HÀ NỘI - Doanh nhân Trí thức Công Giáo Hà Nội dự kiến vào Mùa chay 2014 sẽ đi tĩnh tâm tại Châu Sơn vào khoảng 15, 16-3. Đến đây cũng là dịp gặp lại một nhân vật của lịch sử. Đó là Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt vào dịp lễ quan thày 19-3 của ngài. Vì vậy ý kiến này đã được đa số cộng đoàn ủng hộ thay vì các địa điểm khác.
Song khi liên hệ với Châu Sơn, chúng tôi được biết, đan viện kín lịch rồi, chỉ còn hai ngày đầu tháng 3. Vậy là, sau khi tham dự thánh lễ đầu tháng tại Thái Hà do Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân chủ sự và giảng lễ, chúng tôi khởi hành. Trời đang sụt sùi mưa rét cả chục ngày bỗng nhiên hửng nắng. Trời đất cũng như ủng hộ chuyến đi của chúng tôi.
Tới Châu Sơn, chúng tôi mau chóng được nhận phòng nghỉ. Phòng nào cũng xinh sắn, sạch sẽ. Tôi tranh thủ đi gặp Đức Tổng và may mắn gặp ngài. Ngài nhận ra tôi còn gọi cả tên và bút danh của tôi nữa. Tôi tặng ngài cuốn sách “Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công Giáo và văn hóa Việt Nam” của tôi mới xuất bản. Ngài rất vui, cảm ơn tôi. Ngài hơi gầy so với hồi tôi gặp cách đây 2 năm. Ngài nói, bữa nay khá nhiều rồi, không có bệnh gì trầm trọng nhưng đêm khó ngủ nên không dám làm việc khuya. Một lương y đi cùng biếu ngài ít thuốc nam trị bệnh mất ngủ.
Chúng tôi tập hợp tại phòng khách của đan viện để chào ngài. Ngài vẫn ân cần như xưa. Hỏi thăm từng người. Ngài còn nhớ tên khá nhiều người. Một số người ngài chưa biết tên. Ngài hỏi lại. Có mấy cháu bé theo ông bà, cha mẹ đi, ngài cũng hỏi tên từng em. Sau cuộc gặp gỡ, ngài xuống nhà ăn để dùng bữa chiều với chúng tôi. Sau khi chủ sự làm phép bữa ăn, ngài đi từng bàn, nâng cốc chúc mừng từng người. Cha tuyên úy của cộng đoàn đặt Mình Thánh cho mọi người chầu Thánh thể mở đầu chương trình tĩnh tâm. Nhiều anh em thức rất khuya để trò chuyện với Chúa.
Lễ sáng Chúa Nhật, chúng tôi dự lễ cùng đan viện. Trước giờ lễ, chúng tôi rất ngạc nhiên, trên bàn thờ khá nhiều chim sẻ. Chúng nhảy nhót, hót líu lô. Hình như chúng thay con người để hát ca tụng Chúa. Nhưng lúc lễ, chúng trật tự đi đâu mất. Bữa sáng, cha Bề trên của Đan viện xuống ăn sáng cùng chúng tôi. Tôi hỏi nhân sự của đan viện. Ngài cho biết, đan viện hiện có 8 linh mục, 130 tu sĩ. Giờ mong đợi của chúng tôi đã tới, Đức Tổng đến chia sẻ hướng dẫn tĩnh tâm cho cộng đoàn. Ngài mặc áo choàng trắng như tu sĩ của đan viện (ảnh trên) nên về sau có người đã hỏi ngài: có phải ngài đã gia nhập đan viện không? Ngài không trả lời thẳng, nhưng bảo: tôi vẫn tham dự khá đều các buổi cầu nguyện của đan viện.
Đề tài của bài hướng dẫn là gương thánh Giuse nhân vào tháng 3 được chia làm ba phần: Thánh Giuse là đấng bảo vệ; Thế giới xung quanh hôm nay và chúng ta phải làm gì? Đúng là thế giới xung quanh ta quá nhiều vấn đề: ô nhiễm môi trường, thiên nhiên bị tàn phá. Con người cũng bị tàn phá cả thể xác và tinh thần. Có những vụ việc hé lộ nhiều chuyện động trời mà trước đây người ta chỉ thì thầm mà không có bằng chứng như vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn, vụ ông Dương Chí Dũng khai hối lộ cho quan chức…Vậy chúng ta, doanh nhân trí thức Công Giáo phải làm gì? Chúng ta phải theo thánh Giuse thành người bảo vệ, người công chính. Trước hết là tự bảo vệ mình khỏi ô nhiễm, bảo vệ các công trình của Thiên Chúa từ thiên nhiên đến con người, từ đạo đức đến Giáo Hội. Chúng ta đôi khi né tránh, thờ ơ thậm chí a dua, xu nịnh theo cái xấu, cái dối trá vì lợi ich trước mắt. Việc làm của luật sư Lê Quốc Quân là đúng đắn nhưng mấy người dám ủng hộ? Ngài đưa cho chúng tôi câu hỏi thảo luận: Mỗi người hãy làm gì để bênh vực sự thật? Kinh nghiệm của cá nhân mình.
