Chúa Nhật LỄ LÁ - A

Làm phép và rước lá : Mt 21:1-11
Isaia 50: 4-7; Tvịnh 21; Philipphê 2: 6-11 ; Mátthêu 26: 14-- 27:66

ANH EM HÃY UỐNG “CHÉN” CỦA THẦY

Tôi lưỡng lự để chọn chủ đề cho bài giảng của mình. Vì Trình thuật cuộc Thương Khó của Đức Giêsu theo thánh Mátthêu thật phong phú và cũng thật… dài, nên vị giảng thuyết dễ bị cám dỗ chỉ đọc cho hết mà không giảng. Riêng tôi, tôi hết sức chống lại cơn cám dỗ này. Trong khi có thể rút gọn bài giảng, tôi lại muốn cố gắng giải thích Lời Chúa cho thế giới ngày nay. Và tôi quyết định chỉ tập trung vào một hình ảnh trong trình thuật cuộc Thương Khó, đó là Chén Thánh. “Khi ấy, Người cầm lấy chén, dâng lời chúc tụng và trao cho các môn đệ mà nói: ‘Hãy nhận lấy mà uống, này là Chén Máu Thầy, Máu Giao ước mới và vĩnh cửu, sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội.’”

Thánh Mátthêu đã dùng 1/3 Tin Mừng của mình để viết về cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu (16,21-28.20). Có nhiều chủ đề để phân biệt lối trình thuật của thánh Mátthêu về cuộc thương khó và sự phục sinh. Ví dụ, trong Tin Mừng thánh Mátthêu, Đức Giêsu hoàn toàn chủ động trong các biến cố sau cùng của đời mình. Người biết điều gì sẽ xảy đến cho mình, tuy vậy, Người vẫn không dùng quyền năng để thay đổi chúng (26,53). Thánh Mátthêu đã làm rõ việc Đức Giêsu hoàn toàn tự nguyện chọn con đường thập giá (26,37-38). Đức Giêsu không tìm kiếm một cuộc tử đạo chỉ đơn thuần để được tử đạo. Đúng hơn, Người chấp nhận “chén thánh” đau khổ vì thánh ý Thiên Chúa. Người sẽ “uống” chén ấy. Uống chén đau khổ nghĩa là chấp nhận bị phản bội, ruồng bỏ, phải đau khổ và phải chết. Vì chúng ta mà Đức Giêsu sẽ phải uống chén đã được dọn sẵn cho Người.

Đức Giêsu đã mượn hình ảnh biểu tượng bữa tiệc Vượt Qua để diễn tả cho các môn đệ biết những việc Người sắp thực hiện, đồng thời nói cho các ông biết những gì Người muốn các ông đáp lại. Vốn thuộc truyền thống của mình, các môn đệ hiểu được thế nào là bữa tiệc Vượt Qua: đó là lễ kỷ niệm dân Do Thái được giải thoát khỏi ách nô lệ. Tại bữa ăn cuối cùng với Đức Giêsu, các môn đệ sẽ biết rằng Người là Đấng giải thoát con người khỏi ách nô lệ tội lỗi. Thiên Chúa đã dẫn đưa dân Israel đến bờ bến bình an; và giờ đây, dẫu nơi họ có muôn vàn khó khăn, nhưng chính Đức Giêsu sẽ dẫn họ đến bờ bến bình an trong “Vương Quốc của Cha Người”. Đức Giêsu không xem việc bị bắt giữ và cái chết là kết thúc sứ mạng của Người ở trần gian. Thậm chí trong những lúc cùng cực nhất, Đức Giêsu vẫn hy vọng hướng về một trời mới đất mới cùng với Chúa Cha. Để uống chén mà Đức Giêsu đã ban tặng, chúng ta hãy củng cố và canh tân giao ước giữa chúng ta với Thiên Chúa, đồng thời hãy khấn hứa giữ trọn giao ước ấy.

