Theo tin Zenit ngày 20 tháng 6, Trường Truyền Thông của ĐH Thánh Giá tại Rôma sẽ tổ chức một khóa hội học cho các nhà báo, tựa là “Giáo Hội Nhìn Gần: Tường Thuật Đạo Công Giáo Thời Đức Phanxicô”. Khóa hội học này kéo dài một tuần lễ, từ ngày 8 tới ngày 14 tháng 9 tới đây.
Người phối hợp khóa hội học là linh mục John Wauck, người trước đây vốn soạn diễn văn cho Bộ Trưởng Tư Pháp Mỹ là Tướng William Bar. Cha là người Chicago, tốt nghiệp ĐH Harvard, đã sống tại Rôma được 10 năm nay và hiện phụ trách giảng dạy văn chương. Trước khi đi tu làm linh mục, cha là biên tập viên của tờ The Human Life Review, và cũng là người viết diễn văn cho Thống Đốc của Pensylvania lúc bấy giờ là Robert P. Casey.
Trong một cuộc phỏng vấn của Zenit, cha cho hay: nhiều phóng viên nổi tiếng của những tờ báo lớn, khi tường thuật về đạo Công Giáo, mà đến những cái sơ đẳng nhất như chiếc gậy giám mục (crozier) cũng không biết, đành mô tả nó như “tai con quạ”. Chưa hết, điều đáng lưu ý hơn nữa là tại tòa báo ấy, không một ai nhận ra sơ suất ấy cả. Không ai có một ý niệm gì về vấn đề này hết.
Cha cũng nhớ lại, trong các chương trình hội học trước, một nhà báo có hiểu biết tỏ ra ngạc nhiên khi được biết người Công Giáo tin rằng Giáo Hội được chính Chúa Giêsu thiết lập. Đây là một điều hết sức cơ bản, mà nếu không biết nó, cách tiếp cận của người ta đối với Giáo Hội sẽ ra khác hẳn. Đó là lý do của những cuộc hội học này.
Theo cha, Đức Phanxicô hiện là nhân vật hấp dẫn nhất, nổi tiếng nhất trên diễn đàn thế giới. Điều này gây ngạc nhiên đối với nhiều người. Một cựu phóng viên của tờ New York Times tại Rôma đã đưa ra lời công nhận rất đáng lưu ý như sau:
“Trên danh sách trong đầu không mấy rõ ràng của tôi về những điều một ngày kia có thể trở thành thời thượng, ngôi vị giáo hoàng chả bao giờ xuất hiện. Tôi thường tường thuật về ngôi vị này cho tờ The New York Times, từ năm 2002 tới năm 2004, và hoàn toàn xác tín rằng điều trổi vượt đối với tôi không phải là một người sắp chết, tôi muốn nói Đức Gioan Phaolô, lúc đó, đến nói cũng không ra hơi, mà là cái định chết đang sắp chết, ít nhất tại Hoa Kỳ và phần lớn Âu Châu. Nhưng rất nhiều bản tin từ Rôma và bản chất hân hoan của rất nhiều bản tin này cho thấy người ở khắp nơi, ngay ở những khu vực không biết gì tới Thiên Chúa trong thế giới Tây Phương, không biết chán nghe nói tới vị tân giáo hoàng này và sẵn sàng dành cho ngài tư thế vô tội khi không có bằng chứng (benefit of doubt)”.
Cha Wauck cho rằng hiện ta đang sống trong những thời khắc hết sức lôi cuốn trong đời sống Giáo Hội và trong các liên hệ của Giáo Hội với nền văn hóa hiện đại. Và càng ngày càng có nhiều chứng cớ cho thấy tôn giáo không thụt lùi trong lãnh vực tin tức. Nhiều tờ báo và nhà báo nổi tiếng muốn được cập nhật hóa các hiểu biết về Giáo Hội.
Thực vậy, Giáo Hội không lu mờ. Theo cha, điều đang trở nên hết sức minh nhiên đối với những nhà báo nào từng sống tại Rôma một thời gian là đặc tính thực sự “Công Giáo” hay phổ quát của Giáo Hội. Tham dự một buổi yết kiến Đức Giáo Hoàng và tận mắt chứng kiến sự hào hứng của hàng chục ngàn người đến từ khắp các ngả trên thế giới luôn là một trải nghiệm mở mắt người ta. Đã đành, trong lý thuyết, ai cũng biết có những người Công Giáo xuất thân từ mọi nền văn hóa khác nhau, nhưng tận tai nghe, tận mắt thấy và trực tiếp được tiếp xúc ngay tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của vị kế nhiệm Thánh Phêrô là một chuyện khác hẳn.
