Hãy mang đến cho đời một niềm tin đi anh
Đã từ lâu lắm rồi, Phụng Vụ Lễ Hiển Linh luôn gắn với hình ảnh “Ngôi Sao Lạ”, hay “Ngôi Sao Bêlem”, một biểu tượng vừa đậm chất thi ca vừa thiêng liêng huyền diệu như cách diễn tả của Thánh thi giờ kinh Phụng Vụ Sáng:
Ngôi sao ấy ngời trong vẻ đẹp,
Ánh trời hồng nối kết trăng thanh.
Báo tin hội lớn hình thành,
Kitô Cứu Chúa mặc thân xác người…
Và cũng từ “vì sao huyền diệu” đó, Thần Linh Chúa đã gợi lên bao nhiêu tâm tình và suy nghiệm để giúp người Kitô hữu muôn nơi và muôn thuở vừa tìm được ý nghĩa mới cho việc thực hành đức tin vừa có thể điều chỉnh cuộc sống cho phù hợp hơn với Tin Mừng.
1. Thiên Chúa hiển linh để dẫn lối đưa đường:
Điều cảm nhận đầu tiên mà chúng ta có được khi suy niệm về mầu nhiệm Hiển Linh đó chính là cảm tạ: Cảm tạ Chúa đã hiển linh để dẫn lối đưa đường cho nhân loại chúng ta nhận biết Chúa và chân lý cứu độ của Ngài. Chúng ta có thể mượn lời nhạc phẩm “Tán Tạ hồng ân” của nhạc sư Hải Linh để cảm tạ Chúa về hồng ân hiển linh đặc biệt nầy:
“Đôi bàn tay Chúa dẫn con đi xin dâng lời cảm tạ,
Tay hồng ân Chúa đưa con về, xin dâng lời cảm mến.”
Và phải chăng đó cũng chính là điều mà ngôn sứ I-sa-ia đã từng cảm nhận trong khải thị về quang cảnh rực sáng huy hoàng mà Chúa đã chiếu dọi trên quê hương Palestine để mang lại cho dân lưu đầy Ít-ra-en niềm hy vọng cứu độ do Đấng Thiên Sai mang đến:
“Kìa bóng tôí bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân; còn trên ngươi, Đức Chúa như bình minh chiếu tỏa, vinh quang Người xuất hiện trên ngươi. Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước. Đưa mắt nhìn tứ phía mà xem, tất cả đều tập họp, kéo đến với ngươi…”
Thật sự, khi nhìn lại con dường dài của lịch sử cứu rỗi, Thiên Chúa đã gởi đến không phải duy nhất một lần với ánh sao Bêlem làm dấu chỉ mặc khải tình thương và chân lý cứu độ; mà như thư Do Thái khẳng quyết: “Thuở xưa nhiều lần nhiều cách Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ” (Dt 1,1)
Các riêng tác giả Thánh Vịnh đã cảm nhận và xác tín vững vàng về sự hiện diện, tỏ mình và dẫn dắt của Chúa dành cho toàn bộ cuộc sống:
Đi mãi đâu cho thoát thần trí Ngài,
Lẩn nơi nào cho khuất được Thánh Nhan ?
Con có lên trời, Chúa đang ngự dó,
Nằm dưới âm ty, vẫn gặp thấy Ngài.
Dù chắp cánh bay từ phía hừng đông xuất hiện,
Đến ở nơi chân trời góc biển phương tây,
Tại đó cũng tay Ngài đưa dẫn,
Cánh tay hùng mạnh giữ lấy con” (Tv 139, 7-10)
Hay một chỗ khác:
“Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ người nào ?
Chúa là thành lũy bảo vệ đời tôi, tôi khiếp gì ai nữa ? (Tv 27, 1)
Và rồi, ánh sao Bêlem đã xuất hiện, như một dấu chỉ báo tin cuộc mặc khải cuối cùng, cuộc hiển linh chính thức của Đấng Em-ma-nu-en:
“nhưng vào thời sau hết nầy, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1,2)
Kể từ khi Con Một được ban tặng cho thế giới, kể từ khi “Vị Hoàng Tử Bình An đã chấp chánh đăng quang”, cho dù một cuộc đăng quang chẳng giống ai: Làm một tội nhân bước xuống dòng sông Gio-đan để Gioan Tiền Hô thanh tẩy, hay chấp nhận chịu bản án tử hình của một tội nhân với mảo gai và thập giá, …thì một “luồng sáng đã chiếu rọi khắp địa cầu”; Thánh Linh với lửa sáng rạng ngời đã nhen lên khắp cùng bờ cõi trái đất. Suốt 2000 năm nay, có từng triệu từng triệu ánh sao Nhân chứng tung chân khắp bốn phương trời để công bố Tin mừng cứu độ, để lôi kéo muôn dân trở về chiêm bái hài Nhi Giê-su, để làm thành một đoàn dân đông đảo cùng tháp tùng tiến về phía trước, phía của tin yêu và hy vọng, phía của tình yêu sự thật và sự sống.
