Trong Giáo Hội Công Giáo, thập niên 1990 được coi là thập niên của giáo lý. Năm 1992, Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, bản tiếng Pháp, được Đức Gioan Phaolô II ký ban hành bằng tông hiến “Fidei Depositum” (kho tàng đức tin), làm “điểm qui chiếu cho các sách giáo lý hay toát lược sẽ được soạn thảo trong các vùng khác nhau”.
Một năm sau, tức năm 1993, tập hướng dẫn giáo lý viên của Thánh Bộ Truyền Giảng Tin Mừng được công bố. Năm sau, tức năm 1994, bản tiếng Anh của Sách Giáo Lý chính thức ra đời. Năm 1997, Thánh Bộ Giáo Sĩ cho công bố Tập Chỉ Dẫn Tổng Quát Về Giáo Lý.
Cũng trong thập niên này, chủ đề giáo lý được nhiều tác giả nghiên cứu sâu rộng. Một trong các tác giả này là Dominic F. Ashkar, người đã đưa ra một mô thức mới cho giáo lý với cuốn “A New Model for Catechesis: Road to Emmaus” xuất bản năm 1993.
Tác giả là một giám mục phụ tá và là mục tử của Nhà Thờ Đức Bà Libăng (nghi lễ Maronite) tại Hoa Thịnh Đốn. Ngài dấn thân vào việc ngài gọi là huấn luyện tôn giáo, chứ không hẳn chỉ là giảng dạy tôn giáo, cho người trẻ cũng như người già, người giầu cũng như người nghèo, người đi nhà thờ cũng như người không đi nhà thờ, trong nhiều bối cảnh khác nhau: từ lớp học tới bục giảng, từ tòa giải tội tới bệnh viện, và trong các buổi huấn đạo mục vụ hằng ngày. Mỗi bối cảnh đem lại một thách thức chuyên biệt. Nói chung, tác vụ chuyển giao đức tin đơn giản chỉ là để mình được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, cố đọc dấu chỉ thời đại và uốn việc huấn luyện tôn giáo của mình theo.
Trong các cố gắng uốn việc huấn luyện ấy theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần nhân những dấu chỉ thời đại, tác giả nghiệm thấy trình thuật Emmau của Tin Mừng Luca 24:13-35 gây nhiều ấn tượng hơn cả. Từ ấn tượng ấy, tác giả rút ra được 10 nguyên tắc cho việc giảng dạy giáo lý từ Bậc Thầy Các Thầy (Master Teacher) là Chúa Giêsu Kitô.
Nhận định về trình thuật Emmaus
Theo Ashkar, các học giả ngày nay đều nhất trí cho rằng các hình thức, bầu khí trình thuật, cấu trúc và chiến lược của Tin Mừng Luca chủ yếu có tính giáo lý dành cho thế hệ Kitô hữu mới, chứ không vụ sự kiện. Bởi thế, chi tiết địa dư của Emmau không hẳn là điều cốt chính. Cốt chính là trình thuật này được linh hứng giống mọi điều khác trong Lời Chúa.
Về chính tác giả Tin Mừng này, Ashkar đồng ý với Leonard Doohan khi cho rằng Luca là một trong các nhà thần học vĩ đại đầu tiên về mục vụ và linh đạo. Viết sau các tin mừng gia khác, ngài đặc biệt lưu tâm tới các vấn đề đang thách thức Giáo Hội vào thời của ngài. Không như các tin mừng gia khác, ngài xuất thân và viết cho thế giới ngoại giáo. Doohan viết về ngài như sau:
“Luca không phải chỉ là nhà sưu tầm, biên niên sử hay một thư ký. Chắc chắn ngài là một trong các khuôn mặt vĩ đại nhất của thời Tân Ước, đem khả năng văn hóa và giáo dục của mình ra phục vụ việc tái nhập thể sứ điệp Tin Mừng. Đức tính chính của Luca là cảm thức trách nhiệm đối với sứ điệp của Chúa Kitô; ngài là người quản lý thánh truyền. Điều này không dẫn ngài tới việc chỉ lặp lại thánh truyền một cách nô lệ; đúng hơn, ngài là nhà nghệ sĩ, một tác giả chân chính thuật lại sứ điệp của Chúa Giêsu cho những người Chúa Giêsu chưa bao giờ biết tới. Ngài dám khám phá ra nhiều ý niệm tôn giáo mới để mô tả Chúa Giêsu…” (1).
