Ngày 19/4/2014: Giáo xứ Đức Mẹ La Vang, tổng Giáo Phận Galveston Houston, TX

ALLÊLUIA. ALLÊLUIA! CHÚA SỐNG LẠI THẬT, NGÀY THỨ NHẤT TRONG TUẦN

Với Giáo xứ Đức Mẹ La Vang thuộc tổng Giáo Phận Galveston Houston năm nay, Giáo Hội Hoàn Vũ vui mừng, Giáo xứ vui mừng và mọi người vui mừng vì được nhận đón 10 anh chị em tân tòng.

Vào một buổi tĩnh tâm cuối cùng cũng là buổi kiểm lại những gì đã được cô Hương dậy dỗ trong năm vừa qua. Cha giảng phòng hỏi mấy câu hỏi hôm nay thật khó trả lời đó nghe!

1. Anh chị em thân mến tại sao chúng ta không gọi Chúa Giêsu sống lại ngày Sabat của tuần mà lại gọi là Chúa Giêsu sống lại trong ngày thứ nhất trong tuần. 10 học viên cùng những người đỡ đầu, sau khi suy nghĩ một hồi, mặt mọi người càng lúc càng căng thẳng trong thinh lặng. Có một anh học viên giơ tay lên nói rằng vì Chúa Giêsu là người đầu tiên từ cõi chết sống lại nên goị là ngày Chúa Giêsu sống lại trong ngày thứ nhất trong tuần. Cha nói chưa đúng. Có người khác đáp ngay, theo con thì ngày Chúa Giêsu sống lại là ngày thứ nhất trong tuần vì đó là ngày Sabat của người Do Thái được đổi lại là ngày thứ nhất trong tuần. Cha giảng phòng nói vẫn chưa đúng. Mọi người thật vui mừng và cùng vỗ một tràng pháo tay khi cha giảng phòng ra hiệu là chính xác. Vì có một người học viên khác trả lời: Vì Chúa Giêsu sống lại trong ngày thứ nhất đầu tuần nay chúng ta gọi là ngày Chúa Nhật rồi đến thứ hai, thứ ba thứ tư… Câu trả lời này đúng nhất.

Chúa Giêsu không sống lại vào ngày Sabat của người Do Thái là ngày nghỉ, đó là ngày thứ bảy bây giờ. Trong Kinh thánh rõ ràng Chúa nói: Ta sẽ chết trong 3 ngày, Ta sẽ sống lại” Như thế, Chúa chết vào thứ sáu thì vào ngày thứ nhất trong tuần mà ngày hôm nay chúng ta vẫn gọi là ngày Chúa Nhật,” Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Madalêna đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ…” (Ga 2,1-9), thế là mọi người vui mừng vì đã có được câu giải đáp thỏa đáng.

Vâng, Chúa đã sống lại vào ngày thứ nhất trong tuần và hiện ra với Bà Maria… Ông Phêrô, Gioan…và còn nhiều lần nữa với việc hiện ra vào ngày thứ nhất trong tuần mà toàn thể thế giới hôm nay dùng ngày thứ nhất trong tuần để nghỉ ngơi, còn đối với những ai tin vào Chúa thì đến với Thánh Đường thờ phượng, cảm tạ Chúa vì Chúa sống lại để cứu chuộc chúng ta và cho chúng ta được hợp đoàn thành dân thánh Chúa.

2. Câu hỏi thứ hai tại sao Chúa không sống lại trong ngày Sabat mà sống lại vào ngày thứ nhất trong tuần hay còn gọi là ngày Chúa Nhật? Nếu Chúa Chúa sống lại vào ngày Sabat thì có gì khác với truyền thống ngày nghỉ của người Do Thái. Như thế người ta đâu có thấy sự khác biệt giữa ngày lễ của người Do Thái và ngày Chúa Sống lại. Có một điều người Do Thái vẫn làm mà Chúa cũng làm nhưng người ta không hiểu. Đó là Ngài và họ cùng có ngày tam nhật Vượt Qua. Do vậy, ngày thứ nhất trong tuần tính ra từ trong sách Sáng Thế là ngày Thiên Chúa đã bắt đầu công trình sáng tạo, nghĩa là ngày đầu tuần của Thiên Chúa mà người Do Thái đón nhận như một luật buộc phải làm việc. Phải chăng vô hình chung mà tam nhật Vượt Qua của người Do Thái với Ngày Đầu Tuần đã làm nên một sự kiện hiển hách’ Chúa đã sống lại”. Chúa đã sống lại ngày thứ nhất trong tuần để ngày hôm nay toàn thể thế giới đều nghỉ đó là ngày Chúa Nhật ( vì là ngày của Chúa) hay Chúa Nhật (vì là ngày chúng ta làm chủ để nghi ngơi). Nói chung, chúng ta có ngày nghỉ trải qua 21 thế kỷ cho toàn thể thế giới đó là ngày Chúa Giêsu sống lại mà người ta vãn thường gọi là ngày thứ nhất trong tuần.

3. Tại sao Chúa Giêsu lại chết cho chúng ta? Nếu chúng ta lần giở lại Kinh Thánh trong sách Sáng Thế thì bởi vì Ông Adong và Bà Evà đã không vâng lời Thiên Chúa, đã vâng nghe ma quỷ và ăn trái cấm giữa vườn nên bị Chúa phạt. Chính hai ông bà đã đón nhận một sự xa lìa bởi tội và từ đó tội lỗi nhập vào thế gian và tội lỗi lại lây lan đến chúng ta, nên Chúa phải chết và có sự sống lại, để cho chúng ta cũng chết với Chúa để loại trừ tội lỗi trong ta.