Cha Wauck cho rằng việc tường trình về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục đã ra tệ hại vì rất nhiều nhà báo không quen tuộc với sự việc của Giáo Hội. Các phức tạp thuộc giáo luật và quyền tài phán của Giáo Hội chắc chắn vượt quá khả năng chuyên môn của những nhà báo tài ba nhất và ngay tầm cỡ của Giáo Hội không thôi cũng khiến họ khó có thể đặt câu truyện vào đúng viễn tượng của nó. Thí dụ, Giáo Hội tại Hoa Kỳ chẳng hạn, với 78 triệu giáo dân, đã lớn hơn tổng số dân của bất cứ nước Âu Châu nào rồi, ngoại trừ Đức và Nga.
Giáo Hội ấy lớn hơn hệ phái kế tiếp là Thệ Phản nhiều, nói chi tới các tôn giáo khác như Do Thái Giáo hay Hồi Giáo. Về tuổi thọ định chế của Giáo Hội cũng thế. Hệ thống thẩm quyền được duy trì liên tục không phải tính bằng thập niên mà là tính bằng thế kỷ.
Những khía cạnh ấy là những khía cạnh cần phải xem xét nếu muốn tường trình đúng viễn tượng về Giáo Hội. Rồi còn các vấn đề về tín lý và luân lý, chúng cũng vẫn thường được bàn tới theo quan điểm chính trị thế tục, như thể chúng là các vấn đề thuộc chính sách, trong khi thực chất, chúng đụng tới các vấn đề nền tảng như bản chất của Giáo Hội và mạc khải chẳng hạn.
Các cố gắng của khóa hội học vì thế nhằm cung cấp cho các nhà báo khắp thế giới một cơ hội để tự mình hiểu biết Giáo Hội Rôma. Một ích lợi khác của khóa hội học là giúp các nhà báo cơ hội tiếp xúc. Vì trong suốt khóa hội học này, họ được gặp mặt những nhân vật, mà thường ra, họ rất khó gặp. Các vị này giúp họ trong các bài báo tương lai và có lẽ trở thành nguồn cung cấp tin tức cho họ.
Thực ra khóa hội học vào tháng 9 tới chỉ là một nối dài của những khóa hội học hàng tháng được tổ chức tại ĐH Thánh Giá ở Rôma, bằng tiếng Ý, dành cho các chuyên viên về Vatican ngụ tại Rôma. Khóa tháng 9 trình bày bằng tiếng Anh, dành cho các nhà báo không sống tại Rôma, nhưng có nhiệm vụ tường trình về Giáo Hội Công Giáo, được kể như một khóa học cấp tốc về Giáo Hội Công Giáo được nhìn từ Rôma. Cùng với những tiếp xúc chuyên biệt, các nhà báo còn có dịp tìm hiểu ai với ai và sự việc tại Vatican diễn biến ra sao. Nhờ thế vọng nhìn của họ về Giáo Hội sẽ được mở rộng, nhờ các diễn giả đã đành, mà còn nhờ các nhóm nhà báo quốc tế cùng học với họ nữa.
Kêu gọi các nhà báo cổ vũ Chúa Kitô và giáo huấn Công Giáo
Trong khi ấy, tin của Catholic World News, ngày 20 tháng 6, Đức TGM Kurtz, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, lên tiếng với kỳ họp thường niên của Hiệp Hội Báo Chí Công Giáo, đã nói với các nhà báo Công Giáo rằng người giáo dân “tin tưởng ở các bạn trong việc cổ vũ Chúa Kitô và Giáo Hội của Người và thăng tiến giáo huấn Công Giáo một cách chính xác”
Ngài nói thêm: “Theo tôi, trong việc tân phúc âm hóa, ơn gọi của các bạn là tránh chính sách giữ trung lập một cách vô bổ và phải tường trình các tin tức về Chúa Giêsu Kitô cho thế giới như một người đang yêu thương Người… Các phóng viên phải đem một góc cạnh, một lập trường vào điều họ tường trình. Tại sao không đem trái tim đang yêu thương Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, như góc cạnh, như lập trường ấy?”
