Khóa Tập huấn “Nâng cao kỹ năng viết bài và thiết kế bản tin nội bộ” do UBBAXH – Caritas Việt Nam tổ chức tại Nhà thờ Kim Ngọc, Giáo phận Phan Thiết.
Hình ảnh
Sáng sớm ngày đầu tiên, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Phan Thiết đã ưu ái đến Nhà thờ Kim Ngọc, chủ tế Thánh lễ khai giảng và chia sẻ Lời Chúa với cộng đoàn. Ngài chúc lành đặc biệt cho khóa học và cầu chúc các Tham dự viên trở nên những Thừa tác viên mới trong công cuộc loan báo Tin Mừng.
Thánh lễ.
Trong bài giảng lễ, ngài suy niệm Tin Mừng Ga 5,1-16, câu chuyện Chúa chữa người bất toại 38 năm.
Trang Tin Mừng hôm nay, xét về phương diện truyền thông, có thể đem đến cho chúng ta những ý nghĩa thật phù hợp.
Truyền thông là truyền đạt một tin tức. Bài Phúc âm dưới bút pháp của Thánh sử, mô tả một sự kiện, Chúa Giêsu chữa lành người bị bại liệt lâu năm. Sự kiện ấy được truyền đạt qua dòng thời gian 20 thế kỷ trong Hội thánh. Hôm nay gặp lại, chúng ta vẫn cảm nghiệm được, vẫn thấy phép lạ vừa mới xảy ra và với tất cả những nét sinh động.
Truyền thông còn là truyền rao một Tin mừng. Trang Tin mừng gợi lên cho mọi tín hữu, cách riêng các anh chị em về họp mặt tập huấn về truyền thông những ý nghĩa tích cực.
Đó là hình ảnh một vị Thiên Chúa rất gần gũi với nhịp sống con người. Lề luật quy định, tất cả mọi người Do thái trưởng thành đều phải lên Giêrusalem vào những dịp lễ trọng. Chúa Giêsu hiện diện ở Giêrusalem đồng hành với mọi người.
Đó là hình ảnh Thiên Chúa cúi xuống với nỗi đau của con người. Người bại liệt nằm đó những 38 năm, ước mong khi nước sục lên trong hồ, anh có thể xuống nước đón nhận hồng ân chữa lành, nhưng bại liệt làm sao dễ dàng di chuyển. Vì thế, anh mãi mãi là kẻ đến sau, trâu chậm bao giờ cũng phải uống nước đục. Anh ta đành cam chịu không bao giờ được chữa lành.
Nhưng hôm đó, Chúa Giêsu đã đến với anh và hỏi: “anh có muốn được chữa lành không?”. Chúa bảo: Hãy chỗi dậy, vác chõng và đi. Người ấy liền được khỏi bệnh, vác chõng và bước đi. Đó là hình ảnh Thiên Chúa quan tâm chăm sóc con người.
Thưa cộng đoàn, Thánh Gioan viết một tin tức trần thuật lại sự kiện Chúa chữa lành người bại liệt. Các đọc giả sau 20 thế kỷ đọc lại vẫn còn cảm nhận sứ điệp của Tin mừng. Rõ ràng, tác dụng của truyền thông đã để lại nơi tâm hồn của những tín hữu theo nghĩa là truyền rao Tin mừng.
Hôm nay chúng ta hiệp thông cầu nguyện trong niềm vui cùng tất cả các thành viên làm việc trong lãnh vực truyền thông Công Giáo. Xin Chúa chúc lành và tôi cầu chúc cho việc bồi dưỡng khóa tập huấn để lại những hiệu quả tích cực. Mong rằng tất cả các anh chị em dấn thân trong lãnh vực này là những thừa tác viên mới trong công cuộc truyền giáo mới.
Huấn từ
Khởi đầu ngày học, Đức Cha Giuse ưu ái dành thời gian quý báu ban huấn từ cho lớp học. Ngài nói về mục vụ truyền thông và gọi anh chị em làm công tác truyền thông là Thừa tác viên mới trong công cuộc truyền giáo mới.
A. Mục vụ truyền thông
Truyền thông chính là gặp gỡ, và đây có lẽ là điều cần nhấn mạnh trong mục vụ truyền thông. Một cách dễ hiểu, khi nhắc đến mục vụ truyền thông, cũng nên ghi nhận vài động từ liên hệ được khởi đầu bằng chữ “truyền”.
1. Truyền đạt
Lần giở mục từ “truyền thông” trong các bộ tự điển phổ thông, người ta được biết một cách tổng quát đó là hành trình của một sứ điệp có điểm phát và điểm nhận, giống như nhịp cầu có một đầu nơi bờ bên này và đầu khác ở bờ bên kia. Cầu chỉ thông khi để cho kẻ qua người lại, tương tự như thế, sứ điệp chỉ gọi là truyền thông khi người ta nhận được nội dung đã phát đi. Vấn đề đặt ra ở đây trước hết thuộc lãnh vực đạo đức truyền thông, cần phải truyền đi chân lý và làm sao để chân lý đạt đến đối tượng đang chờ đón. Tất cả tùy thuộc vào con người, vừa là chủ thể vừa là đối tượng của truyền thông.
