CHÚA NHẬT XXXI THƯỜNG NIÊN A – LỄ CÁC ĐẲNG LINH HỒN
Khôn Ng. 3:1-9; T.vịnh 22; Rôma 5:5-11;Gioan 6:37-40

SỐNG AN BÌNH TRONG TAY CHÚA

Từ ngày tôi còn nhỏ tôi thường nghe khi người ta nói đến người đã chết thì hay nói: "xin cho người đó được nghỉ nơi an giấc". Lời nói đó như là lời nguyện, ngay cả với những người ít khi hay không hề cầu nguyện. Đôi khi chúng ta nói lời đó tỏ vẻ hơi mừng vì người chết đã chịu đau đớn lâu năm. "Xin cho người đó được nghỉ ngơi an giấc "như thêm vào" và người đó thật đáng được hưởng "

Một người bạn trong gia đình tôi ở nhà dưỡng lão đã 14 năm. Bà ta bị viêm màng não rồi bị liệt. 7 năm sau cùng bà ta chỉ nằm trong giường và cần giúp đở trong tất cả mọi việc. Bà ta chỉ có thể mở và nhắm mắt một chút thôi. Vừa rồi tôi đi với chị tôi đén thăm bà ta, tôi rất ngạc nhiên bà ta đã thay đổi quá nhiều từ khi tôi đén thăm lần trước đó. Tôi thầm cầu nguyện: "Lạy Chúa xin Chúa đem bà ta về nhà và cho bà ta nghỉ nơi an giấc".

Chúng ta muốn những người đã chết được an giấc, nhất là những người đã đau ốm lâu năm, những người chết vì chiến tranh hay bị bắt bớ vì tôn giáo, những người quá nghèo, những người vô gia cư bị bệnh hiểm nghèo vì sống trên vệ đường, và những người bị ung thư nặng. Tiếc thay không thể dễ gì thêm mỗi người trong chúng ta vào số các người vừa kể. Chúng ta biết nhiều người đối với họ sự chết là một điều bớt gánh nặng cho họ. "Cuối cùng xin họ được nghỉ an giấc".

Nhưng ngay cả với những người đã có một đời sống tương đối dễ dàng, rồi một ngày kia cũng sẽ đến ngày cuối cùng. Các bạn còn nhớ dụ ngôn người giàu có, xây kho lẫm lớn để tích trử tất cả thóc lúa và của cải vào đó. Nhưng Chúa bảo ông ta "Đồ ngốc! Nội đêm nay, người ta sẽ đòi lại mạng ngươi, thì những gì ngươi sắm sẵn đó sẽ về tay ai?" (Lc 12:20).

Sự chết đến với mỗi người trong chúng ta. Ngày lễ hôm nay nhắc chúng ta nhớ đến những người đã chết, và cũng nhắc đến sự chết của chúng ta nữa. Những người đã chết đi về đâu? Họ đã trông thấy gì khi họ nhắm mắt lần cuối cùng, và họ nhìn về đời sống tiếp theo?

Kinh Thánh không nói gì về đồ đạc trên thiên đàng. Các hoạ sĩ tài ba và nghèo đã vẽ những tranh ảnh về những gì chờ đợi chúng ta ngay khi chúng ta vừa chết. Những bức tranh đó đầy màu sắc rực rỡ với các thiên thần và các người đứng quanh ngai Đầng Tối Cao. Các nhạc sĩ cố gắng viết bài nhạc về thiên đàng. Họ thường bao gồm các nhạc khí như kèn loa, đàn dây và chiên trống. Đó có phải là các nhạc khí chúng ta sẽ nghe trên thiên đàng hay không? Nhưng theo Kinh Thánh chúng ta được "điều mắt chẳng hề thấy, tai chẳng hề nghe, lòng người không hề nghĩ tới, đó lại là điều Thiên Chúa đã dọn sẵn cho những ai yêu mến Ngài" (1Cr 2:9).