Hạn từ “chén” xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong các bản văn Kinh thánh. Ví dụ, “chén an ủi” trong sách ngôn sứ Giêrêmia (16,7). Các thánh vịnh thường nói về việc nâng “chén chúc tụng”, “chén cảm tạ” sau khi nhận được ơn trợ giúp (Tv 16,13). Tin Mừng Mátthêu (20,22) thuật lại rằng: chủ nhà đổ đầy chén thực khách, và như vậy, mỗi chén ám chỉ về phận vụ của mỗi người. Thánh vịnh (75,9) diễn tả về “chén đầy mùi vị đắng cay.” Mỗi chén này, và còn nhiều chén khác, đều là những chén biểu tượng (x. John L.Mckenzie, S.J., “Từ điển Kinh Thánh”, nxb Bruce, New York, 1965).

Trong Tin Mừng thánh Máccô (15,22), chúng ta đọc thấy rằng: “và tất cả đều uống chén này.” Nhưng trong Tin Mừng thánh Mátthêu, Đức Giêsu đưa ra lệnh truyền: “Tất cả các con hãy cầm lấy mà uống.” Một lần nữa, thánh sử Mátthêu muốn diễn tả việc Đức Giêsu luôn nắm quyền chủ động trong tất cả các việc. Người đang mời gọi chúng ta cùng chia sẻ định mệnh của Người. Đây là “máu giao ước” (Xh 24,8), một hình ảnh nhắc nhở về việc ông Môsê ký giao ước với Đức Chúa và rảy máu của động vật trên dân. Giờ đây, máu “sẽ được đổ ra cho tất cả.” Người Tôi Tớ của Thiên Chúa sắp chịu đau khổ và Người chấp nhận chén đắng ấy vì chúng ta. Điểm tập trung chính, vốn là những gì mà Đức Giêsu đã, đang, và còn tiếp tục thực hiện, đó là tha thứ tội lỗi (1,21; 6,12; 9,6). Chúng ta có nhận lấy cùng chén ấy không? Thánh Mátthêu còn thêm rằng: “để nhiều người được tha tội.”

Việc uống chén cứu độ cũng nhắc nhở chúng ta rằng, trong tương lai, chúng ta cùng với Đức Giêsu uống “sản phẩm của nho này” nơi bàn tiệc Thiên Quốc. Cho đến khi thời điểm ấy đến, “giờ đây” Đức Giêsu phải chịu đau khổ. Mọi sự sẽ được hoàn tất vào một ngày nào đó; song điều ấy vẫn chưa xảy ra. Vì thế, chúng ta uống chén này để tưởng nhớ cuộc khổn nạn của Đức Giêsu và lời hứa về một sự hoàn tất trong tương lai.

Khung cảnh là bữa ăn Vượt Qua; một bữa ăn được gia đình và những người thân yêu cùng chia sẻ. Đức Giêsu đã nhiều lần dùng bữa cùng các bạn hữu, tội nhân và những người bị ruồng bỏ, và đây là bữa ăn cuối cùng của Người với các môn đệ. Đức Giêsu thiết lập mối dây liên kết với những ai đồng bàn với Người. Chúng ta không nên cảm thấy xấu hổ hay e thẹn khi đồng bàn với Người. Chúng ta giơ tay cầm lấy chén để uống, không phải vì chúng ta là những môn đệ hoàn hảo, nhưng vì chúng ta là những kẻ đang khao khát chén này. Chúng ta muốn sống một cuộc đời mà Đức Giêsu đã mời gọi chúng ta đón nhận lấy, song chúng ta cần sự trợ giúp của Người. Vì vậy, chúng ta phải uống Chén Máu mà Đức Giêsu đã đổ ra cho chúng ta được ơn tha thứ và chữa lành.

