Canh tân kinh nguyện gia đình qua Phút Hồi Tâm
Trong cuộc sống hôm nay, các gia đình có còn quay quần bên nhau trong các giờ kinh hôm, kinh mai? Tại sao giờ kinh gia đình không có sức hút, chưa giúp chúng ta cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa? Trong khi đó, theo Tông huấn Familiaris Consortio của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II thì “Kinh nguyện phải là phần thiết yếu và là trung tâm điểm của đời sống Kitô hữu, giúp gia đình góp phần vào việc biến đổi thế giới” (FC 62).
Trong đường hướng “Phúc - Âm - Hóa đời sống gia đình” theo định hướng mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam, chiều thứ Bảy 07/12/2013, Nữ tu Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, OP, Đặc trách Chương trình Chuyên đề Giáo Dục đã giới thiệu một phương thế canh tân kinh nguyện trong gia đình mang tên: “PHÚT HỒI TÂM - Cách sống đức tin của gia đình hiện đại” tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn.
Kinh nguyện và Đời sống
Mở đầu, Sr. Maria nói rằng giờ kinh tối trong gia đình là giờ “ngồi bên nhau” và “cùng nhau ngồi bên Chúa”, là giờ của chân lý, là một khám phá kỳ diệu, là một liều thuốc thần tiên xây dựng gia đình hạnh phúc. Kinh nguyện gia đình là phương thế hữu hiệu cho việc giáo dục đức tin cho con cái và chất keo xây dựng gia đình hạnh phúc. Thế nhưng, phương thế này đang bị các gia đình Công Giáo lãng quên và thay vào đó bằng những phương thế giải trí: phim ảnh, truyền hình, computer, game, điện thoại, những cuộc vui chơi bên ngoài gia đình… Do đó, để củng cố đức tin cho cả nhà và xây dựng gia đình hạnh phúc, chúng ta cần phải tái lập lại những giờ kinh tối trong gia đình, và chính cha mẹ đóng vai trò quyết định cho vấn đề nầy.
Nội dung kinh nguyện gia đình là chính cuộc sống gia đình vì “vui mừng và cực nhọc, hy vọng và u buồn, ngày sinh và ngày kỷ niệm chu niên, kỷ niệm ngày cưới của cha mẹ, những chuyến xa nhà và trở về, những chọn lựa quan trọng và quyết liệt, cái chết của những đều là những dấu hiệu về sự hiện diện ưu ái của Thiên Chúa trong cuộc sống gia đình; những biến cố ấy cũng phải trở thành những lúc thuận tiện cho lời tạ ơn, khẩn nguyện, cho sự tin tưởng phó thác của gia đình trong bàn tay Cha chung trên trời” ( FC 59).
Các thành viên càng cầu nguyện chung với nhau thì càng hiệp nhất bền chặt vì cảm nhận được sự hiện diện sống động của Chúa Giêsu, vì “Thầy bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt 18,19-20).
Chất lượng kinh nguyện của từng gia đình sẽ tỷ lệ thuận với đời sống hạnh phúc. Mẹ Têrêsa Calcutta đã từng nhắn nhủ: “Chúng ta hãy thương yêu nhau như Thiên Chúa đã yêu thương mỗi một người chúng ta. Mà tình yêu này được bắt đầu ở đâu? Ở ngay gia đình của chúng ta. Nó được bắt đầu ra sao? Ở việc gia đình cùng nhau cầu nguyện”.
Canh tân kinh nguyện gia đình
Có nhiều cách để gặp gỡ Chúa và cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa trong đời sống, trong giờ kinh gia đình. Sr. Maria đã giới thiệu cách cầu nguyện với Phút Hồi Tâm để canh tân kinh nguyện gia đình. Phút Hồi Tâm là “vượt qua” đời thường để “chạm đến” Thiên Chúa, gặp Chúa trong đời thường. Nếu có tương quan thường xuyên với Chúa, chúng ta sẽ đọc được bài học Ngài gửi đến cho chúng ta trong từng biến cố của cuộc đời cách dễ dàng hơn. Giác quan giúp thấy dấu chỉ, lý trí giúp đọc ý nghĩa, và Đức tin là “chìa khóa” đọc “mật thư” đời sống.
