“Lòng tham lam, bất bao dung, ham hố quyền lực.. đó là những động lực thúc đẩy đi tới quyết định chiến tranh, và những động lực ấy thường được biện minh bằng một ý thức hệ. Nhưng trước tiên có một sự ham mê, một động lực sai trái và ý thức hệ chỉ là một hình thức để biện minh. Ngay cả khi không có ý thức hệ nào hết, thì có ngay câu trả lời của Cain: ‘Có hệ gì tới tôi đâu?’, ‘Tôi đâu có phải là người canh giữ em tôi?’…Trên cổng vào nghĩa trang này, phất phới khẩu hiệu chế nhạo của chiến tranh ‘Có hệ gì tới tôi đâu?’” (Diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 13 tháng 9 năm 2014 tại nghĩa trang quân đội Redipuglia).
Những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói về thế chiến thứ nhất, đáng buồn thay vẫn đúng ngay trong những ngày này khi hàng triệu người trên thế giới khóc thương cho người dân Kobane xấu số, cho một thành phố Kobane là một thí dụ điển hình cho thứ chính trị đểu giả và trâng tráo nhất trong thế giới ngày nay, nơi hàng chục ngàn người đang là nạn nhân sát tế cho những lợi lộc, và những kế hoạch địa lý chính trị của bọn khủng bố Hồi Giáo IS bất nhân và cả những bọn lãnh đạo bất lương trên thế giới.
Kobane là thành phố thuộc Syria nằm sát biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, sát đến mức đứng bên này phần đất Thổ, người ta có thể quan sát tỏ tường chiến sự đang diễn ra chỉ cách đó vài trăm thước.
Từ ngày 15 tháng 9, quân khủng bố Hồi Giáo IS đã mở cuộc tấn công rầm rộ bằng 3 mũi tiến công chính Nam, Đông Nam và Tây Nam với hơn 4000 quân được liên tục tăng viện và sự hỗ trợ của một lực lượng đông đảo hơn 30 xe tăng – cả xe tăng Mỹ tịch thu được của quân Iraq lẫn xe tăng Nga tịch thu được của quân chính phủ và quân nổi loạn Syria. Chỉ trong 24 giờ đầu tiên, bọn khủng bố Hồi Giáo càn quét qua một vùng lãnh thổ rộng lớn. Hơn 100 làng mạc lọt vào tay chúng.
180,000 dân lành vô tội hốt hoảng bỏ nhà cửa chạy sang biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, nơi một lần nữa họ bị quân Thổ mắng nhiếc hạ nhục. Kỹ sư Ekram, một cư dân Kobane nói với Vanessa Altin của tờ Daily Record của Tô Cách Lan [1]: "Sau khi chôn cất các thi thể những người thân, tôi chạy trốn với gia đình sang Thổ Nhĩ Kỳ. Khi chúng tôi vượt qua biên giới các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ chế giễu và sỉ nhục chúng tôi. Họ gọi chúng tôi là ‘thứ dân ngu ngốc’ và ‘đồ lừa’. Họ dường như ghét chúng tôi hơn họ ghét bọn IS."
Nhưng Ekram cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ phải cẩn thận “Tôi biết Thổ Nhĩ Kỳ ghét người Kurd. Nhưng nếu cuối cùng họ là hàng xóm với IS, thì còn tồi tệ hơn.”
Hào quang chiến thắng vang dội của quân khủng bố Hồi Giáo IS, thứ hào quang đã thu hút một con số hàng ngàn thanh niên Hồi Giáo sống tại Hoa Kỳ, Canada, Úc và các nước Châu Âu gia nhập vào đội quân thánh chiến của chúng đã sứt mẻ vì vấp phải một sự chống trả quyết liệt của người Kurds, những người cầm cự với một quân số ít hơn 30 lần, trong đó một số lớn lại là những phụ nữ “giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh”, với những vũ khí thô sơ hơn nhiều.
