Cảm Nhận về Dịp Đại Hội Hành Hương La Vang lần thứ 30.
Chen chân trong dòng người như bất tận, tôi về La Vang. Mỗi lần tới La Vang, mỗi lần một cảm xúc. Cái đẹp, cái mộng mơ, cái thiêng của vùng đất thánh như gợi nhớ cái ân phúc thuở nào.
La Vang vào những ngày thường ít khách hành hương hơn, khung cảnh trở nên yên bình, bầu trời xanh cao, tôi cảm thấy mình được tiếp xúc gần với Mẹ hơn. Nhưng bây giờ những gì đang diễn ra trước mắt tôi thật khác hẳn với những ngày thường, dòng người tấp nập đổ về La Vang đã phá tan đi bầu khí vốn yên tĩnh, làm khuấy động cả vùng trời La Vang, khiến cho những cơn gió lào “truyền thống” cũng phải “khiếp sợ” mà lắng đi!
Qua những ngày cật lực chuẩn bị, chiều ngày 13/08 là một buổi chiều đẹp, gió mát nhẹ nhàng như hòa với lòng người dịu êm, tề tựu về đây chung quanh bóng mát dịu dàng của Mẹ La Vang thân yêu để mừng Đại Hội hành hương lần thứ 30.
Trong những ngày trước Đại Hội, không khí của các tỉnh duyên hải miền Trung chợt nóng lên quá chừng! Nhưng đến ba ngày diễn ra Đại Hội La Vang, thời tiết trở nên dịu hẳn, nắng không còn gắt, trời cũng không đổ mưa, những cơn gió lào cũng lắng xuống... qua dấu hiệu này, chắc hẳn con cái Mẹ đang thầm cám ơn Mẹ đã làm những điều đó.
Bài ca chủ lực của Đại hội hành hương lần thứ 30 “Là muối là men” của Linh mục Nhạc sĩ Minh Anh- Huế, vang lên trên hệ thống truyền thanh khắp trung tâm Hành hương, khiến cho bầu khí hành hương thêm phần ý nghĩa và thiết thực hơn.
Năm nay, nhờ sáng kiến của Ban tổ chức đã thiết kế một Lễ đài khang trang trước Tháp Cổ, hướng thẳng về phía quảng trường Mân Côi, tạo nên một không gian rộng lớn, có mái vòm che nắng che mưa, tuy nhiên vẫn không đủ chỗ để cho khách hành hương tạm trú. Nhiều người phải trải chiếu, lót tấm nilong... giữa đất, phơi mình giữa cái nắng ban ngày, và phủ sương ban đêm. Cảnh tượng ở La Vang lúc này là một nét đặc thù trong mỗi dịp hành hương về bên Mẹ vào tháng 8. Dù được sống trong nhà cao cửa rộng đầy đủ tiện nghi, nhưng có thể không hạnh phúc bằng được nằm đất, dầm sương trên đất Mẹ trong những ngày này.
Vì yêu Mẹ, dù nghìn trùng xa cách, dù nghèo đói không đủ tiền xe, nhiều con cái Mẹ cũng vay mượn cho có mà đi La-vang, để đến với Mẹ ít nữa một lần trong đời. Người con nào lâu ngày chưa về bên Mẹ thì xót xa tựa muối xát lòng. Người con nào được về bên Mẹ thì hân hoan vui sướng như mới tìm được kho báu.
Trước mắt Mẹ, cảm động biết bao khi có hằng trăm ngàn con cái Mẹ đủ mọi thành phần, thuộc nhiều sắc tộc ngôn ngữ khác nhau, từ khắp ba miền đất nước, từ duyên hải đến cao nguyên, từ thành thị đến thôn quê, cuồn cuộn về La-vang trong những ngày đại hội. Họ đã vượt bao khó khăn gian khổ để về đây tham dự hành hương. Thế mới biết niềm tin tôn giáo là sức mạnh vô song, giúp con người khắc phục mọi trở ngại khó khăn để về đây với Mẹ La Vang, hợp nhất trên đất Mẹ như một bài trường ca bất tận với những cung nhạc luyến láy, thăng trầm của cuộc sống để ca vang tình Chúa, tình Mẹ....
