THỨ NĂM TUẦN THÁNH - A
Xuất Hành 12: 1-8, 11-14; T.vịnh 115; 1Cr. 11: 23-26; Gioan 13: 1-15

ANH EM HÃY RỬA CHÂN CHO NHAU

Những cảnh tượng ban đêm trong các bài đọc hôm nay đã đánh động tâm trí tôi. Bài đọc Xuất Hành mô tả những người Do Thái đang chịu cảnh nô lệ, chuẩn bị sẵn sàng trong đêm cho cuộc chạy trốn khỏi đất Ai Cập. Mỗi lần cử hành lễ Vượt Qua, dân Israel nhớ lại Thiên Chúa nhân danh dân Người, thực hiện việc cứu thoát họ như thế nào. Biến cố giải thoát này trở thành trọng tâm của niềm tin dân Israel. Tự sức mình, dân Israel không thể thay đổi cảnh huống bi đát này, nhưng Thiên Chúa thì có thể và Người đã làm nên sự kỳ diệu đó. Trong bản văn Xuất Hành hôm nay, Thiên Chúa là người phát ngôn chính và Người có kế hoạch mang lại sự thịnh vượng và tương lai cho dân.

Lễ Vượt Qua phải được cử hành trong mỗi gia đình, nhưng vì có con chiên bị giết và ăn thịt, nên cũng phải tuân thủ quy định về việc sát tế. Lễ Vượt Qua định hình căn tính cho dân tộc vì nó diễn tả dân Israel là ai, và nhắc đến những việc Thiên Chúa đã làm cho họ – Người giải thoát và gầy dựng Israel thành dân duy nhất của Người. Mỗi lần cử hành lễ Vượt Qua, dân Israel hồi tưởng quá khứ và nhờ đó mối tương quan của họ với Thiên Chúa được canh tân. Hằng năm, họ được nhắc lại rằng: Thiên Chúa và chỉ một mình Thiên Chúa là Đấng có thể giải thoát và thiết lập Israel thành dân riêng của Người.

Những gì đã xảy ra cho dân Israel mãi mãi xác định rõ căn tính của họ. Họ có thể khẳng định với niềm kiêu hãnh rằng: “Chúng ta là dân được Thiên Chúa tuyển chọn và giải thoát khỏi ách nô lệ.” Khi dân Israel phải băng qua sông Giođan để tiến vào đất hứa, Ông Môsê đã khuyên họ đừng quên mình là ai, và đừng quên điều Thiên Chúa đã làm cho họ.

Ở bài đọc II, thánh Phaolô lại mô tả cảnh tượng trong một đêm khác khi Đức Kitô thiết lập Bí tích Thánh Thể. Trong thư gởi tín hữu Côrintô, Thánh nhân ngỏ lời với một cộng đoàn Hội thánh đang bị phân rẽ bởi những khác biệt kinh tế và xã hội. Đúng ra những buổi cử hành Thánh Thể phải đưa mọi người xích lại gần nhau, nhưng thực tế các tín hữu lại chú tâm vào những sự khác biệt trong cộng đoàn – chắc chắn đấy không phải là bữa ăn mà Chúa Giêsu đã đồng bàn với các môn đệ, trong khi ăn Người rửa chân cho các ông và truyền bảo các ông rằng: “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.” (13,15)

Thánh Phaolô nhắc chúng ta nhớ lại từng lời nói và cử chỉ của Đức Giêsu khi trưng dẫn câu: “Đây là Mình Thầy, hiến dâng vì anh em.” Hồi tưởng lại nghi lễ sát tế con chiên trong tiệc Vượt Qua, Đức Giêsu nói rằng Người sẽ hiến dâng chính mình cho chúng ta. Làm sao các Kitô hữu có thể cử hành một nghi lễ Thánh Thể trong tình trạng chia rẽ, khi điều lớn lao được trao tặng cho chúng ta? Thánh Thể không chỉ là một sự kiện trong quá khứ được chúng ta tưởng nhớ với lòng sùng kính, nhưng trong thời khắc này đây, một lần nữa Chúa Kitô hiến dâng chính mình cho chúng ta; truyền dạy chúng ta cũng hãy làm như vậy cho anh em mình.