Tại sao các chiến binh người Kurds đã không bỏ chạy? Họ có đủ thời gian để tháo chạy như quân Iraq tại Mosul. Nhưng họ đã không chạy và quyết định cầm cự với quân khủng bố Hồi Giáo IS với một hy vọng mong manh cái gọi là “cộng đồng quốc tế”, là “liên quân chống khủng bố Hồi Giáo” sẽ giúp họ.
Vương quốc của người Kurds – The Kingdom of Kurdistan - xưa kia là một vùng rộng lớn bao gồm nhiều phần lãnh thổ mà ngày nay thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iraq, Iran, Armenia, và Azerbaijan. Bị Đế Quốc Ottoman sát nhập nhưng họ vẫn giữ được bản sắc dân tộc và không bị đồng hóa. Ngày nay, 18% dân số Thổ Nhĩ Kỳ xưng mình là người Kurds. Con số ấy là 17% ở Iraq, 10% ở Iran, 15% ở Syria tức là 1,9 triệu người và vài chục ngàn người tại hai nước Armenia, và Azerbaijan.
Sau khi Saddam Hussein bị lật đổ tại Iraq, người Kurds tại Iraq được tự trị trong một vùng lãnh thổ ở miền bắc nước này với thủ phủ là Erbil.
Trong khi đó, tại Thổ Nhĩ Kỳ, đảng công nhân Kurdistan, gọi tắt là PKK, là một tổ chức vũ trang được hình thành từ năm 1978 với chủ trương dành quyền tự trị từ tay người Thổ. Thổ Nhĩ Kỳ coi PKK là một tổ chức khủng bố, Nato, Hoa Kỳ và một vài nước phương Tây có quan hệ chặt chẽ với Ankara cũng xếp PKK vào hàng các tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, ngay cả một số nước phương Tây không ưa Thổ Nhĩ Kỳ như Anh quốc, Hy Lạp, Đảo Síp, Iran và Iraq cũng có những thời điểm ủng hộ PKK.
Sau một cuộc chiến giằng dai không đi đến đâu kéo dài từ ngày 15/8/1984 đến ngày 21/3/2013 trong đó ít nhất 45,000 người của cả hai bên bị thiệt mạng, PKK ký hiệp ước đình chiến và rút quân sang vùng lãnh thổ của người Kurd Iraq.
Trong cuộc nổi dậy Ả rập, người Kurds tại Syria thành lập quân đội riêng gọi là Các Đơn Vị Bảo Vệ Người Dân, gọi tắt là YPG và ngày 19 tháng 7, 2012 lực lượng Kurds tại Syria chiếm được thành phố Kobane và sau đó là các thành phố khác như Cizîrê, và Efrîn.
Mơ ước tái lập lại đất nước của người Kurds mạnh đến mức họ không thể bỏ chạy khỏi Kobane như quân Iraq đã từng tháo chạy khỏi Mosul trước sức tiến công vũ bão của bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Đối với người Kurds, mất Kobane là mất đi mơ ước ngàn đời tái lập lại đất nước của họ.
Dưới mắt giới quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurds chiếm Kobane hay quân khủng bố Hồi Giáo IS chiếm Kobane đều là hai cái xấu. Người Kurds ở Kobane, cách biên giới Thổ có mấy trăm thước, sẽ là căn cứ địa cho các hoạt động đòi tự trị của người Kurds ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nền hòa bình mong manh họ đạt được từ ngày 21 tháng 3 năm ngoái có khả năng đổ vỡ. Quân khủng bố Hồi Giáo IS cũng nguy hiểm nhưng có lẽ đỡ nguy hơn người Kurds vì nếu phải chống IS, họ không cô đơn, họ có cả liên quân, có cả Nato và “cộng đồng thế giới”.