Nếu chân lý được phóng đại tô mầu hoặc bị sàng lọc gọt giũa khi truyền đi thì rõ ràng tính khách quan đã bị thương tổn, có nguy cơ bóp méo sự thật hoặc làm biến dạng chân lý. Một nửa chiếc bánh mì vẫn còn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật đã đồng nghĩa với sự lừa dối. Đó là ở phía “truyền đi”. Còn ở đầu “nhận về”, chân lý dầu tùy thuộc vào nhiều yếu tố hoặc chủ quan của người nhận hay tương quan của môi trường, nhưng tựu trung vẫn tùy thuộc khuôn định của phía “truyền đi”. Qua hành trình truyền đi như thế mà chân lý vẫn đến được người nhận một cách tròn đầy, thì phải nói: đó là sự truyền đạt thành công hay truyền thông đồng nghĩa với truyền đạt.
Hiệu quả trái chiều của truyền thông cũng lẩn khuất ngay giữa những công đoạn truyền thông, như bóng tối ở ngay dưới chân đèn, nên xin hết sức tỉnh táo để việc truyền đi được trọn vẹn thì việc nhận về mới mong được vẹn tròn. Về khía cạnh khách quan của chân lý truyền đạt, xin lấy trường hợp “tin đồn” như một kinh nghiệm: từ “đồn” khó đứng một mình, mà thường đi kèm với một từ nữa cho thấy sự chủ quan tệ hại: “đồn đoán”, đồn vì đoán thế thôi; “đồn đại”, đồn không cần biết đến trách nhiệm; “đồn thổi”, khi đồn còn thổi phồng sự kiện thêm lên.
2. Truyền tải
Nếu động từ truyền đạt gợi lên trách nhiệm của người làm việc truyền thông đối với chân lý, thì động từ truyền tải lại hướng tới những yếu tố kỹ thuật nhiều hơn. Trước Công Đồng Vatican II, truyền thanh chiếm ưu thế; sau Công Đồng truyền hình từ từ lên ngôi, và hôm nay nhiều phương tiện truyền thông mới mẻ kỹ thuật số đã ra đời, từ hình dạng nhỏ xíu đến mô hình vĩ đại hoành tráng khiến ở đầu “nhận về” người ta cảm thấy choáng váng. Kỷ nguyên số đã khởi đầu và thời kỳ bùng nổ thông tin đã phát huy tầm ảnh hưởng. Vấn đề đặt ra tiếp theo là phải sử dụng phương tiện nào và phải sử dụng ra sao để áp dụng vào lãnh vực mục vụ truyền thông.
Thực ra, Giáo Hội rất nhạy cảm với việc vận dụng các phương tiện kỹ thuật để thực thi sứ mạng của mình. Từ thời Đức Giáo Hoàng Piô XII, thế giới Công Giáo đã biết đến những thông điệp truyền thanh, sang thời của các Giáo Hoàng cận đại, người ta lại được xem chương trình truyền hình trực tiếp về những biến cố hay những cử hành trong đời sống Giáo Hội năm châu. Và cũng không lâu, nhất là vào dịp đại hội giới trẻ thế giới, đức đương kim Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cũng có cả địa chỉ email cá nhân hay trang tweeter để gặp gỡ giao lưu với những con người thế hệ số hóa và cũng để truyền tải đến họ những giáo huấn khích lệ hợp thời.
Ngày xưa người ta phải vất vả để tra cứu hoặc xác minh một điều gì thuộc Giáo Hội Công Giáo toàn cầu hay địa phương, ngày nay xem ra nhẹ nhàng hơn nhiều, với những phương tiện lớn nhỏ trong tầm tay, như người ta nói, “chỉ cần nhắp chuột” là mọi sự được phơi bày ra trước mắt. Vấn đề xem ra đã dịch chuyển, không phải lo lắng kiếm tìm nữa mà là biết định hướng những chọn lựa của mình sao cho phù hợp. Trong hướng truyền tải này, lãnh vực của mục vụ truyền thông thật mênh mông rộng lớn, vừa đáp ứng đòi hỏi của phương tiện kỹ thuật mỗi ngày mỗi nâng cao, vừa thỏa mãn nguyện vọng của tín hữu cũng mỗi ngày mỗi đa dạng.