Kinh tối phối hợp với Phút Hồi Tâm là dịp giúp cho cha mẹ con cái gần nhau, tình thân gia đình được gắn bó, biết được các sinh hoạt trong ngày của con cái, giúp đức tin con cái được vững mạnh, biết phó thác mọi việc cho Chúa. Mỗi gia đình nên dành riêng một góc thân mật, ấm cúng, nơi gia đình quây quần bên nhau mỗi tối, nơi anh chị em nói lên lời thương yêu nhau, hòa giải với nhau, tìm hiểu nhau. Phút Hồi Tâm diễn tả hai chiều của cây Thánh giá: chiều thẳng đứng nối chúng ta với Chúa và chiều ngang nối chúng ta với nhau, giữa vợ chồng và con cái, giữa các thành viên trong gia đình với nhau. Đừng trang trí rườm rà, chỉ một ảnh tượng, một đèn cầy nhỏ, một bình hoa nếu có, để tất cả tập trung vào điểm chính yếu: Gia đình ở bên nhau trước mặt Chúa. Sr. Maria cũng giới thiệu hai mẫu Kinh Tối phối hợp với Phút Hồi Tâm:
Mẫu 1: Đọc Kinh Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh, Lạy Nữ Vương... hoặc kinh nào mà gia đình thích đọc. Sau đó, cùng làm Phút Hồi Tâm với nhau. Hát bài tạ ơn hay bài dâng mình cho Chúa hoặc kính Đức Mẹ.
Mẫu 2: Hát kính Chúa Thánh Thần. Đọc Lời Chúa trong ngày hoặc Lời Chúa tự chọn. Làm Phút Hồi Tâm. Đọc Kinh Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh, Cám ơn. Hát một bài tạ ơn hoặc bài Đức Mẹ thích hợp.
Phút Hồi Tâm là gì?
Phút Hồi Tâm là một phương pháp cầu nguyện nhằm giúp gặp gỡ Chúa trong đời sống thường nhật, qua đó, phần nào giúp chúng ta nhận ra được sự săn sóc yêu thương của Người trong từng giây phút của cuộc đời. Để rồi từ nơi thâm sâu đáy lòng, một thái độ biết ơn trào dâng và cũng từ nơi đáy lòng ấy, lời mời gọi hoán cải được cất lên một khi ta vô tâm trước những ơn lành Chúa ban. Tất cả hướng tới sự biến đổi đời sống của chúng ta cho phù hợp với Thánh ý Chúa hơn.
Phút Hồi Tâm còn là một cách cầu nguyện, một phương thế nuôi dưỡng tình bạn với Chúa, một phương thế giúp nhận định ý Chúa vì tương quan cá nhân, thân thiết với Chúa là đặc nét của đời sống kitô hữu. Với chất liệu là cuộc đời, là những biến cố vui buồn hằng ngày nhằm mục đích tìm gặp Chúa trong mọi sự bằng phương pháp chiêm niệm trong hoạt động. Đời sống thiêng liêng là mối tương quan sống động, thân thiết giữa Chúa với ta: “Chúa muốn ta ở lại trong tình yêu của Người, trở nên bạn hữu của Người” (Ga 15, 9.14-15).
Hoa trái của Phút Hồi Tâm
Phút Hồi Tâm giúp chúng ta sống tình thân mật, nghĩa thiết với Thiên Chúa, trưởng thành hơn trong đời sống Đức Tin. Nó đem đến cho ta những phút lắng đọng, bình yên khi mệt mỏi, chán chường, cũng như những lúc vui tươi, hạnh phúc. Đó chính là môi trường dinh dưỡng chất lượng cao cho tất cả những ai đang khao khát biết Chúa, biết mình hơn. Nó mang lại cho chúng ta lòng tín thác tuyệt đối nơi Chúa vì những biến cố trong ngày cũng có thể để lại trong chúng ta bao ưu sầu, xao xuyến, ngờ vực… Ðiều quan trọng là chúng ta nhận ra những thiếu sót, những vết thương lòng và có được niềm tin tưởng Chúa đã, đang và sẽ tiếp tục chữa lành chúng ta. “Khi tôi cảm thấy được một sự bình thản, an bình trong tâm hồn. Khi tôi cảm thấy được Chúa nâng tôi trong tình thương của Ngài dù cho tôi có bao nhiêu vết thương và thiếu sót. Khi tôi cảm nhận sâu xa được Chúa giải thoát tôi ra khỏi những xiềng xích của chính tôi và tâm hồn tôi được mở ra với Chúa hơn”.
Phút Hồi Tâm giúp chúng ta gặp gỡ và sống chan hòa với nhau, là “phương tiện” để gia đình hiểu nhau hơn, cha mẹ hiểu con cái của mình hơn và ngược lại. Nó giúp các con giải hòa giữa những kèn cựa, hiểu lầm… sống mật thiết với nhau, thấy cần đoàn kết, giúp nhau thăng tiến. Nơi đây, cha mẹ có thể kiềm chế được sự nóng giận của mình trước lỗi lầm của con cái và hướng dẫn con sống thánh hơn.
Phút Hồi Tâm giúp trẻ trưởng thành, biết biểu lộ tình cảm, xúc cảm tiêu cực và tích cực của một cách lành mạnh, bớt cộc cằn, đến lớp dễ hòa đồng, dạn dĩ phát biểu, biết dùng đối thoại để giải quyết các mâu thuẫn, bớt đấm đá.