Cha tuyên úy Giuse Đỗ Đình Tư hướng dẫn chúng tôi thảo luận. Không khí rất sôi nổi và thành thật. Chỉ tiếc là không đủ thời gian. Chúng tôi phải dọn mình sám hối. Hai tòa giải tội lúc nào cũng có người. Bữa ăn trưa, Đức Tổng chúc mừng chúng tôi đã hòa giải được với Chúa.
Buổi chiều, ngài lại chủ sự và giảng thuyết thánh lễ tạ ơn cho cộng đoàn chúng tôi rất sốt sắng. Ngài tặng chúng tôi mỗi người một tấm ảnh thánh Giuse đem Đức Mẹ và Chúa Hài đồng đi trốn. Ngài ưu ái chụp ảnh kỷ niệm với chúng tôi từng nhóm, thậm chí từng gia đình. Rồi ngài mặc áo lễ làm người hướng dẫn khách du lịch đưa
chúng tôi đi thăm hai vườn hoa Ave Maria 1 và 2 cùng Núi Sọ. Công trình đang xây dựng ngổn ngang đất đá. Có nhiều viên đá có hình thù rất lạ kỳ mà dân Hà Nội phải tròn xoe mắt thèm muốn. Ngài bảo, khi thuê nhóm kiến trúc sư học ở nước ngoài về vẽ kiểu, ngài nghĩ chỉ mô phỏng thôi. Nhưng sau 2 năm, nhóm kiến trúc sư nói: đúng là phép lạ. Phép lạ thứ nhất theo họ là đào hồ tìm đá suốt hai năm chẳng ai hỏi han trong khi ở Đắc Nông, người dân đào viên đá ở vườn bị bắt, viên đá cũng bị cho vào cũi sắt. Phép lạ thứ hai, họ tìm được đúng các viên đá như bản vẽ từ viên đá cống các hang đá đến viên đá mỏm các đỉnh núi. Ngài say sưa dẫn chúng tôi chui vào hang đá, leo lên núi, chỉ từng viên đá làm bàn thờ trong tương lai. Rồi thác nước bảy tầng chỉ bảy phép Bí tích…Nhiều viên đá có hình thù rất kì dị như các con thú nhất là viên đá chân Đức Mẹ, một viên đá có 4 con thú quay bốn hướng. Tôi hỏi công trình bao giờ hoàn thành? Ngài bảo không có thúc ép về thời gian nhưng cố gắng đến năm 2017 kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ Fatima (1917-2017) sẽ cơ bản hoàn thành(ảnh dưới).
Tôi cũng hỏi riêng ngài mấy chuyện. Trước hết, là cha Thiện Cẩm mấy năm trước có phàn nàn với tôi về chuyện muốn về Hà Nội mà ngài không ủng hộ. Ngài bảo, cha Thiện Cẩm nói nơi nào khó khăn nhất với chính quyền, Đức Cha cứ giao cho con. Tôi bảo, vậy xin cha về nhà thờ Đa Minh của dòng cha ở chỗ lăng Hồ Chí Minh đấy. Cha Thiện Cẩm đành chắp tay xin vái đấy chứ. Câu hỏi thứ hai là: Đức Tổng đi tu là trọn đời theo ý Chúa rồi, nhưng về cá nhân thì nếu Tòa thánh muốn Đức Tổng trở lại giáo tỉnh Hà Nội, ngài có muốn về không? Ngài bảo, hiện tại Chúa quan phòng cho dưỡng sức ở đây thật là lý tưởng và tốt đẹp. Cơ ngơi ở đây đang phát triển. Tự cung, tự cấp cho mình và cho khách hành hương. Chỉ còn phải mua mỗi vài thứ bên ngoài như bột canh, mì gói thôi. Đang nói chưa xong câu chuyện, Ngài bảo, các anh phải dọn đồ ra xe sớm hơn vì 4 giờ chiều nay, các nữ tu miền Bắc đã đăng ký phòng. Vậy là Châu Sơn nay đã thành trung tâm huấn đức rồi.
