Giáo xứ Phú Yên (giáo phận Vinh): Tường trình về vụ chìm tàu ngày 28.11.2013
GPVO - Như tin đã đưa, sáng ngày 30.11.2013, ngay sau thánh lễ tại giáo họ Quý Vinh (xứ Yên Hoà), Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp nhận được tin và đã lập tức lên đường đến giáo xứ Phú Yên (hạt Thuận Nghĩa) thăm gia đình những người gặp nạn trong vụ chìm tàu ngày 28.11.2013.
Cùng với cha quản nhiệm, Đức Cha Phaolô đã đến tận nơi thăm hỏi động viên các thân nhân, thắp nén hương và dâng lời nguyện cầu cho những người con xấu số. Có những gia cảnh đã làm cho vị chủ chăn nghẹn lời cảm thương trước nỗi mất mát quá lớn lao của họ, như gia đình bà quả phụ Anna Nguyễn Thị Hương khi 2 con trai của bà ra đi không trở về nữa…
Đức Cha ân cần an ủi các thân nhân và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau thương mất mát, đồng thời hỗ trợ cho mỗi gia đình gặp nạn 5 triệu đồng. Ngài yêu cầu cha quản quản nhiệm Antôn Nguyễn Văn Thanh cùng bà con giáo xứ tìm mọi cách cứu vớt các nạn nhân và trục vớt con tàu.
Liên quan đến vụ chìm tàu này, Cha Antôn Nguyễn Văn Thanh, quản nhiệm giáo xứ Phú Yên đã có văn bản “Tường trình về vụ chìm tàu ở Giáo xứ Phú Yên ngày 28.11.2013”
gửi đến Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giáo mục giáo phận Vinh. Nội dung văn bản tường trình như sau:
********
Giáo Phận Vinh
Giáo xứ Phú Yên
***
Giáo xứ Phú Yên (hạt Thuận Nghĩa): Tường trình về vụ chìm tàu ngày 28.11.2013
Kính gửi: Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp - Giám mục Giáo phận Vinh
Vụ chìm tàu tại giáo xứ Phú Yên vào ngày 28.11.2013 thật sự đã gây rúng động và đau thương, cách riêng cho các gia đình nạn nhân. Mọi người trong giáo xứ vẫn chưa hết bàng hoàng khi những người con của giáo xứ ra đi trên chuyến tàu định mệnh sáng ngày 17.11 vĩnh viễn không trở về nữa. Bên cạnh niềm xót thương vô bờ, vẫn còn đó những điều đáng buồn khác về trách nhiệm và sự quan tâm của phía đại diện chính quyền trong việc hỗ trợ cứu nạn người dân. Sau đây, với tư cách Cha Quản nhiệm giáo xứ Phú Yên, con – linh mục Antôn Nguyễn Văn Thanh xin được tường trình cụ thể về vụ chìm tàu kinh hoàng trên như sau:
Sáng ngày 17.11.2013, con tàu mang biển kiểm soát: NA 90249 TS xuất phát từ thôn Tân An, An Hòa, Quỳnh Lưu ra khơi đánh cá. Tàu do anh Phêrô Nguyễn Văn Trí (thuộc giáo xứ Phú Yên, sinh năm 1982) làm thuyền trưởng, cùng đi có 9 ngư dân khác:
1. Phêrô Nguyễn Văn Huỳnh (em trai anh Trí), sinh năm 1990, thôn Tân An, An Hòa, Quỳnh Lưu, Nghệ An
2. Giuse Nguyễn Duy Khiêm, sinh năm 1998, thôn Tân An, An Hòa, Quỳnh Lưu, Nghệ An
3. Phêrô Nguyễn Văn Hải, sinh năm 1997, thôn Tân An, An Hòa, Quỳnh Lưu, Nghệ An
4. Phêrô Trần Văn Hùng, sinh năm 1984, (giáo họ Vạn Thủy, xứ Thuận Giang) Quỳnh Hưng, Quỳnh Lưu. Nghệ An
5. Hồ Vĩnh Thế, sinh năm 1985, thôn Hồng Phong, An Hòa, Quỳnh Lưu, Nghệ An
6. Phạm Thanh Ngoan, sinh năm 1965, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Lưu, Nghệ An
7. Anh Lâm, sinh năm 1986, Phường Hòa Hiếu, thị xã Thái Hòa, Nghệ An
8. Hồ Vĩnh Lai, sinh năm 1978, thôn Hồng Phong, xã An Hòa, Quỳnh Lưu, Nghệ An
9. Nguyễn Văn Hà, sinh năm 1997, Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ An
Sau 7 ngày đêm đánh bắt cá, khoảng 5 giờ ngày 28.11.2013, các thuyền viên đang kéo lưới, gặp gió mùa Đông Bắc, sóng to gió mạnh, nước tràn vào tàu, làm tàu bị nghiêng sang một bên, các thuyền viên đã tìm mọi cách để cân bằng con thuyền, nhưng mọi nỗ lực của các thuyền viên đều không đạt được mục đích. Trên tàu chỉ có 2 áo phao và một tấm xốp (tấm xốp rộng khoảng 2m vớt được khi tàu đang trên đường đi ra khơi).
