Cuộc tiếp xúc với giới truyền thông trên máy bay từ Strasbourg về Rome

Rome, 27 tháng 11, 2014 (Zenit.org)

Trong chuyến tông du Pháp Quốc năm 2015, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ ghé Paris, và Lộ Đức, và ngài muốn ghé thăm một thành phố nơi chưa có Giáo Hoàng nào đến, một thành phố miền Nam...

Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời năm câu hỏi trong cuộc tiếp xúc với giới truyền thông trên máy bay từ Strasbourg về Rome ngày thứ ba 25 tháng 11.

Giáo dục xã hội Công Giáo

Trả lời câu hỏi về chương trình tông du bên Pháp đã xác định vào năm 2015, Đức Thánh Cha trả lời là ngài sẽ đến Paris, và cũng có đề nghị ngài sẽ đến Lộ Đức. Nhưng phần ngài, ngài cũng muốn đến một thành phố mà dân chúng ở đây chưa bao giờ có cơ hội chào đón một Giáo Hoàng. Ngài nói chương trình của ngài chưa chính thức.

Sau khi nghe hai bài diễn từ của ngài, một phóng viên đã hỏi xem ngài có phải là một nhà “dân chủ xã hội” không. Đức Thánh Cha đã cười và phản đối: “Tôi dám nói là điều đó đến từ phúc Âm. Theo học thuyết xã hội của Giáo Hội, cũng như cụ thể trong nhiều điều khác – xã hội hay chính trị - tôi đã nói là tôi không thờ ơ đối với học thuyết xã hội của Giáo Hội. Học thuyết xã hội của Giáo Hội đến từ Phúc Âm và truyền thống Kitô. Điều tôi đã nói – căn tính của các dân nước – không phải là một giá trị Phúc Âm sao? Chính tôi đã nói trong ý nghĩa đó. Nhưng các bạn đã làm cho tôi phải tức cười, cám ơn các bạn!"

Về một đối thoại hàng ngang giữa các trường phái

Về những lới ngài nói về một “thỏa ước giữa các thế hệ” và về “đối thoại hàng ngang” – trong diễn từ của ngài trước Hội Đồng Âu Châu - Đức Thánh Cha trả lời: “Vấn đề giao dịch hàng ngang rất quan trọng. Tôi đã thấy trong các cuộc đối thoại với các chính trị gia trẻ tuổi tại Vatican, nhất là từ các đảng phái và quốc gia khác nhau: họ đã nói với một âm thanh khác về đối thoại hàng ngang. Đây là một giá trị! Họ không sợ biểu lộ ra bên ngoài, cũng không chối từ. Họ rất can đảm! Tôi nghĩ chúng ta cần bắt chước họ; cũng như về việc đối thoại giữa các thế hệ. Việc “vươn ra” để tìm kiếm những người thuộc các “trường phái khác” và đối thoại với họ: Ngày nay Ậu Châu cần làm điều này."

Trước Hội Đồng Âu Châu- 47 quốc gia, 900 triệu dân -, Đức Thánh Cha đã nói: “Thách đố khác tôi muốn đề cập đến là sự giao dịch hàng ngang. Tôi nói với kinh nghiêm bản thân: trong các cuộc gặp gỡ với các chính trị gia thuộc các quốc gia khác nhau tại Âu Châu, tôi đã có thể ghi nhận là các chính trị gia trẻ tuổi đã có thể đối phó với thực tại bằng một viễn cảnh khác so với các đồng nghiệp lớn tuổi hơn.Ngài nói có thể là bề ngoài các sự việc dường như giống nhau, nhưng đường lối tiếp cận lại khác nhau. Điều này có thể thấy nơi các chính trị gia trẻ tuổi thuộc các đảng phái khác nhau. Điều này biểu hiệu một thực tại về Âu Châu hiện đại chúng ta không thể chối từ trên hành trình kết hợp toàn thể lục địa và tương lai của Âu Châu: cần chú ý đến sự liên hệ song hành này đang hiện diện trong mọi lãnh vực. Điều này không thể thực hiện nếu không có đối thoại, ngay cả đối thoại giữa các thế hệ. Ngày nay nếu chúng ta muốn định nghĩa một lục địa, chúng ta phải nói đến một Âu Châu đang đối thoại, làm sao cho sự giao lưu song hành về các ý kiến và các suy tư có thể giúp đỡ cho việc liên kết các dân tộc trong sự hòa điệu."

Ngài tiếp: “Việc mượn lối truyền thông song hành không những chỉ cần đến một sự cảm thông giữa các thế hệ mà còn cần đến một phương thức lịch sử về sự tăng trưởng. Trong thế giới chính trị tại Âu Châu hiện nay, các đối thoại nội bộ của các tổ chức (chính trị, tôn giáo, văn hóa) giữa những thành viên không phong phú, và không kết quả.