Trên đất Mẹ, quang cảnh trở nên oai hùng, chỉ có thể nói “người ơi là người!”, người từ muôn phương hành hương về, người từ muôn phương về đây phục vụ. Mọi người chen chúc nhau trong những lối đi chật cứng như nêm, cố sức tiến đến gần Linh Đài Mẹ hơn một chút, dù chỉ một chút thôi, để được nhìn ngắm gương mặt Mẹ yêu, để thưa thốt với Mẹ những nỗi niềm, hoặc để tranh thủ nhón người lên, chạm tay vào gót chân của Mẹ. Và đứa con nào được như thế thì cảm thấy mãn nguyện thỏa lòng.
Lời kinh nguyện và tiếng hát nghe râm ran khắp nơi. Mọi người đọc kinh theo từng nhóm riêng của mình, hoặc cá nhân, nhưng tất cả đều một lòng sốt sắng cao độ. Vì chắc ai cũng có “những niềm riêng” chỉ để tâm tình với Đức Mẹ mà thôi!
Trên đất Mẹ, thật là đẹp, khi cả một rừng người cùng có chung một niềm tin, một tình yêu son sắt vào Mẹ. Có những giọt nước đọng trên mi, trên mắt của những con người suốt một đời lam lũ, một đời thao thức, như nghẹn lại trong tôi..
Giữa cả một rừng người nườm nượp, tôi cảm thấy mình trở nên nhỏ bé, như lạc vào một chốn linh thiêng, sống động. Quả là thi vị, khi chen chân trong dòng người trẩy hội lên đền thánh La Vang, cùng dâng lời cảm tạ, nguyện cầu cho Giáo Hội Việt Nam thoát khỏi cơn “lâm lụy vừa trải qua dưới thế”.
Sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa thánh không thường trú tại Việt Nam đã khiến cho cuộc Đại hội hành hương thêm phần long trọng và thể hiện một sự hiệp thông sâu xa với Mẹ Hội Thánh hơn. Thỉnh thoảng những tràng pháo tay vang rộn rã trên quảng trường rộng lớn khi nghe những lời chào, lời chúc bằng tiếng Việt của Ngài trong Thánh Lễ Vọng Kính Đức Me Hồn Xác Lên Trời.
Trong những ngày này, chúng ta cũng không thể nào quên đi được hình ảnh của những người hy sinh, phục vụ trong các Ban ngành như: Ban Hướng Đạo, Ban Trật Tự, Ban Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể, Ban Y Tế, Giới Trẻ, Các tình nguyện viên, nhóm Ve Chai ba miền.....và nhiều thành phần, nhiều con người nhỏ bé khác, đã âm thầm phục vụ cho Đại Hội được diễn ra tốt đẹp. Tất cả đều mang trong mình một bầu nhiệt huyết: Phục vụ- phục vụ vì lời ích chung, vì lòng yêu mến Đức Mẹ, yêu mến tha nhân, mong muốn được góp phần công sức nhỏ bé của mình vào việc chung của Mẹ Giáo Hội. Chắc hẳn trong mỗi người đều cảm thấy mệt nhưng thay vào đó là một niềm vui thiêng liêng khó tả.
Có những đêm trời đã khuya. Có người đã chìm sâu vào giấc ngủ, vậy mà tôi nghe thấy có tiếng chổi quét rác, tiếng kéo những thùng rác đem đi xử lý. Đó là những anh chị em trong nhóm Vinh Sơn Đệ Phaolô. Cũng không quên kể đến các anh trật tự, các Huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể nắm tay nhau làm hàng rào danh dự để đón tiếp các phái đoàn và các cuộc lễ được diễn ra trong trật tự. Phía Linh đài Đức Mẹ, có một ban trật tự đứng phía trong hàng rào bao quanh bàn thờ Đức Mẹ, không ai được vào bên trong, các anh trật tự sẳn sàng đón nhận nước suối, lá, hoa , nến....của mọi người đem đặt dưới chân tượng đài Đức Mẹ hoặc tiền dâng cúng thì được bỏ vào trong một tủ sắt lớn có khóa cạnh đó. Họ đang làm việc một cách tích cực, nhiệt tình ngay cả trong đêm khuya. Những hình ảnh đó thật đẹp, rất đáng ghi nhớ.