3. Truyền rao
Không phải vô tình mà ngày truyền thông thế giới lại rơi vào ngày lễ Thăng Thiên, nhưng do một sự chọn lựa có chủ ý. Khi Chúa Giêsu lên trời, Người để lại cho các môn đệ lệnh truyền “Hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16,15), để khởi đi từ đó, các tông đồ lên đường truyền giáo, cộng đoàn Giáo Hội được thiết lập và những bước chân không mệt mỏi của người loan báo Tin Mừng đã làm nên lịch sử Giáo Hội. Có truyền giáo là có truyền thông, và bởi vì có truyền rao sứ điệp cứu rỗi của Tin Mừng nên mới có những người lắng nghe, đón nhận đức tin và được sống trong ơn cứu rỗi.
Sứ điệp mùa Phục Sinh vắn tắt chỉ là một lời vừa loan báo vừa làm chứng “Chúa đã sống lại thật”, đã trở thành khuôn mẫu cho mục vụ truyền thông, một mặt cho thấy khi làm việc truyền thông cũng canh cánh bên lòng sứ mạng phải truyền rao chân lý Chúa Kitô, và mặt khác kêu gọi duy trì một sự quân bình giữa tin tức và Tin Mừng để đời được dẫn đến với đạo và cũng để đạo luôn có cơ hội để lan tỏa vào đời. Truyền giáo là nghĩa vụ “thông truyền điều đã thấy và đã nghe” (1 Ga 1,3) để mọi người được hiệp thông với Thiên Chúa. Đây là điểm khác biệt giữa truyền thông xã hội và truyền thông Công Giáo. Trong khi truyền thông xã hội khai thác thông tin theo quy luật cung cầu của thị trường, thì truyền thông Công Giáo lại xác định hướng đi của mình là mùa màng trong đời sống đức tin.
Ước mong mỗi người khi tham gia mục vụ truyền thông cũng quan tâm hơn nữa đến kênh truyền rao Tin Mừng vốn thuộc bản chất của Giáo Hội và là ưu tư cấp bách trong mục vụ của mỗi địa phương.
B. Thừa tác viên mới trong công cuộc truyền giáo mới
Dựa vào bài Phúc âm sáng nay, tôi chia sẻ ba điều liên quan đến vấn đề truyền thông.
1. Tự nguyện
Chúa Giêsu tự nguyện đến với bệnh nhân. Không ai xin cả, không luật lệ nào bắt buộc và chính người đau yếu cũng không có nét gì bộc lộ qua lời thỉnh cầu. Nhưng Chúa Giêsu đọc được ước nguyện của anh và Chúa rất tâm lý: “anh có muốn được khỏi bệnh không? muốn được chữa lành không?”. Tất nhiên là câu trả lời có.
Yếu tố tâm lý nói lên sự gần gũi và niềm vui của người làm công tác truyền thông. Làm sao chân lý mình truyền đi, cái tin mà mình truyền đi phải là tin gây được hiệu quả tích cực trong nhịp sống của những người lắng nghe phần truyền tải của mình. Đây là một kỹ năng cần phải trau dồi. Truyền thông cũng cần tôn trọng và gặp gỡ con người mà mình phục vụ. Trong thông điệp truyền thông lần thứ 48, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh, truyền thông phải là cơ hội để gặp gỡ để thăng tiến đối tượng mà mình làm việc, ở đây không phải chỉ là yếu tố máy móc, kỹ thuật mà chính là yếu tố con người.
2. Không điều kiện
Chúa Giêsu chữa lành bệnh nhân không điều kiện. Không có chữ nếu, nếu anh tin hay là nếu thế nọ thế kia …không có một điều kiện nào hết. Ngài cho anh ta khỏi bệnh ngay lập tức, khỏi một cách ngoạn mục, chỉ bằng mấy động từ chuyển động: hãy đứng lên, hãy vác chõng, hãy đi. Ba động từ chuyển động, làm khởi phát lên một cái gì mới lắm so với tình trạng trước của anh ta. Đứng dậy, bởi vì trước đây anh ta nằm. Vác chõng, bởi vì cả đời trước đây 38 năm anh gắn liền với chiếc chõng của mình. Đi, bao nhiêu năm không đi được giờ đây bỗng nhiên đi là cả một cái gì mới mẻ xuất hiện, làm thay đổi vận mạng cuộc đời, anh ta đón nhận một tình trạng mới.
Đức Giêsu Kitô là dung mạo của Thiên Chúa ở với con người. Ngài chữa lành cho bệnh nhân không điều kiện. Đây là hình ảnh đẹp cho những người làm công tác truyền thông. Không chỉ là yếu tố tâm lý theo tình cảm thuở ban đầu nhưng là những gì đụng chạm đến nỗi đau của con người hôm nay. Những chân lý chúng ta truyền đạt phải là những chân lý mang tính tích cực, bồi bổ những điều tốt, những định hướng từ trong Giáo lý Công Giáo, trong Giáo lý Phúc âm, và nhất là nó phải mang tính đồng hành với con người thời đại.
