Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 26 mùa Thường niên năm A 28-9-2014
“Nắng xuân nào long lanh trong mắt bé,”
Linh hồn anh, từ đó ướp trầm hương”.
(Dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Mt 21: 28-32
Xuân long lanh trong mắt ai đi nữa, vẫn ướp tâm hồn người, mà sao anh không thấy được động-lực thúc đẩy anh ra đi giúp mọi nguời? Nắng nội-tâm nói ở trình-thuật, vẫn gợi ý nơi anh và em nhiều tâm tình Chúa giải-thích, cũng nên nghĩ mà xem.
Trình-thuật hôm nay, thánh-sử Mát-thêu đã giải-thích tâm-trạng của hai người con, rất khác tính. Khác tâm-trạng, khi đặt mình trước mặt người Cha thương-yêu. Trình-thuật, nay còn kể về tình-cảnh hai người con được yêu-cầu làm một việc, nhưng câu đáp-trả của hai người lại vẫn khác. Và, điểm khác biệt còn ở chỗ: người này không làm nhưng vẫn nói. Còn, người kia không nói nhưng vẫn làm.
Kể về dụ-ngôn hôm nay, thánh-Mát-thêu muốn đặt nặng đường-lối huấn-đức, hầu ca-tụng những người nói ít nhưng vẫn chịu làm. Và, thánh-nhân hạ phẩm-chất của những người chỉ dám nói chứ không dám làm. Thời Chúa sống, câu truyện dụ-ngôn vẫn được dùng để gây thiện-cảm với những người con bé nhỏ, thấp hèn, bỏ rơi bị coi như ngang hàng với đám tệ-nạn, cùng đinh, dân thu thuế.
Thời thánh Mát-thêu sống, truyện dụ-ngôn còn được kể là để hỗ-trợ dân thường ngoài Đạo, quyết chống lại kiểu sống đạo hợm-hĩnh, cao ngạo vẫn dẫy đầy nơi người Do-thái. Kiểu sống như thế, lại được người thời nay đưa vào câu truyện kể bằng cách này hay cách khác, cốt đề-cao hoặc chê-trách người nào đó.
Người thời nay, cho thấy: có lúc cùng một người, lại có cả hai tâm-tính đối-chọi nhau. Nghĩa là: cũng nói nhưng không làm; và đôi lúc, cũng làm sau khi nói tiếng “không” chẳng có nghĩa.
Chuyện này làm ta nhớ lại một nhân-vật trong phim tập truyền hình “Vicar of Dibley” qua đó, bao giờ nhân-vật ấy cũng bắt đầu nói: “Không, không và không!” Nhưng sau đó, lại đã kết-thúc bằng hành động mang nghĩa “có, có và có”. Có hợp-tác. Có đồng-thuận. Hệt như thể, trong cuộc sống, ta cũng thấy nhiều người từng nói “có, có và có đấy!”, nhưng cuối cùng lại cũng “Không! không! Không làm gì hết”, tức: “có” cả hai thứ, cùng một lúc.
Lại có trường-hợp cũng hơi khác thường, là: trên thực-tế, nhiều lúc lại giống như thể: “không có” hết cả hai. Nghĩa là: ta thấy chuyện ấy không mấy thích-thú để nói được là “có” hay “không”, hoặc: chắc-chắn sẽ làm hoặc sẽ không làm chuyện đó, bao giờ hết. Chuyện được kể, xem ra cũng không mấy liên-quan đến ta, cách gần gũi hoặc quen thuộc.
Hôm trước, có linh-mục nọ kể lại là: sau buổi lễ, ông ra ngoài nhà thờ nói chuyện với giáo-dân và bất chợt bảo một người: “Tuần sau anh/chị vẫn tiếp-tục đi lễ chứ?” Phần đông nghe hỏi, ai cũng trả lời: “Thưa cha, dĩ nhiên là có!” Tuần sau đó, chẳng biết vì sao không ai thấy người ấy đến nhà thờ.