Câu truyện Emmaus, vì thế, chỉ có trong tin mừng Luca. Là một nhà chuyên nghiệp [truyền thống vẫn coi như một bác sĩ], ngài coi mọi chi tiết nhỏ như biểu tượng và do đó là thành phần của một bức tranh lớn hơn.
Các môn đệ rời Giêrusalem, lòng đầy thất vọng, nhắm Emmas mà bước. Trên đường, Chúa Giêsu bắt kịp họ. Dù không được môn đệ nhận ra, Người vẫn sánh bước với họ. Biết truyện, Người giúp họ giải thích kinh nghiệm của họ, rồi chờ xem họ sẽ làm gì với điều Người vừa mang tới cho họ. Trái tim họ bừng cháy, họ năn nỉ Người ở lại dùng bữa với họ, một bữa ăn kết thúc như một buổi phụng vụ, và cuối cùng, họ nhận ra Người. Nhưng Người biến mất, còn họ thì trở lại Giêrusalem chia sẻ tin mừng.
Emmau như một mô thức giáo lý
Giống các tác giả Tin Mừng khác, Thánh Luca năng sử dụng hình ảnh du hành để nói về sự phát triển nhân bản cũng như diễn trình giáo dục: tìm kiếm, tiến bước, gặp khó khăn, tiếp tục lần nữa. Hết phân nửa Tin Mừng của ngài, nhất là từ chương 9:51 tới chương 18:4 dành để nói tới hành trình “lên Giêrusalem” của Chúa Giêsu và các môn đệ.
Riêng trình thuật Emmau được coi như bài dạy về đới sống đức tin, về sự hiện diện đầy mầu nhiệm của Chúa, Đấng vẫn ở với chúng ta trên mọi nẻo đường đời, cả những lúc chán chường lẫn đêm đen.
Từ trình thuật này, Cha Ashkar rút ra Mười Nguyên Tắc Giáo Lý:
1. Chúa Giêsu tự biết Người, biết căn tính của Người, biết Người là ai.
2. Chúa Giêsu biết sứ mệnh của Người, Người đến để làm gì.
3. Chúa Giêsu đích thân tiến tới gặp các môn đệ.
4. Chúa Giêu tiến bước bên cạnh họ.
5. Người nói với họ: “các bạn đang thảo luận điều gì vậy?”
6. Rồi Người bảo các ông: “Ôi những người chậm tin những điều các tiên tri từng nói”
7. Người làm như thể muốn đi xa hơn.
8. Tại bàn ăn, Người cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho họ, lúc ấy mắt họ mở ra, và họ nhận ra Người.
9. Họ nói với nhau
10. Họ lập tức chỗi dậy, trở về Giêrusalem.
Điều Chúa Giêsu làm trên đường phản ảnh những tầm nhìn thông suốt nhất từ việc phát triển và giáo dục con người. Kỹ thuật giáo lý của Người có tính tổng thể và cảm nghiệm, đụng tới toàn bộ con người. Nó vừa có tính tri thức lại vừa có tính xúc cảm. Nó cũng diễn tiến theo một trình tự, bắt đầu với tình thế của người học, với những nhu cầu đặc thù của họ. Thực thế, cuộc hành trình trên đường Emmau phản ảnh diễn trình rất có trình tự của chính việc học tập.