Chúng ta được nhắc nhớ về giao ước giữa chúng ta với Đức Kitô tại bữa tiệc Vượt Qua này. Bữa tiệc đó bảo đảm cho giao ước không gì có thể phá vỡ được. Tất nhiên Thiên Chúa không bao giờ vi phạm giao ước. Nếu chúng ta tham dự bữa tiệc, khi đó chúng ta sẽ nhớ về chén thánh, nhớ về những giọt máu đã được đổ ra vì ơn tha thứ tội lỗi cho chúng ta. Ơn tha thứ đã được ban, và chúng ta lại uống chén ấy.

Trong câu chuyện, Đức Giêsu là Đấng trung tín, tất nhiên không như ông Giuđa thất tín, và ông Phêrô quá tự tin. Đức Giêsu thể hiện sự trung tín bằng việc nhận lấy và uống chén đó. Chúng ta cũng hãy tiến đến mà uống, để diễn tả niềm khao khát được bước theo con đường của Đức Giêsu, cho dù phải trả bất cứ giá nào. Chúng ta hãy cầm lấy chén, chén đó giúp chúng ta sống qua được khát vọng để trở nên những môn đệ của Đức Kitô, trong niềm mơ ước cũng như trong hành động.

Đã bao lần và trong những dịp nào thì chúng ta nâng cao “chén rượu” và hứa hẹn nhiều điều?… Thưa rằng, có thể đó là những dịp: sau một đám tang, chúng ta hứa sẽ tưởng nhớ người mới qua đời, đồng thời an ủi những người bị mất người thân; tại một bữa tiệc cưới, khi cha mẹ hoặc các thực khách cùng nâng ly chúc mừng đôi tân hôn với những hứa hẹn về cả những niềm vui, và những hy sinh đang ở phía trước; khi được tin một đứa trẻ vừa chào đời, một người bạn vừa tốt nghiệp cao đẳng hay trung học; trong Đêm Giao thừa khi chúng ta tạm biệt năm cũ và hy vọng những điều tốt đẹp nhất trong năm mới; ở một bữa ăn đặc biệt khi chúng ta cầu hôn; hoặc để mừng một đứa con trai hay con gái từ chiến trường trở về, v.v…

“Chén” mà chúng ta chia sẻ nói rất nhiều về việc tạ ơn, sự trợ giúp, niềm vui, hy vọng, hiệp thông và tất nhiên cả sự hy sinh nữa. Chúng ta không xa lạ gì với những ý nghĩa trên đây. Khi hiệp thông Thánh Thể hôm nay, ý thức sự cần thiết của việc cử hành này và cụ thể những hy sinh của mình, chúng ta cầm lấy chén mà uống để tưởng nhớ và hy vọng.

Chuyển ngữ: Anh Em HV Đa Minh Gò Vấp




PALM (PASSION) SUNDAY (A)

Procession Gospel: Matthew 21: 1-11;
Isaiah 50: 4-7; Psalm 22; Philippians 2: 6-11; Matthew 26: 14-- 27:66


I pause today wondering how to focus my preaching. There’s so much to choose from. Matthew’s Passion Narrative is rich – and long. The preacher is tempted to let it speak for itself and skip the homily. I would resist that temptation. While I might shorten the preaching, I still want to try to interpret the Word for today’s world. I have decided to focus on one image from today’s Passion Narrative – the cup. "Then he took a cup, gave thanks and gave it to them saying, ‘Drink from it, all of you, for this is my blood of the covenant, which shall be shed on behalf of many for the forgiveness of sins.’"

A third of Matthew’s gospel is dedicated to the passion, death and resurrection of Jesus (16:21-28:20). There are several themes that distinguish Matthew’s version of the passion and resurrection. For example, in Matthew Jesus has control of the last events of his life. He knows what is to befall him, yet he will not use his powers to change things (26:53). Matthew makes it clear that Jesus freely embraces the way of the cross (26:37-38). Jesus isn’t looking to be a martyr for its own sake. Rather, he accepts the "cup" of suffering as the will of God. He will "drink" it. Drinking the cup means submitting to betrayal, abandonment, suffering and death. For our sake Jesus will drink the cup before him.