Khi cảm thấy đã hoàn toàn bất lực, các thuyền viên đã phát tín hiệu cấp cứu, với 3 tiếng “cứu, cứu, cứu” và “anh Kính ơi, cứu em với”, sau đó nước biển tràn vào thuyền làm mất toàn bộ tín hiệu (lúc đó là khoảng 5giờ20’). Tọa độ tàu nhận được tín hiệu cấp cứu xác định là ở vào 107,5 độ Vĩ Bắc, 108 độ Kinh Đông, cách đất liền chừng 82 hải lý.
Các thuyền viên sau khi rời khỏi thuyền, đã cùng nhau bám vào tấm xốp có bọc lưới và để trôi lênh đênh trên biển. Do trời lạnh và sóng lại lớn nên các thuyền viên chỉ có thể bám trụ trên tấm xốp 5-7 giờ đồng hồ, sau đó họ bị tê cứng không thể bám trụ, thế là lần lượt từng người một “ra đi”, người yếu trước, người mạnh sau. Chỉ có hai thuyền viên có áo phao là vẫn còn bám trụ được, cho đến khi được thuyền đánh bắt cá của Quảng Bình cứu sống ở vĩ tuyến 15 độ Bắc.
Khi nhận được tín hiệu cấp cứu, các tàu thuyền khác đánh bắt cá gần đó đã cấp báo về đất liền, đồng thời liên lạc với nhau để xác định chủ và vị trí tàu để tìm kiếm. Dù gặp khó khăn vì gió to sóng mạnh nhưng các tàu thuyền khác đã cùng nhau hỗ trợ nhằm tìm cứu sống những người trên tàu.
Đến khoảng 9giờ30’ ngày 29.11.2013, tàu đánh bắt cá của ông Trần Văn Mơ và Nguyễn Văn Kính đã tìm thấy con tàu gặp nạn và nó vẫn còn nhô lên một phần mũi tàu, chiều cùng ngày, các tàu khác của ngư dân thôn Tân An cũng đến sát con tàu bị chìm.
Vào khoảng 14giờ20’ ngày 29.11.2013, các ngư dân trên tàu Quảng Bình mang số hiệu QB 92287 TS vớt được hai thuyền viên mang áo phao đã mệt lử là anh Hồ Vĩnh Lai và Nguyễn Văn Hà, sau đó họ được chủ tàu là Nguyễn Trung Thành cùng các ngư dân khác chăm sóc và hồi phục phần nào sức khỏe. Đến chiều ngày 29.11.2013, tàu ông Nguyễn Văn Kính vào Quảng Bình đón hai thuyên viên may mắn sống sót, hai người này được đưa về thôn Tân An vào lúc 16giờ35’ chiều 30.11.2013.
Trong khi đó, về phía xã hội, sáng ngày 28.11.2013, dù nhận được cấp báo và tín hiệu cấp cứu, có trong tay đầy đủ phương tiện, nhưng các cơ quan công quyền vẫn chần chừ trong việc cứu hộ cứu nạn. Khi đã tìm thấy con tàu bị chìm, các tàu thuyền của ngư dân đã liên lạc với quý cấp chính quyền, bộ đội biên phòng, đội cứu nạn của tỉnh Nghệ An, xin hỗ trợ kịp thời để trục vớt con tàu, vì lúc này con tàu đang nhô lên một phần mũi tàu, đồng thời tìm kiếm những người gặp nạn, nhưng không hiểu vì lý do gì, việc cứu nạn vẫn không được tiến hành, phải đến 23giờ, ngày 29.11.2013, tàu cứu hộ của Hải Đội 2 mới ra đến nơi vị trí con tàu bị chìm, và sau 30 phút “xem xét”, điện đàm xin chỉ đạo của cấp trên, họ đã cho tàu quay vào bờ với lý do: “tưởng là tàu nổi, đằng này tàu chìm, chúng tôi không làm được”.