Đó là điều tự nhiên, chúng ta, người phàm cùng với các nghệ sĩ sẽ tiếp tục tưởng tượng đời sống ngày sau sẽ ra sao. Chúng ta có thể ước mong trong Kinh Thánh có một sách, ngoài sách Khải Huyền, có nhiều hình ảnh nói về quang cảnh thiên đàng cho chúng ta. Nhưng, không có. Nên chúng ta quay về Kinh Thánh chúng ta đang có như lời sách chúng ta vừa đọc không trình bày hình ảnh, hay tiếng nhạc của đời sống ngày sau, nhưng cho chúng ta mong đợi để dựa vào đó.

Tác giả sách Khôn Ngoan không tả hình thể của thiên đàng. Trái lại sách Khôn Ngoan kêu gọi chúng ta tin tưởng là "hồn của những người đức nghĩa ở trong tay Thiên Chúa (Kng3:1). Chúng ta biết những điều gì những người đức nghĩa gặp trong đời sống ở trần gian. Họ chịu đau khổ vì hậu quả của việc làm và lời nói công chính của họ. "dẫu theo nhãn giới người phàm, họ gặp khổ đau, hy vọng của họ đã tràn đầy bất tử" (Knh 3:4). Nhưng, người đức nghĩa có Thiên Chúa như sức mạnh thúc đẩy họ và giúp họ kiên trì, và Thiên Chúa sẽ không để họ rơi ra khỏi bàn tay Ngài trong lúc họ bị xét xử ở trần gian chứ không bị xét xử trong đời sống ngày sau. Họ ở trong "bàn tay Thiên Chúa". Những khổ đau ở trần gian sẽ có giá trị cho họ trong đời sống ngày sau là khi họ sáng rực và "sẽ như tia lửa cháy thiêu đám rạ" (Kng 3:7). Nếu họ đã sống một đời an bình, họ như tia lửa cháy thiêu soi sáng chúng ta làm cho chúng ta như họ đi qua đường lối của Thiên Chúa.

Đối với một trí óc hoàn toàn suy luận, thì điều chúng ta tin đời sống ngày sau và sự sống lại không có nghĩa lý gì cả. Ống viễn khính thiên văn Hubble của cơ quan NASA tìm hiểu thiên văn được đưa ra năm 1990. Ống kính xem vòng quanh trái đất và nhìn vào không gian xa thăm thẳm hơn những vật chúng ta có trên địa cầu, và cho thấy hình ảnh xa tít mù trong không gian mà từ trước đến nay chưa từng biết. Ống kính cho thấy chi tiết hình ảnh không gian chua từng bao giờ tưởng tượng ra, và đã cho thấy những hành tinh chưa bao giờ biết. Thí dụ ống kính Hubble có thể cho biết chổ nào trong không gian đã có dến 13 hay 14 tỉ năm ( chứ không bàn đến chuyện 1 hay 2 tỉ năm thôi). Ống kính giúp tìm ra sức mạnh bí hiểm gọi là "năng lực tối tăm". Các khoa học gia đã biết sông ngân hà được tạo thành như thế nào là nhờ ở ống kính Hubble. Ống kính Hubble đã cho tài liệu trình bày trong hơn 10 ngàn bài thuyết trình.

Ống kính Hubble đã soi tìm những chỗ xa xôi trong không gian, mà vẫn chưa cho thấy có "cửa vào thiên đàng" nào cả. Bởi thế làm sao sách Khôn Ngoan viết vào những năm 60 trước kỷ nguyên Thiên Chúa có thể cho chúng ta biết về trường hợp những người đã chết, và điều gì chờ đợi chúng ta về sau. Các nhà khôn ngoan cho chúng ta biết những điều mà ống kính thiên văn nào mạnh đến đâu đi nữa cũng không cho chúng ta biết về những người đã quá cố. "Hồn người đức nghĩa ở trong tay Thiên Chúa, và khổ hình không đụng tới họ" (Kng 3:1). Vậy thử hỏi chúng ta còn cách nào hơn để biết rõ " họ ở trong an bình " (Kng 3:3).

Thật là điều an ủi được biết những người chết vì khủng bố, vì nội loan, vì tranh đấu cho công chính, vì chiến tranh cho tôn giáo, vì vi khuẩn Ebola v. v. đã được đến nơi "an bình" trong tay Thiên Chúa. Bởi thế lời cầu xin của chúng ta cho họ là một điểm cam đoan cho chúng ta trong lúc chúng ta cầu nguyện với đức tin "cầu xin cho họ được nghỉ nơi an giấc".