Thánh Phaolô nói với chúng ta về điều Đức Giêsu đã làm vào bữa tối trước khi Người chịu chết. Còn Thánh Gioan nói tới một điều khác đã xảy ra vào bữa tối hôm đó. Thánh Gioan trình thuật việc Đức Giêsu rửa chân cho các môn đệ, để nói với chúng ta rằng đó là một hành động được thực hiện với tình yêu thương. Đức Giêsu đã thực hiện một hành động, mà thông thường đấy là việc làm của kẻ nô lệ trong nhà, như một dấu chỉ của tình yêu thương được biểu lộ trọn vẹn qua việc hạ mình xuống cho chúng ta.

Ông Phêrô đã không hiểu điều đó; tất cả những gì ông thấy chỉ là Thầy mình đang tự làm một điều nhục nhã, hèn hạ. Nhưng Đức Giêsu đã nói với ông Phêrô rằng việc rửa chân này sẽ làm cho tâm hồn ông được sạch. Ông Phêrô và những môn đệ khác cần được rửa chân để nhắc họ nhớ rằng, nếu họ là những môn đệ đích thực của Đức Giêsu, thì phải trở nên giống như Thầy, phải hiến dâng đời mình cho anh em.

Trong các đoạn văn Kinh Thánh, chúng ta để ý thấy rằng một vài câu chuyện được đặt tựa đề. Chẳng hạn như, “Người mục tử nhân lành, “Bài giảng trên núi”, “Giờ phút hấp hối trong Vườn Ghêtsêmani”, v.v... Vậy, chúng ta phải đặt tựa đề gì cho câu chuyện Đức Giêsu rửa chân cho các môn đệ hôm nay? Có lẽ tựa đề sẽ là “Dâng hiến chính mình vì phần ích của anh em” chăng!

Chúng ta hãy cùng với các môn đệ tụ họp quanh bàn tiệc và để Thiên Chúa tuôn trào ân sủng trên chúng ta. Một lần nữa, chúng ta tận hưởng sự trao hiến của Đức Giêsu. Lòng thương xót và nhân hậu của Thiên Chúa trải dài trên chúng ta như Người đã làm cho dân Israel. Thiên Chúa tha thứ tội lỗi và dẫn đưa chúng ta đến với nguồn ơn cứu độ nhờ sự tự nguyện hiến dâng của Đức Giêsu.

Bánh và rượu được biến đổi thành Mình Thánh và Máu Thánh của Đấng đã rửa chân cho các môn đệ, và hiến dâng mạng sống của Người cho các ông. Chúng ta tiến lên dùng bữa tiệc mà Đức Giêsu để lại cho chúng ta, nhờ đó, mỗi người sẽ được thanh tẩy và biến đổi, trở nên chính Đấng mà chúng ta đã đón nhận sự sống của Người trong bữa ăn này – sự sống phục vụ và tự hiến dâng.

Hôm nay và mỗi lần cử hành Bí tích Thánh Thể, chính là lúc chúng ta nhớ lại rằng mình đã mang thân phận thế nào, và bây giờ mình là ai nhờ những việc lớn lao Thiên Chúa đã làm cho chúng ta. Nếu chúng ta tham dự Thánh Lễ thường xuyên, mọi người sẽ gọi chúng ta là “những tín hữu Công Giáo nhiệt thành”. Không những có niềm tin, mà chúng ta còn phải biểu hiện niềm tin qua hành động cụ thể - hành động mà Đức Giêsu đã truyền dạy cho chúng ta hôm nay rằng: Hãy rửa chân chị em và anh em mình.

Chúng ta hãy “rèn luyện” cách thức mà các nhạc sĩ chăm chỉ luyện tập, lập đi lập lại nhiều lần một bản nhạc cho tới khi họ thực sự nhuần nhuyễn. Hãy tiếp tục thực hành điều Đức Giêsu dạy chúng ta hôm nay. Đừng nản lòng khi chúng ta chưa biểu hiện được một cách sâu sắc đặc tính của người môn đệ như Đức Giêsu đã nêu gương cho chúng ta. Nhưng cứ kiên trì rèn luyện mỗi ngày, và Bí tích Thánh Thể chúng ta lãnh nhận sẽ là nguồn trợ lực giúp chúng ta tiếp tục cố gắng làm điều Đức Giêsu đã truyền dạy: “Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đã làm cho anh em.”