Bình luận về cuộc chiến tại Kobane, biên tập viên Jonathan Marcus của BBC trong bài “Saving Kobane from IS needs more than air strikes – Cứu Kobane khỏi tay IS cần nhiều hơn những cuộc không kích” [2] nhận xét rằng “Chuẩn tướng Ben Barry, nhà phân tích chiến tranh trên bộ tại Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược (IISS) ở London ghi nhận rằng IS thường bắt đầu cuộc tấn công với một lực lượng pháo binh đáng kể - nhiều ngày dập pháo, bắn phá bằng súng cối, và xe tăng” người ta tự hỏi tại sao một lực lượng pháo binh và xe tăng hùng hậu của quân khủng bố Hồi Giáo IS lại có thể tập kết tại Kobane mà trong nhiều ngày đã không bị phi cơ liên quân cản trở? Những chiếc xe tăng, những cỗ pháo lù lù như vậy chẳng phải là những mục tiêu dễ tấn công nhất sao? Hay lại có những dàn xếp, giằng co bên trong hậu trường?
Đêm thứ Năm 2/10, quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã nhóm phiên khẩn cấp và biểu quyết đồng ý cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tràn vào Syria cũng như cho phép quân đội nước ngoài sử dụng đất Thổ Nhĩ Kỳ làm bàn đạp tấn công vào Syria và Iraq.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu nói trên đài truyền hình A Haber trong một cuộc phỏng vấn vào cuối ngày thứ Năm. "Chúng ta không thể là một khán giả."
"Chúng tôi không muốn Kobane thất thủ ", ông Davutoglu nói để đáp lại câu hỏi của một nhà báo, và nói thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp nơi trú ẩn cho người Kurd chạy trốn khỏi các cuộc tấn công.
"Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì là cần thiết để ngăn chặn điều này xảy ra. Không có quốc gia nào khác có khả năng ảnh hưởng đến tình hình tại Syria và Iraq. Cũng không có quốc gia nào khác sẽ bị ảnh hưởng nặng nề như chúng tôi. "
Hôm thứ Sáu 3 tháng 10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng nói: “Không thể để cho Kobane thất thủ vì người Kurds cũng là anh chị em của chúng ta”.
Tuy nhiên, trong hai tuần, người ta lại thấy Erdogan làm mọi thứ có thể để tạo điều kiện cho sự sụp đổ của Kobane vào tay quân khủng bố Hồi Giáo IS.
Recep Erdogan đã làm mọi thứ trong quyền lực của mình để đảm bảo Kobane bị cắt đứt hoàn toàn bất kỳ sự hỗ trợ và can thiệp từ bên ngoài. Xe tăng và một lực lượng đông đảo binh lính áp sát biên giới không phải để cứu người Kurds ở Kobane nhưng để ngăn chặn bất cứ người Kurd nào từ bên trong Thổ Nhĩ Kỳ muốn vượt biên giới hỗ trợ anh chị em của họ trong cuộc chiến tại Kobane.
Đặc sứ Liên Hiệp Quốc là ông Staffan de Mistura cho biết có đến 12,000 dân tại thành phố này có nguy cơ bị tàn sát vì nay quân khủng bố Hồi Giáo IS đã chiếm được 40% thành phố này. Ông khẩn khoản yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ cho mở một hàng lang để người Kurds có thể tiếp cứu đồng bào của họ. Bực mình, hôm thứ Bẩy 11 tháng 10, Erdogan nói trắng ra trong buổi lễ khánh thành một trường học Hồi giáo ở thành phố quê hương Rize: “Kobane là gì với Thổ Nhĩ Kỳ? Với Istanbul, với Ankara mà phải quan tâm?” Bóng ma của Cain lại lù lù giữa ban ngày 'Có hệ gì tới tôi đâu?’.
Theo những tin tức mới nhất, từ ngày thứ Bẩy 11 tháng 10, quân khủng bố Hồi Giáo IS đang tìm cắt cắt đứt thông lộ phía Bắc để chặn đường rút lui của người Kurds sang biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu chúng thành công, Kobane hoàn toàn bị bao vây và với tình trạng lương thực và đạn dược cạn dần, họ chỉ còn chờ chết.
