Chúa Nhật XXVI THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 21,28-32
NÓI và LÀM
Chúa Giêsu đã rao giảng Nước Thiên Chúa, Ngài muốn biến trần gian trở nên Nước Trời. Chính vì thế, Ngài đã mời gọi các tông đồ, các môn đệ đi theo Ngài để Ngài giao cho nhiệm vụ mở mang Nước Trời. Chúa muốn qui tụ, cứu độ mọi người. Ai đón nhận và tích cực thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng, biến trần gian, thế giới trở nên Nước Thiên Chúa thì người ấy thuộc về Chúa, và là con cái của Ngài.
Hôm nay, Chúa Giêsu đem ra một dụ ngôn nữa để dạy dỗ các người Pharisêu, Kinh sư và Biệt phái, đồng thời cũng nói lên quan điểm, lập trường của Ngài về những người được cứu rỗi.
Dụ ngôn này, được Chúa Giêsu đặt vấn đề theo thể văn đối thoại, đòi những người nghe phải trả lời, để một đàng gây chú ý hào hứng, vừa dễ dàng đánh đổ đối phương bằng phương pháp dĩ độc trị độc, gậy ông đập lưng ông ( Mt 21, 31 ). Điều này, trong Cựu Ước, chúng ta đã đọc thấy nơi sách 2 Samuen chương 12, 1-14. Thực tế, hai người con, chúng ta đã đọc thấy trong dụ ngôn ‘ người con hoang đàng ‘, ở đây được hiểu là dân Do Thái và dân ngoại giáo, tuy nhiên trong dụ ngôn này được hiểu về các thượng tế, luật sĩ, biệt phái, các người thu thuế, đàng điếm, tội lỗi. Tất cả đều bình đẳng trước Thiên Chúa và cùng được Chúa yêu thương mời gọi làm vườn nho cho Chúa. Giả sử, có sự phân biệt, bất bình đẳng bởi vì công việc của mỗi người sẽ làm đối với Lời Chúa mà thôi.
Tin Mừng cho hay người con thứ nhất, Cha bảo nó đi làm, nó nói không đi nhưng sau hối hận, nghĩ lại rồi đi. Người con thứ nhất tượng trưng cho những người tội lỗi, lúc ban đầu đã không đi vào con đường ngay chính, con đường thật, sau hối cải, ân hận đi vào con đường ngay chính. Người con thứ vâng dạ ‘nói đi’, nhưng lại không đi. Người con này ám chỉ các chức sắc Do thái lúc đó, lúc đầu họ luôn trung thành vâng theo và đi vào con đường Cựu Ước. Nay, những lời cựu Ước được thực hiện thì họ lại không đi vào.
Điều quan trọng dụ ngôn này muốn dạy chúng ta là Hành Động, chứ không chỉ Nói suông. Làm chứ không chỉ Nói. Và như vậy, người con thứ nhất đã đạt được yêu cầu. Thánh Matthêu trong dụ ngôn này còn cho hay hai hạng người thu thuế và gái điếm, đều là những con người tội lỗi nhưng họ đều vào được Nước Trời vì họ đã hoán cải và tin. Tin Mừng cũng nói đến kẻ trước người sau không chỉ theo nghĩa thời gian nhưng còn là thay thế chiếm chỗ vv…Thánh Gioan Tẩy Giả vừa là người công chính, vừa là người thi hành sứ vụ giúp con người, loài người, nhân loại dọn lòng đón Đấng công chính. Gioan Tẩy Giả đã kêu gọi mọi người hoán cải vì Nước Chúa đã gần đến. Ngài đã cương quyết, mạnh mẽ cảnh giác những người biệt phái và bè Xađôc, nhưng họ đã không nghe ngài và cũng không chịu để ngài thanh tẩy.
Chúa Giêsu đã rất gắt gao với những người coi mình là đạo đức, thánh thiện, công chính bằng việc họ nói mà không làm. Điều này, chúng ta thấy rõ nơi người Pharisêu, Biệt phái, Kinh sư. Họ nói nhiều, giả hình, giả bộ, đạo mạo bề người, nhưng trong lòng đầy gian tà, đúng như Chúa nói :’ mồ mả tô vôi ’. Điều này cũng đang đúng với nhân loại ngày nay, khi mà có rất nhiều người nói một đàng làm một nẻo. Có những người chỉ mang danh Kitô nhưng thực ra họ không nghe, không thực thi Lời của Chúa. Chúa Giêsu đã có lần nói:” Không phải những ai nói’ lạy Chúa, lạy Chúa ‘ là được vào Nước Trời nhưng họ còn phải thực thi Lời Chúa ‘ ( Mt 7, 21 ). Chúa luôn nói với chúng ta : Hôm nay con đi làm vườn nho cho Ta… Đừng cứng lòng ( Tv 94, 7-8 ).
