sau ta mới hiểu được ý nghĩa lời chào đó.
4. TH: Đức Mẹ có thể nói cho con nghe ý nghĩa lời chào đó, mà Đức mẹ đã khám phá nhận ra được không?
Mẹmaria: Như đã nói mãi về sau này ta mới nhận hiểu ra ý nghĩa của lời chào. Ta nhớ lại trong đêm sinh hạ hài nhi Giêsu, các Thiên Thần, như các người Mục đồng kể lại, cũng hiện đến với họ, và nói: Ta báo cho anh em một tin vui mừng.
Ta nhớ mãi sau khi hài nhi Giêsu chào đời, có ba nhà Thông thái ngành thiên văn chuyên khảo cứu về các ngôi sao, từ phương trời bên phía Đông xa xôi cỡi Lạc Đà theo sự hướng dẫn của ngôi sao trên nền trời tìm đến nơi hài nhi Giêsu sinh ra. Họ vào nhà chúng ta, đúng hơn là cái chòi như một cái hang cho súc vật trú ngụ, họ rất vui mừng gặp được hài nhi Giêsu và đem những lễ vật tặng cho hài nhi.
Nơi chốn ta sinh hạ hài nhi Giêsu là khu vực bên ngoài thành Bethlehem trong một cái chòi cho súc vật ở. Bây giờ có ngôi đền thờ được xây cất trên chính nơi đó. Đó là đền thờ Chúa giáng sinh do các Thầy cả Chính Thống giáo Hy Lạp và Armenien cai quản. Hội Thánh Công Giáo, do Dòng Phanxico cai quản, cũng có một phần góc phòng bên dưới hầm đền thờ, ở sát bên cạnh địa điểm lịch sử ngôi sao nơi hài nhi Giesu nằm sinh ra. Ngày nay, khi vào thăm kính viếng đền thờ, nhất là khách hành hương qùi gối hai tay sờ chạm vào địa điểm ngôi sao Chúa giáng sinh, ai cũng rất đỗi vui mừng.
Rồi sau này, sau khi Chúa Giêsu chịu chết và sống lại, các Thánh Tông đồ gặp lại Chúa sống lại họ cũng rất đỗi vui mừng.
Sau này suy gẫm ta hiểu ra rằng lời chào „ chaire - mừng vui lên“ tuy là cung cách chào theo tiếng Hylạp, nhưng đồng thời Thiên Thần có ý muốn mở cánh cửa ra hướng về mọi dân tộc trên thế giới. Nó bao gồm mang ý nghĩa sứ điệp tin mừng của Kito giáo cho toàn thể địa cầu.
Lời chào của Thiên Thần nói với ta“ chaire - mừng vui lên“ còn diễn tả sự liên tục từ thời xưa Cựu ước sang đến thời mới Tân ước nữa. Vì lời chào „ mừng vui lên“ Thiên Thần Gabriel nói với ta nói về sự tiên báo như trong sách Ngôn sứ Zephania“ Mừng vui lên, hỡi thiếu nữ Sion. Reo mừng lên, hỡi Israel. Đức Vua dân Israel là Chúa ở giữa anh em. “ Zef 3, 14-17.
5. TH: Oh. Thưa Đức mẹ, sao huyền nhiệm thế. Rất hay nhưng con vẫn chưa sao hiểu được hết.
Mẹmaria: Con chưa hiểu hết được là điều bình thường thôi. Vì sự việc có liên quan chặt chẽ với toàn lịch sử ơn cứu độ của Thiên Chúa đã sắp định từ sau khi Ông Bà nguyên tổ Adong - Evà bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng do tội nghe lời con rắn ma qủi dụ dỗ lỗi phạm giới răn của Thiên Chúa.
Từ ngày đó Thiên Chúa đã đưa ra chương trình làm sao cứu con người khỏi hình phạt tội lỗi. Lời tiên báo trong sách Ngôn sứ Zephania là một trong những lời tiên báo về ơn cứu độ của Thiên Chúa cho con người.
Lời tiên báo của Ngôn sứ Zephania „ Đức Chúa ở giữa anh em“ trong ý nghĩa „ Đức Chúa ở trong cung lòng anh em“. Ngày xưa khi dân Israel từ xứ Aicập hồi hương trở về đất Israel, như trong sách Xuất Hành thuật lại, Hòm Bia lề luật Thiên Chúa „ ở ngay giữa trong cung lòng dân Israel“ XH 33,3, 34,9.
