VIỆT NAM BẤT DIỆT HAY SẼ MẤT ?

Ngày 20.07.2014, đúng 60 năm ngày đảng Cộng Việt nam ký với thực dân Pháp Hiệp định Genève để chia đôi Quê Hương người Việt để, từ đó khối Cộng sản và Hoa kỳ tạo ảnh hưởng trên Đất Nước chúng ta. Được khối cộng sản ủng hộ và với ‘Công hàm Phạm văn Đồng 1958’, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nuôi mưu đồ thống nhất Đất nước và đã chiếm Miền Nam năm 1975. Ngày 19.12.2012, Nhà giáo ‘ưu tú’ Trần Đăng Thanh đã nhắc lãnh đạo các Đại học khi giảng về Biển Đông không được quên Trung quốc đã từng nhường cơm xẻ áo, rồi từ hạt gạo, từ khẩu súng, từ đôi dép để chúng ta giành thắng lợi trong 4 năm kháng chiến chống Pháp và 21 năm đánh thắng Mỹ. Gần đây, Trung quốc đưa giàn khoan HD 981 xuất hiện trong vùng đặc quyền kinh tế nuớc ta, nhà nuớc chưa kịp kiện , Quốc hội không cần tuyên cáo như Thượng viện Hoa kỳ đã làm ngày 10.07.2014, và chúng đã phải rút đi ngày 16.07.2014…

I. ĐÔI DÒNG VIỆT SỬ 60 NĂM QUA.

Đêm 20.07.1954, các thành viên Hội nghị đình chỉ chiến sự ở Việt Nam và Lào tại Genève (Thụy sĩ) đã họp qua đêm để đại diện hai lực lượng quân sự liên quan là Thiếu tướng Delteil (Pháp) và Tạ Quang Bửu (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) ký Hiệp định chia Quê hương làm đôi với sông Bến Hải, vĩ tuyến 17, được dùng làm giới tuyến :

A.- Miền Bắc (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) theo chủ nghĩa cộng sản đã gây chết chóc cho người dân qua :

- cuộc cải cách ruộng đất được tiến hành năm 1955 và 1956 với mục đích lấy ruộng đất của địa chủ để chia cho nông dân, phạm nhiều sai lầm như đấu tố nhầm, xử tội qua ‘tòa án nhân dân’. Sau đó, Hồ Chí Minh và các lãnh đạo cộng sản có xin lỗi dân chúng, nhưng các nạn nhân đã chết. Số địa chủ bị tuyên án tử hình không được thống kê chính xác và các nhà nghiên cứu đã đưa ra những số liệu rất khác nhau : theo Gareth Porter, có từ 800 đến 2.500 người bị tử hình, Edwin E. Moise (nghiên cứu sâu rộng hơn) ước vào khoảng 5.000 và Giáo sư sử học James P. Harrison nói vào khoảng 1.500.

- tháng 11/1958, Hồ Chí Minh công bố là thời kỳ khôi phục kinh tế đã kết thúc và khởi đầu thời kỳ phát triển kinh tế có kế hoạch 3 năm đến 1960 và tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa (gồm cả hợp tác hoá nông nghiệp và cải tạo tư bản tư doanh). Đến cuối 1960, 84,8% số hộ nông dân Miền Bắc gia nhập hợp tác xã, tức 76% tổng diện tích canh tác, 520 hợp tác xã ngư nghiệp chiếm 77,2% tổng số hộ đánh cá, 269 hợp tác xã nghề muối chiếm 85% tổng số hộ làm muối. Tại các thành phố, 100% số cơ sở công nghiệp tư doanh thuộc diện cải tạo đã được tổ chức thành xí nghiệp công tư hợp doanh, xí nghiệp hợp tác, 1.553 doanh nhân thành người lao động. Có 90% tổng số thợ thủ công trong diện cải tạo đã tham gia các hợp tác xã thủ công nghiệp, trong đó hơn 70.000 thợ thủ công chuyển sang sản xuất nông nghiệp.

- tháng 2/1958, Hội nghị về Công ước Luật biển được tổ chức tại Genève, nhưng thất bại về ấn định lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải từ 3 đến cả 200 hải lý. Lúc đó, quan hệ Mỹ-Trung quốc căng thẳng về Đài loan, nên Thủ tướng Chu Ân Lai tuyên bố hải phận Trung quốc là 12 hải lý từ đất liền Trung Quốc và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo Tây sa (Hoàng sa) và Nam sa (Trường sa). Do đó, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ra công hàm ủng hộ Tàu cộng. Năm 1977, ông giải thích rằng đó là do nhu cầu chiến tranh : đôi bên đã đồng ý cho việc chuẩn bị việc xăm lăng Miền Nam qua việc thành lập Mặt trận giải phóng Miền Nam năm 1960.