Một số người trong chúng ta nghe hỏi thế, có thể đã phản-ứng trái-nghịch lại, bèn thú thật: “Thưa cha: không! Tuần sau con bận!” Nhưng, sau đó nghĩ lại, anh phấn-đấu một hồi rồi cũng đến. Tuy nhiên, nhiều người thấy linh-mục hỏi thế cũng hơi kỳ. Bởi, ngày nay, không ai muốn đả động đến chuyện ấy, hết.
Nhiều cuộc khảo sát trước đây, cho thấy: thế-hệ trẻ hôm nay có khuynh hướng chọn ngồi hàng ghế cuối, để không bị cha/cố lưu ý hỏi điều gì công-khai trước mặt mọi người. Những người như thế, thường cũng chẳng muốn ai để mắt đến mình. Họ chỉ âm-thầm “rồi đến rồi đi”, đi nhà thờ để “xem lễ” rồi ra về, thế thôi. Nghĩa là, vẫn muốn yên-vị trong tầm riêng tư, chẳng muốn ai động đến mình, hết.
Cách đây nhiều năm, trong Giáo-hội ta cũng thấy có phe/nhóm khác nhau. Người, thì chủ-trương phóng-khoáng. Kẻ, lại theo nhóm phái bảo-thủ, rất cổ-hủ. Ngày nay, ít ra ta còn dám bảo: các phe/nhóm như thế này cũng bớt dần; hoặc: nhiều người, nay không còn thích đưa chuyện chính-trị vào hội-thánh, nữa. Nhiều vị, không còn thích chuyện ly-kỳ mộng-ảo như chuyện về “điềm báo mộng” từ các thánh; hoặc chuyện: quay về với truyền-thống cũ…
Giới trẻ hôm nay, đặc-biệt không còn thích dính-dự vào các trò chơi chính-trị, phe đảng, phân-hoá hàng ngũ, hoặc theo phe/nhóm này khác. Họ nhận ra rằng: thế giới của họ nay không còn những chuyện như thế,nữa. Nơi thế-giới họ sống, tất cả đều rõ ràng, đầy dẫy thông-tin mang nghĩa tuỳ-thuộc, như: cả trong công ăn việc làm mà họ vốn có, họ luôn ở vào vị-thế có trách-nghiệm.
Nói theo cách nào đó, thì: giới trẻ ngày nay, là những người còn biết đến “lẽ thường”. Họ vẫn tự hỏi lòng mình xem: nên ăn làm sao, nói làm sao. Và thực tế, họ đã thôi không còn ăn nói linh-tinh nhiều thứ, nếu ai đó đến hỏi ý-kiến họ về các nhóm người được coi là nhóm tiêu-biểu rất tinh-túy cả ở trong hội-thánh lẫn ngoài chính-trường.
Nếu có linh-mục nào đến hỏi người trẻ, xem: chiều thứ sáu này, có đến dự chầu lượt hoặc nguyện/ngắm “Lòng Chúa Xót Thương” không? Thì: họ cứ lẳng lặng quay về hướng khác, như thể bảo: “Thưa cha, cha nên quay về với thế-giới của riêng cha thì tốt hơn.” Hoặc, không nói cũng không làm, cũng chẳng phản-đối gì hết, chỉ việc tránh sang một bên, rồi đi thẳng. Nhưng, nếu có ai khác đến nhắn nhủ rằng: “Tuần tới, Anh/chị nhớ tham gia biểu-tình chống chính-phủ về vụ cắt-giảm ngân-sách y-tế, giáo-dục, vv.” thì có lẽ, họ sẽ cùng nhìn về một hướng, ở phía trước.
Về với câu Chúa hỏi ở dụ-ngôn: “Các ông nghĩ sao?” (Mt 21: 28). Hỏi thế, không có nghĩa là Ngài yêu-cầu ta bắt chước những người nói nhiều hơn làm, hoặc: làm nhiều hơn là cứ nói. Ngài không tuyên-dương bên nào hết. Ngài cũng chẳng giải-thích tại sao người con trai kia vẫn không làm mà chỉ nói; hoặc: có làm mà không nói, dù có nhắn có hỏi thế nào đi nữa.