Thiên Thần Gabriel cũng nói với ta „ Bà sẽ thụ thai trong cung lòng mình„.
Như thế lời chào „chaire - mừng vui lên“ bao hàm không chỉ ý nghĩa vui mừng, mà còn cả ân đức được chúc phúc nữa.
Và lời chào khởi đầu „ Chaire - mừng vui lên“ còn mang ý nghĩa là cung nốt nhạc giai điệu khởi đầu của bản trường ca Phúc âm sau này của Chúa Giêsu Kito. Chính vì thế mà phúc âm của Chúa Giêsu Kito được gọi là sách „Tin Mừng“.
6. TH: Ngoài lời chào Thiên Thần nói gì với Đức mẹ nữa?
Mẹmaria: Nhìều chi tiết lắm. Thiên Thần thấy ta hoảng sợ, liền trấn an: Maria, đừng sợ. Vì chị đẹp lòng Thiên Chúa. Chị sẽ thụ thai trong cung lòng mình, sinh hạ một con trai, và đặt tên cho trẻ là Giêsu.“
Nghe thế ta càng hoảng hỏăt lo sợ thêm và hỏi ngược lại “ Này Thiên Thần, làm sao có thể xảy ra được. Tôi tuy có chồng, người bạn đường là Ông Giuse, nhưng chúng tôi đã giao hẹn thề ước với nhau là không ăn ở theo lẽ đời sống vợ chồng mà?
Thiên Thần đưa ra giải đáp ngay: Maria hãy an tâm, Đức Chúa Thánh Thần sẽ xuống trên Chị, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ bao phủ rợp bóng trên Chị. Vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa… Vì với Thiên Chúa không có gì là không thể làm được.“
7. TH: Thế nghĩa là làm sao?
Mẹmaria: Ta cũng chẳng hiểu nổi lời đoan hứa đó của Thiên Thần. Nhưng ta cũng cứ tin vào lời đoan hứa hứa đó. Vì có Thiên Chúa đứng đàng trước, đàng sau mà.
Dần dần sau này ta hiểu rõ ra hơn bóng rợp của Chúa Thánh Thần tựa như vầng mây bao phủ nói lên quyền năng và sự hiện diện của Thiên Chúa.
Trong lịch sử dân Do Thái trên đường trở về quê hương Israel từ xứ Ai Cập vầng mây thánh của Thiên Chúa luôn che phủ đẫn đường cho họ đi băng qua sa mạc hoang vu. Vầng mây đó dẫn đường nói lên sự hiện hiện của Thiên Chúa ở giữa dân của Người.
Sau này khi Chúa Giêsu ra giảng đạo, trên núi Tabor Chúa biến hình có ba Tông đồ đi theo cũng có vầng mây che bao phủ - Lc 9,34 - Vầng mây đó là dấu chỉ Thiên Chúa hiện diện, cùng là dấu chỉ sự che chở đùm bọc của Thiên Chúa.
Bóng rợp tầng mây của Chúa Thánh Thần bao phủ trên ta nói lên tâm hồn cung lòng con người ta tựa như chiếc lều ngôi nhà của Thiên Chúa, nơi đó Thiên Chúa muốn dựng lều cư ngụ.
Thiên Chúa qua „vầng mây ơn đức Chúa Thánh Thần“ đã chọn cung lòng ta là ngôi nhà xuống cư ngụ làm người giữa trần gian.
8. TH: Oh, Ôi nhiệm mầu cao cả biết bao. Thật đúng như lời Thiên Thần chào Đức mẹ:“ Chaire - mừng vui lên, mẹ đầy ân phúc của Thiên Chúa.“. Thế Đức Mẹ phản ứng nói làm sao với Thiên Thần?
Mẹmaria: Ta thật lúng túng như người câm điếc không biết nói làm sao lúc đó. Sau giây phút do dự, ta chỉ nói vắn tắt: „ Fiat voluntas tua - Vâng, xin xảy đến cho tôi như lời Thiên Thần nói.“
Ta còn biết nói gì hơn nữa đây? Qua giây phút yên lặng Thiên Thần biến mất trở về trời bên Thiên Chúa, Đấng đã sai gửi Thiên Thần đến truyền tin cho ta. Và cũng từ giây phút đó, ta theo phương diện thể lý thân xác cảm thấy có biến đổi là một sự sống đang thành hình lớn lên trong cung lòng ta. Và theo phương diện tâm lý tinh thần, ta cũng có cảm nhận niềm vui mừng vì sắp trở thành mẹ, người mẹ của Đấng Thánh Con Thiên Chúa, và cùng vừa có tâm trạng bồi hồi xao xuyến chút lo âu cho người con tương lai sắp chào đời.