Thánh Phaolô đã xác nhận điều nầy trong thư gởi giáo đoàn Ê-Phê-sô mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc 2 hôm nay:
“…nhưng nay Người đã dùng Thần Khí mà mặc khải cho các thánh Tông đồ và ngôn sứ của Người. Mầu nhiệm đó là: trong Đức Kitô Giê-su và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do Thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa”
2. Những vì sao nhân chứng giữa đời thường
Cũng chính trong ý nghĩa đó, mầu nhiệm phụng vụ hôm nay không chỉ dừng lại ở khía cạnh “tưởng niệm”, chiêm ngưỡng…mà cần thiết đó là đón nhận mầu nhiệm Hiển Linh vào cuộc sống. Nói cách khác, sứ điệp phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta hãy biến cuộc đời mình thành những “ánh sao lạ” soi dẫn anh chị em tiến về hang đá máng cỏ, tiến về ánh sáng của chân lý cứu độ, tiến về gặp gỡ Hài Nhi Giê-su…; và đồng thời thôi thúc chúng ta khám phá sự hiện diện của Chúa, sự hiển linh của Chúa ngay giữa đời thường cuộc sống.
Mà quả thật, ngày hôm nay, Chúa đang tiếp tục hiển linh không bằng ánh sao lạ cuối trời, không bằng hang đá và máng cỏ, không bằng những tiếng hát véo von của các sứ thần…mà chỉ là tấm bánh đơn nơi nhà tạm, là những người bất hạnh quanh ta, là vợ là chồng, là cha mẹ anh em, là chị em bạn hữu…là thánh lễ mỗi ngày, là tòa giải tội, là bữa cơm thân mật gia đình, là quà tặng thân thương trong ngày sinh nhật của con, hay trong dịp kỷ niệm thành hôn của ba của má…
Ý nghĩa Chúa hiển linh trong những người người nghèo là tôi chợt nhớ 4 câu thơ cuối của bài thơ “NHỮNG NGÔI SAO HÌNH QUANG GÁNH” Nguyễn Phan Quế Mai:
Những ngôi sao của tôi
Gánh trên vai mình hẩm hiu số phận
Vô danh giữa đời thường
Dẫu đôi lúc đặt vào mắt tôi bao tia nhìn mang hình dấu hỏi.
Nếu Ba Vua ngày xưa, sau khi chiêm bái Hài Nhi Giê-su, sau khi gặp gỡ Thiên Chúa, đã “lên đường về theo lối khác, không thèm trở lại với bạo vương Hê-rô-đê”, thì sau thánh lễ nầy, mỗi người chúng ta cũng hãy ra đi trên con đường mới của Tin Mừng, con đường mới của vui tươi, phục vụ, yêu thương, khoan dung và tha thứ, con đường của xây dựng thuận hòa, đắp nghĩa anh em, con đường của trong sạch và thủy chung trong tình yêu đôi lứa, của quảng đại và dấn thân trong sứ vụ tông đồ. Đó là con đường mang đến cho đời niềm tin yêu hy vọng như những lời thơ thâm thúy trong bài thơ “hãy Mang đến” của nhà thơ Đất Quảng”
Hãy mang đến cho đời
những niềm vui
đi em
Hãy mang đến cho người
một niềm tin
đi anh
Vậy là anh
Vậy là em
Đang mang đến cho mình
một niềm tin yêu
cuộc sống.
Và như thế, viễn tượng một thế giới choáng ngợp niềm vui và an bình, một thế giới dâng tràn sự “hiểu biết Thiên Chúa như nước tràn đại dương” sẽ không còn xa nữa nhưng đang trở về, đang trở về từ hôm nay…
LM. Trương Đình Hiền
Đã từ lâu lắm rồi, Phụng Vụ Lễ Hiển Linh luôn gắn với hình ảnh “Ngôi Sao Lạ”, hay “Ngôi Sao Bêlem”, một biểu tượng vừa đậm chất thi ca vừa thiêng liêng huyền diệu như cách diễn tả của Thánh thi giờ kinh Phụng Vụ Sáng:
Ngôi sao ấy ngời trong vẻ đẹp,
Ánh trời hồng nối kết trăng thanh.