B.- Miền Nam (Quốc gia Việt Nam) được đặt dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Ngô Đình Diệm, với sự trợ giúp của các quốc gia tự do và phi liên kết. Chính phủ đã tiếp nhận khoảng một triệu đồng bào Miền Bắc, từ chối chế độ cộng sản, di cư tìm vào tự do tại Miền Nam, và được định cư nơi vùng đất mới khai phá với quyền sở hữu. Chỉ trong thời gian ngắn, ông Diệm đã thu toàn quyền cho Quốc gia từ tay Pháp : chủ quyền được tượng trưng bằng Dinh Độc Lập (ngày 07.09.1954), độc lập tài chính (từ ngày 02.01.1955, Việt Nam nhận viện trợ quốc tế không phải qua Ngân hàng Pháp), bình định các nhóm võ trang, chấn hưng kinh tế… Quân nhân Pháp cuối cùng rời lãnh thổ Việt Nam vào ngày 28.04.1956.

Thủ tướng Ngô Đình Diệm thực hiện Tiến trình Kiến Quốc nhằm hai mục tiêu :
1. Kiện toàn nền độc lập nước nhà trong lãnh vực kinh tế ;
2. Canh tân nền kinh tế quốc gia để nâng cao mức sống người dân, đặt trên căn bản Thái Hòa, Nhân Vị chủ trương cuộc cách mạng kinh tế xã hội phải gồm ba điều kiện tiên quyết :
- Người dân phải được trực tiếp tham gia vào việc điều hành các hoạt động kinh tế.
- Mục tiêu ưu tiên hàng đầu của chính sách kinh tế xã hội là phải bảo đảm mỗi người dân có đươc một mái nhà và sở hữu chủ các phương tiện sản xuất để làm ra của cải nuôi sống bản thân và gia đình mình.
- Cá nhân và cộng đồng đồng tiến.

Thể theo nguyện vọng toàn dân qua cuộc Trưng cầu Dân ý ngày 23.10.1955, Thủ tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập Cộng hòa Việt Nam ngày 26.10.1955 và nhậm chức Tổng thống. Trước những thành quả vẽ vang trên, Tổng thống Mỹ Dwight D. Eisenhower đã mời ông Ngô Đình Diệm công du chính thức Hoa kỳ từ ngày 06.05.1957. Để tiết kiệm công quỷ, phái đoàn Tổng thống chỉ với 7 thành viên. Khi tới phi trường Andrew (Hoa thạnh đốn), Tổng thống Việt Nam được Đồng vị Hoa kỳ chào tiếp ngay tại cầu thang phi cơ với 21 phát đại bác nổ vang.

Ngày 20.12.1960, Cộng sản Bắc Việt thành lập Mặt trận giải phóng Miền Nam để đánh phá và giết người Miền Nam. Cộng sản lường gạt thế giới bằng cho rằng tổ chức này chỉ do dân chống Chánh phủ Việt Nam Cộng hòa thành lập cho đến năm 1975 mới nhận chính là sản phẩm của chúng và đã giết chết ngày 31.01.1977. Miền Bắc còn thiếu lương thực để nuôi dân thì có đâu để nuôi đám du kích Việt cộng này khiến, từ năm 1962, nên phải ra hàng và được Chính phủ tiếp đón theo Chiến dịch Chiêu Hồi.

Lấy lý do tiêu diệt Việt cộng, Tổng thống John F. Kennedy đòi đem quân Mỹ vào đánh ở Việt Nam Cộng hòa, Tổng thống Ngô Đình Diệm từ chối vì : Chủ quyền quốc gia bị thương tổn, Chính nghĩa bị mất, chiến tranh leo thang với nhiều người Việt chết và xã hội khủng hoảng. Aùp lực Lãnh đạo Việt Nam không được, Chánh quyền và giới truyền thông Mỹ thổi phồng vụ ‘đàn áp Phật giáo’. Chính người Mỹ đã ngăn cản phổ biến ‘Bản Phúc trình cuộc Điều tra của Phái đoàn Liên hiệp quốc về Vấn đề Đàn áp hay Không 1963’ tại Liên hiệp quốc và các Tài liệu Thống kê ghi nhận 4.000 chùa đã được xây dựng trong thời gian 1955-1963. Cuối cùng, nhận lệnh từ Washington, Đại sứ Henry C. Lodge thuê các Tướng đảo chính và giết Tổng thống Diệm cùng ông Ngô Đình Nhu, sau khi ông Diệm từ chối yêu cầu để quân Mỹ chiến đấu tại Việt Nam. Lodge còn hạ lệnh cho Nguyễn Khánh giết ông Ngô Đình Cẩn và Dương văn Minh giết Đại tá Lê Quang Tung, Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt và thủ tiêu xác ông này.