Sau khi kể dụ-ngôn, Đức Giêsu cũng chẳng nói tại sao hai người con trai kia không chọn cho mình tư-thế nào, hết. Phải chăng anh ta chọn như thế vì lười biếng? hoặc: anh ta có kế-hoạch khác hoặc đang ở vào hoàn-cảnh khó đoán trước chuyện gì sẽ xảy đến. Có thể, vì anh quên sót hoặc ngu-muội không biết việc mình làm sẽ ra sao. Có khi, anh cũng chẳng biết chuyện ấy có được dân-chúng tôn-trọng hay không. Trong chuyện này, Đức Giêsu chỉ hỏi có mỗi câu: “Các ông nghĩ sao về chuyện ấy?” thôi.
Suy chuyện này, đôi lúc ta cũng nghĩ về tình-thế “Giáo-hội mình đang đi vào thời-kỳ khác với lịch-sử loài người, chăng? Cũng có thể, Giáo-hội ta đang trở-thành một giáo-hội ít hỏi-han giáo-dân mình về cuộc sống và ý-chí tốt-lành của họ, cũng không chừng. Giáo-hội ta như thế, sẽ không đòi thêm nhiều ngoại-lệ ở dân con đạo mình. Giáo-hội như thế, đã biết tôn-trọng giáo-dân về chuyện tư-riêng, bí mật của họ. Và, Giáo-hội nay đã biết phục-vụ con dân mọi người hơn là một tổ-chức này khác chỉ muốn dân con trong Đạo phục-vụ mình, thôi.
Phục vụ dân con trong Đạo mình, có nghĩa là: không tỏ ra thô-bạo với cuộc sống thực-tế rất riêng-tư của họ. Phục vụ dân con Đạo mình còn có nghĩa: biết nhẹ nhàng tôn-trọng phẩm-cách tách-bạch của người đó. Đó là nền-tảng khiến mọi người thực-sự thương-yêu, hiệp-thông với những người sống như thế.
Dân con trong Đạo, là loại người cùng đến để lĩnh-nhận sự hiệp-thông rất thánh trong Tiệc-Thánh mỗi Chúa Nhật. Và, con dân trong Đạo, còn là những người sống khác thường. Sống tốt-đẹp và giùm giúp nhau hơn trong thế-giới rất thực, như kết-quả của sự việc họ tham-gia có mặt ở Tiệc Thánh, cũng đều tốt.
Cuối cùng thì, câu hỏi của Chúa ở dụ-ngôn hôm nay, cũng được gửi đến dân con mọi người trong thánh Hội vẫn cứ hoặc vẫn không tham-dự Tiệc Thánh, ngày của Chúa.
Để chuẩn-bị cho câu trả lời thật đích-đáng, cũng nên ngâm lại lời thơ còn bỏ dở, rằng:
“Nắng xuân nào long lanh trong mắt bé?”
Linh hồn anh, từ đó ướp trầm hương.
Linh hồn anh, từ đó ngạt ngào thơm.
Máu, như nước hoa chan đời lễ lạc.
Máu, như gió lành chảy qua ruộng đồng bát-ngát,
Chở chuyên mùi lúa chín quanh năm”.
(Nguyễn Tất Nhiên – Bài Đầu Năm Tình Yêu)
Bài Đầu Năm Tình Yêu, vẫn có nắng có máu Thánh chan-hoà đời lễ lạc. Có “ruộng đồng bát ngát chuyên chở mùi lúa chín quanh năm”. Đó, là Tình thơm ngát linh-hồn vẫn ướp trầm hương ngạt-ngào, vững mạnh, suốt nhiều thời.
Cuối cùng thì, hãy cứ gần nhau đi dù không nói. Nói làm gì, khi anh đã “thầm hiểu” hãy cứ “lặng cúi đầu” mà suy về dụ-ngôn Chúa kể, để coi đó như bí-kíp sống ở đời. Bí-kíp, dựa nhiều trên chọn-lựa của mỗi người, tùy vào tình thân-thương ta đối xử với nhau, mà thôi.
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch.
