14-07-2014 - Khai mạc khoá tập trung 2
(đúng 1 tháng sau khi anh Trần Phúc Nhân qua đời)
Trước thánh lễ
Hôm nay 14-07, Hội Thánh mừng lễ thánh Ca-mi-lô chết cách đây đúng 400 năm. Từ một thanh niên sống buông thả rồi nhiễm bệnh, chính trong môi trường bệnh viện mà thánh nhân được ơn hoán cải, trở thành người sáng lập Hội Tôi Tớ các bệnh nhân, chuyên lập bệnh viện và săn sóc các bệnh nhân.
Hôm nay cũng là ngày chúng ta khai mạc khoá tập trung 2 trong năm, lần đầu tiên vắng anh Nhân: Anh đã được Chúa gọi về cách đây đúng 30 ngày. Chúng ta cảm tạ Chúa đã cho Nhóm chúng ta sống được 43 năm, cảm tạ Chúa vì sức sống Chúa ban cho Nhóm mà hai khoá tập trung đều đặn mỗi năm là một biểu hiện. Chúng ta nói với anh Nhân rằng anh vẫn sống trong lòng chúng ta, những người đang tiếp tục sứ mạng anh đã ôm ấp và thực hiện trong 43 năm kể từ khi Nhóm ra đời.
* * *
Suy niệm
Hôm nay kết thúc cuộc tranh tài bóng đá, diễn ra 4 năm một lần. Tôi không mê bóng đá nên không mất ngủ vì bóng đá. Nhưng sáng hôm qua xem truyền hình Pháp có một thiên phóng sự nói về việc làm các cúp bóng đá tại một thành phố ở Ý. Một hãng tôi không nhớ tên được vinh dự độc quyền sản xuất món quà quý giá này từ hơn 40 năm nay. Khi giải thích tại sao lại có hình 2 cầu thủ đội một quả cầu là hình chiếc cúp, bình luận gia nói parce qu’ on ne gagne pas seul . Không ai một mình lại có thể thắng, mà chỉ có thể thắng với đồng đội.
Tôi chợt nghĩ đến thánh lễ An Táng anh Nhân của chúng ta, với sự tham dự của 5 giám mục và gần 200 linh mục, trong đó chủ tế hết lời ca ngợi công đức anh Nhân, đặc biệt như một người đã hết tình yêu mến Lời Chúa và hết tâm phục vụ. Tôi miên man nhớ lại chuyến đi Pleiku của một số anh chị em chúng ta cách đây mới hơn 2 tháng. Tại trung tâm hành hương Đức Mẹ Mang-đen, khi thấy một nhóm khách có người đến từ khá xa như Đồng Nai, Đức Cha Hoàng Đức Oanh, giám mục Kontum đã nói: Thay vì chi một số tiền khá lớn cho một chuyến đi xa, nên chăng để dành tiền đó mua sách Kinh Thánh giúp cho những tín hữu nghèo không có tiền mua. Ngài cũng cho biết suốt nhiều năm qua đã âm thầm thực hiện kế hoạch mỗi tín hữu một cuốn Tân Ước và mỗi gia đình một cuốn Kinh Thánh trọn bộ. Trong thánh lễ hôm đó Đức Cha Oanh nói rõ: Tôi không xin anh chị em đóng góp tiền của xây dựng đền thánh Đức Mẹ Mang-đen, chuyện Đức Mẹ, Đức Mẹ lo. Mối quan tâm của tôi là làm sao cho anh chị em tín hữu có của ăn thiêng liêng để nuôi dưỡng đời sống đức tin. Xem ra vị giám mục Kontum không mặn mà với loại tôn giáo lễ hội như chúng ta vừa nghe qua lời cảnh cáo của I-sai-a trong bài đọc 1 hôm nay, cũng như qua những đoạn sách A-mốt đọc trước đây một tuần.