9. TH: Thế Đức Mẹ có biết lời Fiat - Xin vâng - của Đức mẹ khi đó có gía trị hiệu qủa như thế nào không?
Mẹmaria: Như đã nói, ta chỉ còn biết nói lên lời Fiat - Xin vâng- theo lòng tin, theo cảm quan trực gíac lòng yêu mến phó thác vào Thiên Chúa thôi. Còn giá trị hiệu qủa to lớn nặng nhẹ ra sao, ta đâu có nghĩ tới.
Sau này trong dòng thời gian lịch sử, các nhà thần học, các sử gia, các nhà nghiên cứu Kinh Thánh…có nhiều suy luận về lời Fiat - Xin vâng của ta.
Thánh Bernhard von Clairvaux có suy luận: sau khi Ông Bà nguyên tổ Adong-Evà lỗi phạm giới răn của Thiên Chúa, toàn thể nhân loại sống trong bóng tối hình phạt sự chết. Bây giờ Thiên Chúa tìm một lối đi mới vào trong trần gian. Ngài đã đến gõ cánh cửa nhà Maria. Ngài cần sự ưng thuận tự do của con người. Thiên Chúa không thể cứu độ trần gian mà không có sự tự do bằng lòng của con người với chương trình ý định cứu độ của Ngài. Quyền năng sức mạnh của Thiên Chúa trói buộc liên quan chặt chẽ với sự ưng thuận bằng lòng của con người.
Thánh Bernhard von Clairvaux còn đi xa hơn nữa: Khi ta nói lên lời Fiat - Xin vâng- chính là lúc sự vâng lời ưng thuận tự do, sâu thẳm khiêm nhượng và đồng thời cũng cùng là sự can đảm to lớn về phương diện sự tự do của con người đã xảy ra.
Các Thánh Giáo Phụ luôn nói tới từ giây phút ta nói lời Fiat - Xin vâng - ta đã trở thành mẹ Con Thiên Chúa. Các ngài còn nói thêm ta đã đón nhận tin mừng của Thiên Chúa qua thính giác, tức qua chú ý lắng nghe. Qua sự vâng lời của ta Ngôi Lời Thiên Chúa đã đi vào trần gian, và thụ thai thành người trong cung lòng ta.
10. TH: Con cám ơn Đức Mẹ đã cho phép con được nói chuyện với Đức mẹ. và Đức Mẹ còn cắt nghĩa giúp con hiểu về lịch sử mầu nhiệm Con Thiên Chúa xuống trần gian làm người như thế nào trong cung lòng Đức Mẹ. Những điều này giúp con tin cùng yêu mến mỗi khi mừng lễ sinh nhật Con Thiên Chúa làm người rất nhiều. Đây là tin mừng cho đời sống đức tin của con người chúng con.
Con cũng muốn giữ luôn mãi trong tâm hồn lời „Chaire - mừng vui lên“, như lời Thiên Thần chào Đức Mẹ khi xưa trong đời sống mình với Thiên Chúa và con người với nhau.
MẹMaria: Mẹ cũng cám ơn con. Dịp tốt để mẹ con chúng ta giúp nhau tìm hiểu củng cố lòng tin yêu vào Thiên Chúa.
Thánh Toma Aquino có tâm tình cầu nguyện: „Ta hãy lấy đức tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy gì.“. Thật đúng như vậy, không phải chúng ta có thể nhìn, cùng hiểu hết được bằng con mắt, bằng trí khôn giới hạn con người chúng ta, nhất là trong lãnh vực mầu nhiệm đức tin. Khi xưa mẹ hiểu ý định chương trình của Thiên Chúa bằng lắng nghe Lời Chúa nói trong trong tâm hồn mình cùng qua những biến cố trong đời mình.