Người dân trong khi gặp cảnh đau thương cần đến sự trợ giúp của quý cấp chính quyền, thì những người có trách nhiệm lại chần chừ lần lữa, ngư dân liên tục kêu cứu, thì đội cứu hộ cứu nạn chỉ xem xét và quay về; lúc thì bảo để chúng tôi sẽ giúp, lúc thì bảo chúng tôi không làm được. Đến khi ngư dân không còn hy vọng vào sự trợ giúp của những người có trách nhiệm bên xã hội, linh mục quản nhiệm Antôn Nguyễn Văn Thanh và bà con giáo dân xứ Phú Yên đã phải tự mình lo liệu, một mặt thuê tàu trục vớt ở Hà Tĩnh (Công ty TNHH một thành viên Hữu Tòng, giáo xứ Đông Yên) và các thợ lặn ở Nha Trang ra để vớt vát tài sản, mặt khác vẫn “đơn thương độc mã” trong việc tìm kiếm những người gặp nạn.
Ngày 02.12.2013, vào lúc 16giờ40’ tàu trục vớt và các thợ lặn ra đến nơi và tiếp cận với con tàu bị nạn, khoảng 20 phút sau, tàu cứu hộ của tỉnh Nghệ An ra chỉ để “xem xét tình hình”, đồng thời tìm mọi cách để lấy thông tin về các thợ lặn và tần số các tàu của ngư dân, quay phim chụp ảnh, sau đó lại quay trở về đất liền (neo đậu ở đảo Hòn Ngư, Cửa Lò).
Ngày 03.13.2013, các thợ lặn đã tiến hành lặn xuống để xem xét và đánh giá tình hình đồng thời cắt dây neo, cắt lưới để chuẩn bị trục vớt, nhưng vì sóng to, gió mạnh, trời lạnh mà thuyền lại chìm sâu đến gần 70m, nên công tác trục vớt gặp nhiều khó khăn, họ đã phải cột dây để dùng các tàu của các ngư dân ở thôn Tân An dìu kéo con tàu bị chìm vào nơi có độ sâu ít hơn.
Đến chiều ngày 06.12.2013, con tàu bị chìm đã được kéo dìu vào gần Lạch Quèn, ở đây các thợ lặn đã rất vất vả trong việc làm cho con tàu nổi lên mặt nước, họ phải nhờ đến sự trợ giúp của các tàu đánh cá của hai giáo xứ là Phú Yên và Mành Sơn, mới có thể đưa con tàu nổi lên mặt nước vào 23giờ ngày 09.12.2013.
Vào lúc 5giờ sáng ngày 10.12.2013, con tàu được các ngư dân đưa vào neo đậu ở thôn Tân An để sửa chữa.
Tổng chi phí của việc trục vớt con tàu bị chìm theo hợp đồng với công ty TNHH Một Thành Viên Hữu Tòng là 460.000.000đ(bốn trăm sáu mươi triệu đồng), nhưng chủ công ty và anh em thợ lặn đến từ Nha Trang đều là người Công Giáo, nên chỉ nhận 355.000.000đ(ba trăm năm mươi lăm triệu đồng), còn lại 105.000.000đ(một trăm lẻ năm triệu đồng) họ đã ủng hộ cho các gia đình gặp nạn. Đó là chưa kể chi phí cho đoàn tàu của anh chị em giáo dân Phú Yên hỗ trợ trong việc trục vớt con tàu từ đầu cho đến khi hoàn thành.
Trong suốt quá trình gặp nạn-cứu hộ cứu nạn và trục vớt con tàu, các cơ quan chức năng đã không làm việc với khả năng và trách nhiệm của mình, đánh lừa dư luận với bản “Báo cáo nhanh với Thủ Tướng về vụ chìm tàu ở Thôn Tân An, An Hòa, Quỳnh Lưu, Nghệ An” (*) sai sự thật, bên cạnh đó dùng báo chí để tuyên truyền những thông tin không đúng; thậm chí lại còn gây khó dễ cho những người xả thân để giúp những gia đình bị nạn. Thật đáng buồn về cung cách làm việc thiếu trách nhiệm như vậy, nếu đội cứu hộ nhanh chóng, kịp thời cứu nạn thì chắc hẳn những người được cứu sống không phải là hai mà hơn thế, đồng thời, việc trục vớt con tàu gặp nạn cũng không khó khăn, mất nhiều thời gian, công sức và tiền của như vậy.