Ngài cũng kể cho chúng tôi nghe câu chuyện mà ngài bảo có thể ít người biết. Những năm 80, đứa cháu gái của ông Võ Nguyên Giáp bị bệnh ung thư máu đưa qua Pháp chữa nhưng không được vì chưa có khả năng. Họ mách chỉ có đưa qua Mỹ nhưng lúc đó Hoa Kỳ đang cấm vận Việt Nam nên không được chấp nhận. Người ta phải nhờ Đức Hồng Y Bernard Law, bạn với Đức TGM Nguyễn Văn Thuận. Đức Hồng Y Law đã phải tích cực đấu tranh mới đưa được cháu bé qua chữa trị vì vậy gia đình ông Giáp rất biết ơn Đức Hồng Y Law và Giáo Hội. Khi Đức Hồng Y qua Việt Nam, gia đình đều mời đến ăn cơm, năm 2009 còn mời cả ngài nữa. Tôi cũng nói với ngài, chính Đức Hồng Y Law, Đức Cha Thuận và cả Tòa thánh nữa đã rất tích cực đấu tranh để Hoa Kỳ bỏ cấm vận Việt Nam từ những năm cuối 80 của thế kỷ trước.
Chúng tôi chia tay ngài, chúc mừng sớm quan thày Giuse của ngài. Tôi đề nghị, lần sau xin ngài hãy dành thời gian đối thoại với anh em. Ngài bảo, vậy thì phải có lịch sớm và thời gian dài hơn. Cầu chúc ngài mạnh khỏe để sang năm, chúng tôi lại có dịp ngeh ngài huấn dụ.
Tới Châu Sơn, chúng tôi mau chóng được nhận phòng nghỉ. Phòng nào cũng xinh sắn, sạch sẽ. Tôi tranh thủ đi gặp Đức Tổng và may mắn gặp ngài. Ngài nhận ra tôi còn gọi cả tên và bút danh của tôi nữa. Tôi tặng ngài cuốn sách “Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công Giáo và văn hóa Việt Nam” của tôi mới xuất bản. Ngài rất vui, cảm ơn tôi. Ngài hơi gầy so với hồi tôi gặp cách đây 2 năm. Ngài nói, bữa nay khá nhiều rồi, không có bệnh gì trầm trọng nhưng đêm khó ngủ nên không dám làm việc khuya. Một lương y đi cùng biếu ngài ít thuốc nam trị bệnh mất ngủ.
Chúng tôi tập hợp tại phòng khách của đan viện để chào ngài. Ngài vẫn ân cần như xưa. Hỏi thăm từng người. Ngài còn nhớ tên khá nhiều người. Một số người ngài chưa biết tên. Ngài hỏi lại. Có mấy cháu bé theo ông bà, cha mẹ đi, ngài cũng hỏi tên từng em. Sau cuộc gặp gỡ, ngài xuống nhà ăn để dùng bữa chiều với chúng tôi. Sau khi chủ sự làm phép bữa ăn, ngài đi từng bàn, nâng cốc chúc mừng từng người. Cha tuyên úy của cộng đoàn đặt Mình Thánh cho mọi người chầu Thánh thể mở đầu chương trình tĩnh tâm. Nhiều anh em thức rất khuya để trò chuyện với Chúa.
Lễ sáng Chúa Nhật, chúng tôi dự lễ cùng đan viện. Trước giờ lễ, chúng tôi rất ngạc nhiên, trên bàn thờ khá nhiều chim sẻ. Chúng nhảy nhót, hót líu lô. Hình như chúng thay con người để hát ca tụng Chúa. Nhưng lúc lễ, chúng trật tự đi đâu mất. Bữa sáng, cha Bề trên của Đan viện xuống ăn sáng cùng chúng tôi. Tôi hỏi nhân sự của đan viện. Ngài cho biết, đan viện hiện có 8 linh mục, 130 tu sĩ. Giờ mong đợi của chúng tôi đã tới, Đức Tổng đến chia sẻ hướng dẫn tĩnh tâm cho cộng đoàn. Ngài mặc áo choàng trắng như tu sĩ của đan viện (ảnh trên) nên về sau có người đã hỏi ngài: có phải ngài đã gia nhập đan viện không? Ngài không trả lời thẳng, nhưng bảo: tôi vẫn tham dự khá đều các buổi cầu nguyện của đan viện.
Đề tài của bài hướng dẫn là gương thánh Giuse nhân vào tháng 3 được chia làm ba phần: Thánh Giuse là đấng bảo vệ; Thế giới xung quanh hôm nay và chúng ta phải làm gì? Đúng là thế giới xung quanh ta quá nhiều vấn đề: ô nhiễm môi trường, thiên nhiên bị tàn phá. Con người cũng bị tàn phá cả thể xác và tinh thần. Có những vụ việc hé lộ nhiều chuyện động trời mà trước đây người ta chỉ thì thầm mà không có bằng chứng như vụ án oan của ông Nguyễn Thanh Chấn, vụ ông Dương Chí Dũng khai hối lộ cho quan chức…Vậy chúng ta, doanh nhân trí thức Công Giáo phải làm gì? Chúng ta phải theo thánh Giuse thành người bảo vệ, người công chính. Trước hết là tự bảo vệ mình khỏi ô nhiễm, bảo vệ các công trình của Thiên Chúa từ thiên nhiên đến con người, từ đạo đức đến Giáo Hội. Chúng ta đôi khi né tránh, thờ ơ thậm chí a dua, xu nịnh theo cái xấu, cái dối trá vì lợi ich trước mắt. Việc làm của luật sư Lê Quốc Quân là đúng đắn nhưng mấy người dám ủng hộ? Ngài đưa cho chúng tôi câu hỏi thảo luận: Mỗi người hãy làm gì để bênh vực sự thật? Kinh nghiệm của cá nhân mình.