Đọc điện tín báo ông Diệm chết, Hồ Chí Minh hồ hởi nói với người thân cận ‘Bác cháu chúng ta sẽ thắng’ và tuyên bố chính thức : ề Oâng Diệm là người yêu nước theo cách của ông Ừ. Oâng Diệm và ông Nhu không để lại tài sản to lớn như bọn phản loạn tung tin nhưng không tìm thấy. Chỉ ba tuần sau, ngày 22.11.1963, một người Mỹ đã bắn chết Tổng thống Kennedy và một người Mỹ khác đã dễ dàng thanh toán hung thủ khiến không thể điều tra hữu hiệu cái chết của vị Tổng thống thứ 35 của cường quốc Hoa kỳ. Hai vị Tổng thống đã chết vì cùng một lý do chăng ?

Gần đây, ngày 20.09.2013, người Việt tại Đức vinh dự tiếp đón Đức Dalai Lama tại chùa Viên Giác và được nghe Ngài kể : « Thập niên 50, Mao Trạch Đông xua quân vào Tây Tạng giết sư, đốt chùa và gây ra hằng hà tội ác với dân tộc Tây Tạng hiền lành. Năm 1959, Ngài phải cùng dân tộc của Ngài từ bỏ quê hương lên đường tỵ nạn… Ấn độ không muốn gây căng thẳng với Trung quốc, nên chẳng giúp đỡ đoàn người tỵ nạn đến từ Tây tạng. May thay ở Đông Nam Á có một vị Tổng thống có lòng nhân đạo, từng biết thế nào là tỵ nạn cộng, mở rộng vòng tay đón tiếp và giúp đỡ cả đồng bào chạy nạn cộng sản từ Bắc vào Nam... Đó là cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, một người Công Giáo, đã âm thầm gửi hàng tấn gạo để cứu khổ những người Phật giáo Tây tạng ».

Cướp chính quyền xong, các Tướng tranh dành quyền hành và thanh toán nhau qua các vụ chỉnh lý hay chính biến để rồi ‘thắng làm vua, thua làm đại sứ’. Việt cộng không bỏ lợi để phá các chính sách làm chúng lo sợ như các ấp chiến lược. Năm 1966, binh sĩ Hoa kỳ ồ ạt đổ vào Miền Nam đồng thời bộ đội BắcViệt cũng xâm nhập vào Việt Nam Cộng hòa do bị gạt ‘nhân dân Miền Nam đang đói cần phải được giải phóng’. Những hậu quả mà Tổng thống Ngô Đình Diệm đã tiên đoán do sự hiện diện của Quân đội viễn chinh Mỹ trên Quê hương chúng ta. Do đó, Lê Duẫn nói : ‘Ta đánh Mỹ là đánh cả cho Liên Xoơ, đánh cho Trung quốc’ và xã hội khủng hoảng vì lính Mỹ lương cao sẳn sàng phung phí dollars mua vui với những gái Việt muốn có tiền nhanh. Rồi lạm phát gia tăng phi mã mà đồng lương không theo kịp. Trong cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân 1968, Cộng đảng Hà nội đã đưa hàng ngàn trẻ em Việt vào chổ chết khi phải tấn công các thành phố Miền Nam và giết đống bào ở các nơi này :

"Giết! Giết! nữa bàn tay không ngừng nghỉ
Cho ruộng đồng lúa tốt thuế mau xong
Cho Đảng bền lâu cùng rắp bước chung lòng
Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Xít Ta Lin bất diệt (Tố Hữu)

Nhờ thực thi Hiến pháp đệ Nhị Cộng hòa ngày 01.04.1967, các cuộc tuyển cử dân chủ để định chế Hành pháp (Tổng thống bổ nhiệm Thủ tướng lập Chính phủ) và Lập pháp (Thượng nghị viện và Hạ nghị viện). Quyền Tư pháp được ủy nhiệm cho Tối cao Pháp viện và được hành xử bởi các Thẩm phán xử án.