“Nắng xuân nào long lanh trong mắt bé,”
Linh hồn anh, từ đó ướp trầm hương”.
(Dẫn từ thơ Nguyễn Tất Nhiên)
Mt 21: 28-32
Xuân long lanh trong mắt ai đi nữa, vẫn ướp tâm hồn người, mà sao anh không thấy được động-lực thúc đẩy anh ra đi giúp mọi nguời? Nắng nội-tâm nói ở trình-thuật, vẫn gợi ý nơi anh và em nhiều tâm tình Chúa giải-thích, cũng nên nghĩ mà xem.
Trình-thuật hôm nay, thánh-sử Mát-thêu đã giải-thích tâm-trạng của hai người con, rất khác tính. Khác tâm-trạng, khi đặt mình trước mặt người Cha thương-yêu. Trình-thuật, nay còn kể về tình-cảnh hai người con được yêu-cầu làm một việc, nhưng câu đáp-trả của hai người lại vẫn khác. Và, điểm khác biệt còn ở chỗ: người này không làm nhưng vẫn nói. Còn, người kia không nói nhưng vẫn làm.
Kể về dụ-ngôn hôm nay, thánh-Mát-thêu muốn đặt nặng đường-lối huấn-đức, hầu ca-tụng những người nói ít nhưng vẫn chịu làm. Và, thánh-nhân hạ phẩm-chất của những người chỉ dám nói chứ không dám làm. Thời Chúa sống, câu truyện dụ-ngôn vẫn được dùng để gây thiện-cảm với những người con bé nhỏ, thấp hèn, bỏ rơi bị coi như ngang hàng với đám tệ-nạn, cùng đinh, dân thu thuế.
Thời thánh Mát-thêu sống, truyện dụ-ngôn còn được kể là để hỗ-trợ dân thường ngoài Đạo, quyết chống lại kiểu sống đạo hợm-hĩnh, cao ngạo vẫn dẫy đầy nơi người Do-thái. Kiểu sống như thế, lại được người thời nay đưa vào câu truyện kể bằng cách này hay cách khác, cốt đề-cao hoặc chê-trách người nào đó.
Người thời nay, cho thấy: có lúc cùng một người, lại có cả hai tâm-tính đối-chọi nhau. Nghĩa là: cũng nói nhưng không làm; và đôi lúc, cũng làm sau khi nói tiếng “không” chẳng có nghĩa.
Chuyện này làm ta nhớ lại một nhân-vật trong phim tập truyền hình “Vicar of Dibley” qua đó, bao giờ nhân-vật ấy cũng bắt đầu nói: “Không, không và không!” Nhưng sau đó, lại đã kết-thúc bằng hành động mang nghĩa “có, có và có”. Có hợp-tác. Có đồng-thuận. Hệt như thể, trong cuộc sống, ta cũng thấy nhiều người từng nói “có, có và có đấy!”, nhưng cuối cùng lại cũng “Không! không! Không làm gì hết”, tức: “có” cả hai thứ, cùng một lúc.
Lại có trường-hợp cũng hơi khác thường, là: trên thực-tế, nhiều lúc lại giống như thể: “không có” hết cả hai. Nghĩa là: ta thấy chuyện ấy không mấy thích-thú để nói được là “có” hay “không”, hoặc: chắc-chắn sẽ làm hoặc sẽ không làm chuyện đó, bao giờ hết. Chuyện được kể, xem ra cũng không mấy liên-quan đến ta, cách gần gũi hoặc quen thuộc.
Hôm trước, có linh-mục nọ kể lại là: sau buổi lễ, ông ra ngoài nhà thờ nói chuyện với giáo-dân và bất chợt bảo một người: “Tuần sau anh/chị vẫn tiếp-tục đi lễ chứ?” Phần đông nghe hỏi, ai cũng trả lời: “Thưa cha, dĩ nhiên là có!” Tuần sau đó, chẳng biết vì sao không ai thấy người ấy đến nhà thờ.
