Chúa Nhật XXVII THƯỜNG NIÊN A

Isaia 5: 1-7; T.vịnh79; Philipphê 4: 6-9; Mátthêu 21: 33-43

HÃY TRỞ NÊN NHỮNG TÁ ĐIỀN CÓ TRÁCH NHIỆM ĐỂ CANH TÁC VƯỜN NHO CHO CHÚA

Ở đất nước chúng tôi, ngày càng có nhiều tiểu bang đang mở rộng việc trồng nho và sản xuất rượu vang độc đáo. Các bài đọc trích sách Isaia và Mátthêu hôm nay khắc hoạ hình ảnh vườn nho. Thật thích hợp tại thời điểm này trong năm, khi rất nhiều miền trong nước, nho đang được thu hoạch để chế tạo rượu, và mỗi miền đều khoe chất lượng rượu của miền mình.

Bài đọc thứ nhất soi sáng và giúp cho ta hiểu dụ ngôn của bài Tin Mừng hôm nay. Dụ ngôn về vườn nho được Isaia mô tả mang đậm tính thơ ca và kịch nghệ. Xem ra đã đến thời điểm thu hoạch và vị ngôn sứ ca ngợi người bạn của mình đã chăm sóc vườn nho cách chu đáo. Hãy lưu ý những chi tiết tác giả dùng để mô tả việc chăm sóc của một người bạn đối với vườn nho. Người bạn ấy dự đoán: một ngày nào đó anh sẽ thu hoạch những trái nho và thụ hưởng thành quả lao động vất vả của mình…, đó là một loại rượu vang hảo hạng.

Nhưng bài ca kết thúc cách hụt hẫng khi ông chủ chỉ toàn thấy nho dại, rượu ngon không thấy mà chỉ thấy toàn rượu kém chất lượng, trong vườn nho của mình. Ước mơ hội họp tiệc tùng với gia đình, bạn hữu và khách dự tiệc của ông, khi họ nhấm nháp những loại rượu vang chất lượng hảo hạng lấy từ vườn nho của ông, bị tan vỡ.

Hồi kịch đến cảnh tượng vọng gác: người bạn trình bày hoàn cảnh xảy đến cho vườn nho cùng với lời than vãn: “Có gì làm hơn được cho vườn nho của tôi, mà tôi đã chẳng làm?”. Thế rồi, ngôn sứ Isaia gợi ra cho thính giả thấy quê hương ông trong chính dụ ngôn ấy. Ông chủ vườn nho là Thiên Chúa, còn vườn nho chính là Israel. Dân tộc được tuyển chọn làm Thiên Chúa chán ngán, vì vườn nho của Đức Chúa chỉ sản sinh hành động giết chóc, bất công. Tiếng than khóc của người nghèo và của người bị áp bức đã vọng lên tới Thiên Chúa.

Một đôi vợ chồng tôi quen biết đang trải qua thời kỳ khủng khiếp. Người con trai 20 tuổi của họ bị bắt giữ vì nghiện ma tuý. Ông bà tự hỏi: “Chúng tôi đã làm gì sai chứ? Chúng tôi đã nuôi nấng nó hết sức mình, đã hy sinh để nó được ăn học đầy đủ, lại còn lao động vất vả để chu cấp cho nó một gia đình hạnh phúc và no đủ. Thế mà giờ đây nó lại bị tống giam!”. Đáng tiếc là nhiều người trong chúng ta đã hơn một lần nghe câu chuyện này hoặc câu chuyện tương tự như thế. Tôi không thể không so sánh lời than vãn của cha mẹ nói trên với những lời của Thiên Chúa hết mực yêu thương và thất vọng như ngôn sứ Isaia diễn tả. Thiên Chúa muốn điều tốt và làm cho dân mọi điều, nuôi nấng họ, sai phái các ngôn sứ và những thày dạy khôn ngoan để hướng dẫn họ. Chúng ta cảm thấy nỗi thất vọng của bậc cha mẹ yêu thương con cái, như Thiên Chúa tìm kiếm những hoa quả của bình an và công chính, nhưng lại chỉ thấy nho dại từ vườn nho.