3. Dịu hiền
Chúa Cứu Thế thật dịu hiền khi chữa lành cho anh bại liệt. Chúa không tỏ uy quyền một chút nào cả, không chống đối lại những người rình rập mình. Gặp lại anh ta trong đền thờ, Chúa Giêsu rất dịu hiền nói như là một lời chào hỏi sởi lởi: thôi nhé, hôm nay đã khỏe rồi, chúc mừng anh và nhớ trong tương lai đừng phạm tội nữa…Khuôn mặt Đấng Cứu Thế thật dịu hiền làm sao. Chúa mở toang cánh cửa tương lai để mời anh ta bước vào.
Sở dĩ tôi gọi anh chị em là những thừa tác viên mới trong công cuộc truyền giáo mới là bởi vì anh chị em là những người gắn bó với một phương tiện mới. Đó chính là phương tiện truyền thông với tất cả những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm anh chị em đạt được đó đây qua những khóa bồi dưỡng hay qua những tháng ngày mình thực thi tác vụ. Xem như là một tác vụ là muốn định hình tất cả anh chị em ở trong sinh hoạt của Giáo Hội, nhất là Giáo Hội hiện nay trong công cuộc truyền giáo mới.
Là thừa tác viên như thế, anh chị em cũng được mời gọi để bộc lộ một khuôn mặt dịu hiền, có thể với máy tính, có thể với ống kính, có thể với tất cả những phương tiện hiện đại anh chị em có trong tay.
Từ mẫu gương dịu hiền của Đấng Cứu Thế, anh chị em hãy nhạy cảm với những nhu cầu của cuộc sống hôm nay và biết đáp ứng với tất cả trái tim mình. Người nào làm việc với trái tim thì sẽ có khuôn mặt khác lắm với những người chỉ làm việc với những khuôn thước lề luật.
Tôi gọi anh chị em là thừa tác viên mới trong công cuộc truyền giáo mới. Giáo Hội luôn luôn mở rộng cánh cửa để anh chị em đi đến với lĩnh vực truyền thông, đáp lại lời kêu gọi của Giáo Hội để phục vụ Giáo Hội trong một lãnh vực hoàn toàn mới. Để loan báo Tin mừng, truyền thông góp phần quan trọng. Một mẩu tin được anh chị em đúc kết lại, viết lại với kỹ thuật của mình, đăng tải… rồi một cộng đoàn, một gia đình, một cá nhân khác đọc được, họ cũng cảm nhận được tất cả những cái gì anh chị em trao gởi trong đó. Nếu đó Tin mừng Phúc âm, là niềm vui, họ chia sẻ đồng cảm và sống sứ điệp ấy.
Truyền thông là cơ hội gặp gỡ giữa con người với nhau và đồng thời là dịp xây dựng tình cận thân trong ý nghĩa của Tin mừng. Đó là hình ảnh của người Samaritanô nhân hậu. Anh chị em phục vụ trong lãnh vực truyền thông, bằng ý nghĩ, bằng tư tưởng, bằng ngòi bút, viết một bản tin tạo nên hiệu ứng gặp gỡ, gieo trồng niềm hy vọng.
Cầu chúc cho lớp học thành công và cũng cầu nguyện với anh chị em để tất cả những gì chúng ta đạt được như thành quả của lớp học này sẽ trở thành những vốn liếng giúp anh chị em phục vụ công tác truyền rao Tin mừng cách tích cực trong nhịp sống Giáo Hội Công Giáo tại địa phương mình.
Tập huấn
Khóa tập huấn trải dài từ sáng thứ Ba 01-04 đến trưa thứ Năm 04-04-2014. Các tham dự viên đến từ Caritas 10 Giáo phận miền Nam và 4 Giáo phận miền Trung: Nha Trang, Ban Mê Thuột, Kontum, Quy Nhơn, mỗi Caritas giáo phận 2 người, ưu tiên cho những người đã tham dự khóa Kỹ năng Truyền thông cơ bản, người chuyên viết các bản tin hoạt động, phóng sự. Ban truyền thông Giáo phận Phan thiết cũng gởi thêm 22 thành viên đến tham dự.
Đây là khóa Truyền thông II do Caritas Việt Nam tổ chức, với mục tiêu nâng cao kỹ năng viết bài và cung cấp những kỹ năng cần thiết để làm một bản tin nội bộ. Khóa học lần này có sự hướng dẫn của 3 Giảng viên: Giuse Hoàng Văn Hòa, Joachim Phạm Hữu Tâm và Phêrô Ngô Huấn Anh Tuấn, là những chuyên viên trong lãnh vực báo chí và thiết kế.
Ý thức tầm ảnh hưởng của truyền thông trong thời đại hôm nay, Caritas Việt Nam tổ chức bồi dưỡng những kỹ năng truyền thông cho các thành viên trong Gia đình Caritas, để thúc đẩy hoạt động bác ái xã hội và khơi dậy tinh thần liên đới trong cộng đồng dân tộc cũng như thế giới.