Ta chúc con khoẻ mạnh „ Chaire - mừng vui lên" có chúc lành của Thiên Chúa luôn ở giữa chúng ta hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Phóng tác theo Phúc âm Chúa Nhật IV. mùa Vọng 2014
Trong buổi hội thoại về Kinh Thánh của nhóm học hỏi Lời Chúa, họ suy niệm đoạn Kinh Thánh phúc âm theo Thánh sử Luca 1,26-38 về biến cố Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ Maria.
Dưới ánh sáng đức tin và sự suy luận của tâm trí con người, nhóm cùng nhau cầu nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần soi sáng giúp hiểu ra ý nghĩa đoạn Kinh thánh thuật về biến cố này.
Họ đã cố gắng tìm hiểu cùng chia sẻ với nhau những suy nghĩ của mình, như họ vẫn thường làm. Nhưng một một tâm hồn vẫn còn cảm thấy chưa bằng lòng, cùng hiểu kỹ ý nghĩa cho lắm. Nên trong mùa Vọng, tâm hồn đó tìm đến thánh đường, nơi có tòa Đức mẹ Maria, đốt thắp cây nến lên và thưa chuyện cùng Đức mẹ.
1. Tâm hồn - TH - Con xin chào Đức mẹ. Con có những thắc mắc liên quan đến không chỉ đức tin của con, mà còn cả đến Đức Mẹ nữa. Con mạo muội xin được phép thưa chuyện cùng Đức Mẹ, nêu lên những thắc mắc của con, và xin Đức mẹ giúp con hiểu. Vậy Đức mẹ có bằng lòng cho phép con không?
Đức Mẹ Maria - Mẹmaria - Ta chào con. Mẹ rất vui mừng có con đến thăm viếng, và còn đốt thắp ngọn nến lòng yêu mến cho ta nữa. Mẹ cám ơn con. Có gì thắc mắc, con cứ nói. Điều gì có thể giúp con, mẹ sẵn sàng ngay. Nào con đừng ngại, hãy bắt đầu đi.
2. TH: Hôm trước chúng con nhóm học hỏi Lời Chúa suy niệm bàn thảo về đoạn Kinh Thánh thuật lại biến cố Thiên Thần truyền tin cho Đức mẹ. Chúng con đã cùng nhau cầu nguyện, suy diễn. Nhưng con vẫn cảm thấy mình chưa hiểu cho kỹ, và hình như còn có cái gì chưa rõ ràng về ý nghĩa bao hàm ẩn chứa qua biến cố này?
Mẹmaria: Thắc mắc của con cũng là thắc mắc của Mẹ khi xưa lúc biến cố xảy đến với ta. Mẹ không bảo đảm cắt nghĩa được tất cả, nhưng những gì có thể, mẹ sẽ cùng với con tìm hiểu.
Con biết đấy, đời sống con người chúng ta ai cũng có một chương trình. Đúng hơn là con đường đời sống mỗi người. Mà chương trình con đường đó không do chúng ta hoạch định vẽ ra. Nhưng do Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên sự sống chúng ta, phác họa làm ra cho từng người.
Mẹ còn nhớ mãi, Thiên Thần Gabriel thình lình hiện đến nhà ta, và mang tin từ trời cao cho ta. Sự xuất hiện của Thiên Thần xảy ra trong khung cảnh đối thoại, như nhóm hội của con làm. Thông thường khi con người gặp nhau, họ chào nhau theo ngôn ngữ văn hóa của đất nước dân tộc đang sinh sống. Ta là người Do Thái, lẽ ra Thiên Thần chào ta bằng ngôn ngữ Do Thái là Schalom: Bình an cho Maria. Nhưng không, Thiên Thần chào ta bằng ngôn ngữ tiếng Hylạp: Chaire - Xin chào Maria, mừng vui lên.
3. TH: Thế Đức Mẹ khi nghe Thiên Thần chào như vậy, phản ứng ra làm sao?
Mẹmaria: Lẽ dĩ nhiên ta giật mình hoảng sợ. Vì ta đang là người vợ, người bạn đường, theo luật đạo đời, của Ông Giuse rồi. Mà bây giờ thình lình lại có người lạ đến nói với ta bảo mừng vui lên, làm sao ta không hoảng hốt được?
Ta suy nghĩ miên man mãi lời chào đó của Thiên Thần. Và về này sau ta mới hiểu được ý nghĩa lời chào đó.