Bài diễn văn của Đức TGM Kurtz được đọc tại Charlotte, North Caolina, hôm thứ tư, ngày 18 tháng 6 vừa qua. Khởi đầu, Đức TGM nói rằng: nhiệm vụ của các nhà báo Công Giáo là tường trình một cách hữu hiệu, quan sát một cách sáng tạo và nói sự thật một cách rõ ràng và trong sáng.
Trong môi trường truyền thông xã hội nhiều biến đổi hiện nay, một môi trường người ta quen gọi là mặt trận kỹ thuật số, một môi trường từng được so sánh với việc sáng chế ra mẫu tự và nghề in, các nhà báo Công Giáo được tân phúc âm hóa mời gọi không quay vào bên trong mà phải đi ra bên ngoài. Đức Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi, trình bày lý lẽ và nêu gương sáng cho ta về việc hân hoan và chân thực làm chứng cho Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô trong Giáo Hội và qua Giáo Hội.
Đó quả là một thách đố lớn. Theo Đức TGM Kurtz, các nhà báo Công Giáo có những thách đố chuyên biệt sau đây:
1. Sự tín tưởng thánh thiêng
Trước nhất, các nhà báo Công Giáo được mời gọi hiểu và trung thực với sự tin tưởng thánh thiêng đặt nơi họ. “Dân Chúa chú y tới các bạn. Họ đang lắng nghe, và các bạn, trong tư cách các nhà báo Công Giáo, đang có sự tin tưởng thánh thiêng. Họ tin tưởng các bạn sẽ cổ vũ Chúa Kitô và Giáo Hội của Người và thăng tiến giáo huấn Công Giáo cách chính xác”. Qui tắc đạo đức của các nhà báo Công Giáo đòi họ phải biểu lộ các lý tưởng cao đẹp trong việc tìm kiếm sự thật và hiểu rõ sức mạnh của lời nói. Họ giúp Giáo Hội có được sự trong sáng đặt cơ sở trên sự thật, và khi làm thế, họ xây dựng tính khả tín cho Giáo Hội trên thế giới.
2. Cưỡng lại chủ trương thuần trung lập, và phải nghiêng về Chúa Kitô
Thứ hai, Đức TGM Kurtz đề nghị các nhà báo Công Giáo cưỡng lại điều vốn được coi như lập trường truyền thống của báo chí là giữ trung lập không nghiêng về việc thuộc về Chúa Kitô. Trái lại phải sống hiệp thông với Chúa Kitô và Giáo Hội của Người. Thánh Phaolô, trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô 3:23 nói rõ ràng: “anh em thuộc về Chúa Kitô”.
Theo Đức TGM Kurtz, để tân phúc âm hóa, các nhà báo Công Giáo phải tránh thái độ trung lập vô bổ. Dĩ nhiên, trung lập theo nghĩa vô tư có thể chấp nhận được.Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu, đã từ rất lâu, thừa nhận rằng bàn tay và con mắt nhà nghiên cứu ảnh hưởng tới việc tìm hiểu đối tượng đang được quan sát, thành thử, “dù muốn hay không, các phóng viên cũng đem một góc cạnh, một lập trường vào điều họ tường trình. Tại sao không đem vào một trái tim đang yêu thương Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, như góc cạnh, như lập trường ấy?”
Đức TGM Kurtz cho hay: tuy phải trung thành với sự thật, không được bọc đường sự thật, nhưng dù là tin xấu cũng cần được tường trình với tình yêu thương, giúp người ta hiểu điều họ cần nghe vì ích lợi riêng của họ.
3. Chuyển mặt trận kỹ thuật số từ công kích qua đối thoại
Thứ ba, và đây là thách đố lớn nhất đòi hỏi các nhà báo Công Giáo phải có óc sáng tạo: trong thập niên tới, họ phải làm sao gây ảnh hưởng tới mặt trận kỹ thuật số bằng cách xoay chuyển nó từ công kích qua đối thoại.
Theo Đức Tổng Giám Mục, ngôn ngữ kỹ thuật số hiện nay vì cổ vũ tính vô danh và khuynh hướng xung động, nên đầy những công kích. Ngài cho rằng phương thức “tweeter” là một khởi đầu rất tốt về truyền thông kỹ thuật số, mà chính ngài vốn sử dụng với 9,000 người theo dõi và được nối kết với 4,000 người khác trên facebook. Nhưng ngài thú nhận rằng ngài không sử dụng được phương tiện truyền thông này để tương tác theo kiểu đời thực (in real time). Không phải vì ngài không muốn mà vì các cơ hội mà người ta cho là để đối thoại với nhau này đã trở thành nơi cho những nhận định chua cay, xấu xa chỉ tổ phá hoại đức tin. Loại truyền thông này, theo ngài, không cổ vũ tân phúc âm hóa. Phải làm thế nào chuyển được mặt trận này từ công kích qua đối thoại thực sự.