Phút Hồi Tâm cần được nuôi dưỡng, cần phải kiên trì, chuyên cần, nuôi dưỡng hằng ngày tựa như việc chúng ta tập thể dục. Rất có thể lúc đầu chúng ta chưa đạt được hoa trái, nhưng chúng ta cứ an tâm bởi đây không phải là chuyện thành công hay thất bại, nhưng là một tiến trình của gặp gỡ, của cảm nghiệm.
Phút Hồi Tâm là một tiến trình liên tục của cả đời. Giúp chúng ta cảm nhận và ý thức Chúa luôn đi bên cạnh, trong tình thương của Ngài và cảm nhận được sự bình an trong tâm hồn. Phút Hồi Tâm giúp chúng ta chủ động tận dụng mọi hoàn cảnh để huấn luyện bản thân về mọi mặt, và qua Phút Hồi Tâm, chính Chúa huấn luyện chúng ta.
Phút Hồi Tâm có thể áp dụng cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đoàn, hội đoàn… nó cũng có thể áp dụng cho những dịp gặp gỡ cá nhân, bạn bè hoặc trong nhiều hoàn cảnh khác nhau để tạo bầu khí vui tươi, hạnh phúc, truyền cảm hứng trong một nhóm, lớp học, hội trại… như sau một buổi học/khóa học, một buổi, một ngày, một kỳ tĩnh tâm, một chuyến đi nghỉ, đi công tác từ thiện xã hội, một cuộc hội ngộ...
Cách thực hiện Phút Hồi Tâm
Để làm Phút Hồi Tâm hiệu quả cần những yếu tố:
- Về thời gian, chỉ cần 10 đến 15 phút, chúng ta có thể làm Phút Hồi Tâm hằng ngày, trong ngày, buổi tối hoặc mỗi tuần một lần vào ngày cuối tuần, hay những dịp quan trọng như: sau một ngày làm việc, sau một tuần làm việc, sau một bữa ăn hay bữa tiệc, một cuộc gặp gỡ thân tình, kỷ niệm ngày cưới, ngày lễ bổn mạng, ngày sinh của một thành viên trong gia đình, ngày cuối năm, Ngày của Cha, Ngày của Mẹ, ngày lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh. Nhưng tốt nhất, nên tập thói quen làm Phút Hồi Tâm mỗi ngày trong giờ kinh nguyện gia đình.
- Về nơi chốn, chúng ta có thể thực hiện Phút Hồi Tâm ở bất cứ nơi đâu miễn là nơi ấy giúp chúng ta tập trung và lắng đọng tâm hồn, tốt nhất nên chọn một nơi có không khí trong lành và yên tĩnh.
- Về thái độ tâm hồn, nên dành vài phút lắng đọng tâm trí trước khi bước vào Phút Hồi Tâm, có thể đi lại hay nghe nhạc không lời để thư giãn, biện pháp hít thở cũng là cách giúp chúng ta lắng đọng tâm hồn, hãy hít vào thật dài và sâu bằng mũi rồi từ từ thở ra bằng miệng với làn hơi mỏng và nhỏ. Trong khi hít thở, toàn thân thả lỏng và chú ý dõi theo hơi thở của mình, sau 3-4 lần chúng ta sẽ thấy thư giãn và lắng đọng.
Các bước thực hiện Phút Hồi Tâm:
Bước 1: Tâm tình tri ân
Hãy nhìn lại những món quà Thiên Chúa đã tặng ban cho mình trong ngày hôm nay, và dâng lời tạ ơn Người. Hãy ý thức Chúa đang ở bên mình, người đang nhìn bạn trìu mến. Hãy xin Ngài giúp bạn nhìn lại mọi hoạt động, và cảm xúc đã diễn ra nơi bạn trong suốt một ngày qua (hay một tuần, một tháng, một năm hoặc một khoảng thời gian nào đó).
Hãy tự hỏi mình xem “tôi thấy biết ơn nhất về khoảnh khắc nào trong ngày? Vào lúc nào trong ngày hôm nay tôi cho và nhận tình thương nhiều nhất? Hay đơn giản đâu là lúc tôi vui nhất trong ngày hôm nay? Tôi muốn tạ ơn Chúa vì điều gì nhất?”
Bước 2: Xin ơn tha thứ và chữa lành
Cầu xin Thiên Chúa, Đấng giàu lòng nhân từ và hay tha thứ, chữa lành tâm hồn mình và cất đi những gánh nặng nề khi bạn nhận ra những yếu đuối, thói quen không tốt, ý nghĩ lệch lạc, vết thương nơi lòng mình. Hãy nhớ lại đâu là giây phút bạn thấy khó biết ơn Chúa nhất. Có thể khi bạn gặp chuyện buồn trái ý, hoặc khi bị mất niềm vui… Chia sẻ với các thành viên trong gia đình hoặc trong nhóm những gì bạn vừa cảm nghiệm.