Trên đây là những gì mà con và giáo dân xứ Phú Yên đã chứng kiến và ghi lại đúng sự thật, chúng con xin được báo cáo với Đức Cha.
Cuối cùng, chúng con xin chân thành cám ơn Đức Cha đã đồng hành với chúng con trong mọi biến cố, nhất là trong biến cố đau thương này. Nguyện xin Thiên Chúa qua lời bầu cử của Đức Mẹ tuôn đổ muôn ơn lành trên Đức Cha, và kính chúc Đức Cha một Mùa Giáng Sinh an lành thánh đức, một năm mới tràn đầy hồng ân, để Đức Cha chia tiếp tục dẫn dắt chúng con cập bến bình an, đạt được hạnh phúc viên mãn trong sự thật và tình yêu của Thiên Chúa.
Phú Yên, ngày 11 tháng 12 năm 2013
Linh mục quản Xứ
(Đã ký)
Antôn Nguyễn Văn Thanh
* Các thông số của con tàu NA 90249 TS:
- Chiều dài: 18m
- Chiều rộng: 4,95m
- Độ chìm: 2,7m
- Công suất: 380CV
- Tàu mới đi được 2 lượt, lượt thứ 3 thì gặp nạn
- Giá thành của con tàu: 1,7tỷ đồng (Hai gia đình chung nhau: Nguyễn Văn Cung và bà Nguyễn Thị Hương (góa chồng), nhưng chủ yếu là vốn vay của gia đình bà Hương)
-------------------
(*):
http://baonghean.vn/thoi-su-chinh-tri/201311/bao-cao-nhanh-ve-viec-tau-ca-ngu-dan-nghe-an-gap-nan-tren-bien-422420/
GPVO - Như tin đã đưa, sáng ngày 30.11.2013, ngay sau thánh lễ tại giáo họ Quý Vinh (xứ Yên Hoà), Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp nhận được tin và đã lập tức lên đường đến giáo xứ Phú Yên (hạt Thuận Nghĩa) thăm gia đình những người gặp nạn trong vụ chìm tàu ngày 28.11.2013.
Cùng với cha quản nhiệm, Đức Cha Phaolô đã đến tận nơi thăm hỏi động viên các thân nhân, thắp nén hương và dâng lời nguyện cầu cho những người con xấu số. Có những gia cảnh đã làm cho vị chủ chăn nghẹn lời cảm thương trước nỗi mất mát quá lớn lao của họ, như gia đình bà quả phụ Anna Nguyễn Thị Hương khi 2 con trai của bà ra đi không trở về nữa…
Đức Cha ân cần an ủi các thân nhân và động viên họ sớm vượt qua nỗi đau thương mất mát, đồng thời hỗ trợ cho mỗi gia đình gặp nạn 5 triệu đồng. Ngài yêu cầu cha quản quản nhiệm Antôn Nguyễn Văn Thanh cùng bà con giáo xứ tìm mọi cách cứu vớt các nạn nhân và trục vớt con tàu.