Xin mượn lời của Viện phụ Grégoire Zufferey để kết luận bài chia sẻ sáng nay :” Chỉ có người duy nhất nói tiếng vâng bằng miệng và nói cùng một tiếng vâng ấy bằng hành động của mình, bằng những cái nhìn của mình, bằng những tương quan luôn thấm đẫm sự thật và lòng tế nhị, bằng những lúc thinh lặng, bằng cả con người mình…Chỉ có một người duy nhất nói tiếng vâng bằng lời nói và việc làm của mình:đó là Đức Giêsu Kitô.
Người thưa : vâng, thưa Cha, con sẽ đi làm việc trong vườn nho của Cha dưới đất.Bằng cuộc nhập thể của Người, bằng cuộc sống và cái chết và sự phục sinh của Người, hành động của Người như là một tiếng xin vâng thường trực đối với ý Cha của Người.Về phần chúng ta, chúng ta thưa vâng với mệnh lệnh thánh hóa ngày Chúa Nhật, ngày của Chúa…Đôi tay chúng ta tự động chắp lại để cầu nguyện, đôi tay chúng ta, trong Thánh Lễ, đưa ra để trao hay nhận một cử chỉ chào bình an. Nhưng hãy coi chừng, qua những cử chỉ ấy, chúng ta cam kết từ chối bo bo giữ lại của cải hay đặc ân nào đó. Những cử chỉ ấy nhắc cho ta nhớ rằng không thể từ chối đưa tay ra giúp đỡ bất cứ người nào !Để sống có thủy có chung, phải là những bàn tay biết phát minh những cách chia sẻ, những bàn tay chịu đi tới chỗ dính đồ dơ bẩn, mà chính nhờ vậy mà được giữ gìn trong trắng “.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con biết Chúa yêu thương chúng con bằng một tình yêu cao vời vô giá. Chúa yêu chúng con bằng tất cả con người của Chúa. Mỗi người chúng con không chỉ là một con số, nhưng tất cả chúng con đều có chỗ trong trái tim yêu thương của Chúa. Xin cho chúng con biết chia sẻ niềm vui, đem ơn cứu độ đến cho người khác,bởi vì ơn cứu độ của Chúa trải rộng đến mọi người.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Người con thứ nhất ám chỉ những hạng người nào ?
2.Người con nào đã làm theo ý của Cha ?
3.Chúa Giêsu muốn con người xây dựng cái gì ở trần gian ?
4.Muốn vào Nước Trời phải làm gì ?
5.Người con thứ có làm theo ý Cha không ? Nó ám chỉ đến hạng người nào ?
Mt 21,28-32
NÓI và LÀM
Chúa Giêsu đã rao giảng Nước Thiên Chúa, Ngài muốn biến trần gian trở nên Nước Trời. Chính vì thế, Ngài đã mời gọi các tông đồ, các môn đệ đi theo Ngài để Ngài giao cho nhiệm vụ mở mang Nước Trời. Chúa muốn qui tụ, cứu độ mọi người. Ai đón nhận và tích cực thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng, biến trần gian, thế giới trở nên Nước Thiên Chúa thì người ấy thuộc về Chúa, và là con cái của Ngài.
Hôm nay, Chúa Giêsu đem ra một dụ ngôn nữa để dạy dỗ các người Pharisêu, Kinh sư và Biệt phái, đồng thời cũng nói lên quan điểm, lập trường của Ngài về những người được cứu rỗi.
Dụ ngôn này, được Chúa Giêsu đặt vấn đề theo thể văn đối thoại, đòi những người nghe phải trả lời, để một đàng gây chú ý hào hứng, vừa dễ dàng đánh đổ đối phương bằng phương pháp dĩ độc trị độc, gậy ông đập lưng ông ( Mt 21, 31 ). Điều này, trong Cựu Ước, chúng ta đã đọc thấy nơi sách 2 Samuen chương 12, 1-14. Thực tế, hai người con, chúng ta đã đọc thấy trong dụ ngôn ‘ người con hoang đàng ‘, ở đây được hiểu là dân Do Thái và dân ngoại giáo, tuy nhiên trong dụ ngôn này được hiểu về các thượng tế, luật sĩ, biệt phái, các người thu thuế, đàng điếm, tội lỗi. Tất cả đều bình đẳng trước Thiên Chúa và cùng được Chúa yêu thương mời gọi làm vườn nho cho Chúa. Giả sử, có sự phân biệt, bất bình đẳng bởi vì công việc của mỗi người sẽ làm đối với Lời Chúa mà thôi.
Tin Mừng cho hay người con thứ nhất, Cha bảo nó đi làm, nó nói không đi nhưng sau hối hận, nghĩ lại rồi đi. Người con thứ nhất tượng trưng cho những người tội lỗi, lúc ban đầu đã không đi vào con đường ngay chính, con đường thật, sau hối cải, ân hận đi vào con đường ngay chính. Người con thứ vâng dạ ‘nói đi’, nhưng lại không đi. Người con này ám chỉ các chức sắc Do thái lúc đó, lúc đầu họ luôn trung thành vâng theo và đi vào con đường Cựu Ước. Nay, những lời cựu Ước được thực hiện thì họ lại không đi vào.