Chuyển ngữ :Anh Em HV. Đaminh Gò-Vấp


HOLY THURSDAY
Exodus 12: 1-8, 11-14; Psalm 116; 1Cor. 11: 23-26; John 13: 1-15


I’m struck by the night scenes in today’s readings. Exodus describes the nighttime preparations the Jews in slavery made as they got ready to leave their bondage in Egypt. Each time Passover would be celebrated the Israelites would recall God’s intervention on behalf of the people. The deliverance from slavery would become the heart of Israel’s faith. The people could not change the condition by themselves, but God could and God did. God is the main speaker in the text God and God has plans for the people’s well-being and future.

The Passover was to be a family festival, but because the lamb was killed and eaten there are also tones of sacrifice in the observance. Passover gave identity to the people because it expressed who they were and what their God had done for them – set them free and formed the people uniquely God’s. Each time the people celebrated Passover they would remember and be renewed in their relationship to God. They would also acknowledge again and again each year that God and only God could set them free and form them into God’s own people.

What is about to happen for the Israelites will forever define them. They will be able to claim with pride and wonder, "We are the people God chose and lead out of slavery." Moses will advise them, as they are about to cross the Jordan into the promised land, not to forget who they were and what God had done for them (8:11ff)

Paul describes another night scene when Christ instituted the Eucharist. In Corinthians Paul addressed a church divided by economic and social differences (11:17-22). Instead of drawing people together, eucharistic celebrations only accentuated the differences in the community – certainly not the meal that Jesus modeled when he washed his disciples feet and told them to do the same, "You ought to wash one another’s feet."

Paul reminds us of Jesus’ words and actions when he quotes, "This is my body that is for you." Reminiscent of the sacrificial tones of the Passover meal, Jesus says that will give himself for us. How could Christians celebrate a divisive Eucharist when so much has been given us? Eucharist isn’t just a past event we remember in reverence, but a present moment when Christ gives himself to us again; enabling us to do the same for others.

Paul tells us what Jesus did the night before he died. John tells us something else that happened that night. He sets up the narrative of Jesus’ washing his disciples’ feet by telling us it was an act done in love. Jesus performed the act, usually reserved for the household slaves, as a sign of his love, which would be more fully expressed by his laying down his life for us.

Peter didn’t get it; all he saw was his master humiliating himself. But Jesus tells Peter this washing would make him spiritually clean. Peter and the others needed the washing to remind them that, if they were true followers of Jesus they would, like him, have to give their lives for the sake of others.

In our Bibles we will notice that some stories are given titles. For example, "The Good Shepherd." "The Sermon on the Mount," "The Agony in the Garden," etc. What title would you place over this story of Jesus washing the feet of his disciples? How about, "Self Giving for the Sake of Others."

We join the disciples around the table and allow our God to be gracious to us. Once again we are on the receiving end of God’s giving. God’s mercy and goodness "pass over" us as it did the Israelites, forgiving our sins and leading us to our salvation through Jesus’ self-giving.

The bread and wine are changed into the body and blood of the one who washed the feet of his disciples and gave his life for them. We come forward to receive the meal Jesus left us so that we will be washed clean and transformed into the One whose life we receive in this meal – a life of service and self giving.

This day and each time we celebrate Eucharist, is our time to remember who we were and who we are now because of what God has done for us. If we attend Mass regularly people refer to us as "practicing Catholics." It’s not just a matter of believing, but expressing our belief and actions – the kind of action Jesus shows up today: washing the feet of our sisters and brothers.

We "practice" the way musicians practice a piece over and over again until they get it right. We continue practicing what Jesus teaches us today. We don’t get discouraged when we fail to perfectly reflect the kind of discipleship Jesus has modeled for us. But we keep practicing and the Eucharist we receive helps us keep at our attempts to do with Jesus has told us, "I have given you a model to follow, so that as I have done for you, you should also do."