4. TH: Đức Mẹ có thể nói cho con nghe ý nghĩa lời chào đó, mà Đức mẹ đã khám phá nhận ra được không?
Mẹmaria: Như đã nói mãi về sau này ta mới nhận hiểu ra ý nghĩa của lời chào. Ta nhớ lại trong đêm sinh hạ hài nhi Giêsu, các Thiên Thần, như các người Mục đồng kể lại, cũng hiện đến với họ, và nói: Ta báo cho anh em một tin vui mừng.
Ta nhớ mãi sau khi hài nhi Giêsu chào đời, có ba nhà Thông thái ngành thiên văn chuyên khảo cứu về các ngôi sao, từ phương trời bên phía Đông xa xôi cỡi Lạc Đà theo sự hướng dẫn của ngôi sao trên nền trời tìm đến nơi hài nhi Giêsu sinh ra. Họ vào nhà chúng ta, đúng hơn là cái chòi như một cái hang cho súc vật trú ngụ, họ rất vui mừng gặp được hài nhi Giêsu và đem những lễ vật tặng cho hài nhi.
Nơi chốn ta sinh hạ hài nhi Giêsu là khu vực bên ngoài thành Bethlehem trong một cái chòi cho súc vật ở. Bây giờ có ngôi đền thờ được xây cất trên chính nơi đó. Đó là đền thờ Chúa giáng sinh do các Thầy cả Chính Thống giáo Hy Lạp và Armenien cai quản. Hội Thánh Công Giáo, do Dòng Phanxico cai quản, cũng có một phần góc phòng bên dưới hầm đền thờ, ở sát bên cạnh địa điểm lịch sử ngôi sao nơi hài nhi Giesu nằm sinh ra. Ngày nay, khi vào thăm kính viếng đền thờ, nhất là khách hành hương qùi gối hai tay sờ chạm vào địa điểm ngôi sao Chúa giáng sinh, ai cũng rất đỗi vui mừng.
Rồi sau này, sau khi Chúa Giêsu chịu chết và sống lại, các Thánh Tông đồ gặp lại Chúa sống lại họ cũng rất đỗi vui mừng.
Sau này suy gẫm ta hiểu ra rằng lời chào „ chaire - mừng vui lên“ tuy là cung cách chào theo tiếng Hylạp, nhưng đồng thời Thiên Thần có ý muốn mở cánh cửa ra hướng về mọi dân tộc trên thế giới. Nó bao gồm mang ý nghĩa sứ điệp tin mừng của Kito giáo cho toàn thể địa cầu.
Lời chào của Thiên Thần nói với ta“ chaire - mừng vui lên“ còn diễn tả sự liên tục từ thời xưa Cựu ước sang đến thời mới Tân ước nữa. Vì lời chào „ mừng vui lên“ Thiên Thần Gabriel nói với ta nói về sự tiên báo như trong sách Ngôn sứ Zephania“ Mừng vui lên, hỡi thiếu nữ Sion. Reo mừng lên, hỡi Israel. Đức Vua dân Israel là Chúa ở giữa anh em. “ Zef 3, 14-17.
5. TH: Oh. Thưa Đức mẹ, sao huyền nhiệm thế. Rất hay nhưng con vẫn chưa sao hiểu được hết.
Mẹmaria: Con chưa hiểu hết được là điều bình thường thôi. Vì sự việc có liên quan chặt chẽ với toàn lịch sử ơn cứu độ của Thiên Chúa đã sắp định từ sau khi Ông Bà nguyên tổ Adong - Evà bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng do tội nghe lời con rắn ma qủi dụ dỗ lỗi phạm giới răn của Thiên Chúa.
Từ ngày đó Thiên Chúa đã đưa ra chương trình làm sao cứu con người khỏi hình phạt tội lỗi. Lời tiên báo trong sách Ngôn sứ Zephania là một trong những lời tiên báo về ơn cứu độ của Thiên Chúa cho con người.
Lời tiên báo của Ngôn sứ Zephania „ Đức Chúa ở giữa anh em“ trong ý nghĩa „ Đức Chúa ở trong cung lòng anh em“. Ngày xưa khi dân Israel từ xứ Aicập hồi hương trở về đất Israel, như trong sách Xuất Hành thuật lại, Hòm Bia lề luật Thiên Chúa „ ở ngay giữa trong cung lòng dân Israel“ XH 33,3, 34,9.