Hình ảnh
Sáng sớm ngày đầu tiên, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Phan Thiết đã ưu ái đến Nhà thờ Kim Ngọc, chủ tế Thánh lễ khai giảng và chia sẻ Lời Chúa với cộng đoàn. Ngài chúc lành đặc biệt cho khóa học và cầu chúc các Tham dự viên trở nên những Thừa tác viên mới trong công cuộc loan báo Tin Mừng.
Thánh lễ.
Trong bài giảng lễ, ngài suy niệm Tin Mừng Ga 5,1-16, câu chuyện Chúa chữa người bất toại 38 năm.
Trang Tin Mừng hôm nay, xét về phương diện truyền thông, có thể đem đến cho chúng ta những ý nghĩa thật phù hợp.
Truyền thông là truyền đạt một tin tức. Bài Phúc âm dưới bút pháp của Thánh sử, mô tả một sự kiện, Chúa Giêsu chữa lành người bị bại liệt lâu năm. Sự kiện ấy được truyền đạt qua dòng thời gian 20 thế kỷ trong Hội thánh. Hôm nay gặp lại, chúng ta vẫn cảm nghiệm được, vẫn thấy phép lạ vừa mới xảy ra và với tất cả những nét sinh động.
Truyền thông còn là truyền rao một Tin mừng. Trang Tin mừng gợi lên cho mọi tín hữu, cách riêng các anh chị em về họp mặt tập huấn về truyền thông những ý nghĩa tích cực.
Đó là hình ảnh một vị Thiên Chúa rất gần gũi với nhịp sống con người. Lề luật quy định, tất cả mọi người Do thái trưởng thành đều phải lên Giêrusalem vào những dịp lễ trọng. Chúa Giêsu hiện diện ở Giêrusalem đồng hành với mọi người.
Đó là hình ảnh Thiên Chúa cúi xuống với nỗi đau của con người. Người bại liệt nằm đó những 38 năm, ước mong khi nước sục lên trong hồ, anh có thể xuống nước đón nhận hồng ân chữa lành, nhưng bại liệt làm sao dễ dàng di chuyển. Vì thế, anh mãi mãi là kẻ đến sau, trâu chậm bao giờ cũng phải uống nước đục. Anh ta đành cam chịu không bao giờ được chữa lành.
Nhưng hôm đó, Chúa Giêsu đã đến với anh và hỏi: “anh có muốn được chữa lành không?”. Chúa bảo: Hãy chỗi dậy, vác chõng và đi. Người ấy liền được khỏi bệnh, vác chõng và bước đi. Đó là hình ảnh Thiên Chúa quan tâm chăm sóc con người.
Thưa cộng đoàn, Thánh Gioan viết một tin tức trần thuật lại sự kiện Chúa chữa lành người bại liệt. Các đọc giả sau 20 thế kỷ đọc lại vẫn còn cảm nhận sứ điệp của Tin mừng. Rõ ràng, tác dụng của truyền thông đã để lại nơi tâm hồn của những tín hữu theo nghĩa là truyền rao Tin mừng.
Hôm nay chúng ta hiệp thông cầu nguyện trong niềm vui cùng tất cả các thành viên làm việc trong lãnh vực truyền thông Công Giáo. Xin Chúa chúc lành và tôi cầu chúc cho việc bồi dưỡng khóa tập huấn để lại những hiệu quả tích cực. Mong rằng tất cả các anh chị em dấn thân trong lãnh vực này là những thừa tác viên mới trong công cuộc truyền giáo mới.
Huấn từ
Khởi đầu ngày học, Đức Cha Giuse ưu ái dành thời gian quý báu ban huấn từ cho lớp học. Ngài nói về mục vụ truyền thông và gọi anh chị em làm công tác truyền thông là Thừa tác viên mới trong công cuộc truyền giáo mới.
A. Mục vụ truyền thông
Truyền thông chính là gặp gỡ, và đây có lẽ là điều cần nhấn mạnh trong mục vụ truyền thông. Một cách dễ hiểu, khi nhắc đến mục vụ truyền thông, cũng nên ghi nhận vài động từ liên hệ được khởi đầu bằng chữ “truyền”.
1. Truyền đạt
Lần giở mục từ “truyền thông” trong các bộ tự điển phổ thông, người ta được biết một cách tổng quát đó là hành trình của một sứ điệp có điểm phát và điểm nhận, giống như nhịp cầu có một đầu nơi bờ bên này và đầu khác ở bờ bên kia. Cầu chỉ thông khi để cho kẻ qua người lại, tương tự như thế, sứ điệp chỉ gọi là truyền thông khi người ta nhận được nội dung đã phát đi. Vấn đề đặt ra ở đây trước hết thuộc lãnh vực đạo đức truyền thông, cần phải truyền đi chân lý và làm sao để chân lý đạt đến đối tượng đang chờ đón. Tất cả tùy thuộc vào con người, vừa là chủ thể vừa là đối tượng của truyền thông.