Bước 3: Quyết tâm đổi mới
Tôi sẽ làm gì để có thể sống một ngày hạnh phúc hơn, ý nghĩa hơn? Tôi cần thay đổi điều gì trong cách hành xử và lối sống của tôi? Nếu trong hoàn cảnh của tôi, Chúa sẽ làm gì?
Kết thúc Phút Hồi Tâm, trong tâm tình cầu nguyện: Bạn tạ ơn Chúa vì thời gian trôi qua với những niềm vui, ơn lành; bạn cũng bày tỏ với Người mọi nỗi phiền muộn, chán nản đã gặp phải.
Mẫu gia đình làm Phút Hồi Tâm
Sr. Maria Hồng Quế mời gọi cộng đoàn cùng làm Phút Hồi Tâm với gia đình chị Hiền Minh, gia đình chị đã thực hiện Phút Hồi Tâm từ ngày học giáo lý hôn nhân, từ khi còn yêu nhau đến lúc lập gia đình và cho đến nay, khi con cái ngày càng lớn khôn. Xin ghi lại lời thuật của Sr. Maria về những tâm tình của các thành viên trong gia đình chị Hiền Minh trong một ngày điển hình cùng những nhận xét của Sr. về hoa trái của Phút Hồi Tâm:
Sau khi đọc 3 kinh Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng danh, người mẹ nói: “Hôm nay, mẹ rất vui và muốn tạ ơn Chúa vì hai con rất ngoan: sau khi học xong biết thu xếp đồ chơi gọn gang, biết xuống bếp phụ mẹ nhặt rau, chuẩn bị bữa cơm cho gia đình ta. Bữa cơm gia đình ta hôm nay ngon hẳn vì có bàn tay giúp đỡ của hai con”.
Nơi Phút Hồi Tâm, người mẹ biết chấp nhận giá trị sự đóng góp của con trẻ và đứa trẻ rất vui vì được mẹ đánh giá cao, để sau đó trẻ sẽ tiếp tục làm những điều tốt.
“Hôm nay, mẹ rất vui và muốn tạ ơn Chúa vì ba đi làm về bình an, khỏe mạnh. Ba mua quà cho cả nhà. Dù mệt mỏi nhưng Ba vẫn dành thời gian chơi và dạy chúng con học bài”.
Nơi Phút Hồi Tâm, người vợ, người mẹ đã biết nâng cao giá trị của người cha trong gia đình và dạy cho con biết nhìn ra ơn lành của Chúa, và cầu nguyện với Chúa trong những chuyện rất bình thường, ngay cả việc ba đi làm về một ngày bình an, chúng ta cũng phải cảm ơn Chúa vì trong cuộc sống thường nhật một ngày xảy ra biết bao nhiêu tai nạn trên đường phố. Và qua đó, cho con nhìn thấy được vai trò, giá trị sự đóng góp của người chồng, người cha trong gia đình.
“Hôm nay, hai con ở nhà có chuyện gì vui không, chúng con có thể kể cho ba mẹ và Chúa nghe không?”
“Hôm nay, con vui vì ông bà và các dì từ xa tới thăm cho rất nhiều đồ chơi, con chia sẻ cho bạn hàng xóm cùng chơi rất vui. Con được ra vườn nằm chơi với ông Ngoại, ông kể cho con nghe chuyện Hoàng Tử Nhỏ ngoan hiền… Hôm nay, con vui vì con đã giúp mẹ thu dọn nhà cửa sạch sẽ. Cả nhà đi tắm biển rất vui, con được chơi, bắt được 2 con ốc và được ăn ngon”.
“Hôm nay, điều gì làm cho các con buồn không? các con có thể nói lên cho ba mẹ và Chúa nghe không?”
“Hôm nay, con buồn vì đã cãi nhau với bạn và con buồn vì bị đau bụng suốt cả ngày, con rất mệt và điều làm con buồn là con đã giành đồ chơi với em, và đã làm bể ly, con đã làm cho Chúa và ba mẹ buồn. Hôm nay, con cũng buồn vì xem TV thấy nhiều người đói khổ, và ở miền Trung đang bị lũ lụ,t nhiều bạn rất lạnh, không được đến trường”.
Chính những thổ lộ của con mà anh Lâm và chị Hiền Minh mới biết là con mình bị đau bụng vì anh chị suốt ngày phải đi làm. Khi thấy mấy đứa trẻ bị đánh động bởi hình ảnh xem được trên TV, anh chị đã hỏi: “Chúng ta làm những điều gì cho những điều chúng con vừa thấy trên TV?” Những đứa trẻ quyết định để dành tiền bỏ vào heo đất để giúp đỡ cho những người nghèo khổ.
Đến lượt anh Minh, người chồng trong gia đình thổ lộ: “Điều làm ba buồn hôm nay là ba muốn xin lỗi Chúa, xin lỗi mẹ và hai con vì ba đã không làm chủ được bản thân, trưa nay ba có to tiếng với mẹ, làm mẹ buồn và gây ra gương mù cho các con”.