Liên quan đến vụ chìm tàu này, Cha Antôn Nguyễn Văn Thanh, quản nhiệm giáo xứ Phú Yên đã có văn bản “Tường trình về vụ chìm tàu ở Giáo xứ Phú Yên ngày 28.11.2013”
gửi đến Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giáo mục giáo phận Vinh. Nội dung văn bản tường trình như sau:
********
Giáo Phận Vinh
Giáo xứ Phú Yên
***
Giáo xứ Phú Yên (hạt Thuận Nghĩa): Tường trình về vụ chìm tàu ngày 28.11.2013
Kính gửi: Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp - Giám mục Giáo phận Vinh
Vụ chìm tàu tại giáo xứ Phú Yên vào ngày 28.11.2013 thật sự đã gây rúng động và đau thương, cách riêng cho các gia đình nạn nhân. Mọi người trong giáo xứ vẫn chưa hết bàng hoàng khi những người con của giáo xứ ra đi trên chuyến tàu định mệnh sáng ngày 17.11 vĩnh viễn không trở về nữa. Bên cạnh niềm xót thương vô bờ, vẫn còn đó những điều đáng buồn khác về trách nhiệm và sự quan tâm của phía đại diện chính quyền trong việc hỗ trợ cứu nạn người dân. Sau đây, với tư cách Cha Quản nhiệm giáo xứ Phú Yên, con – linh mục Antôn Nguyễn Văn Thanh xin được tường trình cụ thể về vụ chìm tàu kinh hoàng trên như sau:
Sáng ngày 17.11.2013, con tàu mang biển kiểm soát: NA 90249 TS xuất phát từ thôn Tân An, An Hòa, Quỳnh Lưu ra khơi đánh cá. Tàu do anh Phêrô Nguyễn Văn Trí (thuộc giáo xứ Phú Yên, sinh năm 1982) làm thuyền trưởng, cùng đi có 9 ngư dân khác:
1. Phêrô Nguyễn Văn Huỳnh (em trai anh Trí), sinh năm 1990, thôn Tân An, An Hòa, Quỳnh Lưu, Nghệ An
2. Giuse Nguyễn Duy Khiêm, sinh năm 1998, thôn Tân An, An Hòa, Quỳnh Lưu, Nghệ An
3. Phêrô Nguyễn Văn Hải, sinh năm 1997, thôn Tân An, An Hòa, Quỳnh Lưu, Nghệ An
4. Phêrô Trần Văn Hùng, sinh năm 1984, (giáo họ Vạn Thủy, xứ Thuận Giang) Quỳnh Hưng, Quỳnh Lưu. Nghệ An
5. Hồ Vĩnh Thế, sinh năm 1985, thôn Hồng Phong, An Hòa, Quỳnh Lưu, Nghệ An
6. Phạm Thanh Ngoan, sinh năm 1965, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Lưu, Nghệ An
7. Anh Lâm, sinh năm 1986, Phường Hòa Hiếu, thị xã Thái Hòa, Nghệ An
8. Hồ Vĩnh Lai, sinh năm 1978, thôn Hồng Phong, xã An Hòa, Quỳnh Lưu, Nghệ An
9. Nguyễn Văn Hà, sinh năm 1997, Quỳnh Long, Quỳnh Lưu, Nghệ An
Sau 7 ngày đêm đánh bắt cá, khoảng 5 giờ ngày 28.11.2013, các thuyền viên đang kéo lưới, gặp gió mùa Đông Bắc, sóng to gió mạnh, nước tràn vào tàu, làm tàu bị nghiêng sang một bên, các thuyền viên đã tìm mọi cách để cân bằng con thuyền, nhưng mọi nỗ lực của các thuyền viên đều không đạt được mục đích. Trên tàu chỉ có 2 áo phao và một tấm xốp (tấm xốp rộng khoảng 2m vớt được khi tàu đang trên đường đi ra khơi).
Khi cảm thấy đã hoàn toàn bất lực, các thuyền viên đã phát tín hiệu cấp cứu, với 3 tiếng “cứu, cứu, cứu” và “anh Kính ơi, cứu em với”, sau đó nước biển tràn vào thuyền làm mất toàn bộ tín hiệu (lúc đó là khoảng 5giờ20’). Tọa độ tàu nhận được tín hiệu cấp cứu xác định là ở vào 107,5 độ Vĩ Bắc, 108 độ Kinh Đông, cách đất liền chừng 82 hải lý.
Các thuyền viên sau khi rời khỏi thuyền, đã cùng nhau bám vào tấm xốp có bọc lưới và để trôi lênh đênh trên biển. Do trời lạnh và sóng lại lớn nên các thuyền viên chỉ có thể bám trụ trên tấm xốp 5-7 giờ đồng hồ, sau đó họ bị tê cứng không thể bám trụ, thế là lần lượt từng người một “ra đi”, người yếu trước, người mạnh sau. Chỉ có hai thuyền viên có áo phao là vẫn còn bám trụ được, cho đến khi được thuyền đánh bắt cá của Quảng Bình cứu sống ở vĩ tuyến 15 độ Bắc.