Những ngày qua, mọi người được tham dự những giờ chầu, rước kiệu, canh thức và những Thánh lễ sốt sắng, trang nghiêm bên Mẹ. Cũng tại nơi vùng đất linh thiêng, con người giao duyên, gặp gỡ, thăm hỏi lẫn nhau trong tình yêu của Mẹ. Mẹ đã nối kết đoàn con tha phương lại với nhau về trên một mảnh đất để cùng ăn chung một tấm bánh và uống chung một chén Thánh. La Vang đã trở nên điểm hẹn để con cái Mẹ cùng nhau quy tụ về hằng năm.
Trên đường về, tôi thấy cả một rừng người, vậy mà không chen lấn, không xô đẩy, không giành giật, tất cả từ từ ra về trong an bình và vui tươi.
Dịp Đại Hội Hành Hương lần thứ 30 đã diễn ra tốt đẹp theo như chương trình đã dự định ban đầu. Dù cánh cửa Đại Hội hành hương đã khép, nhưng lại mở ra hướng về phía trước....Từ đây, mọi người con của Chúa và Mẹ sẽ ra đi với nhiệm vụ cao cả: Được mời gọi trở thành những chứng nhân tông đồ nhiệt thành, mang theo trong mình nhiệt huyết xây dựng gia đình mình thành một cộng đoàn cầu nguyện, sống tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống và hăng say loan báo Tin Mừng, như lời Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận đã nhấn mạnh “Gia đình là một "trung tâm ánh sáng", đem ngọn lửa hồng chiếu soi kẻ khác. Ngày nào mỗi gia đình là một "trung tâm ánh sáng", thế giới này sẽ là một đại gia đình đầy ánh sáng, đầy hy vọng” (ĐHV 502).
Maria Thủy Tiên
Chen chân trong dòng người như bất tận, tôi về La Vang. Mỗi lần tới La Vang, mỗi lần một cảm xúc. Cái đẹp, cái mộng mơ, cái thiêng của vùng đất thánh như gợi nhớ cái ân phúc thuở nào.
La Vang vào những ngày thường ít khách hành hương hơn, khung cảnh trở nên yên bình, bầu trời xanh cao, tôi cảm thấy mình được tiếp xúc gần với Mẹ hơn. Nhưng bây giờ những gì đang diễn ra trước mắt tôi thật khác hẳn với những ngày thường, dòng người tấp nập đổ về La Vang đã phá tan đi bầu khí vốn yên tĩnh, làm khuấy động cả vùng trời La Vang, khiến cho những cơn gió lào “truyền thống” cũng phải “khiếp sợ” mà lắng đi!
Qua những ngày cật lực chuẩn bị, chiều ngày 13/08 là một buổi chiều đẹp, gió mát nhẹ nhàng như hòa với lòng người dịu êm, tề tựu về đây chung quanh bóng mát dịu dàng của Mẹ La Vang thân yêu để mừng Đại Hội hành hương lần thứ 30.
Trong những ngày trước Đại Hội, không khí của các tỉnh duyên hải miền Trung chợt nóng lên quá chừng! Nhưng đến ba ngày diễn ra Đại Hội La Vang, thời tiết trở nên dịu hẳn, nắng không còn gắt, trời cũng không đổ mưa, những cơn gió lào cũng lắng xuống... qua dấu hiệu này, chắc hẳn con cái Mẹ đang thầm cám ơn Mẹ đã làm những điều đó.
Bài ca chủ lực của Đại hội hành hương lần thứ 30 “Là muối là men” của Linh mục Nhạc sĩ Minh Anh- Huế, vang lên trên hệ thống truyền thanh khắp trung tâm Hành hương, khiến cho bầu khí hành hương thêm phần ý nghĩa và thiết thực hơn.