Cha tuyên úy Giuse Đỗ Đình Tư hướng dẫn chúng tôi thảo luận. Không khí rất sôi nổi và thành thật. Chỉ tiếc là không đủ thời gian. Chúng tôi phải dọn mình sám hối. Hai tòa giải tội lúc nào cũng có người. Bữa ăn trưa, Đức Tổng chúc mừng chúng tôi đã hòa giải được với Chúa.
Buổi chiều, ngài lại chủ sự và giảng thuyết thánh lễ tạ ơn cho cộng đoàn chúng tôi rất sốt sắng. Ngài tặng chúng tôi mỗi người một tấm ảnh thánh Giuse đem Đức Mẹ và Chúa Hài đồng đi trốn. Ngài ưu ái chụp ảnh kỷ niệm với chúng tôi từng nhóm, thậm chí từng gia đình. Rồi ngài mặc áo lễ làm người hướng dẫn khách du lịch đưa
Tôi cũng hỏi riêng ngài mấy chuyện. Trước hết, là cha Thiện Cẩm mấy năm trước có phàn nàn với tôi về chuyện muốn về Hà Nội mà ngài không ủng hộ. Ngài bảo, cha Thiện Cẩm nói nơi nào khó khăn nhất với chính quyền, Đức Cha cứ giao cho con. Tôi bảo, vậy xin cha về nhà thờ Đa Minh của dòng cha ở chỗ lăng Hồ Chí Minh đấy. Cha Thiện Cẩm đành chắp tay xin vái đấy chứ. Câu hỏi thứ hai là: Đức Tổng đi tu là trọn đời theo ý Chúa rồi, nhưng về cá nhân thì nếu Tòa thánh muốn Đức Tổng trở lại giáo tỉnh Hà Nội, ngài có muốn về không? Ngài bảo, hiện tại Chúa quan phòng cho dưỡng sức ở đây thật là lý tưởng và tốt đẹp. Cơ ngơi ở đây đang phát triển. Tự cung, tự cấp cho mình và cho khách hành hương. Chỉ còn phải mua mỗi vài thứ bên ngoài như bột canh, mì gói thôi. Đang nói chưa xong câu chuyện, Ngài bảo, các anh phải dọn đồ ra xe sớm hơn vì 4 giờ chiều nay, các nữ tu miền Bắc đã đăng ký phòng. Vậy là Châu Sơn nay đã thành trung tâm huấn đức rồi.
Ngài cũng kể cho chúng tôi nghe câu chuyện mà ngài bảo có thể ít người biết. Những năm 80, đứa cháu gái của ông Võ Nguyên Giáp bị bệnh ung thư máu đưa qua Pháp chữa nhưng không được vì chưa có khả năng. Họ mách chỉ có đưa qua Mỹ nhưng lúc đó Hoa Kỳ đang cấm vận Việt Nam nên không được chấp nhận. Người ta phải nhờ Đức Hồng Y Bernard Law, bạn với Đức TGM Nguyễn Văn Thuận. Đức Hồng Y Law đã phải tích cực đấu tranh mới đưa được cháu bé qua chữa trị vì vậy gia đình ông Giáp rất biết ơn Đức Hồng Y Law và Giáo Hội. Khi Đức Hồng Y qua Việt Nam, gia đình đều mời đến ăn cơm, năm 2009 còn mời cả ngài nữa. Tôi cũng nói với ngài, chính Đức Hồng Y Law, Đức Cha Thuận và cả Tòa thánh nữa đã rất tích cực đấu tranh để Hoa Kỳ bỏ cấm vận Việt Nam từ những năm cuối 80 của thế kỷ trước.
Chúng tôi chia tay ngài, chúc mừng sớm quan thày Giuse của ngài. Tôi đề nghị, lần sau xin ngài hãy dành thời gian đối thoại với anh em. Ngài bảo, vậy thì phải có lịch sớm và thời gian dài hơn. Cầu chúc ngài mạnh khỏe để sang năm, chúng tôi lại có dịp ngeh ngài huấn dụ.