Thiên Thần Gabriel cũng nói với ta „ Bà sẽ thụ thai trong cung lòng mình„.
Như thế lời chào „chaire - mừng vui lên“ bao hàm không chỉ ý nghĩa vui mừng, mà còn cả ân đức được chúc phúc nữa.
Và lời chào khởi đầu „ Chaire - mừng vui lên“ còn mang ý nghĩa là cung nốt nhạc giai điệu khởi đầu của bản trường ca Phúc âm sau này của Chúa Giêsu Kito. Chính vì thế mà phúc âm của Chúa Giêsu Kito được gọi là sách „Tin Mừng“.
6. TH: Ngoài lời chào Thiên Thần nói gì với Đức mẹ nữa?
Mẹmaria: Nhìều chi tiết lắm. Thiên Thần thấy ta hoảng sợ, liền trấn an: Maria, đừng sợ. Vì chị đẹp lòng Thiên Chúa. Chị sẽ thụ thai trong cung lòng mình, sinh hạ một con trai, và đặt tên cho trẻ là Giêsu.“
Nghe thế ta càng hoảng hỏăt lo sợ thêm và hỏi ngược lại “ Này Thiên Thần, làm sao có thể xảy ra được. Tôi tuy có chồng, người bạn đường là Ông Giuse, nhưng chúng tôi đã giao hẹn thề ước với nhau là không ăn ở theo lẽ đời sống vợ chồng mà?
Thiên Thần đưa ra giải đáp ngay: Maria hãy an tâm, Đức Chúa Thánh Thần sẽ xuống trên Chị, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ bao phủ rợp bóng trên Chị. Vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa… Vì với Thiên Chúa không có gì là không thể làm được.“
7. TH: Thế nghĩa là làm sao?
Mẹmaria: Ta cũng chẳng hiểu nổi lời đoan hứa đó của Thiên Thần. Nhưng ta cũng cứ tin vào lời đoan hứa hứa đó. Vì có Thiên Chúa đứng đàng trước, đàng sau mà.
Dần dần sau này ta hiểu rõ ra hơn bóng rợp của Chúa Thánh Thần tựa như vầng mây bao phủ nói lên quyền năng và sự hiện diện của Thiên Chúa.
Trong lịch sử dân Do Thái trên đường trở về quê hương Israel từ xứ Ai Cập vầng mây thánh của Thiên Chúa luôn che phủ đẫn đường cho họ đi băng qua sa mạc hoang vu. Vầng mây đó dẫn đường nói lên sự hiện hiện của Thiên Chúa ở giữa dân của Người.
Sau này khi Chúa Giêsu ra giảng đạo, trên núi Tabor Chúa biến hình có ba Tông đồ đi theo cũng có vầng mây che bao phủ - Lc 9,34 - Vầng mây đó là dấu chỉ Thiên Chúa hiện diện, cùng là dấu chỉ sự che chở đùm bọc của Thiên Chúa.
Bóng rợp tầng mây của Chúa Thánh Thần bao phủ trên ta nói lên tâm hồn cung lòng con người ta tựa như chiếc lều ngôi nhà của Thiên Chúa, nơi đó Thiên Chúa muốn dựng lều cư ngụ.
Thiên Chúa qua „vầng mây ơn đức Chúa Thánh Thần“ đã chọn cung lòng ta là ngôi nhà xuống cư ngụ làm người giữa trần gian.
8. TH: Oh, Ôi nhiệm mầu cao cả biết bao. Thật đúng như lời Thiên Thần chào Đức mẹ:“ Chaire - mừng vui lên, mẹ đầy ân phúc của Thiên Chúa.“. Thế Đức Mẹ phản ứng nói làm sao với Thiên Thần?
Mẹmaria: Ta thật lúng túng như người câm điếc không biết nói làm sao lúc đó. Sau giây phút do dự, ta chỉ nói vắn tắt: „ Fiat voluntas tua - Vâng, xin xảy đến cho tôi như lời Thiên Thần nói.“
Ta còn biết nói gì hơn nữa đây? Qua giây phút yên lặng Thiên Thần biến mất trở về trời bên Thiên Chúa, Đấng đã sai gửi Thiên Thần đến truyền tin cho ta. Và cũng từ giây phút đó, ta theo phương diện thể lý thân xác cảm thấy có biến đổi là một sự sống đang thành hình lớn lên trong cung lòng ta. Và theo phương diện tâm lý tinh thần, ta cũng có cảm nhận niềm vui mừng vì sắp trở thành mẹ, người mẹ của Đấng Thánh Con Thiên Chúa, và cùng vừa có tâm trạng bồi hồi xao xuyến chút lo âu cho người con tương lai sắp chào đời.