Trong thánh lễ An Táng anh Nhân, anh được nhắc tới như một người hăng say phục vụ Lời Chúa. Việc này làm ta liên tưởng đến những giáo sư hay dịch giả Kinh Thánh của thế kỷ trước như cố Chính Linh, cha Trần Đức Huân, cha Đông Anh, Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn, cha Trịnh Hưng Kỷ, cha Trịnh Thiên Thu… đặc biệt hơn nữa là cha Nguyễn Thế Thuấn với bản dịch Kinh Thánh của cha đến nay vẫn còn được sử dụng trong các lớp Kinh Thánh. Nhưng nét đặc trưng của anh Nhân ở chỗ anh không phục vụ Lời Chúa một mình. Trong “đội banh” Các Giờ Kinh Phụng Vụ, anh không một mình dẫn banh vào lưới nhưng chơi cùng đồng đội. Là vì không ai có thể thắng một mình. “Cầu thủ” Trần Phúc Nhân đã nằm xuống, nhưng cuộc chơi vẫn tiếp diễn. Công trình phiên dịch anh góp phần khởi xướng và nuôi dưỡng suốt 43 năm vẫn tiếp tục. Lớp đàn anh trong đó anh niên trưởng Nguyễn Hữu Phú năm nay đã 85 tuổi vẫn hiện diện trong những ngày làm việc, ngay cả khi không còn khả năng làm công tác chuyên môn nữa thì sự hiện diện của các anh có tác dụng nâng đỡ tinh thần lớp trẻ miệt mài với công việc.
* * *
Sau khi hoàn thành bản dịch Kinh Thánh đã và đang được phổ biến rộng rãi, ở trong cũng như ngoài nước, thì từ nhiều năm qua chúng ta đã tra tay vào việc thực hiện bản dịch thứ 2 nhằm phục vụ việc dạy và học Kinh Thánh. Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô đã hơn một lần so sánh Hội Thánh với một bệnh viện dã chiến và nói đến sứ mạng chữa lành của Hội Thánh. Hôm nay chúng ta mừng lễ thánh Ca-mi-lô, vị thánh đã được Chúa chữa lành về tinh thần cũng như thể xác và soi sáng cho ngài thành lập Tu Hội phục vụ bệnh nhân. Xin Thiên Chúa ban ánh sáng và sức mạnh giúp chúng ta trong việc phiên dịch Lời Chúa hay nói theo kiểu Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô là tích cực góp phần đào tạo chuyên viên y tế, sản xuất dụng cụ y khoa và bào chế dược phẩm trong bệnh viện Hội Thánh Việt Nam. Tôi tin rằng anh Nhân của chúng ta như một huấn luyện viên dày kinh nghiệm đang đưa mắt nhìn những anh chị em trẻ khác nào những vận động viên đang nỗ lực đoạt chiếc cúp vàng. Và tôi dám tin rằng anh đang chuyển cầu cho chúng ta trước mặt Chúa.
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm
(đúng 1 tháng sau khi anh Trần Phúc Nhân qua đời)
Trước thánh lễ
Hôm nay 14-07, Hội Thánh mừng lễ thánh Ca-mi-lô chết cách đây đúng 400 năm. Từ một thanh niên sống buông thả rồi nhiễm bệnh, chính trong môi trường bệnh viện mà thánh nhân được ơn hoán cải, trở thành người sáng lập Hội Tôi Tớ các bệnh nhân, chuyên lập bệnh viện và săn sóc các bệnh nhân.
Hôm nay cũng là ngày chúng ta khai mạc khoá tập trung 2 trong năm, lần đầu tiên vắng anh Nhân: Anh đã được Chúa gọi về cách đây đúng 30 ngày. Chúng ta cảm tạ Chúa đã cho Nhóm chúng ta sống được 43 năm, cảm tạ Chúa vì sức sống Chúa ban cho Nhóm mà hai khoá tập trung đều đặn mỗi năm là một biểu hiện. Chúng ta nói với anh Nhân rằng anh vẫn sống trong lòng chúng ta, những người đang tiếp tục sứ mạng anh đã ôm ấp và thực hiện trong 43 năm kể từ khi Nhóm ra đời.
* * *
Suy niệm
Hôm nay kết thúc cuộc tranh tài bóng đá, diễn ra 4 năm một lần. Tôi không mê bóng đá nên không mất ngủ vì bóng đá. Nhưng sáng hôm qua xem truyền hình Pháp có một thiên phóng sự nói về việc làm các cúp bóng đá tại một thành phố ở Ý. Một hãng tôi không nhớ tên được vinh dự độc quyền sản xuất món quà quý giá này từ hơn 40 năm nay. Khi giải thích tại sao lại có hình 2 cầu thủ đội một quả cầu là hình chiếc cúp, bình luận gia nói parce qu’ on ne gagne pas seul . Không ai một mình lại có thể thắng, mà chỉ có thể thắng với đồng đội.