Thật là khó nói điều này vì khi làm cha, làm mẹ, chúng ta rất là khó xin lỗi vợ, chồng, con của mình mặc dù biết mình sai; chúng ta tự ái trước chính những người thân yêu nhất của mình. Nhưng nhờ khiêm tốt trước mặt Chúa, anh đã có cơ hội xin lỗi vợ mình và giúp con cái yêu thương anh hơn.
“Hôm nay, ba cảm thấy bầu khí gia đình ta căng thẳng vì Sơn lề mề, không ăn uống ngay, không sửa soạn đi học ngay, phải đợi nhắc, đôi khi ba mẹ phải lên giọng mới chịu làm… vì phải chờ con mà ba đi làm trễ, bị trừ lương”.
Khi kể lại về giờ kinh hôm đó, anh Lâm tâm sự, anh rất tức giận đến nỗi muốn tát con khi con ăn chậm, nói mãi con không nghe, anh trễ giờ làm, nhưng anh đã cố nén lòng để chờ tối đến giờ kinh để góp ý cho con chứ không phải trút giận lên con. Khi uốn nắn con trước mặt Chúa, đứa trẻ chịu nghe và nhận lỗi, đứa bé đã quỳ xuống và xin lỗi ba vì con mà ba bị trễ, bị trừ lương.
Sau đó, cả nhà họ chúc bình an của Chúa cho nhau, mỗi người dâng một lời nguyện ngắn lên Chúa và cả nhà cùng hát một bài tạ ơn hoặc kính Đức Mẹ:
“Lạy Chúa. Con xin dâng lên Chúa những niềm vui của con trong ngày hôm nay, để con luôn giữ trong lòng những món quà quý báu này Chúa đã ban cho con. Con cũng xin dâng lên Chúa những điều buồn phiền của ngày hôm nay, và xin Chúa cho con luôn cảm nhận sự an ủi và hiện diện của Chúa bên cạnh con. Tạ ơn Chúa và cám ơn cả nhà”.
Thực hành Phút Hồi Tâm dành cho văn phòng
Sau khi giới thiệu mẫu thực hành Phút Hồi Tâm dành cho văn phòng, Sr. Maria Hồng Quế cùng các thành viên thường trực: Sr. Ánh Hường, em Như Mai, em Quang Thức của Tiểu ban Chương trình Chuyên đề Giáo Dục đã tái hiện việc thực hành Phút Hồi Tâm mỗi thứ Ba hằng tuần tại văn phòng thay cho các cuộc họp giao ban hằng tuần. Đó là những phút nhìn lại những điểm đẹp, những ân huệ của mỗi người nhận được sau một tuần làm việc và nhận ra những thiếu sót đã ảnh hưởng đến công việc chung.
Đó là những chia sẻ, những cảm nghiệm hết sức chân thật, cụ thể từng công việc, từng sự việc xảy ra trong tuần. Cả Sr. Hồng Quế và 3 thành viên đều cảm nhận về niềm vui, hồng ân của cuộc tĩnh tâm vào đầu tháng 12 của toàn Tiểu ban. Sr. Hồng Quế còn vui mừng khi những người trẻ dần trưởng thành, lần đầu tiên đảm trách đêm diễn nguyện trong buổi tĩnh tâm nhưng đã thực hiện thật tốt. Đó là sự hối tiếc của Sr. Hường, em Thức khi hoàn thành tờ rơi quảng cáo chuyên đề Khóa 28 chậm trễ, góp phần làm cho buổi nói chuyện này ít khán giả. Đó là lời xin lỗi của em Như Mai về sự phàn nàn những người cùng làm việc, không hoàn thành tốt mọi công việc khi có những điều phát sinh. Cả những nỗi buồn trong cuộc sống cũng được Sr. chia sẻ như người quen thân đột ngột qua đời, bị người bạn hiểu lầm…
Sau mỗi lời chia sẻ niềm vui là câu hát ngắn để tạ ơn và ngợi khen Thiên Chúa, sau mỗi lời nhận thiếu sót, khuyết điểm của mỗi người là lời ca xin Chúa thương xót. Và họ kết thúc bằng lời cầu xin ơn trưởng thành và soi sáng cho công việc của tuần kế tiếp.
Thực hành Phút Hồi Tâm trong giờ kinh nguyện gia đình
Gia đình anh chị Thiện Cúc cùng 3 người con, hai gái, một trai đã đến với buổi chuyên đề để thực hành Phút Hồi Tâm cho cộng đoàn thấy được không khí kinh nguyện gia đình mà anh chị và các con đã thường thực hiện hằng đêm. Tuy nhiên, anh đề nghị cả nhà mình làm Phút Hồi Tâm cho một tuần qua.