Việc trên đòi phải có tinh thần sáng tạo, đồng thời, một cảm thức thanh thản và điềm tĩnh. Điều sau đã được chính Đức Phanxicô nói tới trong thông điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông hồi tháng ba vừa qua, trong đó ngài đưa ra hai lời khuyên: thứ nhất đừng để trái tim ta co rút lại, thứ hai, không vội vã và hối hả như mặt trận truyền thông kỹ thuật số, trái lại, ta phải đem lại một cảm thức thanh thản và điềm tĩnh.
Tân phúc âm hóa đòi một cung cách điềm tĩnh và thanh thản, nghĩa là không huênh hoang hay dạy đời mà có tính sáng tạo. Sứ điệp của Thượng Hội Đồng về Tân Phúc Âm Hóa, dùng chữ thanh thản tới hai lần: thanh thản tin tưởng và thanh thản can đảm. Thánh Phanxicô de Sales, quan thầy các nhà báo Công Giáo, cách nay mấy thế kỷ, cũng từng khuyên: “Không bao giờ vội vàng; hãy làm mọi sự một cách thầm lặng và trong tinh thần điềm tĩnh. Đừng đánh mất sự bình an bên trong vì bất cứ điều gì…”.
Trích dẫn giáo sĩ Do Thái Norman Lamm, Đức TGM Kurtz cho rằng thanh thản là: êm ái trả lời những thách thức khó nghe; im lặng trước xỉ vả, hòa nhã khi nhận danh dự; tự trọng khi bị xỉ nhục; kiên nhẫn và giữ điềm tĩnh khi bị vu vạ và chỉ trích vặt vãnh. Các nhà báo Công Giáo không những cần vun xới những đức tính này mà còn kêu gọi người khác làm như vậy.
4. Kêu gọi báo chí và cả các giám mục thành bạn của Chúa Giêsu và của nhau
Thứ bốn, là lời kêu gọi báo chí và cả các giám mục trở thành bạn của Chúa Giêsu và của nhau. Đức TGM nhắc lại bài giảng của Đức Phanxicô tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Rio de Janeiro: “cha nói với mọi người trong chúng con hôm nay rằng: Hãy mặc lấy Chúa Kitô trong đời các con, các con sẽ tìm được một người bạn luôn luôn đáng tin cậy; hãy mặc lấy Chúa Kitô, các con sẽ thấy cánh hy vọng xòe ra, giúp các con hân hoan bay xa về hướng tương lai; hãy mặc lấy Chúa Kitô, đời các con sẽ tràn ngập tình yêu của Người; nó sẽ là một đời phong phú. Vì ai trong chúng ta cũng muốn có được một đời sống phong phú, đời sống ấy đem lại sự sống cho người khác”.
Đức TGM Kurtz cho rằng báo chí Công Giáo và nhất là các giám mục phải tìm cách để trở thành bằng hữu của Chúa Giêsu và của nhau. Điều này có nghĩa cầu nguyện và để Chúa Giêsu linh hứng lòng ta. Nó có nghĩa cả đời học hỏi và không bao giờ thấy mình nắm đủ sự hiểu biết và sự khôn ngoan của Mạc Khải Thiên Chúa trong Thánh Kinh và trong Thánh Truyền. Nó có nghĩa đến với nhau để biết nhau và yêu thương nhau trong Chúa Giêsu Kitô. Nó có nghĩa “hãy mặc lấy Chúa Kitô!”.
Đức TGM cầu mong các giám mục và báo chí Công Giáo cùng nhau vun sới tình bạn và tương kính, cùng nhau “mặc lấy Chúa Kitô”, cùng nhau không trung lập đối với Chúa Kitô và Giáo Hội, cùng nhau tìm kiếm sự thật và phát huy nó. Và cách riêng với các nhà báo, Đức TGM Kurtz nhắc lại lời của Thánh Phanxicô de Sales, quan thầy của họ: “luôn có Chúa Giêsu làm bổn mạng, Thánh Giá của Người làm cột buồm trên đó anh em trải rộng các quyết tâm của mình như cánh buồm. Neo của anh em phải là lòng tin tưởng sâu xa nơi Người, thì anh em sẽ xuôi thuyền thuận bến”.