Lời Chúa Giêsu nói hôm nay ở trong phần tiếp diễn từ về Bánh Trường Sinh trong phúc âm thánh Gioan tiếp theo việc Chúa Giêsu làm bánh hoá nhiều. Chúa Giêsu hứa là tất cả những ai "thấy Con Người" (nghĩa là tin) thì được sống muôn đời. Lời văn dùng thì hiện tại là điểm chính trong phúc âm thánh Gioan, hứa là sự sống muôn đời bắt đầu từ bây giờ cho những ai tin vào Chúa Giêsu. Chúng ta hôm nay họp nhau nơi bàn tiệc Thánh Thể để lãnh nhận Bánh Trường Sinh, và cùng chia sẻ đời sống muôn đời mà những người đi trước chúng ta đã được hưởng cũng thứ lương thực ấy.

Cách đây vài năm một người vô gia cư đi rước Thánh Thể trong một lễ ngày thường. Ông ta nhận bánh thánh trong tay, rồi ông ta quay lại nói với những người đứng sau lưng ông ta "một ngày nào bạn ơi, một ngày nào". Rồi ông ta rước bánh thánh và về chỗ quỳ. Đó là điều tôi tin tưởng Chúa Giêsu hứa với chúng ta trong thánh lễ hôm nay: là một ngày nào chúng ta sẽ hiệp với Chúa Giêsu, với những người khác, và với những người đã ra đi trước chúng ta. Và phép Thánh Thể là cách chúng ta chia sẽ đời sống hiện nay và là một lời hứa "một ngày nào bạn ơi, một ngày nào".

Điều đó làm sao thực hiện được? và sẽ thực hiện ở đâu? Tôi không biết, và ống kính thiên văn Hubble không giúp chúng ta trả lời được câu hỏi "ở đâu?". Nhưng, tôi tin rằng ngày đó sẽ thực hiện với tất cả chúng ta họp nhau chung quanh bàn tiệc, vì tôi tin lời hứa tôi nghe một lần nữa hôm nay: chúng ta "ở trong tay Thiên Chúa". Và Chúa Giêsu sẽ hoàn tất lời Ngài đã hứa. Chúa Giêsu sẽ cho chúng ta sống lại vào ngày sau hết.. Và tôi cũng tin lời khác Chúa Giêsu nói hôm nay: là hôm nay tôi đã được sự sống muôn, một đời sống sâu đậm bắt đầu trong đồi sống mới trong Chúa Kitô, và Ngài sẽ gặp chúng ta đến ngày sau hết khi chúng ta đến nơi hội họp với tất cả "hồn những người đức nghĩa". Đó là "nơi" ống kính Hubble không trông thấy được, nhưng chúng ta tin.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên,OP



COMMEMORATION OF ALL THE FAITHFUL DEPARTED - (A)
Wisdom 3:1-9; Psalm 23; Romans 5:5-11; John 6:37-40

Ever since I was a child, when people referred to the dead, I have heard them add, "May they rest in peace." It was said with the reverence of a prayer, even by people who rarely, if ever prayed. "May they rest in peace." Sometimes we say this with almost a tone of relief, if the person who has died has suffered for a long time. "May she rest in peace," – as if to add, "And she really deserves it."

A friend of my family has been in a nursing home for 14 years. She has brain dysfunction that has left her paralyzed. The last seven years she has been confined to bed and is in total need. She is only able to open and close her hands – barely. When I visited her recently with my sister I was struck by much more deteriorated her condition has become since last I saw her. My silent prayer, "Take her home Lord and may she rest in her peace."

We want people who have died to find peace, especially: the long-suffering, those killed in war and religious conflict, the weary poor, those without homes who suffered the debilitating effects of street life, and those ravaged by cancer. Unfortunately it is too easy for each of us to add to this list. We know of so many for whom death was, or could be, a release. "May they rest in peace... finally." But even those who have had a comparatively easy life will face the final ending some day.

Remember the parable of the rich man who built bigger barns to store his overflowing harvest? "But God said to him, 'You fool! This very night your life will be demanded from you. Then who will get what you have prepared for yourself?'(Luke 12:20).