Khi nhận được tín hiệu cấp cứu, các tàu thuyền khác đánh bắt cá gần đó đã cấp báo về đất liền, đồng thời liên lạc với nhau để xác định chủ và vị trí tàu để tìm kiếm. Dù gặp khó khăn vì gió to sóng mạnh nhưng các tàu thuyền khác đã cùng nhau hỗ trợ nhằm tìm cứu sống những người trên tàu.
Đến khoảng 9giờ30’ ngày 29.11.2013, tàu đánh bắt cá của ông Trần Văn Mơ và Nguyễn Văn Kính đã tìm thấy con tàu gặp nạn và nó vẫn còn nhô lên một phần mũi tàu, chiều cùng ngày, các tàu khác của ngư dân thôn Tân An cũng đến sát con tàu bị chìm.
Vào khoảng 14giờ20’ ngày 29.11.2013, các ngư dân trên tàu Quảng Bình mang số hiệu QB 92287 TS vớt được hai thuyền viên mang áo phao đã mệt lử là anh Hồ Vĩnh Lai và Nguyễn Văn Hà, sau đó họ được chủ tàu là Nguyễn Trung Thành cùng các ngư dân khác chăm sóc và hồi phục phần nào sức khỏe. Đến chiều ngày 29.11.2013, tàu ông Nguyễn Văn Kính vào Quảng Bình đón hai thuyên viên may mắn sống sót, hai người này được đưa về thôn Tân An vào lúc 16giờ35’ chiều 30.11.2013.
Trong khi đó, về phía xã hội, sáng ngày 28.11.2013, dù nhận được cấp báo và tín hiệu cấp cứu, có trong tay đầy đủ phương tiện, nhưng các cơ quan công quyền vẫn chần chừ trong việc cứu hộ cứu nạn. Khi đã tìm thấy con tàu bị chìm, các tàu thuyền của ngư dân đã liên lạc với quý cấp chính quyền, bộ đội biên phòng, đội cứu nạn của tỉnh Nghệ An, xin hỗ trợ kịp thời để trục vớt con tàu, vì lúc này con tàu đang nhô lên một phần mũi tàu, đồng thời tìm kiếm những người gặp nạn, nhưng không hiểu vì lý do gì, việc cứu nạn vẫn không được tiến hành, phải đến 23giờ, ngày 29.11.2013, tàu cứu hộ của Hải Đội 2 mới ra đến nơi vị trí con tàu bị chìm, và sau 30 phút “xem xét”, điện đàm xin chỉ đạo của cấp trên, họ đã cho tàu quay vào bờ với lý do: “tưởng là tàu nổi, đằng này tàu chìm, chúng tôi không làm được”.
Người dân trong khi gặp cảnh đau thương cần đến sự trợ giúp của quý cấp chính quyền, thì những người có trách nhiệm lại chần chừ lần lữa, ngư dân liên tục kêu cứu, thì đội cứu hộ cứu nạn chỉ xem xét và quay về; lúc thì bảo để chúng tôi sẽ giúp, lúc thì bảo chúng tôi không làm được. Đến khi ngư dân không còn hy vọng vào sự trợ giúp của những người có trách nhiệm bên xã hội, linh mục quản nhiệm Antôn Nguyễn Văn Thanh và bà con giáo dân xứ Phú Yên đã phải tự mình lo liệu, một mặt thuê tàu trục vớt ở Hà Tĩnh (Công ty TNHH một thành viên Hữu Tòng, giáo xứ Đông Yên) và các thợ lặn ở Nha Trang ra để vớt vát tài sản, mặt khác vẫn “đơn thương độc mã” trong việc tìm kiếm những người gặp nạn.
Ngày 02.12.2013, vào lúc 16giờ40’ tàu trục vớt và các thợ lặn ra đến nơi và tiếp cận với con tàu bị nạn, khoảng 20 phút sau, tàu cứu hộ của tỉnh Nghệ An ra chỉ để “xem xét tình hình”, đồng thời tìm mọi cách để lấy thông tin về các thợ lặn và tần số các tàu của ngư dân, quay phim chụp ảnh, sau đó lại quay trở về đất liền (neo đậu ở đảo Hòn Ngư, Cửa Lò).