Người phối hợp khóa hội học là linh mục John Wauck, người trước đây vốn soạn diễn văn cho Bộ Trưởng Tư Pháp Mỹ là Tướng William Bar. Cha là người Chicago, tốt nghiệp ĐH Harvard, đã sống tại Rôma được 10 năm nay và hiện phụ trách giảng dạy văn chương. Trước khi đi tu làm linh mục, cha là biên tập viên của tờ The Human Life Review, và cũng là người viết diễn văn cho Thống Đốc của Pensylvania lúc bấy giờ là Robert P. Casey.
Trong một cuộc phỏng vấn của Zenit, cha cho hay: nhiều phóng viên nổi tiếng của những tờ báo lớn, khi tường thuật về đạo Công Giáo, mà đến những cái sơ đẳng nhất như chiếc gậy giám mục (crozier) cũng không biết, đành mô tả nó như “tai con quạ”. Chưa hết, điều đáng lưu ý hơn nữa là tại tòa báo ấy, không một ai nhận ra sơ suất ấy cả. Không ai có một ý niệm gì về vấn đề này hết.
Cha cũng nhớ lại, trong các chương trình hội học trước, một nhà báo có hiểu biết tỏ ra ngạc nhiên khi được biết người Công Giáo tin rằng Giáo Hội được chính Chúa Giêsu thiết lập. Đây là một điều hết sức cơ bản, mà nếu không biết nó, cách tiếp cận của người ta đối với Giáo Hội sẽ ra khác hẳn. Đó là lý do của những cuộc hội học này.
Theo cha, Đức Phanxicô hiện là nhân vật hấp dẫn nhất, nổi tiếng nhất trên diễn đàn thế giới. Điều này gây ngạc nhiên đối với nhiều người. Một cựu phóng viên của tờ New York Times tại Rôma đã đưa ra lời công nhận rất đáng lưu ý như sau:
“Trên danh sách trong đầu không mấy rõ ràng của tôi về những điều một ngày kia có thể trở thành thời thượng, ngôi vị giáo hoàng chả bao giờ xuất hiện. Tôi thường tường thuật về ngôi vị này cho tờ The New York Times, từ năm 2002 tới năm 2004, và hoàn toàn xác tín rằng điều trổi vượt đối với tôi không phải là một người sắp chết, tôi muốn nói Đức Gioan Phaolô, lúc đó, đến nói cũng không ra hơi, mà là cái định chết đang sắp chết, ít nhất tại Hoa Kỳ và phần lớn Âu Châu. Nhưng rất nhiều bản tin từ Rôma và bản chất hân hoan của rất nhiều bản tin này cho thấy người ở khắp nơi, ngay ở những khu vực không biết gì tới Thiên Chúa trong thế giới Tây Phương, không biết chán nghe nói tới vị tân giáo hoàng này và sẵn sàng dành cho ngài tư thế vô tội khi không có bằng chứng (benefit of doubt)”.
Cha Wauck cho rằng hiện ta đang sống trong những thời khắc hết sức lôi cuốn trong đời sống Giáo Hội và trong các liên hệ của Giáo Hội với nền văn hóa hiện đại. Và càng ngày càng có nhiều chứng cớ cho thấy tôn giáo không thụt lùi trong lãnh vực tin tức. Nhiều tờ báo và nhà báo nổi tiếng muốn được cập nhật hóa các hiểu biết về Giáo Hội.
Thực vậy, Giáo Hội không lu mờ. Theo cha, điều đang trở nên hết sức minh nhiên đối với những nhà báo nào từng sống tại Rôma một thời gian là đặc tính thực sự “Công Giáo” hay phổ quát của Giáo Hội. Tham dự một buổi yết kiến Đức Giáo Hoàng và tận mắt chứng kiến sự hào hứng của hàng chục ngàn người đến từ khắp các ngả trên thế giới luôn là một trải nghiệm mở mắt người ta. Đã đành, trong lý thuyết, ai cũng biết có những người Công Giáo xuất thân từ mọi nền văn hóa khác nhau, nhưng tận tai nghe, tận mắt thấy và trực tiếp được tiếp xúc ngay tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của vị kế nhiệm Thánh Phêrô là một chuyện khác hẳn.
