Có những người chịu đựng đau khổ với nụ cười và luôn biết giữ niềm vui của đức tin dù gặp phải những thử thách nặng nề hoặc những bệnh tật . Đó là những người làm cho Giáo Hội tiến bước với lòng đạo đức thánh thiện trong mọi ngày, và trở thành những điểm tựa “trong giáo xứ hoặc trong cọng đòan của chúng ta” .
Đức Giám Mục của giáo phận Roma nói: “Khi chúng ta đến trong những giáo xứ, chúng ta gặp những người đang chịu đựng đau khổ, khi họ có những vấn đề, chẳng hạn như có một đứa con bị tật nguyền hoặc bị bệnh tật, nhưng vẫn tiếp tục sống trong kiên nhẫn” .Đó là những người họ không cầu xin “phép lạ” nhưng sống trong kiên nhẫn của Chúa với những dấu chỉ của thời gian “. Lẽ dĩ nhiên đó là dân thánh của Chúa mà người đời “xem thường và tội nghiệp”.
Kiên nhẫn không phải là cam chịu với số phận, mà có một ý nghĩa khác “. Kiên nhẫn là một cố gắng “ mang trên mình những óai ăm của cuộc đời, những điều không tốt đẹp, những khổ ải, những điều chúng ta không hề ước muốn . Và chính lòng kiên nhẫn này làm cho chúng ta trưởng thành trong đời sống . Trái lại, những kẻ không có lòng kiên nhẫn thì đòi hỏi ngay tức thì , càng sớm càng tốt” .
Khi thiếu lòng kiên nhẫn, thì có nhiều cám dỗ : và trở thành thất thường như những đứa trẻ . Và một cám dỗ nữa là khi không nhẫn nại thì ước mong sự tòan năng” với lòng tự kiêu :”Tôi muốn được tức thì”!
Đó chính là điều mà Chúa Kitô nói đến khi những người Pharisêu đòi hỏi Chúa “một dấu chỉ từ trời cao”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh , thực ra họ muốn gì ? Họ muốn một cuộc biểu diễn, một phép lạ”. Điều này thì cũng như cám dỗ của ma quỷ đề nghị với Chúa Giêsu trong sa mạc, khi đòi hỏi Chúa phải làm một việc gì để chúng tin, như biến các hòn đá thành bánh mì hoặc là gieo mình xuống từ trên đỉnh đền thờ để chứng tỏ oai lực của Chúa .
Có rất đông người chịu đau khổ và cố gắng tiếp tục sống trong nhẫn nại . Họ không đòi hỏi một dấu chỉ như người Pharisêu, nhưng họ biết đọc những dấu chỉ của thời gian” .Như vậy, họ biết khi những cây vã bắt đầu nở hoa , là mùa xuân sắp đến” . Trái lại những kẻ thiếu nhẫn nại thì đòi hỏi “một dấu chỉ” nhưng họ thì không biết đọc những dấu chỉ của thời gian . Do đó họ không nhận biết Chúa Giêsu”.
Đức Thánh Cha nói : Thư gởi tín hữu người Do thái viết rỏ ràng: “thế gian ghét bỏ dân Chúa”. Nhưng ngày hôm nay, chúng ta cũng có thể nói những điều đó trong đó có dân Chúa : với những người đang chịu đau khổ, đang chịu đựng mọi khó khăn, nhưng không hề mất đi niềm vui của đức tin, họ đang mang trong mình niềm hân hoan của đức tin”.
Đó chính là những giáo dân, dân của Chúa, trong giáo xứ, trong cọng đòan của chúng ta “, họ là những người làm cho Giáo Hội tiến bước với sự thánh thiện đạo đức của họ trong đời sống hằng ngày, của mỗi ngày . (Nguồn tin: News.va)