Nếu chân lý được phóng đại tô mầu hoặc bị sàng lọc gọt giũa khi truyền đi thì rõ ràng tính khách quan đã bị thương tổn, có nguy cơ bóp méo sự thật hoặc làm biến dạng chân lý. Một nửa chiếc bánh mì vẫn còn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật đã đồng nghĩa với sự lừa dối. Đó là ở phía “truyền đi”. Còn ở đầu “nhận về”, chân lý dầu tùy thuộc vào nhiều yếu tố hoặc chủ quan của người nhận hay tương quan của môi trường, nhưng tựu trung vẫn tùy thuộc khuôn định của phía “truyền đi”. Qua hành trình truyền đi như thế mà chân lý vẫn đến được người nhận một cách tròn đầy, thì phải nói: đó là sự truyền đạt thành công hay truyền thông đồng nghĩa với truyền đạt.
Hiệu quả trái chiều của truyền thông cũng lẩn khuất ngay giữa những công đoạn truyền thông, như bóng tối ở ngay dưới chân đèn, nên xin hết sức tỉnh táo để việc truyền đi được trọn vẹn thì việc nhận về mới mong được vẹn tròn. Về khía cạnh khách quan của chân lý truyền đạt, xin lấy trường hợp “tin đồn” như một kinh nghiệm: từ “đồn” khó đứng một mình, mà thường đi kèm với một từ nữa cho thấy sự chủ quan tệ hại: “đồn đoán”, đồn vì đoán thế thôi; “đồn đại”, đồn không cần biết đến trách nhiệm; “đồn thổi”, khi đồn còn thổi phồng sự kiện thêm lên.
2. Truyền tải
Nếu động từ truyền đạt gợi lên trách nhiệm của người làm việc truyền thông đối với chân lý, thì động từ truyền tải lại hướng tới những yếu tố kỹ thuật nhiều hơn. Trước Công Đồng Vatican II, truyền thanh chiếm ưu thế; sau Công Đồng truyền hình từ từ lên ngôi, và hôm nay nhiều phương tiện truyền thông mới mẻ kỹ thuật số đã ra đời, từ hình dạng nhỏ xíu đến mô hình vĩ đại hoành tráng khiến ở đầu “nhận về” người ta cảm thấy choáng váng. Kỷ nguyên số đã khởi đầu và thời kỳ bùng nổ thông tin đã phát huy tầm ảnh hưởng. Vấn đề đặt ra tiếp theo là phải sử dụng phương tiện nào và phải sử dụng ra sao để áp dụng vào lãnh vực mục vụ truyền thông.
Thực ra, Giáo Hội rất nhạy cảm với việc vận dụng các phương tiện kỹ thuật để thực thi sứ mạng của mình. Từ thời Đức Giáo Hoàng Piô XII, thế giới Công Giáo đã biết đến những thông điệp truyền thanh, sang thời của các Giáo Hoàng cận đại, người ta lại được xem chương trình truyền hình trực tiếp về những biến cố hay những cử hành trong đời sống Giáo Hội năm châu. Và cũng không lâu, nhất là vào dịp đại hội giới trẻ thế giới, đức đương kim Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cũng có cả địa chỉ email cá nhân hay trang tweeter để gặp gỡ giao lưu với những con người thế hệ số hóa và cũng để truyền tải đến họ những giáo huấn khích lệ hợp thời.
Ngày xưa người ta phải vất vả để tra cứu hoặc xác minh một điều gì thuộc Giáo Hội Công Giáo toàn cầu hay địa phương, ngày nay xem ra nhẹ nhàng hơn nhiều, với những phương tiện lớn nhỏ trong tầm tay, như người ta nói, “chỉ cần nhắp chuột” là mọi sự được phơi bày ra trước mắt. Vấn đề xem ra đã dịch chuyển, không phải lo lắng kiếm tìm nữa mà là biết định hướng những chọn lựa của mình sao cho phù hợp. Trong hướng truyền tải này, lãnh vực của mục vụ truyền thông thật mênh mông rộng lớn, vừa đáp ứng đòi hỏi của phương tiện kỹ thuật mỗi ngày mỗi nâng cao, vừa thỏa mãn nguyện vọng của tín hữu cũng mỗi ngày mỗi đa dạng.