Death comes for each of us. This feast is a reminder of those who have passed and of our own mortality as well. Where have they gone? What did they see the moments after they closed their eyes for the last time and then gazed into the next life?

The Scriptures are silent about the furniture in heaven. Artists, good and poor ones, have painted their version of what awaits us the moments after we die. Their paintings are bright with color and filled with angels and humans around the throne of the Almighty. When composers attempt to write "heavenly music" they usually include harps, trumpets and dramatic kettle drums. Is that what we will hear in heaven? But as the Scriptures tell us, "Eye has not seen, nor ear heard what God has prepared for those who love God" (Corinthians 2:9-10).

We ordinary humans, along with those artists, will continue to try to imagine what the next life will be like, it’s only natural. We might even wish there were a book in the Bible, besides the visionary Book of Revelation with all its over-the-top images, that would lay out the street plan of heaven for us. But there isn’t, so we turn to the Scriptures we have, like today’s selections, which don’t provide a photograph or sound recording of the next life, but do give us something to pin our hopes on.

The author of Wisdom doesn’t describe the topography of heaven. Instead we are invited to trust that, "The souls of the just are in the hand of God." We know what often happens to "the just" in this life. They suffer the consequences of their just actions and words. "Before humans they may be punished because of their righteous lives." But the just have God as their impetus and endurance and God will not let them slip out of God’s hands during this life’s trials, nor in the next life. They are "in the hand of God." Their suffering in this world will have value for them in the next, where they will shine and "dart about like sparks through stubble." If they have led good lives they are like sparks and fire to ignite and illuminate us as we, like them, travel along God’s just path.

To a purely rational mind our belief in an afterlife and the resurrection of our bodies makes no sense at all. The Hubble telescope was launched by NASA in 1990. It circles the earth and has a view of the universe far beyond anything we have here on earth. The telescope can see as far away as 10-15 billion light-years away. The deepest view of the universe thus far. It shows the universe in details never imagined before and has discovered things never known until now. For example, the Hubble telescope has been able to date the age of the universe to be about 13-14 billion years (let’s not quibble over a mere billion years or two!); it helped discover the mysterious force called "dark energy"; scientists have learned how galaxies are formed, thanks to the Hubble. As a result of the information the Hubble has provided over 10,000 scientific articles have been written.

The Hubble has been scanning the deepest depths of the universe and hasn’t spotted any "pearly gates" yet. So what could the author of the Book of Wisdom, written around 60 B.C.E., possibly tell us about the conditions now enjoyed by the dead – and what awaits us. The sage tells us what no telescope, no matter how powerful, can tell us about our deceased loved ones, "The souls of the just are in the hand of God and no torment shall touch them." How much more secure and sure can we be? "They are in peace."

It’s comforting to know that those that have died as victims of today’s terrorism, revolutions, civil strife, religious wars, Ebola, etc., are "at peace" and in the hand of God. So, our prayer for them is a note of assurance for us as we pray in faith, "May they rest in peace.

Jesus’ words today are from the longer Bread of Life discourse in John, which follows the multiplication of the loaves. He promises that those who "see the Son" (i.e. believe) have eternal life. This present tense language is prevalent in John’s Gospel, promising that eternal life begins now for those who believe in Jesus. We gather at Eucharist to receive the Bread of Life which is a share in the eternal life enjoyed by those who were nourished by the same food and who have gone before us.

Some years ago a homeless man came to receive Eucharist at a daily Mass. When he received the consecrated bread in his hand he turned to those behind him and, holding the host before them said , "Some day man, some day." He then consumed it and returned to his pew. That’s what I believe Jesus is promising us on this feast: that some day we will join him, one another and those who have preceded us into life and that the Eucharist is a way we share in that life now and it’s a promise, "Some day man, some day."

How will that happen? Where will it take place? I don’t know and the Hubble telescope won’t help answer the "where?" question. But I do believe it will take place with all of us gathered around the banquet table, because I believe the promise I hear again today: we are "in the hand of God" and Jesus will fulfill what he promises. He will raise us up on the last day. I also believe what else Jesus says today: that now I already have eternal life, a deep life that begins with a new life in Christ which will see us through to the end of our journey to a place where there will be the great in-gathering with all the souls of the just. That’s the "where" the Hubble can’t see, but we believe in.