Báo tin hội lớn hình thành,
Kitô Cứu Chúa mặc thân xác người…
Và cũng từ “vì sao huyền diệu” đó, Thần Linh Chúa đã gợi lên bao nhiêu tâm tình và suy nghiệm để giúp người Kitô hữu muôn nơi và muôn thuở vừa tìm được ý nghĩa mới cho việc thực hành đức tin vừa có thể điều chỉnh cuộc sống cho phù hợp hơn với Tin Mừng.
1. Thiên Chúa hiển linh để dẫn lối đưa đường:
Điều cảm nhận đầu tiên mà chúng ta có được khi suy niệm về mầu nhiệm Hiển Linh đó chính là cảm tạ: Cảm tạ Chúa đã hiển linh để dẫn lối đưa đường cho nhân loại chúng ta nhận biết Chúa và chân lý cứu độ của Ngài. Chúng ta có thể mượn lời nhạc phẩm “Tán Tạ hồng ân” của nhạc sư Hải Linh để cảm tạ Chúa về hồng ân hiển linh đặc biệt nầy:
“Đôi bàn tay Chúa dẫn con đi xin dâng lời cảm tạ,
Tay hồng ân Chúa đưa con về, xin dâng lời cảm mến.”
Và phải chăng đó cũng chính là điều mà ngôn sứ I-sa-ia đã từng cảm nhận trong khải thị về quang cảnh rực sáng huy hoàng mà Chúa đã chiếu dọi trên quê hương Palestine để mang lại cho dân lưu đầy Ít-ra-en niềm hy vọng cứu độ do Đấng Thiên Sai mang đến:
“Kìa bóng tôí bao trùm mặt đất, và mây mù phủ lấp chư dân; còn trên ngươi, Đức Chúa như bình minh chiếu tỏa, vinh quang Người xuất hiện trên ngươi. Chư dân sẽ đi về phía ánh sáng của ngươi, vua chúa hướng về ánh bình minh của ngươi mà tiến bước. Đưa mắt nhìn tứ phía mà xem, tất cả đều tập họp, kéo đến với ngươi…”
Thật sự, khi nhìn lại con dường dài của lịch sử cứu rỗi, Thiên Chúa đã gởi đến không phải duy nhất một lần với ánh sao Bêlem làm dấu chỉ mặc khải tình thương và chân lý cứu độ; mà như thư Do Thái khẳng quyết: “Thuở xưa nhiều lần nhiều cách Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ” (Dt 1,1)
Các riêng tác giả Thánh Vịnh đã cảm nhận và xác tín vững vàng về sự hiện diện, tỏ mình và dẫn dắt của Chúa dành cho toàn bộ cuộc sống:
Đi mãi đâu cho thoát thần trí Ngài,
Lẩn nơi nào cho khuất được Thánh Nhan ?
Con có lên trời, Chúa đang ngự dó,
Nằm dưới âm ty, vẫn gặp thấy Ngài.
Dù chắp cánh bay từ phía hừng đông xuất hiện,
Đến ở nơi chân trời góc biển phương tây,
Tại đó cũng tay Ngài đưa dẫn,
Cánh tay hùng mạnh giữ lấy con” (Tv 139, 7-10)
Hay một chỗ khác:
“Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ người nào ?
Chúa là thành lũy bảo vệ đời tôi, tôi khiếp gì ai nữa ? (Tv 27, 1)
Và rồi, ánh sao Bêlem đã xuất hiện, như một dấu chỉ báo tin cuộc mặc khải cuối cùng, cuộc hiển linh chính thức của Đấng Em-ma-nu-en:
“nhưng vào thời sau hết nầy, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử” (Dt 1,2)
Kể từ khi Con Một được ban tặng cho thế giới, kể từ khi “Vị Hoàng Tử Bình An đã chấp chánh đăng quang”, cho dù một cuộc đăng quang chẳng giống ai: Làm một tội nhân bước xuống dòng sông Gio-đan để Gioan Tiền Hô thanh tẩy, hay chấp nhận chịu bản án tử hình của một tội nhân với mảo gai và thập giá, …thì một “luồng sáng đã chiếu rọi khắp địa cầu”; Thánh Linh với lửa sáng rạng ngời đã nhen lên khắp cùng bờ cõi trái đất. Suốt 2000 năm nay, có từng triệu từng triệu ánh sao Nhân chứng tung chân khắp bốn phương trời để công bố Tin mừng cứu độ, để lôi kéo muôn dân trở về chiêm bái hài Nhi Giê-su, để làm thành một đoàn dân đông đảo cùng tháp tùng tiến về phía trước, phía của tin yêu và hy vọng, phía của tình yêu sự thật và sự sống.