Vườn nho trong Tin Mừng hôm nay cũng giống như vườn nho trong bài đọc I; nhưng lúc này, Đức Giêsu xác định đó là Nước Thiên Chúa mà Người đến loan báo cho dân. Người đã vào thành Giêrusalem, nơi người ta chống đối Người gay gắt. Tuần trước, trong dụ ngôn về hai người con trai cho thấy ngay sự chống đối này (Mt 21,28-32), Người kết tội các thượng tế và kỳ mục trong dân vì không đáp trả sứ điệp của Người, trong khi “những người thu thuế và các cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông”.

Các chức trách tôn giáo ngày càng tỏ ra muốn loại trừ Đức Giêsu; còn Đức Giêsu, người con trai được ông chủ vườn nho phái tới, sẽ sớm đối mặt với cái chết. Điều đó thúc đẩy chúng ta đọc bài Tin Mừng hôm nay như một hình ảnh tiêu biểu nữa mô tả sự thất vọng và phê phán của Đức Giêsu dành cho giới lãnh đạo tôn giáo Do Thái cứng đầu cứng cổ. Nhưng đối với Giáo Hội sơ khai, điều đó đã trở thành quá khứ rồi. Đó không phải là lý do để thánh Mátthêu kể lại dụ ngôn này trong Tin Mừng của ngài. Thành Giêrusalem bị phá huỷ năm 70 CN, còn thánh Mátthêu viết tác phẩm của mình vào khoảng năm 85 CN. Dụ ngôn nói về những người được giao phó chăm sóc vườn nho, và vì thế, ám chỉ đến chúng ta, những người hiện tại đang trông coi các tá điền.

Đó là một dụ ngôn có nhiều yếu tố ẩn dụ và đậm nét Kitô học. Chẳng hạn, Đức Giêsu, giống như người con trai trong dụ ngôn, bị bắt giữ, đưa ra ngoài thành và bị giết chết ở đó. Do đặc điểm ẩn dụ trong dụ ngôn, chúng ta suy ngẫm về lời nói và những hình ảnh chuyển tải sứ điệp cho chúng ta. Dụ ngôn của Đức Giêsu ám chỉ đến bài đọc Isaia, nhưng có điều khác ở đây, thay vì phá huỷ vườn nho, ông chủ trong dụ ngôn của Đức Giêsu đã tru diệt các tá điền sát nhân, bảo vệ vườn nho và giao cho các tá điền khác canh tác.

Dụ ngôn chứa đựng yếu tố hy vọng là bởi vì vườn nho được giao cho “các tá điền khác”. Những người canh tác mới này vừa có đặc quyền phụ trách vườn nho, vừa có trách nhiệm “làm cho vườn nho sinh hoa trái”. Ai sẽ là người quản lý tá điền mới này? Theo Đức Giêsu, trích dẫn Thánh vịnh 118, những quản lý đó sẽ xuất thân từ những người không có thế lực và những người vô danh tiểu tốt và bị loại trừ - một mô tả rõ ràng quyền lãnh đạo và các thành viên của Giáo Hội sơ khai.

Cả chúng ta hiện nay và các thế hệ sau này cũng thế. Mỗi chúng ta là một tá điền, vì đã được giao cho một phần đất trong vườn nho để chăm nom. Có thể chúng ta không giữ các chức vụ trong Toà giám mục có biển hiệu trên cửa “Giám mục”, “Chưởng ấn” hay “Giám đốc ơn gọi”. Nhưng điều đó không miễn cho chúng ta những trách nhiệm trong vườn nho.