[1] Inside Kobane: Drug-crazed ISIS savages rape, slaughter and behead children
http://www.dailyrecord.co.uk/news/uk-world-news/inside-kobane-drug-crazed-isis-savages-4423943
[2] Saving Kobane from IS needs more than air strikes
http://www.bbc.com/news/world-middle-east-29524140
Những lời của Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói về thế chiến thứ nhất, đáng buồn thay vẫn đúng ngay trong những ngày này khi hàng triệu người trên thế giới khóc thương cho người dân Kobane xấu số, cho một thành phố Kobane là một thí dụ điển hình cho thứ chính trị đểu giả và trâng tráo nhất trong thế giới ngày nay, nơi hàng chục ngàn người đang là nạn nhân sát tế cho những lợi lộc, và những kế hoạch địa lý chính trị của bọn khủng bố Hồi Giáo IS bất nhân và cả những bọn lãnh đạo bất lương trên thế giới.
Kobane là thành phố thuộc Syria nằm sát biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, sát đến mức đứng bên này phần đất Thổ, người ta có thể quan sát tỏ tường chiến sự đang diễn ra chỉ cách đó vài trăm thước.
Xe tăng quân Thổ chỉ cách Kobane vài trăm thước |
Từ ngày 15 tháng 9, quân khủng bố Hồi Giáo IS đã mở cuộc tấn công rầm rộ bằng 3 mũi tiến công chính Nam, Đông Nam và Tây Nam với hơn 4000 quân được liên tục tăng viện và sự hỗ trợ của một lực lượng đông đảo hơn 30 xe tăng – cả xe tăng Mỹ tịch thu được của quân Iraq lẫn xe tăng Nga tịch thu được của quân chính phủ và quân nổi loạn Syria. Chỉ trong 24 giờ đầu tiên, bọn khủng bố Hồi Giáo càn quét qua một vùng lãnh thổ rộng lớn. Hơn 100 làng mạc lọt vào tay chúng.
180,000 dân lành vô tội hốt hoảng bỏ nhà cửa chạy sang biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, nơi một lần nữa họ bị quân Thổ mắng nhiếc hạ nhục. Kỹ sư Ekram, một cư dân Kobane nói với Vanessa Altin của tờ Daily Record của Tô Cách Lan [1]: "Sau khi chôn cất các thi thể những người thân, tôi chạy trốn với gia đình sang Thổ Nhĩ Kỳ. Khi chúng tôi vượt qua biên giới các binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ chế giễu và sỉ nhục chúng tôi. Họ gọi chúng tôi là ‘thứ dân ngu ngốc’ và ‘đồ lừa’. Họ dường như ghét chúng tôi hơn họ ghét bọn IS."
Nhưng Ekram cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ phải cẩn thận “Tôi biết Thổ Nhĩ Kỳ ghét người Kurd. Nhưng nếu cuối cùng họ là hàng xóm với IS, thì còn tồi tệ hơn.”
Hào quang chiến thắng vang dội của quân khủng bố Hồi Giáo IS, thứ hào quang đã thu hút một con số hàng ngàn thanh niên Hồi Giáo sống tại Hoa Kỳ, Canada, Úc và các nước Châu Âu gia nhập vào đội quân thánh chiến của chúng đã sứt mẻ vì vấp phải một sự chống trả quyết liệt của người Kurds, những người cầm cự với một quân số ít hơn 30 lần, trong đó một số lớn lại là những phụ nữ “giặc đến nhà đàn bà cũng phải đánh”, với những vũ khí thô sơ hơn nhiều.
Chiến binh người Kurds tại Kobane, một số đông là phụ nữ |
Tại sao các chiến binh người Kurds đã không bỏ chạy? Họ có đủ thời gian để tháo chạy như quân Iraq tại Mosul. Nhưng họ đã không chạy và quyết định cầm cự với quân khủng bố Hồi Giáo IS với một hy vọng mong manh cái gọi là “cộng đồng quốc tế”, là “liên quân chống khủng bố Hồi Giáo” sẽ giúp họ.