Thánh Phaolô đã xác nhận điều nầy trong thư gởi giáo đoàn Ê-Phê-sô mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc 2 hôm nay:
“…nhưng nay Người đã dùng Thần Khí mà mặc khải cho các thánh Tông đồ và ngôn sứ của Người. Mầu nhiệm đó là: trong Đức Kitô Giê-su và nhờ Tin Mừng, các dân ngoại được cùng thừa kế gia nghiệp với người Do Thái, cùng làm thành một thân thể và cùng chia sẻ điều Thiên Chúa hứa”
2. Những vì sao nhân chứng giữa đời thường
Cũng chính trong ý nghĩa đó, mầu nhiệm phụng vụ hôm nay không chỉ dừng lại ở khía cạnh “tưởng niệm”, chiêm ngưỡng…mà cần thiết đó là đón nhận mầu nhiệm Hiển Linh vào cuộc sống. Nói cách khác, sứ điệp phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta hãy biến cuộc đời mình thành những “ánh sao lạ” soi dẫn anh chị em tiến về hang đá máng cỏ, tiến về ánh sáng của chân lý cứu độ, tiến về gặp gỡ Hài Nhi Giê-su…; và đồng thời thôi thúc chúng ta khám phá sự hiện diện của Chúa, sự hiển linh của Chúa ngay giữa đời thường cuộc sống.
Mà quả thật, ngày hôm nay, Chúa đang tiếp tục hiển linh không bằng ánh sao lạ cuối trời, không bằng hang đá và máng cỏ, không bằng những tiếng hát véo von của các sứ thần…mà chỉ là tấm bánh đơn nơi nhà tạm, là những người bất hạnh quanh ta, là vợ là chồng, là cha mẹ anh em, là chị em bạn hữu…là thánh lễ mỗi ngày, là tòa giải tội, là bữa cơm thân mật gia đình, là quà tặng thân thương trong ngày sinh nhật của con, hay trong dịp kỷ niệm thành hôn của ba của má…
Ý nghĩa Chúa hiển linh trong những người người nghèo là tôi chợt nhớ 4 câu thơ cuối của bài thơ “NHỮNG NGÔI SAO HÌNH QUANG GÁNH” Nguyễn Phan Quế Mai:
Những ngôi sao của tôi
Gánh trên vai mình hẩm hiu số phận
Vô danh giữa đời thường
Dẫu đôi lúc đặt vào mắt tôi bao tia nhìn mang hình dấu hỏi.
Nếu Ba Vua ngày xưa, sau khi chiêm bái Hài Nhi Giê-su, sau khi gặp gỡ Thiên Chúa, đã “lên đường về theo lối khác, không thèm trở lại với bạo vương Hê-rô-đê”, thì sau thánh lễ nầy, mỗi người chúng ta cũng hãy ra đi trên con đường mới của Tin Mừng, con đường mới của vui tươi, phục vụ, yêu thương, khoan dung và tha thứ, con đường của xây dựng thuận hòa, đắp nghĩa anh em, con đường của trong sạch và thủy chung trong tình yêu đôi lứa, của quảng đại và dấn thân trong sứ vụ tông đồ. Đó là con đường mang đến cho đời niềm tin yêu hy vọng như những lời thơ thâm thúy trong bài thơ “hãy Mang đến” của nhà thơ Đất Quảng”
Hãy mang đến cho đời
những niềm vui
đi em
Hãy mang đến cho người
một niềm tin
đi anh
Vậy là anh
Vậy là em
Đang mang đến cho mình
một niềm tin yêu
cuộc sống.
Và như thế, viễn tượng một thế giới choáng ngợp niềm vui và an bình, một thế giới dâng tràn sự “hiểu biết Thiên Chúa như nước tràn đại dương” sẽ không còn xa nữa nhưng đang trở về, đang trở về từ hôm nay…
LM. Trương Đình Hiền