Năm nay, nhờ sáng kiến của Ban tổ chức đã thiết kế một Lễ đài khang trang trước Tháp Cổ, hướng thẳng về phía quảng trường Mân Côi, tạo nên một không gian rộng lớn, có mái vòm che nắng che mưa, tuy nhiên vẫn không đủ chỗ để cho khách hành hương tạm trú. Nhiều người phải trải chiếu, lót tấm nilong... giữa đất, phơi mình giữa cái nắng ban ngày, và phủ sương ban đêm. Cảnh tượng ở La Vang lúc này là một nét đặc thù trong mỗi dịp hành hương về bên Mẹ vào tháng 8. Dù được sống trong nhà cao cửa rộng đầy đủ tiện nghi, nhưng có thể không hạnh phúc bằng được nằm đất, dầm sương trên đất Mẹ trong những ngày này.
Vì yêu Mẹ, dù nghìn trùng xa cách, dù nghèo đói không đủ tiền xe, nhiều con cái Mẹ cũng vay mượn cho có mà đi La-vang, để đến với Mẹ ít nữa một lần trong đời. Người con nào lâu ngày chưa về bên Mẹ thì xót xa tựa muối xát lòng. Người con nào được về bên Mẹ thì hân hoan vui sướng như mới tìm được kho báu.
Trước mắt Mẹ, cảm động biết bao khi có hằng trăm ngàn con cái Mẹ đủ mọi thành phần, thuộc nhiều sắc tộc ngôn ngữ khác nhau, từ khắp ba miền đất nước, từ duyên hải đến cao nguyên, từ thành thị đến thôn quê, cuồn cuộn về La-vang trong những ngày đại hội. Họ đã vượt bao khó khăn gian khổ để về đây tham dự hành hương. Thế mới biết niềm tin tôn giáo là sức mạnh vô song, giúp con người khắc phục mọi trở ngại khó khăn để về đây với Mẹ La Vang, hợp nhất trên đất Mẹ như một bài trường ca bất tận với những cung nhạc luyến láy, thăng trầm của cuộc sống để ca vang tình Chúa, tình Mẹ....
Trên đất Mẹ, quang cảnh trở nên oai hùng, chỉ có thể nói “người ơi là người!”, người từ muôn phương hành hương về, người từ muôn phương về đây phục vụ. Mọi người chen chúc nhau trong những lối đi chật cứng như nêm, cố sức tiến đến gần Linh Đài Mẹ hơn một chút, dù chỉ một chút thôi, để được nhìn ngắm gương mặt Mẹ yêu, để thưa thốt với Mẹ những nỗi niềm, hoặc để tranh thủ nhón người lên, chạm tay vào gót chân của Mẹ. Và đứa con nào được như thế thì cảm thấy mãn nguyện thỏa lòng.
Lời kinh nguyện và tiếng hát nghe râm ran khắp nơi. Mọi người đọc kinh theo từng nhóm riêng của mình, hoặc cá nhân, nhưng tất cả đều một lòng sốt sắng cao độ. Vì chắc ai cũng có “những niềm riêng” chỉ để tâm tình với Đức Mẹ mà thôi!
Trên đất Mẹ, thật là đẹp, khi cả một rừng người cùng có chung một niềm tin, một tình yêu son sắt vào Mẹ. Có những giọt nước đọng trên mi, trên mắt của những con người suốt một đời lam lũ, một đời thao thức, như nghẹn lại trong tôi..
Giữa cả một rừng người nườm nượp, tôi cảm thấy mình trở nên nhỏ bé, như lạc vào một chốn linh thiêng, sống động. Quả là thi vị, khi chen chân trong dòng người trẩy hội lên đền thánh La Vang, cùng dâng lời cảm tạ, nguyện cầu cho Giáo Hội Việt Nam thoát khỏi cơn “lâm lụy vừa trải qua dưới thế”.
Sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa thánh không thường trú tại Việt Nam đã khiến cho cuộc Đại hội hành hương thêm phần long trọng và thể hiện một sự hiệp thông sâu xa với Mẹ Hội Thánh hơn. Thỉnh thoảng những tràng pháo tay vang rộn rã trên quảng trường rộng lớn khi nghe những lời chào, lời chúc bằng tiếng Việt của Ngài trong Thánh Lễ Vọng Kính Đức Me Hồn Xác Lên Trời.
Trong những ngày này, chúng ta cũng không thể nào quên đi được hình ảnh của những người hy sinh, phục vụ trong các Ban ngành như: Ban Hướng Đạo, Ban Trật Tự, Ban Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể, Ban Y Tế, Giới Trẻ, Các tình nguyện viên, nhóm Ve Chai ba miền.....và nhiều thành phần, nhiều con người nhỏ bé khác, đã âm thầm phục vụ cho Đại Hội được diễn ra tốt đẹp. Tất cả đều mang trong mình một bầu nhiệt huyết: Phục vụ- phục vụ vì lời ích chung, vì lòng yêu mến Đức Mẹ, yêu mến tha nhân, mong muốn được góp phần công sức nhỏ bé của mình vào việc chung của Mẹ Giáo Hội. Chắc hẳn trong mỗi người đều cảm thấy mệt nhưng thay vào đó là một niềm vui thiêng liêng khó tả.
Có những đêm trời đã khuya. Có người đã chìm sâu vào giấc ngủ, vậy mà tôi nghe thấy có tiếng chổi quét rác, tiếng kéo những thùng rác đem đi xử lý. Đó là những anh chị em trong nhóm Vinh Sơn Đệ Phaolô. Cũng không quên kể đến các anh trật tự, các Huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể nắm tay nhau làm hàng rào danh dự để đón tiếp các phái đoàn và các cuộc lễ được diễn ra trong trật tự. Phía Linh đài Đức Mẹ, có một ban trật tự đứng phía trong hàng rào bao quanh bàn thờ Đức Mẹ, không ai được vào bên trong, các anh trật tự sẳn sàng đón nhận nước suối, lá, hoa , nến....của mọi người đem đặt dưới chân tượng đài Đức Mẹ hoặc tiền dâng cúng thì được bỏ vào trong một tủ sắt lớn có khóa cạnh đó. Họ đang làm việc một cách tích cực, nhiệt tình ngay cả trong đêm khuya. Những hình ảnh đó thật đẹp, rất đáng ghi nhớ.
Những ngày qua, mọi người được tham dự những giờ chầu, rước kiệu, canh thức và những Thánh lễ sốt sắng, trang nghiêm bên Mẹ. Cũng tại nơi vùng đất linh thiêng, con người giao duyên, gặp gỡ, thăm hỏi lẫn nhau trong tình yêu của Mẹ. Mẹ đã nối kết đoàn con tha phương lại với nhau về trên một mảnh đất để cùng ăn chung một tấm bánh và uống chung một chén Thánh. La Vang đã trở nên điểm hẹn để con cái Mẹ cùng nhau quy tụ về hằng năm.
Trên đường về, tôi thấy cả một rừng người, vậy mà không chen lấn, không xô đẩy, không giành giật, tất cả từ từ ra về trong an bình và vui tươi.
Dịp Đại Hội Hành Hương lần thứ 30 đã diễn ra tốt đẹp theo như chương trình đã dự định ban đầu. Dù cánh cửa Đại Hội hành hương đã khép, nhưng lại mở ra hướng về phía trước....Từ đây, mọi người con của Chúa và Mẹ sẽ ra đi với nhiệm vụ cao cả: Được mời gọi trở thành những chứng nhân tông đồ nhiệt thành, mang theo trong mình nhiệt huyết xây dựng gia đình mình thành một cộng đoàn cầu nguyện, sống tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống và hăng say loan báo Tin Mừng, như lời Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận đã nhấn mạnh “Gia đình là một "trung tâm ánh sáng", đem ngọn lửa hồng chiếu soi kẻ khác. Ngày nào mỗi gia đình là một "trung tâm ánh sáng", thế giới này sẽ là một đại gia đình đầy ánh sáng, đầy hy vọng” (ĐHV 502).
Maria Thủy Tiên