Một số người trong chúng ta nghe hỏi thế, có thể đã phản-ứng trái-nghịch lại, bèn thú thật: “Thưa cha: không! Tuần sau con bận!” Nhưng, sau đó nghĩ lại, anh phấn-đấu một hồi rồi cũng đến. Tuy nhiên, nhiều người thấy linh-mục hỏi thế cũng hơi kỳ. Bởi, ngày nay, không ai muốn đả động đến chuyện ấy, hết.
Nhiều cuộc khảo sát trước đây, cho thấy: thế-hệ trẻ hôm nay có khuynh hướng chọn ngồi hàng ghế cuối, để không bị cha/cố lưu ý hỏi điều gì công-khai trước mặt mọi người. Những người như thế, thường cũng chẳng muốn ai để mắt đến mình. Họ chỉ âm-thầm “rồi đến rồi đi”, đi nhà thờ để “xem lễ” rồi ra về, thế thôi. Nghĩa là, vẫn muốn yên-vị trong tầm riêng tư, chẳng muốn ai động đến mình, hết.
Cách đây nhiều năm, trong Giáo-hội ta cũng thấy có phe/nhóm khác nhau. Người, thì chủ-trương phóng-khoáng. Kẻ, lại theo nhóm phái bảo-thủ, rất cổ-hủ. Ngày nay, ít ra ta còn dám bảo: các phe/nhóm như thế này cũng bớt dần; hoặc: nhiều người, nay không còn thích đưa chuyện chính-trị vào hội-thánh, nữa. Nhiều vị, không còn thích chuyện ly-kỳ mộng-ảo như chuyện về “điềm báo mộng” từ các thánh; hoặc chuyện: quay về với truyền-thống cũ…
Giới trẻ hôm nay, đặc-biệt không còn thích dính-dự vào các trò chơi chính-trị, phe đảng, phân-hoá hàng ngũ, hoặc theo phe/nhóm này khác. Họ nhận ra rằng: thế giới của họ nay không còn những chuyện như thế,nữa. Nơi thế-giới họ sống, tất cả đều rõ ràng, đầy dẫy thông-tin mang nghĩa tuỳ-thuộc, như: cả trong công ăn việc làm mà họ vốn có, họ luôn ở vào vị-thế có trách-nghiệm.
Nói theo cách nào đó, thì: giới trẻ ngày nay, là những người còn biết đến “lẽ thường”. Họ vẫn tự hỏi lòng mình xem: nên ăn làm sao, nói làm sao. Và thực tế, họ đã thôi không còn ăn nói linh-tinh nhiều thứ, nếu ai đó đến hỏi ý-kiến họ về các nhóm người được coi là nhóm tiêu-biểu rất tinh-túy cả ở trong hội-thánh lẫn ngoài chính-trường.
Nếu có linh-mục nào đến hỏi người trẻ, xem: chiều thứ sáu này, có đến dự chầu lượt hoặc nguyện/ngắm “Lòng Chúa Xót Thương” không? Thì: họ cứ lẳng lặng quay về hướng khác, như thể bảo: “Thưa cha, cha nên quay về với thế-giới của riêng cha thì tốt hơn.” Hoặc, không nói cũng không làm, cũng chẳng phản-đối gì hết, chỉ việc tránh sang một bên, rồi đi thẳng. Nhưng, nếu có ai khác đến nhắn nhủ rằng: “Tuần tới, Anh/chị nhớ tham gia biểu-tình chống chính-phủ về vụ cắt-giảm ngân-sách y-tế, giáo-dục, vv.” thì có lẽ, họ sẽ cùng nhìn về một hướng, ở phía trước.
Về với câu Chúa hỏi ở dụ-ngôn: “Các ông nghĩ sao?” (Mt 21: 28). Hỏi thế, không có nghĩa là Ngài yêu-cầu ta bắt chước những người nói nhiều hơn làm, hoặc: làm nhiều hơn là cứ nói. Ngài không tuyên-dương bên nào hết. Ngài cũng chẳng giải-thích tại sao người con trai kia vẫn không làm mà chỉ nói; hoặc: có làm mà không nói, dù có nhắn có hỏi thế nào đi nữa.