Vâng, Thiên Chúa đã cho con người một món quà tuyệt đối là tự do, nhưng con người đã dùng quyền tự do này để phạm tội và tội đã không chỉ làm cho người đó bị chết mà còn mang hậu quả của sự chết cho toàn thể nhân loại chúng ta. Chỉ cần một tội như tôi nói dối người thân, tôi nói tôi đi nhà thờ thế mà tôi đi với bạn tôi, tới một nơi để chơi bài, người thân nghe được như vậy thì người thân tôi sẽ đau khổ như thế nào : Vì không làm đúng lời đã nói, mất niềm tin nơi ngưởi thân và gây đau khổ cho chính mình vì lương tâm cứ bị cắn rứt, sao tôi lại làm thế? Sức mạnh của tội làm tôi còn lún sâu hơn nữa, vì người thân không còn tin tôi. Thì từ nay giữa người thân với tôi sẽ nghĩ gì và nói gì khi đã mất tin tưởng nhau và cuối cùng tôi và người thân sẽ xa lìa nhau.

Anh Chị Em Tân Tòng đêm nay, đã nhận ra việc Chúa Giêsu không phải chỉ chết trong mồ ba ngày rồi chỗi dậy vào ngày thứ ba đó, được gọi là ngày thứ nhất trong tuần. Nhưng từ đây còn khám phá ra tội đã làm cho con người lạc bước, gây chia rẽ, hận thù và con người không muốn nhìn nhau. Qua bí tích Rửa Tội, anh chị em dám dân thân theo Chúa Kitô để được cởi bỏ hoàn toàn tội lỗi và tháp nhập cùng dâng hiến tội lỗi mình cho Chúa. Tội lỗi được đóng tội vào thập giá và Chúa Giêsu cất nhắc cùng đem đi qua cái chết của Ngài, cùng cho chúng ta sống lại và trở thành anh chị em với nhau ngay ở đời này.

Cũng vậy, là người đã được chịu phép thanh tẩy, Chúa còn cho một Bí Tích quan trọng khác nữa đó là Bí Tích Hòa Giải hay Giao Hòa. Trong tuần qua, Giáo Xứ chúng ta đã được các buổi tối quý cha, từ năm cha cho đến 10 cha đã đến để cho hàng trăm trăm người được giao hòa với Chúa và về với nhau. Quý ban phụng vụ đã ra công sắp xếp phòng ốc tòa giải tội, những người xướng kinh chuẩn bị cho việc ngắm nguyện năm nay thật tươm tất. Thế nên, sự tham dự của đông đảo tín hữu vây quanh thập giá, đứng trước thập giá và nhà tạm trong nguyện đường đã dâng lên Chúa những cung ngắm ba miền thật sốt sắng và cảm động. Những tiếng chiêng, trống nổi lên vào những khi đọc, ngắm đến tên Giêsu. Tiếp đến, đoàn dâng hạt năm nay, hội các Bà Mẹ đã dầy công tập luyện để ca vãn giữa các ngắm và kết thức mười lăm ngắm thật xúc tích và đầy cảm kích, còn bao nhiêu những đóng góp tắt đèn đóng cổng của những người lao công trong đêm tối phủ xuống. Nhưng tất cả mọi trái tim được bừng lên sức sống của Chúa Kitô hôm qua, hôm nay và mãi mãi.

Ban Giáo Dục đã thực hiện một cuộc thương khó dính liền với những cành lá thật cảm động, rồi với hai Đoàn Tông Đồ trẻ là các bạn TA trong ban Giáo Dục đã được chuẩn bị kỹ lưỡng tay cầm cành lá và gậy tiến vào Giêrusalem để dám chết với Thầy, thì đại diện các Chi Tộc, năm nay cũng sẵn sàng theo bước cha anh là những vị tử đạo tay cầm cành vạn tuế cùng gậy của khử trừ rắn rết, bọ cạp mà tiến lên cùng Đức Kitô, Đấng đã chết vì tội lỗi chúng ta.

Cùng qua một tam nhật thánh với sự đóng góp vừa kiên nhẫn vừa mất nhiều thời giờ của Hội Đồng Mục Vụ, các Ban Ngành Đoàn thể Công Giáo Tiến Hành thực hiện một cuộc thương khó, táng xác Chúa để chúng ta cùng thông công sự đau khổ với Ngài. Từ bên ngoài bao người đang cùng nhau chuẩn bị cho Đại Hội Thánh Mẫu, trồng cây, đóng bục hát, in ấn, sơn phết tạo nên một sức sống trong phục sinh của Chúa Kitô hầu mọi người cùng vang lên khúc khải hoàn ca ALLÊLUIA, ALLELUIA.

Ước mong chính Chúa luôn là ngày THỨ NHẤT TRONG TÂM HỒN MỌI NGƯỜI ĐỂ CHÚNG TA ĐƯỢC SỐNG LẠI TỪNG GIÂY TỪNG PHÚT VỚI NGÀI”

Kính chúc quý thành viên hội đồng mục vụ, quý thành viên hội đồng tài chánh, quý ban ngành đoàn thể Công Giáo tiến hành, quý gia tộc, quý ca đoàn và toàn thể quý vị cùng góp công sức, thời gian và tài chánh; cùng hiện diện để chúng ta có một Mùa Phục SInh thật thánh thiện và đầy tình thương của Chúa. Xin trin ân triệu triệu lần đến với quý cha, quý thầy sáu, quý tu sĩ nam nữ, quý cụ quý ông bà và anh chị em.

Chúc mừng phục sinh và đồng tri ân

Hình ảnh lễ Vọng Phục Sinh do Joseph Ký Nguyễn thực hiện: https://www.flickr.com/photos/23686708@N05/sets/72157644168124744/