3. Truyền rao
Không phải vô tình mà ngày truyền thông thế giới lại rơi vào ngày lễ Thăng Thiên, nhưng do một sự chọn lựa có chủ ý. Khi Chúa Giêsu lên trời, Người để lại cho các môn đệ lệnh truyền “Hãy đi khắp thế gian rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo” (Mc 16,15), để khởi đi từ đó, các tông đồ lên đường truyền giáo, cộng đoàn Giáo Hội được thiết lập và những bước chân không mệt mỏi của người loan báo Tin Mừng đã làm nên lịch sử Giáo Hội. Có truyền giáo là có truyền thông, và bởi vì có truyền rao sứ điệp cứu rỗi của Tin Mừng nên mới có những người lắng nghe, đón nhận đức tin và được sống trong ơn cứu rỗi.
Sứ điệp mùa Phục Sinh vắn tắt chỉ là một lời vừa loan báo vừa làm chứng “Chúa đã sống lại thật”, đã trở thành khuôn mẫu cho mục vụ truyền thông, một mặt cho thấy khi làm việc truyền thông cũng canh cánh bên lòng sứ mạng phải truyền rao chân lý Chúa Kitô, và mặt khác kêu gọi duy trì một sự quân bình giữa tin tức và Tin Mừng để đời được dẫn đến với đạo và cũng để đạo luôn có cơ hội để lan tỏa vào đời. Truyền giáo là nghĩa vụ “thông truyền điều đã thấy và đã nghe” (1 Ga 1,3) để mọi người được hiệp thông với Thiên Chúa. Đây là điểm khác biệt giữa truyền thông xã hội và truyền thông Công Giáo. Trong khi truyền thông xã hội khai thác thông tin theo quy luật cung cầu của thị trường, thì truyền thông Công Giáo lại xác định hướng đi của mình là mùa màng trong đời sống đức tin.
Ước mong mỗi người khi tham gia mục vụ truyền thông cũng quan tâm hơn nữa đến kênh truyền rao Tin Mừng vốn thuộc bản chất của Giáo Hội và là ưu tư cấp bách trong mục vụ của mỗi địa phương.
B. Thừa tác viên mới trong công cuộc truyền giáo mới
Dựa vào bài Phúc âm sáng nay, tôi chia sẻ ba điều liên quan đến vấn đề truyền thông.
1. Tự nguyện
Chúa Giêsu tự nguyện đến với bệnh nhân. Không ai xin cả, không luật lệ nào bắt buộc và chính người đau yếu cũng không có nét gì bộc lộ qua lời thỉnh cầu. Nhưng Chúa Giêsu đọc được ước nguyện của anh và Chúa rất tâm lý: “anh có muốn được khỏi bệnh không? muốn được chữa lành không?”. Tất nhiên là câu trả lời có.
Yếu tố tâm lý nói lên sự gần gũi và niềm vui của người làm công tác truyền thông. Làm sao chân lý mình truyền đi, cái tin mà mình truyền đi phải là tin gây được hiệu quả tích cực trong nhịp sống của những người lắng nghe phần truyền tải của mình. Đây là một kỹ năng cần phải trau dồi. Truyền thông cũng cần tôn trọng và gặp gỡ con người mà mình phục vụ. Trong thông điệp truyền thông lần thứ 48, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhấn mạnh, truyền thông phải là cơ hội để gặp gỡ để thăng tiến đối tượng mà mình làm việc, ở đây không phải chỉ là yếu tố máy móc, kỹ thuật mà chính là yếu tố con người.
2. Không điều kiện
Chúa Giêsu chữa lành bệnh nhân không điều kiện. Không có chữ nếu, nếu anh tin hay là nếu thế nọ thế kia …không có một điều kiện nào hết. Ngài cho anh ta khỏi bệnh ngay lập tức, khỏi một cách ngoạn mục, chỉ bằng mấy động từ chuyển động: hãy đứng lên, hãy vác chõng, hãy đi. Ba động từ chuyển động, làm khởi phát lên một cái gì mới lắm so với tình trạng trước của anh ta. Đứng dậy, bởi vì trước đây anh ta nằm. Vác chõng, bởi vì cả đời trước đây 38 năm anh gắn liền với chiếc chõng của mình. Đi, bao nhiêu năm không đi được giờ đây bỗng nhiên đi là cả một cái gì mới mẻ xuất hiện, làm thay đổi vận mạng cuộc đời, anh ta đón nhận một tình trạng mới.
Đức Giêsu Kitô là dung mạo của Thiên Chúa ở với con người. Ngài chữa lành cho bệnh nhân không điều kiện. Đây là hình ảnh đẹp cho những người làm công tác truyền thông. Không chỉ là yếu tố tâm lý theo tình cảm thuở ban đầu nhưng là những gì đụng chạm đến nỗi đau của con người hôm nay. Những chân lý chúng ta truyền đạt phải là những chân lý mang tính tích cực, bồi bổ những điều tốt, những định hướng từ trong Giáo lý Công Giáo, trong Giáo lý Phúc âm, và nhất là nó phải mang tính đồng hành với con người thời đại.