Lịch sử ngày nay đòi hỏi trong sự gặp gỡ phải có khả năng thoát ra khỏi các cấu trúc “kìm hãm” căn tính riêng để làm cho vững mạnh và phồn thịnh hơn trong những đối chất huynh đệ hàng ngang. Một Âu Châu chỉ đối thoại giữa các nhóm đồng loại sẽ bị khép kín nửa chừng; chúng ta cần có tinh thần trẻ trung để chấp nhận thách đố của sự đối thoại hàng ngang."

Sự khủng bố, bắt làm nô lệ và tình trạng vô chính phủ

Một câu hỏi khác trên máy bay từ Strasbourg đi Rome, về sự khủng bố quốc tế, Đức Thánh Cha nói với Hội Đồng Âu Châu: “Hòa bình đã bị thử thách bởi các hình thức tranh chấp khác, như khủng bố tôn giáo và quốc tế, đang nuôi dưỡng một sự coi thường đời sống nhân loại và sai nhầm bất kể đến các nạn nhân vô tội. Tiếc thay hiện tượng này thường được nuôi dưỡng bởi việc buôn lậu vũ khí cách thản nhiên." Ngài đã tiếp về vấn đề bắt làm nô lệ: “Hòa bình cũng đã bị vi phạm vì việc buôn người, đây là hình thức bắt làm nô lệ của thời đại chúng ta và biến con người thành các món hàng đổi chác, bóc lột mọi phẩm giá con người. Nhiều khi, chúng ta cũng ghi nhận là các hiện tượng này thường có sự liên kết với nhau.” Vần đề là cần có sự đối thoại với những nhóm quá khích.

Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời: “Tôi chưa hề bao giờ coi vấn đề này như hết thuốc chữa. Có thể là chưa đối thoại được, nhưng xin đừng đóng cửa rút cầu. Đúng là khó khăn, các bạn có thể nói là “hầu như không thể thực hiện” nhưng cánh cửa cần luôn mở rộng. Các bạn đã hai lần dùng từ ngữ “đe dọa”: đúng vậy, khủng bố là một thực tại đe dọa... Nhưng việc bắt người làm nô lệ đã là một thực tại gắn liền vào xã hội hôm nay, và từ bao lâu nay! Nô lệ lao động, việc đối xử tàn ác đối với con người, việc buôn bán trẻ em… là một thảm kịch! Xin đừng nhắm mắt trước tệ trạng này! Bắt làm nô lệ là một thực tại ngày nay, một sự khai thác con người... Rồi còn có sự đe dọa của quân khủng bố... Và con nhiều đe dọa khác nữa, và đó là sự đe dọa của quốc gia. Khi người dân vươn lên, vươn lên, và mỗi quốc gia tự cho có quyền tàn sát quân khủng bố thì khi quân khủng bố bị tiêu diệt thì cũng có nhiều người vô tội bị giết chết. Đây là một tình trạng vô chính phủ cao cấp nhất và hết sức nguy hiểm. Cần phải chống bọn khủng bố, nhưng tôi nhắc lại: khi cần phải ngăn chặn một hành vi bạo động bất công, chúng ta cần phải làm với sự thỏa thuận của quốc tế."

Tội lỗi của những con cái của Giáo Hội

Một phóng viên đã đặt câu hỏi về việc lạm dụng trẻ em tại Grenada (Argentina), Đức Thánh Cha trả lời: “Có một lá thư gửi cho tôi, tôi đã đọc và đã gọi điện thoại cho người gửi và nói rằng: “Ngày mai anh hãy đến gặp Đức Giám Mục.” Và tôi đã viết cho Giám Mục phải khởi sự việc điều tra.” Tôi đã tiếp nhận tin tức này thế nào? Tôi hết sức đau buồn. Nhưng thực tế là thực tế. Chúng ta không thể che dấu."

Trong diễn từ Đức Thánh Cha đã nói: “Chân Phước Phaolô VI đã định nghĩa Giáo Hội là: “chuyên gia về nhân loại”. Trong thế gian, bắt chước Chúa Kitô, mặc dầu con cái có tội lỗi, hãy đừng tìm kiếm gì khác ngoài việc phục vụ và làm nhân chứng cho sự thật. Không có gì ngoài tinh thần này có thể hướng dẫn chúng ta trong việc hỗ trợ cho hành trình của nhân loại.”

Trong diễn từ trước Hội Đồng Âu Châu, Đức Thánh Cha cũng đã nói về tội lỗi: “Một lịch sử hai ngàn năm đã liên kết Âu Châu với Kitô giáo. Một lịch sử không tránh khỏi các tranh chấp và sai lầm, và ngay cả tội lỗi nữa, nhưng luôn luôn được thúc đẩy bởi ước muốn xây dựng cho ích lợi chung."