Phần đất được giao cho chúng ta xem ra không quan trọng, một mảnh đất nhỏ ở ngoài vườn nho, nhưng bí tích Rửa tội trao cho chúng ta trách nhiệm lớn hơn phần đất ấy. Hãy tưởng tượng danh chúng ta được xướng lên trong Nước Thiên Chúa: Danh ấy gắn liền với nghề nghiệp được mô tả: “Tá điền trong Vườn nho”. Đang khi chúng ta là những người được đón nhận vào vương quốc của Đức Giêsu trong niềm vui mừng, chúng ta cũng là “những tá điền” được giao trách nhiệm canh tác và trổ sinh những hoa quả của vương quốc trong thế giới xung quanh chúng ta. Hoa trái đó là hoà bình và bất bạo động, niềm vui, công bình, lòng biết ơn, sự tha thứ, hoà giải… Đâu là hoa trái cụ thể mà chúng ta được mời gọi làm cho trổ sinh? Ở đâu? Cách nào? và khi nào?

Thực ra, “khi nào” không có nghĩa là thời gian trong tương lai, bởi vì, ngay từ khởi đầu sứ vụ, Đức Giêsu loan báo rằng Nước Thiên Chúa đã đến gần (4,17). Thời gian chăm sóc vườn nho là thời gian hiện tại, và chúng ta không được trì hoãn trách nhiệm đó, hoặc giao trách nhiệm đó cho người khác. “Các giám mục, linh mục, phó tế và các nữ tu có bổn phận thi hành điều đó”. Dụ ngôn cho thấy rõ rằng sắp đến mùa hái nho. Khi nào chúng ta phải thực hiện công việc canh tác trong vườn nho? Thưa rằng ngay bây giờ.

Nếu chúng ta không sẵn sàng làm công việc đó, hoặc nghĩ rằng có thể thay đổi việc mình làm, chúng ta có thể dâng lời cầu nguyện xin ơn khôn ngoan trong Thánh Lễ hôm nay. Hãy cầu nguyện luôn luôn để biện phân xem đâu là công việc cụ thể của mình, nếu không sẽ tốn nhiều thời gian để thay đổi công việc. Nhờ một tín hữu nào đó khôn ngoan giúp chúng ta phân định.

Nước Thiên Chúa mà Đức Giêsu đến loan báo trên trần gian này sẽ không xảy ra cách tình cờ. Chúng ta, những thành phần của Giáo Hội, phải thay đổi trước hết đời sống của mình để thích hợp với những nguyên tắc của Vương quốc (xc. Bài giảng trên núi, Mt 5,1-6,29), và như thế trở thành những nhân chứng của đời sống mới nơi góc vườn nho, chính ở đó chúng ta được sai đi gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch hoa trái cho Đức Chúa.

Chuyển ngữ: A.E. HV Đaminh Gò-Vấp

27th SUNDAY (A)

Isaiah 5: 1-7; Psalm 80; Philippians 4: 6-9; Matthew 21: 33-43

More and more states in our country are developing vineyards and producing unique blends of wine. Today’s readings from Isaiah and Matthew feature vineyards. How appropriate at this time of the year when in many parts of the country grapes are being harvested for wine and each region will boast of the quality of its wines.

Our first reading will give us some insight and help us enter today’s gospel parable. Isaiah’s dramatic and poetic instincts shine in his parable of the vineyard. It seems to be harvest time and the prophet is singing about his friend’s well-cared for vineyard. Notice the loving details which describe the care his friend shows towards his vineyard. Imagine the friend’s anticipation: one day he will harvest the grapes from his vineyard and enjoy the fruit of his hard labors… a fine wine.

But the song ends in frustration when the owner finds wild grapes, good for nothing but sour wine, in his vineyard. The owner’s dream of festive gatherings with family and friends and the delight of those at table, as they sipped the choice wines from his vineyard, are shattered.

The scene shifts to a court room as the friend presents his case against his vineyard with the lament, "What more was there to do for my vineyard that I had not done?" Then the prophet brings his parable home to his hearers. The owner of the vineyard is God and the vineyard Israel. The chosen people are a disappointment to God, for the Lord’s vineyard has produced only bloodshed and injustice and the cry of the poor and oppressed rise up to God.