Thượng nghị viện khóa đầu tiên có 26 người Công Giáo trong số 60 Nghị sĩ, có 11 Công Giáo trong số 13 luật gia trong Viện Lập pháp này. Đặc biệt, luật sư Nguyễn văn Huyền xứng đáng là một chánh khách hiếm hoi của nền Đệ Nhị Cộng hòa và đã được bầu vào chức Chủ tịch. Ông đã xây dựng uy tín cho Viện, xứng đáng với lòng kính nể của người dân Việt trong các vấn đề: tướng lãnh tham nhũng (ngày 20.04.1970, chống độc diễn của liên danh Nguyễn văn Thiệu - Trần văn Hương (ngày 22.09.1971). Ngoàụi ra, vào tháng 05.1970, sau khi Thượng nghị viện phản đối ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ của Hành pháp, Chủ tịch Nguyễn văn Huyền đã lên án sự vi hiến của Sắc luật này trên màn ảnh Truyền hình Việt-Nam. Sau đó, nhờ tài hùng biện của một Nghị sĩ Công Giáo khác, luật sư Nguyễn văn Chức, ngày 30.06.1970, Tối cao Pháp viện tuyên bố tiêu hủy ‘Sắc luật Thuế kiệm ước’ vì vi hiến. Tuy nhiên, khi cộng quân Bắc Việt đánh phá Miền Nam luôn gặp sự phản kháng của Hành pháp và Lập pháp Việt Nam Cộng hòa. Tại Hạ Nghị Viện, một số Dân biểu lợi dụng sự dân chủ và tự do để vận động cho Thành phần thứ 3 do Phật giáo ủng hộ hoạt động có lợi cho Cộng sản Việt Nam, như ông Hồ Ngọc Nhuận.

Ngày 31.03.1968, Tổng thống Mỹ Johnson tuyên bố không ra tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 2 và cử người đàm phán với đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Paris, khai mạc ngày 13.05.1968. Từ đó, để phục vụ cho chính trường Hoa kỳ, nhất là khi có bầu cử Tổng thống, Quân đội Hoa kỳ được coi như ‘không được phép chiến thắng’ và chiến tranh Việt Nam rơi vào tình trạng ‘vừa đánh vừa đàm’. Các phiên họp chỉ diễn ra một lần mỗi tuần giữ những người điếc. Tổng thống Richard Nixon bắt đầu nhiệm kỳ 1 ngày 20.01.1969 với chương trình ‘rút khỏi chiến tranh trong Danh dự’ và Hội nghị trở thành 4 bên với sự tham dự của Việt Nam Cộng hòa và Cộng hòa Miền Nam tức Mặt trận Giải phóng Việt Nam do Hà nội thành lập. Năm 1972 đánh dấu sự liên hệ ngoại giao Hoa kỳ và Trung cộng được thiết lập. Sau khi tái thắng cử tháng 11/1972, Hà nội còn chưa chịu ký Hiệp ước Paris, nên Nixon cho phi cơ oanh tạc nặng nề Bắc Việt từ ngày 18 đến 30.12.1972 để phải ký Hiệp ước ngày 27.01.1973. Do đó, các tù binh Mỹ được Bắc Việt thả và lính Mỹ rút khỏi Miền Nam.

Tháng 01/1974, trong trận hải chiến với Trung cộng, Chính quyền Việt Nam Cộng hòa nhiều lần báo cáo tình hình với Đại sứ quán Mỹ nhưng Washington đã không có động thái hỗ trợ nào. Lúc đó, ngoài khơi Việt Nam gần với đảo Hải Nam và Hoàng Sa có mặt Hải đoàn (Task Force) 77 Hải quân Mỹ gồm hàng không mẫu hạm và các chiến hạm yểm trợ. Hải đoàn này đủ khả năng kiểm soát không và hải phận, tuy nhiên, Mỹ đã hoàn toàn đứng ngoài cuộc để làm vui lòng Trung cộng.

Trước biến cố đau thương ‘Trung cộng đánh chiếm Hoàng Sa’, chỉ có Chính quyền Việt Nam Cộng hòa lên tiếng phản đối và nhân dân Miền Nam biểu tình lên án Trung cộng xâm lược. Trong khi đó, chính phủ Miền Bắc im lặng, coi như để đàn anh xã hội chủ nghĩa giữ dùm còn hơn trong tay ‘Ngụy’. Do đó, ngày nay, những cuộc biểu tình đều bị giải tán thô bạo và người yêu nước bị đánh dập, hãm hại. Công cuộc dành lại Hoàng Sa chỉ có thể thực hiện khi Việt Nam có một Chính phủ dân chủ và không cộng sản.

Sự thật, Trung cộng đang chiếm dần nội địa Việt Nam nếu người dân Việt không thức tỉnh… Giàn khoan HD 981 chỉ là bước đầu để đồng bào quen dần.

Hà Minh Thảo