Con đường Emmau cũng dạy ta một điều gì khác nữa. Giống Chúa Giêsu, giáo lý viên cần phải đi đường trước đã. Trong việc giáo dục đức tin, nhiều khi ta không làm như thế. Không tự mình bước đi, ta không thể dạy theo cách khiến người học cảm nhận được là đích thân chúng ta nhận ra sứ điệp bằng kinh nghiệm của mình. Ta phải đã gặp gỡ Chúa Giêsu, giống các môn đệ trên đường, và để Người tạo nên nơi ta một trái tim bừng cháy. Ta cần phải hoàn tất cuộc bước đi với Người trên đường Emmau rồi trở về để dạy dỗ, nếu không, ta dạy nhân danh ta chứ không phải nhân danh Người.
Ấy thế nhưng, ta không cần phải là các nhà thần học chuyên nghiệp như Chúa Giêsu, mà các người học ta cũng không cần phải thất vọng chán chường như các môn đệ. Ta chỉ cần, như Chúa Giêsu, giữ cho các người học ở điểm khởi hành của họ, vì điều quan trọng nhất ở đây là người dạy, sau đó mới tới điều dạy. Chấp nhận người dạy càng quan trọng hơn đối với một môn học vừa truyền thụ kiến thức vừa truyền thụ giá trị, như giáo lý chẳng hạn. Muốn người học chấp nhận đầy đủ các giá trị, họ cần tin được rằng người dạy lưu tâm tới lợi ích tốt nhất của họ. Đó là điều đã xẩy ra trên đường Emmau: Chúa Giêsu quả là một người dạy gương mẫu đầy kiên nhẫn: từ từ tiến bước với các môn đệ theo nhịp đi của họ, từ từ đem họ tới chỗ tin vào mầu nhiệm phục sinh. Người không ngại sự chậm chạp hay ít hiểu của người học, bởi họ vẫn còn đang trên hành trình tìm kiếm.
Các môn đệ chấp nhận lời lẽ của người khách lạ vì họ chấp nhận người này. Điều đáng lưu ý là khởi đầu họ còn nghĩ người này chậm hiểu, chẳng biết gì! Khía cạnh này còn cho ta thấy rõ: đừng lo lắng về chuyện cần có thời gian người học mới thẩm thấu được điều ta trình bày. Nên nhớ: trên đường Emmau, Chúa Giêsu không làm phép lạ nào. Người không có trợ cụ “tối tân” nào trong tay cả. Người chỉ có chính Người.
Tất nhiên, hành trình Emmau diễn ra nhanh chóng: con đường từ Giêrusalem đi Emmau chỉ vào khoảng 7 dặm, Chúa Giêsu chỉ có mấy giờ để giúp các môn đệ chuyển biến từ buồn sầu, thất vọng qua niềm vui Phục Sinh. Được như thế là vì thực ra, các môn đệ đã được chẩn bị kỹ từ trước: các ông đã nắm rõ các biến cố của Khổ Nạn và các ông vốn thắc mắc, suy nghĩ về các biến cố này từ lâu. Nhờ thế, bài học tương đối nhanh chóng kết thúc.
Các giáo lý viên không thể nhanh chóng như thế được. Cuộc hành trình của họ lâu hơn, nhất là nếu người học của họ còn trẻ: họ cần có thì giờ trước khi liên hệ được thiết lập và mắt người học mở ra. Tôn trọng diễn trình này và nhu cầu phải bước đi luôn luôn nên ở trong đầu óc ta để đừng đi quá nhanh và cũng đừng đi quá chậm. Diễn trình này sẽ đem lại khích lệ lớn lao, khi ở cuối hành trình, người học nói với ta, như các môn đệ nói với người khách lạ: “xin ở lại với chúng tôi”.
