Hôm thứ Sáu 14 tháng 11, Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đã được Khoa Truyền thông Xã hội tại Đại Học Giáo Hoàng Salêdiêng ở Rôma trao tặng bằng tiến sĩ danh dự (laurea honoris causa) trong buổi lễ kỷ niệm 25 năm thành lập nhà trường.
Dịp này nhà trường cũng tổ chức một cuộc hội thảo có tiêu đề "Xem xét lại Truyền thông, lý thuyết, kỹ thuật và giảng dạy."
Ngoài việc là Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Cha Lombardi cũng là Tổng Giám đốc Đài phát thanh Vatican.
Trong bài phát biểu nhân dịp này, Cha Lombardi nói, "Truyền thông cho Giáo Hội và cho con người ngày nay phải đồng hành cuộc sống và hoàn cảnh lịch sử của họ, phải diễn dịch được mong đợi và nhu cầu của họ. Nếu bạn thực sự yêu mến con người, hãy tiếp tục sánh bước với họ. "
Phát biểu về 25 năm kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực truyền thông, Cha Lombardi nhận xét rằng “Một trong những chủ đề của cuộc thảo luận này là dịch vụ đa ngôn ngữ của Giáo Hội cho các bộ phận khác nhau của thế giới. Đó là một khía cạnh rất căn bản của truyền thông đã làm tôi say mê trong hai mươi lăm năm qua. Hơn bao giờ hết, dịch vụ đa ngôn ngữ của Giáo Hội đã và đang mở rộng ra khắp các châu lục, và cho phép Giáo Hội tham gia vào cuộc đối thoại với các nền văn hóa đa dạng. Tôi biết rõ rằng từ Rôma, chúng ta không thể nói tất cả các ngôn ngữ trên thế giới, nhưng tôi tin rằng Giáo Hội có nghĩa vụ chứng tỏ cho thế giới thấy Giáo Hội biết cách làm thế nào để nói tất cả các ngôn ngữ ở khắp các châu lục. Giáo Hội quan tâm đến việc hội nhập văn hoá trong bối cảnh các tình huống và các nền văn hóa khác nhau. Các nền văn hóa khác nhau có thể cảm thấy như đang ở nhà tại Rôma này, và rằng Rôma không cảm thấy là ngoại kiều với bất kỳ nước nào. Sự đa dạng văn hóa là một hệ quả cần thiết của tính phổ quát của Giáo Hội, của sự chú ý thực sự của Giáo Hội đến các miền ngoại vi."
Dịp này nhà trường cũng tổ chức một cuộc hội thảo có tiêu đề "Xem xét lại Truyền thông, lý thuyết, kỹ thuật và giảng dạy."
Ngoài việc là Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Cha Lombardi cũng là Tổng Giám đốc Đài phát thanh Vatican.
Trong bài phát biểu nhân dịp này, Cha Lombardi nói, "Truyền thông cho Giáo Hội và cho con người ngày nay phải đồng hành cuộc sống và hoàn cảnh lịch sử của họ, phải diễn dịch được mong đợi và nhu cầu của họ. Nếu bạn thực sự yêu mến con người, hãy tiếp tục sánh bước với họ. "
Phát biểu về 25 năm kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực truyền thông, Cha Lombardi nhận xét rằng “Một trong những chủ đề của cuộc thảo luận này là dịch vụ đa ngôn ngữ của Giáo Hội cho các bộ phận khác nhau của thế giới. Đó là một khía cạnh rất căn bản của truyền thông đã làm tôi say mê trong hai mươi lăm năm qua. Hơn bao giờ hết, dịch vụ đa ngôn ngữ của Giáo Hội đã và đang mở rộng ra khắp các châu lục, và cho phép Giáo Hội tham gia vào cuộc đối thoại với các nền văn hóa đa dạng. Tôi biết rõ rằng từ Rôma, chúng ta không thể nói tất cả các ngôn ngữ trên thế giới, nhưng tôi tin rằng Giáo Hội có nghĩa vụ chứng tỏ cho thế giới thấy Giáo Hội biết cách làm thế nào để nói tất cả các ngôn ngữ ở khắp các châu lục. Giáo Hội quan tâm đến việc hội nhập văn hoá trong bối cảnh các tình huống và các nền văn hóa khác nhau. Các nền văn hóa khác nhau có thể cảm thấy như đang ở nhà tại Rôma này, và rằng Rôma không cảm thấy là ngoại kiều với bất kỳ nước nào. Sự đa dạng văn hóa là một hệ quả cần thiết của tính phổ quát của Giáo Hội, của sự chú ý thực sự của Giáo Hội đến các miền ngoại vi."