Sau khi làm dấu và hát kinh Chúa Thánh Thần, anh chị và các con đã chia sẻ những điều bình thường nhất, bình dị nhất, chân thật nhất trong cuộc sống khi thực hiện Phút Hồi Tâm. Anh đã chia sẻ niềm vui khi được gặp lại những anh chị em trong Khóa Đời sống Hôn nhân Gia đình, và được ông bà ngoại đến thăm. Anh lo lắng cho công việc trong tuần không thuận lợi có thể dẫn đến mất việc, anh cũng lo lắng cho kỳ thi sắp tới của các con. Anh cũng xin lỗi chị và các con vì có những lúc nóng giận, to tiếng với chị và các con.
Chị chia sẻ niềm vui khi cảm nhận không khí Giáng Sinh đến gần, đây đó hang đá, cây thông được trang trí nơi các khu xóm. Chị cũng thổ lộ nỗi buồn vì không may nhà bị trộm, chị cũng lo lắng cho việc học của các con, đôi khi la mắng vì các con lơ là việc học, nhưng sự la mắng đó cũng chỉ hy vọng các con ngoan ngoãn hơn. Khi anh hỏi các con có ghét mẹ khi mẹ la mắng không, cả 3 bé đều nói: có, nhưng bây giờ thì không còn ghét mẹ nữa.
Các con anh chị cũng chia sẻ nhiều niềm vui vì trong tuần có sinh nhật, dự tiệc liên hoan trong trường, có ông bà đến chơi, và cũng lo lắng không biết sắp tới có làm bài thi được không. Bé trai thì xin lỗi đã làm phiền lòng mẹ vì chọc em. Anh trấn an các con hãy tự tin vì nếu nghiêm chỉnh học bài thì sẽ làm bài thi tốt, hãy cố gắng học bài và cầu nguyện trước khi thi.
Kết thúc phần chia sẻ, các bé cầu xin Chúa cho bình an, mạnh khỏe, được học giỏi, thi tốt. Nhân dịp mùa Vọng, dọn lòng chờ Chúa đến, anh đã cầu xin cho cả nhà chuẩn bị đón Chúa Giáng Sinh thật sốt sắng. Chúa sẽ đến qua những hình ảnh như người ăn xin, một người bệnh tật xanh xao, khi gặp những người đó có thể mình sẽ gặp Chúa, hãy cố gắng nhận ra Chúa ở những người đó. Chị cảm tạ Chúa đã bảo vệ gia đình chị một tuần bình an, cám ơn Chúa vì gia đình có nhiều niềm vui, và qua những biến cố đã nhắc gia đình hãy sống tốt hơn, cẩn thận hơn, quan tâm hơn đến người khác. Anh chị cũng xin Chúa cho mỗi thành viên ý thức rằng Chúa vẫn luôn hiện diện trong mỗi biến cố của gia đình và xin phó thác những niềm vui, nỗi buồn trong tay Chúa để. Kết thúc buổi cầu nguyện, họ đã cùng nhau hát bài ca “Xin Vâng”.
Nhận ra yếu đuối của mình không phải là điều dễ dàng trước mặt vợ/chồng, con cái vì hạnh phúc và khổ đau luôn song hành trong đời sống thường nhật. Nhưng Tim Mừng Chúa Giêsu đòi hỏi mỗi người hãy thành thật với bản thân, với gia đình để các thành viên trong gia đình hiểu nhau, yêu thương nhau hơn trước sự hiện diện của Chúa. Tóm lại, Kinh Tối và Phút Hồi Tâm là một “đầu tư” lớn vào đời sống thiêng liêng cho con cái. Là phương thế giúp gia đình trở thành “Hội Thánh tại gia”.
Tạ Ân Phúc
Trong đường hướng “Phúc - Âm - Hóa đời sống gia đình” theo định hướng mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam, chiều thứ Bảy 07/12/2013, Nữ tu Maria Nguyễn Thị Hồng Quế, OP, Đặc trách Chương trình Chuyên đề Giáo Dục đã giới thiệu một phương thế canh tân kinh nguyện trong gia đình mang tên: “PHÚT HỒI TÂM - Cách sống đức tin của gia đình hiện đại” tại Trung tâm Mục vụ Tổng Giáo phận Sài Gòn.
Kinh nguyện và Đời sống
Mở đầu, Sr. Maria nói rằng giờ kinh tối trong gia đình là giờ “ngồi bên nhau” và “cùng nhau ngồi bên Chúa”, là giờ của chân lý, là một khám phá kỳ diệu, là một liều thuốc thần tiên xây dựng gia đình hạnh phúc. Kinh nguyện gia đình là phương thế hữu hiệu cho việc giáo dục đức tin cho con cái và chất keo xây dựng gia đình hạnh phúc. Thế nhưng, phương thế này đang bị các gia đình Công Giáo lãng quên và thay vào đó bằng những phương thế giải trí: phim ảnh, truyền hình, computer, game, điện thoại, những cuộc vui chơi bên ngoài gia đình… Do đó, để củng cố đức tin cho cả nhà và xây dựng gia đình hạnh phúc, chúng ta cần phải tái lập lại những giờ kinh tối trong gia đình, và chính cha mẹ đóng vai trò quyết định cho vấn đề nầy.