A couple I know are going through a terrible time. Their 20 year old son was arrested on drug charges. The parents wonder, "What did we do wrong? We raised him as best we could! We sacrificed so that he could get good schooling. We worked hard to provide a good home and security for him. And now he’s in jail!" Unfortunately some of us have heard this story, or a variation on it, more than once. I can’t help but think of the parallel between the parent’s lament and the loving and disappointed God Isaiah describes. God wanted better for the people and did everything God could, nourishing them, providing prophets and wise teachers to guide them. We feel the disappointment of a loving parent as God looks for the fruits of peace and justice and instead plucks wild grapes from the vineyard.

The vineyard in the gospel is the same vineyard; but now Jesus identifies it as the kingdom of God, which he came to proclaim. He has entered Jerusalem, the center of opposition to him. Last week, in the parable of the two sons immediately preceding this one (21:28-32), he accused the chief priests and elders of the people of not responding to his message, while "tax collectors and prostitutes are entering the kingdom of God before you."

The rejection of Jesus by the religious authorities is growing and Jesus, the son sent by the owner of the vineyard, would soon face his death. It’s tempting to read today’s gospel as one more example of Jesus’ frustration and critique of the recalcitrant Jewish religious leaders. But that was past history for the early church. That’s not why Matthew would include this parable in his gospel. Jerusalem was destroyed in 70 A.D. and Matthew wrote around 85 A.D. The parable is about those entrusted to care for the vineyard and so includes us, who are now the tenant caretakers.

It is a parable with strong allegorical and christological elements. For example, Jesus, like the son in the parable, was seized, taken outside the city and there killed. Because of this allegorical feature in the parable we reflect on its wording and images for the message they contain for us. Jesus’ parable alluded to our Isaiah reading except, instead of destroying the vineyard, the owner in Jesus’ parable destroys the murderous tenants, preserves the vineyard and gives it over to other caretakers.

The parable has an element of hope to is because the vineyard is entrusted to "other tenants." These new caretakers have both the privilege of being in charge of the vineyard, as well as a responsibility to "produce its fruits." Who will these new tenant managers be? According to Jesus, quoting Psalm 118, they will come from among the unimportant and rejected – a good description of both the leadership and members of the early church.

So here we are, many generations later. Each of us is a tenant, for we have been entrusted with some area of care in the vineyard. We might not have offices in the Chancery with a sign on the door that reads "Bishop," "Chancellor," or "Director of Vocations." But that does not excuse us from our responsibilities in the vineyard.

The area entrusted to us may seem insignificant, a small plot of land on the outskirts of the vineyard, but our baptism gives us responsibility over it. Imagine what our name tags would read in the kingdom of God: our name, followed by our job description, "Tenant in the Vineyard." While we are grateful recipients of the kingdom Jesus has proclaimed, we are also "tenants" given the responsibility of cultivating and producing fruits of the kingdom in the world around us – peace and nonviolence, joy, justice, gratitude, forgiveness, reconciliation etc. So, what is the particular fruit we are called to cultivate? Where? How? When?

Actually, the "When" is not some future time since, from his earliest preaching, Jesus proclaimed that the kingdom is at hand (4:17). The moment to tend the vineyard is now and we can’t put that responsibility off till later, or on others. "The bishops, priests, deacons and sisters are supposed to do that." The parable makes it clear that vintage time is near. When should we do our work cultivating fruit in the vineyard? Now.

If we don’t already do that work, or if we are thinking of changing what we do, we could offer prayers at today’s Mass for wisdom. Keep praying because usually discernment of a vocation, or a change in vocation in the vineyard, takes time to emerge. Getting guidance from a wise disciple, who can help in our discernment, will help.

The kingdom of God that Jesus came to proclaim here on earth will not just happen by chance. We church people must first change our lives to conform to the principles of the kingdom (cf the Sermon on the Mount, Mt 5:1-6:29), and so be witnesses of that new life in the corner of the vineyard we are sent to plant, tend and harvest the fruits for the Lord.