9. TH: Thế Đức Mẹ có biết lời Fiat - Xin vâng - của Đức mẹ khi đó có gía trị hiệu qủa như thế nào không?
Mẹmaria: Như đã nói, ta chỉ còn biết nói lên lời Fiat - Xin vâng- theo lòng tin, theo cảm quan trực gíac lòng yêu mến phó thác vào Thiên Chúa thôi. Còn giá trị hiệu qủa to lớn nặng nhẹ ra sao, ta đâu có nghĩ tới.
Sau này trong dòng thời gian lịch sử, các nhà thần học, các sử gia, các nhà nghiên cứu Kinh Thánh…có nhiều suy luận về lời Fiat - Xin vâng của ta.
Thánh Bernhard von Clairvaux có suy luận: sau khi Ông Bà nguyên tổ Adong-Evà lỗi phạm giới răn của Thiên Chúa, toàn thể nhân loại sống trong bóng tối hình phạt sự chết. Bây giờ Thiên Chúa tìm một lối đi mới vào trong trần gian. Ngài đã đến gõ cánh cửa nhà Maria. Ngài cần sự ưng thuận tự do của con người. Thiên Chúa không thể cứu độ trần gian mà không có sự tự do bằng lòng của con người với chương trình ý định cứu độ của Ngài. Quyền năng sức mạnh của Thiên Chúa trói buộc liên quan chặt chẽ với sự ưng thuận bằng lòng của con người.
Thánh Bernhard von Clairvaux còn đi xa hơn nữa: Khi ta nói lên lời Fiat - Xin vâng- chính là lúc sự vâng lời ưng thuận tự do, sâu thẳm khiêm nhượng và đồng thời cũng cùng là sự can đảm to lớn về phương diện sự tự do của con người đã xảy ra.
Các Thánh Giáo Phụ luôn nói tới từ giây phút ta nói lời Fiat - Xin vâng - ta đã trở thành mẹ Con Thiên Chúa. Các ngài còn nói thêm ta đã đón nhận tin mừng của Thiên Chúa qua thính giác, tức qua chú ý lắng nghe. Qua sự vâng lời của ta Ngôi Lời Thiên Chúa đã đi vào trần gian, và thụ thai thành người trong cung lòng ta.
10. TH: Con cám ơn Đức Mẹ đã cho phép con được nói chuyện với Đức mẹ. và Đức Mẹ còn cắt nghĩa giúp con hiểu về lịch sử mầu nhiệm Con Thiên Chúa xuống trần gian làm người như thế nào trong cung lòng Đức Mẹ. Những điều này giúp con tin cùng yêu mến mỗi khi mừng lễ sinh nhật Con Thiên Chúa làm người rất nhiều. Đây là tin mừng cho đời sống đức tin của con người chúng con.
Con cũng muốn giữ luôn mãi trong tâm hồn lời „Chaire - mừng vui lên“, như lời Thiên Thần chào Đức Mẹ khi xưa trong đời sống mình với Thiên Chúa và con người với nhau.
MẹMaria: Mẹ cũng cám ơn con. Dịp tốt để mẹ con chúng ta giúp nhau tìm hiểu củng cố lòng tin yêu vào Thiên Chúa.
Thánh Toma Aquino có tâm tình cầu nguyện: „Ta hãy lấy đức tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy gì.“. Thật đúng như vậy, không phải chúng ta có thể nhìn, cùng hiểu hết được bằng con mắt, bằng trí khôn giới hạn con người chúng ta, nhất là trong lãnh vực mầu nhiệm đức tin. Khi xưa mẹ hiểu ý định chương trình của Thiên Chúa bằng lắng nghe Lời Chúa nói trong trong tâm hồn mình cùng qua những biến cố trong đời mình.
Ta chúc con khoẻ mạnh „ Chaire - mừng vui lên" có chúc lành của Thiên Chúa luôn ở giữa chúng ta hôm qua, hôm nay và ngày mai.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Phóng tác theo Phúc âm Chúa Nhật IV. mùa Vọng 2014