Các thành viên càng cầu nguyện chung với nhau thì càng hiệp nhất bền chặt vì cảm nhận được sự hiện diện sống động của Chúa Giêsu, vì “Thầy bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt 18,19-20).
Chất lượng kinh nguyện của từng gia đình sẽ tỷ lệ thuận với đời sống hạnh phúc. Mẹ Têrêsa Calcutta đã từng nhắn nhủ: “Chúng ta hãy thương yêu nhau như Thiên Chúa đã yêu thương mỗi một người chúng ta. Mà tình yêu này được bắt đầu ở đâu? Ở ngay gia đình của chúng ta. Nó được bắt đầu ra sao? Ở việc gia đình cùng nhau cầu nguyện”.
Canh tân kinh nguyện gia đình
Có nhiều cách để gặp gỡ Chúa và cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa trong đời sống, trong giờ kinh gia đình. Sr. Maria đã giới thiệu cách cầu nguyện với Phút Hồi Tâm để canh tân kinh nguyện gia đình. Phút Hồi Tâm là “vượt qua” đời thường để “chạm đến” Thiên Chúa, gặp Chúa trong đời thường. Nếu có tương quan thường xuyên với Chúa, chúng ta sẽ đọc được bài học Ngài gửi đến cho chúng ta trong từng biến cố của cuộc đời cách dễ dàng hơn. Giác quan giúp thấy dấu chỉ, lý trí giúp đọc ý nghĩa, và Đức tin là “chìa khóa” đọc “mật thư” đời sống.
Mẫu 1: Đọc Kinh Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh, Lạy Nữ Vương... hoặc kinh nào mà gia đình thích đọc. Sau đó, cùng làm Phút Hồi Tâm với nhau. Hát bài tạ ơn hay bài dâng mình cho Chúa hoặc kính Đức Mẹ.
Mẫu 2: Hát kính Chúa Thánh Thần. Đọc Lời Chúa trong ngày hoặc Lời Chúa tự chọn. Làm Phút Hồi Tâm. Đọc Kinh Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng Danh, Cám ơn. Hát một bài tạ ơn hoặc bài Đức Mẹ thích hợp.
Phút Hồi Tâm là gì?
Phút Hồi Tâm là một phương pháp cầu nguyện nhằm giúp gặp gỡ Chúa trong đời sống thường nhật, qua đó, phần nào giúp chúng ta nhận ra được sự săn sóc yêu thương của Người trong từng giây phút của cuộc đời. Để rồi từ nơi thâm sâu đáy lòng, một thái độ biết ơn trào dâng và cũng từ nơi đáy lòng ấy, lời mời gọi hoán cải được cất lên một khi ta vô tâm trước những ơn lành Chúa ban. Tất cả hướng tới sự biến đổi đời sống của chúng ta cho phù hợp với Thánh ý Chúa hơn.
Phút Hồi Tâm còn là một cách cầu nguyện, một phương thế nuôi dưỡng tình bạn với Chúa, một phương thế giúp nhận định ý Chúa vì tương quan cá nhân, thân thiết với Chúa là đặc nét của đời sống kitô hữu. Với chất liệu là cuộc đời, là những biến cố vui buồn hằng ngày nhằm mục đích tìm gặp Chúa trong mọi sự bằng phương pháp chiêm niệm trong hoạt động. Đời sống thiêng liêng là mối tương quan sống động, thân thiết giữa Chúa với ta: “Chúa muốn ta ở lại trong tình yêu của Người, trở nên bạn hữu của Người” (Ga 15, 9.14-15).
Hoa trái của Phút Hồi Tâm
Phút Hồi Tâm giúp chúng ta gặp gỡ và sống chan hòa với nhau, là “phương tiện” để gia đình hiểu nhau hơn, cha mẹ hiểu con cái của mình hơn và ngược lại. Nó giúp các con giải hòa giữa những kèn cựa, hiểu lầm… sống mật thiết với nhau, thấy cần đoàn kết, giúp nhau thăng tiến. Nơi đây, cha mẹ có thể kiềm chế được sự nóng giận của mình trước lỗi lầm của con cái và hướng dẫn con sống thánh hơn.
Phút Hồi Tâm giúp trẻ trưởng thành, biết biểu lộ tình cảm, xúc cảm tiêu cực và tích cực của một cách lành mạnh, bớt cộc cằn, đến lớp dễ hòa đồng, dạn dĩ phát biểu, biết dùng đối thoại để giải quyết các mâu thuẫn, bớt đấm đá.