Tôi chợt nghĩ đến thánh lễ An Táng anh Nhân của chúng ta, với sự tham dự của 5 giám mục và gần 200 linh mục, trong đó chủ tế hết lời ca ngợi công đức anh Nhân, đặc biệt như một người đã hết tình yêu mến Lời Chúa và hết tâm phục vụ. Tôi miên man nhớ lại chuyến đi Pleiku của một số anh chị em chúng ta cách đây mới hơn 2 tháng. Tại trung tâm hành hương Đức Mẹ Mang-đen, khi thấy một nhóm khách có người đến từ khá xa như Đồng Nai, Đức Cha Hoàng Đức Oanh, giám mục Kontum đã nói: Thay vì chi một số tiền khá lớn cho một chuyến đi xa, nên chăng để dành tiền đó mua sách Kinh Thánh giúp cho những tín hữu nghèo không có tiền mua. Ngài cũng cho biết suốt nhiều năm qua đã âm thầm thực hiện kế hoạch mỗi tín hữu một cuốn Tân Ước và mỗi gia đình một cuốn Kinh Thánh trọn bộ. Trong thánh lễ hôm đó Đức Cha Oanh nói rõ: Tôi không xin anh chị em đóng góp tiền của xây dựng đền thánh Đức Mẹ Mang-đen, chuyện Đức Mẹ, Đức Mẹ lo. Mối quan tâm của tôi là làm sao cho anh chị em tín hữu có của ăn thiêng liêng để nuôi dưỡng đời sống đức tin. Xem ra vị giám mục Kontum không mặn mà với loại tôn giáo lễ hội như chúng ta vừa nghe qua lời cảnh cáo của I-sai-a trong bài đọc 1 hôm nay, cũng như qua những đoạn sách A-mốt đọc trước đây một tuần.
Trong thánh lễ An Táng anh Nhân, anh được nhắc tới như một người hăng say phục vụ Lời Chúa. Việc này làm ta liên tưởng đến những giáo sư hay dịch giả Kinh Thánh của thế kỷ trước như cố Chính Linh, cha Trần Đức Huân, cha Đông Anh, Đức Hồng Y Trịnh Văn Căn, cha Trịnh Hưng Kỷ, cha Trịnh Thiên Thu… đặc biệt hơn nữa là cha Nguyễn Thế Thuấn với bản dịch Kinh Thánh của cha đến nay vẫn còn được sử dụng trong các lớp Kinh Thánh. Nhưng nét đặc trưng của anh Nhân ở chỗ anh không phục vụ Lời Chúa một mình. Trong “đội banh” Các Giờ Kinh Phụng Vụ, anh không một mình dẫn banh vào lưới nhưng chơi cùng đồng đội. Là vì không ai có thể thắng một mình. “Cầu thủ” Trần Phúc Nhân đã nằm xuống, nhưng cuộc chơi vẫn tiếp diễn. Công trình phiên dịch anh góp phần khởi xướng và nuôi dưỡng suốt 43 năm vẫn tiếp tục. Lớp đàn anh trong đó anh niên trưởng Nguyễn Hữu Phú năm nay đã 85 tuổi vẫn hiện diện trong những ngày làm việc, ngay cả khi không còn khả năng làm công tác chuyên môn nữa thì sự hiện diện của các anh có tác dụng nâng đỡ tinh thần lớp trẻ miệt mài với công việc.
* * *
Sau khi hoàn thành bản dịch Kinh Thánh đã và đang được phổ biến rộng rãi, ở trong cũng như ngoài nước, thì từ nhiều năm qua chúng ta đã tra tay vào việc thực hiện bản dịch thứ 2 nhằm phục vụ việc dạy và học Kinh Thánh. Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô đã hơn một lần so sánh Hội Thánh với một bệnh viện dã chiến và nói đến sứ mạng chữa lành của Hội Thánh. Hôm nay chúng ta mừng lễ thánh Ca-mi-lô, vị thánh đã được Chúa chữa lành về tinh thần cũng như thể xác và soi sáng cho ngài thành lập Tu Hội phục vụ bệnh nhân. Xin Thiên Chúa ban ánh sáng và sức mạnh giúp chúng ta trong việc phiên dịch Lời Chúa hay nói theo kiểu Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô là tích cực góp phần đào tạo chuyên viên y tế, sản xuất dụng cụ y khoa và bào chế dược phẩm trong bệnh viện Hội Thánh Việt Nam. Tôi tin rằng anh Nhân của chúng ta như một huấn luyện viên dày kinh nghiệm đang đưa mắt nhìn những anh chị em trẻ khác nào những vận động viên đang nỗ lực đoạt chiếc cúp vàng. Và tôi dám tin rằng anh đang chuyển cầu cho chúng ta trước mặt Chúa.
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh ofm