Sau khi kể dụ-ngôn, Đức Giêsu cũng chẳng nói tại sao hai người con trai kia không chọn cho mình tư-thế nào, hết. Phải chăng anh ta chọn như thế vì lười biếng? hoặc: anh ta có kế-hoạch khác hoặc đang ở vào hoàn-cảnh khó đoán trước chuyện gì sẽ xảy đến. Có thể, vì anh quên sót hoặc ngu-muội không biết việc mình làm sẽ ra sao. Có khi, anh cũng chẳng biết chuyện ấy có được dân-chúng tôn-trọng hay không. Trong chuyện này, Đức Giêsu chỉ hỏi có mỗi câu: “Các ông nghĩ sao về chuyện ấy?” thôi.
Suy chuyện này, đôi lúc ta cũng nghĩ về tình-thế “Giáo-hội mình đang đi vào thời-kỳ khác với lịch-sử loài người, chăng? Cũng có thể, Giáo-hội ta đang trở-thành một giáo-hội ít hỏi-han giáo-dân mình về cuộc sống và ý-chí tốt-lành của họ, cũng không chừng. Giáo-hội ta như thế, sẽ không đòi thêm nhiều ngoại-lệ ở dân con đạo mình. Giáo-hội như thế, đã biết tôn-trọng giáo-dân về chuyện tư-riêng, bí mật của họ. Và, Giáo-hội nay đã biết phục-vụ con dân mọi người hơn là một tổ-chức này khác chỉ muốn dân con trong Đạo phục-vụ mình, thôi.
Phục vụ dân con trong Đạo mình, có nghĩa là: không tỏ ra thô-bạo với cuộc sống thực-tế rất riêng-tư của họ. Phục vụ dân con Đạo mình còn có nghĩa: biết nhẹ nhàng tôn-trọng phẩm-cách tách-bạch của người đó. Đó là nền-tảng khiến mọi người thực-sự thương-yêu, hiệp-thông với những người sống như thế.
Dân con trong Đạo, là loại người cùng đến để lĩnh-nhận sự hiệp-thông rất thánh trong Tiệc-Thánh mỗi Chúa Nhật. Và, con dân trong Đạo, còn là những người sống khác thường. Sống tốt-đẹp và giùm giúp nhau hơn trong thế-giới rất thực, như kết-quả của sự việc họ tham-gia có mặt ở Tiệc Thánh, cũng đều tốt.
Cuối cùng thì, câu hỏi của Chúa ở dụ-ngôn hôm nay, cũng được gửi đến dân con mọi người trong thánh Hội vẫn cứ hoặc vẫn không tham-dự Tiệc Thánh, ngày của Chúa.
Để chuẩn-bị cho câu trả lời thật đích-đáng, cũng nên ngâm lại lời thơ còn bỏ dở, rằng:
“Nắng xuân nào long lanh trong mắt bé?”
Linh hồn anh, từ đó ướp trầm hương.
Linh hồn anh, từ đó ngạt ngào thơm.
Máu, như nước hoa chan đời lễ lạc.
Máu, như gió lành chảy qua ruộng đồng bát-ngát,
Chở chuyên mùi lúa chín quanh năm”.
(Nguyễn Tất Nhiên – Bài Đầu Năm Tình Yêu)
Bài Đầu Năm Tình Yêu, vẫn có nắng có máu Thánh chan-hoà đời lễ lạc. Có “ruộng đồng bát ngát chuyên chở mùi lúa chín quanh năm”. Đó, là Tình thơm ngát linh-hồn vẫn ướp trầm hương ngạt-ngào, vững mạnh, suốt nhiều thời.
Cuối cùng thì, hãy cứ gần nhau đi dù không nói. Nói làm gì, khi anh đã “thầm hiểu” hãy cứ “lặng cúi đầu” mà suy về dụ-ngôn Chúa kể, để coi đó như bí-kíp sống ở đời. Bí-kíp, dựa nhiều trên chọn-lựa của mỗi người, tùy vào tình thân-thương ta đối xử với nhau, mà thôi.
Lm Kevin O’Shea CSsR
Mai Tá lược dịch.