Dù sư phạm Emmau là một thể thống nhất, mỗi phần đều có liên quan với các phần khác, và mặc dù cả mười bước đều quan trọng, ba bước sau đây được coi là chủ yếu:
1. Người dạy gặp người học ở ngay giai đoạn họ hành trình trên đường.
2. Người dạy phải nhớ rằng đường này dẫn tới phụng vụ, nơi có thể gặp Chúa Giêsu sống lại trong sự sống Thánh Thể của Người. Như thế, cuộc gặp gỡ thực sự của Emmau ít liên quan tới thày dạy trần gian cho bằng tới thày dạy thiên quốc, dù thày dạy trần gian đóng một phần quan trọng trong cuộc gặp gỡ này. Ý thức được điều này sẽ giúp duy trì động lực của người dạy được tinh ròng cho dù trong diễn trình họ nhận được lời khen hay tình bạn lâu dài với người học.
3. Sau khi người học đã dấn thân cả với cuộc hành trình lẫn cuộc gặp Thánh Thể, hy vọng họ sẽ trở lại với điểm xuất phát để gặp gỡ anh chị em của họ đang trên đường chia sẽ Tin Mừng. Giai đoạn này, người dạy không hề có một kiểm soát nào. Nó tự nhiên xuất phát từ cuộc hành trình và cuộc gặp gỡ.
Phản ảnh Emmau, tại mỗi chặng đường, mỗi lúc phải mỗi ít đi yếu tố người dạy trần gian. Thoạt đầu, vai trò huấn giáo cổ truyền được coi là chủ yếu hơn, dù đó không hẳn là vai trò chuyên quyền vì nó bắt đầu với việc phải dùng tình yêu biện phân xem người học hiện nay đang đứng ở đâu, đang như thế nào để mà bước theo họ. Việc biện phân đầy yêu thương này và việc cùng bước đi dự phóng trái tim người học sẽ bừng cháy sau này…
Nếu nơi duy nhất để các môn đệ nhận ra Chúa Giêsu là bàn tiệc Thánh Thể, tại một nơi gặp gỡ thinh lặng, xa hẳn đường đi, xa hẳn thế giới ồn ào, thì có lẽ phụng vụ đã trở thành nơi chính để diễn ra việc giáo dục Kitô Giáo. Dù sao, theo định nghĩa, phụng vụ cũng là điểm gặp gỡ Chúa Kitô, và cuộc gặp gỡ đó chính là yếu tính của bí tích.
Ấy thế nhưng, Chúa Giêsu đã chọn khung cảnh trần thế để gặp gỡ các môn đệ, và ở đây, các biến cố tại Emmau khá tương tự với thế giới hiện đại hơn ta tưởng. Dù độc giả của Thánh Luca có thể nghĩ rằng trên đường Emmau chỉ có Chúa Giêsu và hai môn đệ, nhưng thực ra, vào thời điểm đó trong năm tại Israel xưa, đường Emmau không hề thanh vắng như vậy: đây là ngày đầu tuần, sau lễ Vượt Qua, là lễ được khách tứ phương tới tham dự! Nay hẳn đang trên đường về nhà.
Giống như khung cảnh, các môn đệ xưa cũng chẳng khác chi các Kitô hữu ngày nay. Tuy đã được nghe Tin Mừng, nhưng họ thấy nhiều khó khăn, ấy là chưa kể có những người từng có lần tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Mêxia, nhưng sau cùng đã bỏ rơi Người vào những ngày trước đó. Dĩ nhiên, sự tương tự này không hoàn toàn. Vì dù sao, các ông cũng sống đồng thời với Đấng sáng lập ra Kitô Giáo, còn người thời đại thì cách xa Người cả hàng mấy chục thế kỷ. Tuy nhiên, sự bối rối mà họ chịu đựng khi điều họ tưởng họ hiểu rõ trở thành điều nghi vấn thì cũng không thua gì sự bối rối của con người thời nay. Có thể nói: trên đường Emmau, Chúa Giêsu đã tái phúc âm hóa các môn đệ. Và nếu việc tái phúc âm hóa là giải đáp cho vấn đề giáo dục tôn giáo hiện nay, thì còn sự chuẩn bị nào tốt hơn cho giáo lý viên bằng việc nghiên cứu những điều xẩy ra trên quãng đường 7 dặm này?