Cha Wauck cho rằng việc tường trình về cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục đã ra tệ hại vì rất nhiều nhà báo không quen tuộc với sự việc của Giáo Hội. Các phức tạp thuộc giáo luật và quyền tài phán của Giáo Hội chắc chắn vượt quá khả năng chuyên môn của những nhà báo tài ba nhất và ngay tầm cỡ của Giáo Hội không thôi cũng khiến họ khó có thể đặt câu truyện vào đúng viễn tượng của nó. Thí dụ, Giáo Hội tại Hoa Kỳ chẳng hạn, với 78 triệu giáo dân, đã lớn hơn tổng số dân của bất cứ nước Âu Châu nào rồi, ngoại trừ Đức và Nga.
Giáo Hội ấy lớn hơn hệ phái kế tiếp là Thệ Phản nhiều, nói chi tới các tôn giáo khác như Do Thái Giáo hay Hồi Giáo. Về tuổi thọ định chế của Giáo Hội cũng thế. Hệ thống thẩm quyền được duy trì liên tục không phải tính bằng thập niên mà là tính bằng thế kỷ.
Những khía cạnh ấy là những khía cạnh cần phải xem xét nếu muốn tường trình đúng viễn tượng về Giáo Hội. Rồi còn các vấn đề về tín lý và luân lý, chúng cũng vẫn thường được bàn tới theo quan điểm chính trị thế tục, như thể chúng là các vấn đề thuộc chính sách, trong khi thực chất, chúng đụng tới các vấn đề nền tảng như bản chất của Giáo Hội và mạc khải chẳng hạn.
Các cố gắng của khóa hội học vì thế nhằm cung cấp cho các nhà báo khắp thế giới một cơ hội để tự mình hiểu biết Giáo Hội Rôma. Một ích lợi khác của khóa hội học là giúp các nhà báo cơ hội tiếp xúc. Vì trong suốt khóa hội học này, họ được gặp mặt những nhân vật, mà thường ra, họ rất khó gặp. Các vị này giúp họ trong các bài báo tương lai và có lẽ trở thành nguồn cung cấp tin tức cho họ.
Thực ra khóa hội học vào tháng 9 tới chỉ là một nối dài của những khóa hội học hàng tháng được tổ chức tại ĐH Thánh Giá ở Rôma, bằng tiếng Ý, dành cho các chuyên viên về Vatican ngụ tại Rôma. Khóa tháng 9 trình bày bằng tiếng Anh, dành cho các nhà báo không sống tại Rôma, nhưng có nhiệm vụ tường trình về Giáo Hội Công Giáo, được kể như một khóa học cấp tốc về Giáo Hội Công Giáo được nhìn từ Rôma. Cùng với những tiếp xúc chuyên biệt, các nhà báo còn có dịp tìm hiểu ai với ai và sự việc tại Vatican diễn biến ra sao. Nhờ thế vọng nhìn của họ về Giáo Hội sẽ được mở rộng, nhờ các diễn giả đã đành, mà còn nhờ các nhóm nhà báo quốc tế cùng học với họ nữa.
Kêu gọi các nhà báo cổ vũ Chúa Kitô và giáo huấn Công Giáo
Trong khi ấy, tin của Catholic World News, ngày 20 tháng 6, Đức TGM Kurtz, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, lên tiếng với kỳ họp thường niên của Hiệp Hội Báo Chí Công Giáo, đã nói với các nhà báo Công Giáo rằng người giáo dân “tin tưởng ở các bạn trong việc cổ vũ Chúa Kitô và Giáo Hội của Người và thăng tiến giáo huấn Công Giáo một cách chính xác”
Ngài nói thêm: “Theo tôi, trong việc tân phúc âm hóa, ơn gọi của các bạn là tránh chính sách giữ trung lập một cách vô bổ và phải tường trình các tin tức về Chúa Giêsu Kitô cho thế giới như một người đang yêu thương Người… Các phóng viên phải đem một góc cạnh, một lập trường vào điều họ tường trình. Tại sao không đem trái tim đang yêu thương Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, như góc cạnh, như lập trường ấy?”
Bài diễn văn của Đức TGM Kurtz được đọc tại Charlotte, North Caolina, hôm thứ tư, ngày 18 tháng 6 vừa qua. Khởi đầu, Đức TGM nói rằng: nhiệm vụ của các nhà báo Công Giáo là tường trình một cách hữu hiệu, quan sát một cách sáng tạo và nói sự thật một cách rõ ràng và trong sáng.