Điều quan trọng dụ ngôn này muốn dạy chúng ta là Hành Động, chứ không chỉ Nói suông. Làm chứ không chỉ Nói. Và như vậy, người con thứ nhất đã đạt được yêu cầu. Thánh Matthêu trong dụ ngôn này còn cho hay hai hạng người thu thuế và gái điếm, đều là những con người tội lỗi nhưng họ đều vào được Nước Trời vì họ đã hoán cải và tin. Tin Mừng cũng nói đến kẻ trước người sau không chỉ theo nghĩa thời gian nhưng còn là thay thế chiếm chỗ vv…Thánh Gioan Tẩy Giả vừa là người công chính, vừa là người thi hành sứ vụ giúp con người, loài người, nhân loại dọn lòng đón Đấng công chính. Gioan Tẩy Giả đã kêu gọi mọi người hoán cải vì Nước Chúa đã gần đến. Ngài đã cương quyết, mạnh mẽ cảnh giác những người biệt phái và bè Xađôc, nhưng họ đã không nghe ngài và cũng không chịu để ngài thanh tẩy.
Chúa Giêsu đã rất gắt gao với những người coi mình là đạo đức, thánh thiện, công chính bằng việc họ nói mà không làm. Điều này, chúng ta thấy rõ nơi người Pharisêu, Biệt phái, Kinh sư. Họ nói nhiều, giả hình, giả bộ, đạo mạo bề người, nhưng trong lòng đầy gian tà, đúng như Chúa nói :’ mồ mả tô vôi ’. Điều này cũng đang đúng với nhân loại ngày nay, khi mà có rất nhiều người nói một đàng làm một nẻo. Có những người chỉ mang danh Kitô nhưng thực ra họ không nghe, không thực thi Lời của Chúa. Chúa Giêsu đã có lần nói:” Không phải những ai nói’ lạy Chúa, lạy Chúa ‘ là được vào Nước Trời nhưng họ còn phải thực thi Lời Chúa ‘ ( Mt 7, 21 ). Chúa luôn nói với chúng ta : Hôm nay con đi làm vườn nho cho Ta… Đừng cứng lòng ( Tv 94, 7-8 ).
Xin mượn lời của Viện phụ Grégoire Zufferey để kết luận bài chia sẻ sáng nay :” Chỉ có người duy nhất nói tiếng vâng bằng miệng và nói cùng một tiếng vâng ấy bằng hành động của mình, bằng những cái nhìn của mình, bằng những tương quan luôn thấm đẫm sự thật và lòng tế nhị, bằng những lúc thinh lặng, bằng cả con người mình…Chỉ có một người duy nhất nói tiếng vâng bằng lời nói và việc làm của mình:đó là Đức Giêsu Kitô.
Người thưa : vâng, thưa Cha, con sẽ đi làm việc trong vườn nho của Cha dưới đất.Bằng cuộc nhập thể của Người, bằng cuộc sống và cái chết và sự phục sinh của Người, hành động của Người như là một tiếng xin vâng thường trực đối với ý Cha của Người.Về phần chúng ta, chúng ta thưa vâng với mệnh lệnh thánh hóa ngày Chúa Nhật, ngày của Chúa…Đôi tay chúng ta tự động chắp lại để cầu nguyện, đôi tay chúng ta, trong Thánh Lễ, đưa ra để trao hay nhận một cử chỉ chào bình an. Nhưng hãy coi chừng, qua những cử chỉ ấy, chúng ta cam kết từ chối bo bo giữ lại của cải hay đặc ân nào đó. Những cử chỉ ấy nhắc cho ta nhớ rằng không thể từ chối đưa tay ra giúp đỡ bất cứ người nào !Để sống có thủy có chung, phải là những bàn tay biết phát minh những cách chia sẻ, những bàn tay chịu đi tới chỗ dính đồ dơ bẩn, mà chính nhờ vậy mà được giữ gìn trong trắng “.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con biết Chúa yêu thương chúng con bằng một tình yêu cao vời vô giá. Chúa yêu chúng con bằng tất cả con người của Chúa. Mỗi người chúng con không chỉ là một con số, nhưng tất cả chúng con đều có chỗ trong trái tim yêu thương của Chúa. Xin cho chúng con biết chia sẻ niềm vui, đem ơn cứu độ đến cho người khác,bởi vì ơn cứu độ của Chúa trải rộng đến mọi người.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Người con thứ nhất ám chỉ những hạng người nào ?
2.Người con nào đã làm theo ý của Cha ?
3.Chúa Giêsu muốn con người xây dựng cái gì ở trần gian ?
4.Muốn vào Nước Trời phải làm gì ?
5.Người con thứ có làm theo ý Cha không ? Nó ám chỉ đến hạng người nào ?