____________________________________________________________________
(1) Luke: The Perennial Spirituality, Sante Fe, New Mexico: Bear & Company, 1985
Một năm sau, tức năm 1993, tập hướng dẫn giáo lý viên của Thánh Bộ Truyền Giảng Tin Mừng được công bố. Năm sau, tức năm 1994, bản tiếng Anh của Sách Giáo Lý chính thức ra đời. Năm 1997, Thánh Bộ Giáo Sĩ cho công bố Tập Chỉ Dẫn Tổng Quát Về Giáo Lý.
Cũng trong thập niên này, chủ đề giáo lý được nhiều tác giả nghiên cứu sâu rộng. Một trong các tác giả này là Dominic F. Ashkar, người đã đưa ra một mô thức mới cho giáo lý với cuốn “A New Model for Catechesis: Road to Emmaus” xuất bản năm 1993.
Tác giả là một giám mục phụ tá và là mục tử của Nhà Thờ Đức Bà Libăng (nghi lễ Maronite) tại Hoa Thịnh Đốn. Ngài dấn thân vào việc ngài gọi là huấn luyện tôn giáo, chứ không hẳn chỉ là giảng dạy tôn giáo, cho người trẻ cũng như người già, người giầu cũng như người nghèo, người đi nhà thờ cũng như người không đi nhà thờ, trong nhiều bối cảnh khác nhau: từ lớp học tới bục giảng, từ tòa giải tội tới bệnh viện, và trong các buổi huấn đạo mục vụ hằng ngày. Mỗi bối cảnh đem lại một thách thức chuyên biệt. Nói chung, tác vụ chuyển giao đức tin đơn giản chỉ là để mình được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, cố đọc dấu chỉ thời đại và uốn việc huấn luyện tôn giáo của mình theo.
Trong các cố gắng uốn việc huấn luyện ấy theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần nhân những dấu chỉ thời đại, tác giả nghiệm thấy trình thuật Emmau của Tin Mừng Luca 24:13-35 gây nhiều ấn tượng hơn cả. Từ ấn tượng ấy, tác giả rút ra được 10 nguyên tắc cho việc giảng dạy giáo lý từ Bậc Thầy Các Thầy (Master Teacher) là Chúa Giêsu Kitô.
Nhận định về trình thuật Emmaus
Theo Ashkar, các học giả ngày nay đều nhất trí cho rằng các hình thức, bầu khí trình thuật, cấu trúc và chiến lược của Tin Mừng Luca chủ yếu có tính giáo lý dành cho thế hệ Kitô hữu mới, chứ không vụ sự kiện. Bởi thế, chi tiết địa dư của Emmau không hẳn là điều cốt chính. Cốt chính là trình thuật này được linh hứng giống mọi điều khác trong Lời Chúa.
Về chính tác giả Tin Mừng này, Ashkar đồng ý với Leonard Doohan khi cho rằng Luca là một trong các nhà thần học vĩ đại đầu tiên về mục vụ và linh đạo. Viết sau các tin mừng gia khác, ngài đặc biệt lưu tâm tới các vấn đề đang thách thức Giáo Hội vào thời của ngài. Không như các tin mừng gia khác, ngài xuất thân và viết cho thế giới ngoại giáo. Doohan viết về ngài như sau:
“Luca không phải chỉ là nhà sưu tầm, biên niên sử hay một thư ký. Chắc chắn ngài là một trong các khuôn mặt vĩ đại nhất của thời Tân Ước, đem khả năng văn hóa và giáo dục của mình ra phục vụ việc tái nhập thể sứ điệp Tin Mừng. Đức tính chính của Luca là cảm thức trách nhiệm đối với sứ điệp của Chúa Kitô; ngài là người quản lý thánh truyền. Điều này không dẫn ngài tới việc chỉ lặp lại thánh truyền một cách nô lệ; đúng hơn, ngài là nhà nghệ sĩ, một tác giả chân chính thuật lại sứ điệp của Chúa Giêsu cho những người Chúa Giêsu chưa bao giờ biết tới. Ngài dám khám phá ra nhiều ý niệm tôn giáo mới để mô tả Chúa Giêsu…” (1).