Trong môi trường truyền thông xã hội nhiều biến đổi hiện nay, một môi trường người ta quen gọi là mặt trận kỹ thuật số, một môi trường từng được so sánh với việc sáng chế ra mẫu tự và nghề in, các nhà báo Công Giáo được tân phúc âm hóa mời gọi không quay vào bên trong mà phải đi ra bên ngoài. Đức Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi, trình bày lý lẽ và nêu gương sáng cho ta về việc hân hoan và chân thực làm chứng cho Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô trong Giáo Hội và qua Giáo Hội.
Đó quả là một thách đố lớn. Theo Đức TGM Kurtz, các nhà báo Công Giáo có những thách đố chuyên biệt sau đây:
1. Sự tín tưởng thánh thiêng
Trước nhất, các nhà báo Công Giáo được mời gọi hiểu và trung thực với sự tin tưởng thánh thiêng đặt nơi họ. “Dân Chúa chú y tới các bạn. Họ đang lắng nghe, và các bạn, trong tư cách các nhà báo Công Giáo, đang có sự tin tưởng thánh thiêng. Họ tin tưởng các bạn sẽ cổ vũ Chúa Kitô và Giáo Hội của Người và thăng tiến giáo huấn Công Giáo cách chính xác”. Qui tắc đạo đức của các nhà báo Công Giáo đòi họ phải biểu lộ các lý tưởng cao đẹp trong việc tìm kiếm sự thật và hiểu rõ sức mạnh của lời nói. Họ giúp Giáo Hội có được sự trong sáng đặt cơ sở trên sự thật, và khi làm thế, họ xây dựng tính khả tín cho Giáo Hội trên thế giới.
2. Cưỡng lại chủ trương thuần trung lập, và phải nghiêng về Chúa Kitô
Thứ hai, Đức TGM Kurtz đề nghị các nhà báo Công Giáo cưỡng lại điều vốn được coi như lập trường truyền thống của báo chí là giữ trung lập không nghiêng về việc thuộc về Chúa Kitô. Trái lại phải sống hiệp thông với Chúa Kitô và Giáo Hội của Người. Thánh Phaolô, trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô 3:23 nói rõ ràng: “anh em thuộc về Chúa Kitô”.
Theo Đức TGM Kurtz, để tân phúc âm hóa, các nhà báo Công Giáo phải tránh thái độ trung lập vô bổ. Dĩ nhiên, trung lập theo nghĩa vô tư có thể chấp nhận được.Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu, đã từ rất lâu, thừa nhận rằng bàn tay và con mắt nhà nghiên cứu ảnh hưởng tới việc tìm hiểu đối tượng đang được quan sát, thành thử, “dù muốn hay không, các phóng viên cũng đem một góc cạnh, một lập trường vào điều họ tường trình. Tại sao không đem vào một trái tim đang yêu thương Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, như góc cạnh, như lập trường ấy?”
Đức TGM Kurtz cho hay: tuy phải trung thành với sự thật, không được bọc đường sự thật, nhưng dù là tin xấu cũng cần được tường trình với tình yêu thương, giúp người ta hiểu điều họ cần nghe vì ích lợi riêng của họ.
3. Chuyển mặt trận kỹ thuật số từ công kích qua đối thoại
Thứ ba, và đây là thách đố lớn nhất đòi hỏi các nhà báo Công Giáo phải có óc sáng tạo: trong thập niên tới, họ phải làm sao gây ảnh hưởng tới mặt trận kỹ thuật số bằng cách xoay chuyển nó từ công kích qua đối thoại.
Theo Đức Tổng Giám Mục, ngôn ngữ kỹ thuật số hiện nay vì cổ vũ tính vô danh và khuynh hướng xung động, nên đầy những công kích. Ngài cho rằng phương thức “tweeter” là một khởi đầu rất tốt về truyền thông kỹ thuật số, mà chính ngài vốn sử dụng với 9,000 người theo dõi và được nối kết với 4,000 người khác trên facebook. Nhưng ngài thú nhận rằng ngài không sử dụng được phương tiện truyền thông này để tương tác theo kiểu đời thực (in real time). Không phải vì ngài không muốn mà vì các cơ hội mà người ta cho là để đối thoại với nhau này đã trở thành nơi cho những nhận định chua cay, xấu xa chỉ tổ phá hoại đức tin. Loại truyền thông này, theo ngài, không cổ vũ tân phúc âm hóa. Phải làm thế nào chuyển được mặt trận này từ công kích qua đối thoại thực sự.