Vương quốc của người Kurds – The Kingdom of Kurdistan - xưa kia là một vùng rộng lớn bao gồm nhiều phần lãnh thổ mà ngày nay thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Iraq, Iran, Armenia, và Azerbaijan. Bị Đế Quốc Ottoman sát nhập nhưng họ vẫn giữ được bản sắc dân tộc và không bị đồng hóa. Ngày nay, 18% dân số Thổ Nhĩ Kỳ xưng mình là người Kurds. Con số ấy là 17% ở Iraq, 10% ở Iran, 15% ở Syria tức là 1,9 triệu người và vài chục ngàn người tại hai nước Armenia, và Azerbaijan.
Sau khi Saddam Hussein bị lật đổ tại Iraq, người Kurds tại Iraq được tự trị trong một vùng lãnh thổ ở miền bắc nước này với thủ phủ là Erbil.
Trong khi đó, tại Thổ Nhĩ Kỳ, đảng công nhân Kurdistan, gọi tắt là PKK, là một tổ chức vũ trang được hình thành từ năm 1978 với chủ trương dành quyền tự trị từ tay người Thổ. Thổ Nhĩ Kỳ coi PKK là một tổ chức khủng bố, Nato, Hoa Kỳ và một vài nước phương Tây có quan hệ chặt chẽ với Ankara cũng xếp PKK vào hàng các tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, ngay cả một số nước phương Tây không ưa Thổ Nhĩ Kỳ như Anh quốc, Hy Lạp, Đảo Síp, Iran và Iraq cũng có những thời điểm ủng hộ PKK.
Sau một cuộc chiến giằng dai không đi đến đâu kéo dài từ ngày 15/8/1984 đến ngày 21/3/2013 trong đó ít nhất 45,000 người của cả hai bên bị thiệt mạng, PKK ký hiệp ước đình chiến và rút quân sang vùng lãnh thổ của người Kurd Iraq.
Trong cuộc nổi dậy Ả rập, người Kurds tại Syria thành lập quân đội riêng gọi là Các Đơn Vị Bảo Vệ Người Dân, gọi tắt là YPG và ngày 19 tháng 7, 2012 lực lượng Kurds tại Syria chiếm được thành phố Kobane và sau đó là các thành phố khác như Cizîrê, và Efrîn.
Mơ ước tái lập lại đất nước của người Kurds mạnh đến mức họ không thể bỏ chạy khỏi Kobane như quân Iraq đã từng tháo chạy khỏi Mosul trước sức tiến công vũ bão của bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Đối với người Kurds, mất Kobane là mất đi mơ ước ngàn đời tái lập lại đất nước của họ.
Dưới mắt giới quân nhân Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurds chiếm Kobane hay quân khủng bố Hồi Giáo IS chiếm Kobane đều là hai cái xấu. Người Kurds ở Kobane, cách biên giới Thổ có mấy trăm thước, sẽ là căn cứ địa cho các hoạt động đòi tự trị của người Kurds ở Thổ Nhĩ Kỳ. Nền hòa bình mong manh họ đạt được từ ngày 21 tháng 3 năm ngoái có khả năng đổ vỡ. Quân khủng bố Hồi Giáo IS cũng nguy hiểm nhưng có lẽ đỡ nguy hơn người Kurds vì nếu phải chống IS, họ không cô đơn, họ có cả liên quân, có cả Nato và “cộng đồng thế giới”.
Bình luận về cuộc chiến tại Kobane, biên tập viên Jonathan Marcus của BBC trong bài “Saving Kobane from IS needs more than air strikes – Cứu Kobane khỏi tay IS cần nhiều hơn những cuộc không kích” [2] nhận xét rằng “Chuẩn tướng Ben Barry, nhà phân tích chiến tranh trên bộ tại Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược (IISS) ở London ghi nhận rằng IS thường bắt đầu cuộc tấn công với một lực lượng pháo binh đáng kể - nhiều ngày dập pháo, bắn phá bằng súng cối, và xe tăng” người ta tự hỏi tại sao một lực lượng pháo binh và xe tăng hùng hậu của quân khủng bố Hồi Giáo IS lại có thể tập kết tại Kobane mà trong nhiều ngày đã không bị phi cơ liên quân cản trở? Những chiếc xe tăng, những cỗ pháo lù lù như vậy chẳng phải là những mục tiêu dễ tấn công nhất sao? Hay lại có những dàn xếp, giằng co bên trong hậu trường?