Ngày 03.13.2013, các thợ lặn đã tiến hành lặn xuống để xem xét và đánh giá tình hình đồng thời cắt dây neo, cắt lưới để chuẩn bị trục vớt, nhưng vì sóng to, gió mạnh, trời lạnh mà thuyền lại chìm sâu đến gần 70m, nên công tác trục vớt gặp nhiều khó khăn, họ đã phải cột dây để dùng các tàu của các ngư dân ở thôn Tân An dìu kéo con tàu bị chìm vào nơi có độ sâu ít hơn.
Đến chiều ngày 06.12.2013, con tàu bị chìm đã được kéo dìu vào gần Lạch Quèn, ở đây các thợ lặn đã rất vất vả trong việc làm cho con tàu nổi lên mặt nước, họ phải nhờ đến sự trợ giúp của các tàu đánh cá của hai giáo xứ là Phú Yên và Mành Sơn, mới có thể đưa con tàu nổi lên mặt nước vào 23giờ ngày 09.12.2013.
Vào lúc 5giờ sáng ngày 10.12.2013, con tàu được các ngư dân đưa vào neo đậu ở thôn Tân An để sửa chữa.
Tổng chi phí của việc trục vớt con tàu bị chìm theo hợp đồng với công ty TNHH Một Thành Viên Hữu Tòng là 460.000.000đ(bốn trăm sáu mươi triệu đồng), nhưng chủ công ty và anh em thợ lặn đến từ Nha Trang đều là người Công Giáo, nên chỉ nhận 355.000.000đ(ba trăm năm mươi lăm triệu đồng), còn lại 105.000.000đ(một trăm lẻ năm triệu đồng) họ đã ủng hộ cho các gia đình gặp nạn. Đó là chưa kể chi phí cho đoàn tàu của anh chị em giáo dân Phú Yên hỗ trợ trong việc trục vớt con tàu từ đầu cho đến khi hoàn thành.
Trong suốt quá trình gặp nạn-cứu hộ cứu nạn và trục vớt con tàu, các cơ quan chức năng đã không làm việc với khả năng và trách nhiệm của mình, đánh lừa dư luận với bản “Báo cáo nhanh với Thủ Tướng về vụ chìm tàu ở Thôn Tân An, An Hòa, Quỳnh Lưu, Nghệ An” (*) sai sự thật, bên cạnh đó dùng báo chí để tuyên truyền những thông tin không đúng; thậm chí lại còn gây khó dễ cho những người xả thân để giúp những gia đình bị nạn. Thật đáng buồn về cung cách làm việc thiếu trách nhiệm như vậy, nếu đội cứu hộ nhanh chóng, kịp thời cứu nạn thì chắc hẳn những người được cứu sống không phải là hai mà hơn thế, đồng thời, việc trục vớt con tàu gặp nạn cũng không khó khăn, mất nhiều thời gian, công sức và tiền của như vậy.
Trên đây là những gì mà con và giáo dân xứ Phú Yên đã chứng kiến và ghi lại đúng sự thật, chúng con xin được báo cáo với Đức Cha.
Cuối cùng, chúng con xin chân thành cám ơn Đức Cha đã đồng hành với chúng con trong mọi biến cố, nhất là trong biến cố đau thương này. Nguyện xin Thiên Chúa qua lời bầu cử của Đức Mẹ tuôn đổ muôn ơn lành trên Đức Cha, và kính chúc Đức Cha một Mùa Giáng Sinh an lành thánh đức, một năm mới tràn đầy hồng ân, để Đức Cha chia tiếp tục dẫn dắt chúng con cập bến bình an, đạt được hạnh phúc viên mãn trong sự thật và tình yêu của Thiên Chúa.
Phú Yên, ngày 11 tháng 12 năm 2013
Linh mục quản Xứ
(Đã ký)
Antôn Nguyễn Văn Thanh
* Các thông số của con tàu NA 90249 TS:
- Chiều dài: 18m
- Chiều rộng: 4,95m
- Độ chìm: 2,7m
- Công suất: 380CV
- Tàu mới đi được 2 lượt, lượt thứ 3 thì gặp nạn
- Giá thành của con tàu: 1,7tỷ đồng (Hai gia đình chung nhau: Nguyễn Văn Cung và bà Nguyễn Thị Hương (góa chồng), nhưng chủ yếu là vốn vay của gia đình bà Hương)
-------------------
(*):
http://baonghean.vn/thoi-su-chinh-tri/201311/bao-cao-nhanh-ve-viec-tau-ca-ngu-dan-nghe-an-gap-nan-tren-bien-422420/