Việc trên đòi phải có tinh thần sáng tạo, đồng thời, một cảm thức thanh thản và điềm tĩnh. Điều sau đã được chính Đức Phanxicô nói tới trong thông điệp Ngày Thế Giới Truyền Thông hồi tháng ba vừa qua, trong đó ngài đưa ra hai lời khuyên: thứ nhất đừng để trái tim ta co rút lại, thứ hai, không vội vã và hối hả như mặt trận truyền thông kỹ thuật số, trái lại, ta phải đem lại một cảm thức thanh thản và điềm tĩnh.
Tân phúc âm hóa đòi một cung cách điềm tĩnh và thanh thản, nghĩa là không huênh hoang hay dạy đời mà có tính sáng tạo. Sứ điệp của Thượng Hội Đồng về Tân Phúc Âm Hóa, dùng chữ thanh thản tới hai lần: thanh thản tin tưởng và thanh thản can đảm. Thánh Phanxicô de Sales, quan thầy các nhà báo Công Giáo, cách nay mấy thế kỷ, cũng từng khuyên: “Không bao giờ vội vàng; hãy làm mọi sự một cách thầm lặng và trong tinh thần điềm tĩnh. Đừng đánh mất sự bình an bên trong vì bất cứ điều gì…”.
Trích dẫn giáo sĩ Do Thái Norman Lamm, Đức TGM Kurtz cho rằng thanh thản là: êm ái trả lời những thách thức khó nghe; im lặng trước xỉ vả, hòa nhã khi nhận danh dự; tự trọng khi bị xỉ nhục; kiên nhẫn và giữ điềm tĩnh khi bị vu vạ và chỉ trích vặt vãnh. Các nhà báo Công Giáo không những cần vun xới những đức tính này mà còn kêu gọi người khác làm như vậy.
4. Kêu gọi báo chí và cả các giám mục thành bạn của Chúa Giêsu và của nhau
Thứ bốn, là lời kêu gọi báo chí và cả các giám mục trở thành bạn của Chúa Giêsu và của nhau. Đức TGM nhắc lại bài giảng của Đức Phanxicô tại Ngày Giới Trẻ Thế Giới tại Rio de Janeiro: “cha nói với mọi người trong chúng con hôm nay rằng: Hãy mặc lấy Chúa Kitô trong đời các con, các con sẽ tìm được một người bạn luôn luôn đáng tin cậy; hãy mặc lấy Chúa Kitô, các con sẽ thấy cánh hy vọng xòe ra, giúp các con hân hoan bay xa về hướng tương lai; hãy mặc lấy Chúa Kitô, đời các con sẽ tràn ngập tình yêu của Người; nó sẽ là một đời phong phú. Vì ai trong chúng ta cũng muốn có được một đời sống phong phú, đời sống ấy đem lại sự sống cho người khác”.
Đức TGM Kurtz cho rằng báo chí Công Giáo và nhất là các giám mục phải tìm cách để trở thành bằng hữu của Chúa Giêsu và của nhau. Điều này có nghĩa cầu nguyện và để Chúa Giêsu linh hứng lòng ta. Nó có nghĩa cả đời học hỏi và không bao giờ thấy mình nắm đủ sự hiểu biết và sự khôn ngoan của Mạc Khải Thiên Chúa trong Thánh Kinh và trong Thánh Truyền. Nó có nghĩa đến với nhau để biết nhau và yêu thương nhau trong Chúa Giêsu Kitô. Nó có nghĩa “hãy mặc lấy Chúa Kitô!”.
Đức TGM cầu mong các giám mục và báo chí Công Giáo cùng nhau vun sới tình bạn và tương kính, cùng nhau “mặc lấy Chúa Kitô”, cùng nhau không trung lập đối với Chúa Kitô và Giáo Hội, cùng nhau tìm kiếm sự thật và phát huy nó. Và cách riêng với các nhà báo, Đức TGM Kurtz nhắc lại lời của Thánh Phanxicô de Sales, quan thầy của họ: “luôn có Chúa Giêsu làm bổn mạng, Thánh Giá của Người làm cột buồm trên đó anh em trải rộng các quyết tâm của mình như cánh buồm. Neo của anh em phải là lòng tin tưởng sâu xa nơi Người, thì anh em sẽ xuôi thuyền thuận bến”.