Câu truyện Emmaus, vì thế, chỉ có trong tin mừng Luca. Là một nhà chuyên nghiệp [truyền thống vẫn coi như một bác sĩ], ngài coi mọi chi tiết nhỏ như biểu tượng và do đó là thành phần của một bức tranh lớn hơn.
Các môn đệ rời Giêrusalem, lòng đầy thất vọng, nhắm Emmas mà bước. Trên đường, Chúa Giêsu bắt kịp họ. Dù không được môn đệ nhận ra, Người vẫn sánh bước với họ. Biết truyện, Người giúp họ giải thích kinh nghiệm của họ, rồi chờ xem họ sẽ làm gì với điều Người vừa mang tới cho họ. Trái tim họ bừng cháy, họ năn nỉ Người ở lại dùng bữa với họ, một bữa ăn kết thúc như một buổi phụng vụ, và cuối cùng, họ nhận ra Người. Nhưng Người biến mất, còn họ thì trở lại Giêrusalem chia sẻ tin mừng.
Emmau như một mô thức giáo lý
Giống các tác giả Tin Mừng khác, Thánh Luca năng sử dụng hình ảnh du hành để nói về sự phát triển nhân bản cũng như diễn trình giáo dục: tìm kiếm, tiến bước, gặp khó khăn, tiếp tục lần nữa. Hết phân nửa Tin Mừng của ngài, nhất là từ chương 9:51 tới chương 18:4 dành để nói tới hành trình “lên Giêrusalem” của Chúa Giêsu và các môn đệ.
Riêng trình thuật Emmau được coi như bài dạy về đới sống đức tin, về sự hiện diện đầy mầu nhiệm của Chúa, Đấng vẫn ở với chúng ta trên mọi nẻo đường đời, cả những lúc chán chường lẫn đêm đen.
Từ trình thuật này, Cha Ashkar rút ra Mười Nguyên Tắc Giáo Lý:
1. Chúa Giêsu tự biết Người, biết căn tính của Người, biết Người là ai.
2. Chúa Giêsu biết sứ mệnh của Người, Người đến để làm gì.
3. Chúa Giêsu đích thân tiến tới gặp các môn đệ.
4. Chúa Giêu tiến bước bên cạnh họ.
5. Người nói với họ: “các bạn đang thảo luận điều gì vậy?”
6. Rồi Người bảo các ông: “Ôi những người chậm tin những điều các tiên tri từng nói”
7. Người làm như thể muốn đi xa hơn.
8. Tại bàn ăn, Người cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra, trao cho họ, lúc ấy mắt họ mở ra, và họ nhận ra Người.
9. Họ nói với nhau
10. Họ lập tức chỗi dậy, trở về Giêrusalem.
Điều Chúa Giêsu làm trên đường phản ảnh những tầm nhìn thông suốt nhất từ việc phát triển và giáo dục con người. Kỹ thuật giáo lý của Người có tính tổng thể và cảm nghiệm, đụng tới toàn bộ con người. Nó vừa có tính tri thức lại vừa có tính xúc cảm. Nó cũng diễn tiến theo một trình tự, bắt đầu với tình thế của người học, với những nhu cầu đặc thù của họ. Thực thế, cuộc hành trình trên đường Emmau phản ảnh diễn trình rất có trình tự của chính việc học tập.