Đêm thứ Năm 2/10, quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã nhóm phiên khẩn cấp và biểu quyết đồng ý cho quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tràn vào Syria cũng như cho phép quân đội nước ngoài sử dụng đất Thổ Nhĩ Kỳ làm bàn đạp tấn công vào Syria và Iraq.
Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu nói trên đài truyền hình A Haber trong một cuộc phỏng vấn vào cuối ngày thứ Năm. "Chúng ta không thể là một khán giả."
"Chúng tôi không muốn Kobane thất thủ ", ông Davutoglu nói để đáp lại câu hỏi của một nhà báo, và nói thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã cung cấp nơi trú ẩn cho người Kurd chạy trốn khỏi các cuộc tấn công.
"Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì là cần thiết để ngăn chặn điều này xảy ra. Không có quốc gia nào khác có khả năng ảnh hưởng đến tình hình tại Syria và Iraq. Cũng không có quốc gia nào khác sẽ bị ảnh hưởng nặng nề như chúng tôi. "
Hôm thứ Sáu 3 tháng 10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng nói: “Không thể để cho Kobane thất thủ vì người Kurds cũng là anh chị em của chúng ta”.
Tuy nhiên, trong hai tuần, người ta lại thấy Erdogan làm mọi thứ có thể để tạo điều kiện cho sự sụp đổ của Kobane vào tay quân khủng bố Hồi Giáo IS.
Recep Erdogan đã làm mọi thứ trong quyền lực của mình để đảm bảo Kobane bị cắt đứt hoàn toàn bất kỳ sự hỗ trợ và can thiệp từ bên ngoài. Xe tăng và một lực lượng đông đảo binh lính áp sát biên giới không phải để cứu người Kurds ở Kobane nhưng để ngăn chặn bất cứ người Kurd nào từ bên trong Thổ Nhĩ Kỳ muốn vượt biên giới hỗ trợ anh chị em của họ trong cuộc chiến tại Kobane.
Đặc sứ Liên Hiệp Quốc là ông Staffan de Mistura cho biết có đến 12,000 dân tại thành phố này có nguy cơ bị tàn sát vì nay quân khủng bố Hồi Giáo IS đã chiếm được 40% thành phố này. Ông khẩn khoản yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ cho mở một hàng lang để người Kurds có thể tiếp cứu đồng bào của họ. Bực mình, hôm thứ Bẩy 11 tháng 10, Erdogan nói trắng ra trong buổi lễ khánh thành một trường học Hồi giáo ở thành phố quê hương Rize: “Kobane là gì với Thổ Nhĩ Kỳ? Với Istanbul, với Ankara mà phải quan tâm?” Bóng ma của Cain lại lù lù giữa ban ngày 'Có hệ gì tới tôi đâu?’.
Quân khủng bố Hồi Giáo tràn ngập nhiều phần của Kobane |
Kobane có thể là một thảm họa nhân đạo bất cứ lúc nào |
Theo những tin tức mới nhất, từ ngày thứ Bẩy 11 tháng 10, quân khủng bố Hồi Giáo IS đang tìm cắt cắt đứt thông lộ phía Bắc để chặn đường rút lui của người Kurds sang biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Nếu chúng thành công, Kobane hoàn toàn bị bao vây và với tình trạng lương thực và đạn dược cạn dần, họ chỉ còn chờ chết.
Biểu tình khắp thế giới ủng hộ Kobane |
Biểu tình chống Thổ Nhĩ Kỳ |
[1] Inside Kobane: Drug-crazed ISIS savages rape, slaughter and behead children
http://www.dailyrecord.co.uk/news/uk-world-news/inside-kobane-drug-crazed-isis-savages-4423943
[2] Saving Kobane from IS needs more than air strikes
http://www.bbc.com/news/world-middle-east-29524140