Jesus employed the symbolism of the Passover feast to say something to his disciples about what he was about to do and how he wanted them to respond. From their tradition they knew the Passover was a commemoration of their deliverance from slavery. At this meal with Jesus the disciples would come to know that he was their deliverance from the slavery of sin. God had guided the Israelites to safety; now Jesus, despite their current difficulties, would guide them to the safety of the "kingdom of my Father." Jesus didn’t see his arrest and death as the end of his mission. Even at the lowest point in the story Jesus is looking forward in hope to the new kingdom with the Father. To drink from the cup Jesus offers, establishes and renews our covenant with God and the promise that the covenant holds for us.

The "cup" appears in various ways in biblical texts. For example, Jeremiah has "the cup of comfort" (16:7). In the Psalms a cup of thanksgiving is drunk after receiving a favor (Psalm 16:13). The head of the household fills the cup of guests and so a cup can represent one’s allotted portion (Mt 20:22). There is a cup of wrath which causes one to stagger (Psalm 75:9). This, and so much more, comes with the cup symbol. (Cf. John L. McKenzie,, SJ, "Dictionary of the Bible." New York, Bruce Publishing, 1965)

In Mark’s gospel (14:22) we are told, "and all drank from it." But in Matthew, Jesus gives the command, "Drink from it all of you." Again Matthew shows Jesus in command of the events. He is inviting us to share in his fate. It is the "blood of the covenant" (Exodus 24:8) – a reminder of Moses sealing the covenant with God and sprinkling animal blood on the people. Now the blood "will be shed on behalf of many." God’s Servant is going to suffer and he accepts the cup for our sake. The focus is on what Jesus has been doing and continues to do– forgive sins (1:21; 6:12; 9:6). Will we accept this cup too – Matthew adds: "for the forgiveness of sins."

Drinking the cup also reminds us that there will be a future time when, with Jesus and one another, we will drink "the fruit of the vine" at the banquet in the kingdom. Until then, "from now on," Jesus must suffer. Things will be complete, someday; but not yet. So, we drink the cup to remember Christ’s suffering and promise of a future fulfillment.

The setting is a Passover meal; a meal shared by family and loved ones. Jesus ate many meals with friends, sinners and outcasts, and this is his last meal with his disciples. When Jesus ate with others a bond was created with those at table with him. We should not feel shy or less as we gather at table. We reach out to drink the cup, not because we are perfect disciples, but needy ones. We want to lead the life Jesus has invited us to, but we need help. So, we drink from the cup of the blood Jesus shed for us – for forgiveness and healing.

At this meal we are reminded of the bond that exists between us and Christ. The meal keeps the bond unbreakable. God will certainly not break it. If we should, then we remember the cup, blood poured out for the forgiveness of sin. Forgiveness given – we drink again.

Jesus is the faithful one in the story: certainly not the traitorous Judas and the overconfident Peter. Jesus expresses his fidelity by taking and drinking from the cup. We come forward to take the drink that expresses our desire to follow Jesus’ way, whatever the cost. We take the cup that enables us to live out the desire we have to be disciples of Christ – in act, as well as desire.

How many times and for what occasions have we raised a "cup of wine" and said words? ....After a funeral our words celebrate the deceased and we console one another over our loss; at a wedding when a parent, or member of the wedding party, toasts the newly married with words about the joys and sacrifices that lie ahead; at the news of the birth of a child, or a graduation from college or high school; on New Year’s Eve as we bid the old year goodbye and hope for the best in the new year; over a special meal when we propose marriage; to celebrate the return of a son or daughter from the war zone, etc.

The "cup" we share says so much about thanksgiving, relief, joy, hope, community and, of course, sacrifice. We are no strangers to any of the above. Even if it hasn’t been our usual custom – when we receive communion today, conscious of our human need to celebrate and the reality of the sacrifices discipleship requires, we take and drink from the cup, as we remember and hope.