Con đường Emmau cũng dạy ta một điều gì khác nữa. Giống Chúa Giêsu, giáo lý viên cần phải đi đường trước đã. Trong việc giáo dục đức tin, nhiều khi ta không làm như thế. Không tự mình bước đi, ta không thể dạy theo cách khiến người học cảm nhận được là đích thân chúng ta nhận ra sứ điệp bằng kinh nghiệm của mình. Ta phải đã gặp gỡ Chúa Giêsu, giống các môn đệ trên đường, và để Người tạo nên nơi ta một trái tim bừng cháy. Ta cần phải hoàn tất cuộc bước đi với Người trên đường Emmau rồi trở về để dạy dỗ, nếu không, ta dạy nhân danh ta chứ không phải nhân danh Người.
Ấy thế nhưng, ta không cần phải là các nhà thần học chuyên nghiệp như Chúa Giêsu, mà các người học ta cũng không cần phải thất vọng chán chường như các môn đệ. Ta chỉ cần, như Chúa Giêsu, giữ cho các người học ở điểm khởi hành của họ, vì điều quan trọng nhất ở đây là người dạy, sau đó mới tới điều dạy. Chấp nhận người dạy càng quan trọng hơn đối với một môn học vừa truyền thụ kiến thức vừa truyền thụ giá trị, như giáo lý chẳng hạn. Muốn người học chấp nhận đầy đủ các giá trị, họ cần tin được rằng người dạy lưu tâm tới lợi ích tốt nhất của họ. Đó là điều đã xẩy ra trên đường Emmau: Chúa Giêsu quả là một người dạy gương mẫu đầy kiên nhẫn: từ từ tiến bước với các môn đệ theo nhịp đi của họ, từ từ đem họ tới chỗ tin vào mầu nhiệm phục sinh. Người không ngại sự chậm chạp hay ít hiểu của người học, bởi họ vẫn còn đang trên hành trình tìm kiếm.
Các môn đệ chấp nhận lời lẽ của người khách lạ vì họ chấp nhận người này. Điều đáng lưu ý là khởi đầu họ còn nghĩ người này chậm hiểu, chẳng biết gì! Khía cạnh này còn cho ta thấy rõ: đừng lo lắng về chuyện cần có thời gian người học mới thẩm thấu được điều ta trình bày. Nên nhớ: trên đường Emmau, Chúa Giêsu không làm phép lạ nào. Người không có trợ cụ “tối tân” nào trong tay cả. Người chỉ có chính Người.
Tất nhiên, hành trình Emmau diễn ra nhanh chóng: con đường từ Giêrusalem đi Emmau chỉ vào khoảng 7 dặm, Chúa Giêsu chỉ có mấy giờ để giúp các môn đệ chuyển biến từ buồn sầu, thất vọng qua niềm vui Phục Sinh. Được như thế là vì thực ra, các môn đệ đã được chẩn bị kỹ từ trước: các ông đã nắm rõ các biến cố của Khổ Nạn và các ông vốn thắc mắc, suy nghĩ về các biến cố này từ lâu. Nhờ thế, bài học tương đối nhanh chóng kết thúc.
Các giáo lý viên không thể nhanh chóng như thế được. Cuộc hành trình của họ lâu hơn, nhất là nếu người học của họ còn trẻ: họ cần có thì giờ trước khi liên hệ được thiết lập và mắt người học mở ra. Tôn trọng diễn trình này và nhu cầu phải bước đi luôn luôn nên ở trong đầu óc ta để đừng đi quá nhanh và cũng đừng đi quá chậm. Diễn trình này sẽ đem lại khích lệ lớn lao, khi ở cuối hành trình, người học nói với ta, như các môn đệ nói với người khách lạ: “xin ở lại với chúng tôi”.
Dù sư phạm Emmau là một thể thống nhất, mỗi phần đều có liên quan với các phần khác, và mặc dù cả mười bước đều quan trọng, ba bước sau đây được coi là chủ yếu:
1. Người dạy gặp người học ở ngay giai đoạn họ hành trình trên đường.
2. Người dạy phải nhớ rằng đường này dẫn tới phụng vụ, nơi có thể gặp Chúa Giêsu sống lại trong sự sống Thánh Thể của Người. Như thế, cuộc gặp gỡ thực sự của Emmau ít liên quan tới thày dạy trần gian cho bằng tới thày dạy thiên quốc, dù thày dạy trần gian đóng một phần quan trọng trong cuộc gặp gỡ này. Ý thức được điều này sẽ giúp duy trì động lực của người dạy được tinh ròng cho dù trong diễn trình họ nhận được lời khen hay tình bạn lâu dài với người học.