3. Dịu hiền
Chúa Cứu Thế thật dịu hiền khi chữa lành cho anh bại liệt. Chúa không tỏ uy quyền một chút nào cả, không chống đối lại những người rình rập mình. Gặp lại anh ta trong đền thờ, Chúa Giêsu rất dịu hiền nói như là một lời chào hỏi sởi lởi: thôi nhé, hôm nay đã khỏe rồi, chúc mừng anh và nhớ trong tương lai đừng phạm tội nữa…Khuôn mặt Đấng Cứu Thế thật dịu hiền làm sao. Chúa mở toang cánh cửa tương lai để mời anh ta bước vào.
Sở dĩ tôi gọi anh chị em là những thừa tác viên mới trong công cuộc truyền giáo mới là bởi vì anh chị em là những người gắn bó với một phương tiện mới. Đó chính là phương tiện truyền thông với tất cả những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm anh chị em đạt được đó đây qua những khóa bồi dưỡng hay qua những tháng ngày mình thực thi tác vụ. Xem như là một tác vụ là muốn định hình tất cả anh chị em ở trong sinh hoạt của Giáo Hội, nhất là Giáo Hội hiện nay trong công cuộc truyền giáo mới.
Là thừa tác viên như thế, anh chị em cũng được mời gọi để bộc lộ một khuôn mặt dịu hiền, có thể với máy tính, có thể với ống kính, có thể với tất cả những phương tiện hiện đại anh chị em có trong tay.
Từ mẫu gương dịu hiền của Đấng Cứu Thế, anh chị em hãy nhạy cảm với những nhu cầu của cuộc sống hôm nay và biết đáp ứng với tất cả trái tim mình. Người nào làm việc với trái tim thì sẽ có khuôn mặt khác lắm với những người chỉ làm việc với những khuôn thước lề luật.
Tôi gọi anh chị em là thừa tác viên mới trong công cuộc truyền giáo mới. Giáo Hội luôn luôn mở rộng cánh cửa để anh chị em đi đến với lĩnh vực truyền thông, đáp lại lời kêu gọi của Giáo Hội để phục vụ Giáo Hội trong một lãnh vực hoàn toàn mới. Để loan báo Tin mừng, truyền thông góp phần quan trọng. Một mẩu tin được anh chị em đúc kết lại, viết lại với kỹ thuật của mình, đăng tải… rồi một cộng đoàn, một gia đình, một cá nhân khác đọc được, họ cũng cảm nhận được tất cả những cái gì anh chị em trao gởi trong đó. Nếu đó Tin mừng Phúc âm, là niềm vui, họ chia sẻ đồng cảm và sống sứ điệp ấy.
Truyền thông là cơ hội gặp gỡ giữa con người với nhau và đồng thời là dịp xây dựng tình cận thân trong ý nghĩa của Tin mừng. Đó là hình ảnh của người Samaritanô nhân hậu. Anh chị em phục vụ trong lãnh vực truyền thông, bằng ý nghĩ, bằng tư tưởng, bằng ngòi bút, viết một bản tin tạo nên hiệu ứng gặp gỡ, gieo trồng niềm hy vọng.
Cầu chúc cho lớp học thành công và cũng cầu nguyện với anh chị em để tất cả những gì chúng ta đạt được như thành quả của lớp học này sẽ trở thành những vốn liếng giúp anh chị em phục vụ công tác truyền rao Tin mừng cách tích cực trong nhịp sống Giáo Hội Công Giáo tại địa phương mình.
Tập huấn
Khóa tập huấn trải dài từ sáng thứ Ba 01-04 đến trưa thứ Năm 04-04-2014. Các tham dự viên đến từ Caritas 10 Giáo phận miền Nam và 4 Giáo phận miền Trung: Nha Trang, Ban Mê Thuột, Kontum, Quy Nhơn, mỗi Caritas giáo phận 2 người, ưu tiên cho những người đã tham dự khóa Kỹ năng Truyền thông cơ bản, người chuyên viết các bản tin hoạt động, phóng sự. Ban truyền thông Giáo phận Phan thiết cũng gởi thêm 22 thành viên đến tham dự.
Đây là khóa Truyền thông II do Caritas Việt Nam tổ chức, với mục tiêu nâng cao kỹ năng viết bài và cung cấp những kỹ năng cần thiết để làm một bản tin nội bộ. Khóa học lần này có sự hướng dẫn của 3 Giảng viên: Giuse Hoàng Văn Hòa, Joachim Phạm Hữu Tâm và Phêrô Ngô Huấn Anh Tuấn, là những chuyên viên trong lãnh vực báo chí và thiết kế.
Ý thức tầm ảnh hưởng của truyền thông trong thời đại hôm nay, Caritas Việt Nam tổ chức bồi dưỡng những kỹ năng truyền thông cho các thành viên trong Gia đình Caritas, để thúc đẩy hoạt động bác ái xã hội và khơi dậy tinh thần liên đới trong cộng đồng dân tộc cũng như thế giới.