3. Sau khi người học đã dấn thân cả với cuộc hành trình lẫn cuộc gặp Thánh Thể, hy vọng họ sẽ trở lại với điểm xuất phát để gặp gỡ anh chị em của họ đang trên đường chia sẽ Tin Mừng. Giai đoạn này, người dạy không hề có một kiểm soát nào. Nó tự nhiên xuất phát từ cuộc hành trình và cuộc gặp gỡ.
Phản ảnh Emmau, tại mỗi chặng đường, mỗi lúc phải mỗi ít đi yếu tố người dạy trần gian. Thoạt đầu, vai trò huấn giáo cổ truyền được coi là chủ yếu hơn, dù đó không hẳn là vai trò chuyên quyền vì nó bắt đầu với việc phải dùng tình yêu biện phân xem người học hiện nay đang đứng ở đâu, đang như thế nào để mà bước theo họ. Việc biện phân đầy yêu thương này và việc cùng bước đi dự phóng trái tim người học sẽ bừng cháy sau này…
Nếu nơi duy nhất để các môn đệ nhận ra Chúa Giêsu là bàn tiệc Thánh Thể, tại một nơi gặp gỡ thinh lặng, xa hẳn đường đi, xa hẳn thế giới ồn ào, thì có lẽ phụng vụ đã trở thành nơi chính để diễn ra việc giáo dục Kitô Giáo. Dù sao, theo định nghĩa, phụng vụ cũng là điểm gặp gỡ Chúa Kitô, và cuộc gặp gỡ đó chính là yếu tính của bí tích.
Ấy thế nhưng, Chúa Giêsu đã chọn khung cảnh trần thế để gặp gỡ các môn đệ, và ở đây, các biến cố tại Emmau khá tương tự với thế giới hiện đại hơn ta tưởng. Dù độc giả của Thánh Luca có thể nghĩ rằng trên đường Emmau chỉ có Chúa Giêsu và hai môn đệ, nhưng thực ra, vào thời điểm đó trong năm tại Israel xưa, đường Emmau không hề thanh vắng như vậy: đây là ngày đầu tuần, sau lễ Vượt Qua, là lễ được khách tứ phương tới tham dự! Nay hẳn đang trên đường về nhà.
Giống như khung cảnh, các môn đệ xưa cũng chẳng khác chi các Kitô hữu ngày nay. Tuy đã được nghe Tin Mừng, nhưng họ thấy nhiều khó khăn, ấy là chưa kể có những người từng có lần tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Mêxia, nhưng sau cùng đã bỏ rơi Người vào những ngày trước đó. Dĩ nhiên, sự tương tự này không hoàn toàn. Vì dù sao, các ông cũng sống đồng thời với Đấng sáng lập ra Kitô Giáo, còn người thời đại thì cách xa Người cả hàng mấy chục thế kỷ. Tuy nhiên, sự bối rối mà họ chịu đựng khi điều họ tưởng họ hiểu rõ trở thành điều nghi vấn thì cũng không thua gì sự bối rối của con người thời nay. Có thể nói: trên đường Emmau, Chúa Giêsu đã tái phúc âm hóa các môn đệ. Và nếu việc tái phúc âm hóa là giải đáp cho vấn đề giáo dục tôn giáo hiện nay, thì còn sự chuẩn bị nào tốt hơn cho giáo lý viên bằng việc nghiên cứu những điều xẩy ra trên quãng đường 7 dặm này?
____________________________________________________________________
(1) Luke: The Perennial Spirituality, Sante Fe, New Mexico: Bear & Company, 1985