Phút Hồi Tâm cần được nuôi dưỡng, cần phải kiên trì, chuyên cần, nuôi dưỡng hằng ngày tựa như việc chúng ta tập thể dục. Rất có thể lúc đầu chúng ta chưa đạt được hoa trái, nhưng chúng ta cứ an tâm bởi đây không phải là chuyện thành công hay thất bại, nhưng là một tiến trình của gặp gỡ, của cảm nghiệm.
Phút Hồi Tâm là một tiến trình liên tục của cả đời. Giúp chúng ta cảm nhận và ý thức Chúa luôn đi bên cạnh, trong tình thương của Ngài và cảm nhận được sự bình an trong tâm hồn. Phút Hồi Tâm giúp chúng ta chủ động tận dụng mọi hoàn cảnh để huấn luyện bản thân về mọi mặt, và qua Phút Hồi Tâm, chính Chúa huấn luyện chúng ta.
Phút Hồi Tâm có thể áp dụng cho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đoàn, hội đoàn… nó cũng có thể áp dụng cho những dịp gặp gỡ cá nhân, bạn bè hoặc trong nhiều hoàn cảnh khác nhau để tạo bầu khí vui tươi, hạnh phúc, truyền cảm hứng trong một nhóm, lớp học, hội trại… như sau một buổi học/khóa học, một buổi, một ngày, một kỳ tĩnh tâm, một chuyến đi nghỉ, đi công tác từ thiện xã hội, một cuộc hội ngộ...
Cách thực hiện Phút Hồi Tâm
Để làm Phút Hồi Tâm hiệu quả cần những yếu tố:
- Về thời gian, chỉ cần 10 đến 15 phút, chúng ta có thể làm Phút Hồi Tâm hằng ngày, trong ngày, buổi tối hoặc mỗi tuần một lần vào ngày cuối tuần, hay những dịp quan trọng như: sau một ngày làm việc, sau một tuần làm việc, sau một bữa ăn hay bữa tiệc, một cuộc gặp gỡ thân tình, kỷ niệm ngày cưới, ngày lễ bổn mạng, ngày sinh của một thành viên trong gia đình, ngày cuối năm, Ngày của Cha, Ngày của Mẹ, ngày lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh. Nhưng tốt nhất, nên tập thói quen làm Phút Hồi Tâm mỗi ngày trong giờ kinh nguyện gia đình.
- Về nơi chốn, chúng ta có thể thực hiện Phút Hồi Tâm ở bất cứ nơi đâu miễn là nơi ấy giúp chúng ta tập trung và lắng đọng tâm hồn, tốt nhất nên chọn một nơi có không khí trong lành và yên tĩnh.
- Về thái độ tâm hồn, nên dành vài phút lắng đọng tâm trí trước khi bước vào Phút Hồi Tâm, có thể đi lại hay nghe nhạc không lời để thư giãn, biện pháp hít thở cũng là cách giúp chúng ta lắng đọng tâm hồn, hãy hít vào thật dài và sâu bằng mũi rồi từ từ thở ra bằng miệng với làn hơi mỏng và nhỏ. Trong khi hít thở, toàn thân thả lỏng và chú ý dõi theo hơi thở của mình, sau 3-4 lần chúng ta sẽ thấy thư giãn và lắng đọng.
Các bước thực hiện Phút Hồi Tâm:
Bước 1: Tâm tình tri ân
Hãy nhìn lại những món quà Thiên Chúa đã tặng ban cho mình trong ngày hôm nay, và dâng lời tạ ơn Người. Hãy ý thức Chúa đang ở bên mình, người đang nhìn bạn trìu mến. Hãy xin Ngài giúp bạn nhìn lại mọi hoạt động, và cảm xúc đã diễn ra nơi bạn trong suốt một ngày qua (hay một tuần, một tháng, một năm hoặc một khoảng thời gian nào đó).
Hãy tự hỏi mình xem “tôi thấy biết ơn nhất về khoảnh khắc nào trong ngày? Vào lúc nào trong ngày hôm nay tôi cho và nhận tình thương nhiều nhất? Hay đơn giản đâu là lúc tôi vui nhất trong ngày hôm nay? Tôi muốn tạ ơn Chúa vì điều gì nhất?”
Bước 2: Xin ơn tha thứ và chữa lành
Cầu xin Thiên Chúa, Đấng giàu lòng nhân từ và hay tha thứ, chữa lành tâm hồn mình và cất đi những gánh nặng nề khi bạn nhận ra những yếu đuối, thói quen không tốt, ý nghĩ lệch lạc, vết thương nơi lòng mình. Hãy nhớ lại đâu là giây phút bạn thấy khó biết ơn Chúa nhất. Có thể khi bạn gặp chuyện buồn trái ý, hoặc khi bị mất niềm vui… Chia sẻ với các thành viên trong gia đình hoặc trong nhóm những gì bạn vừa cảm nghiệm.
Bước 3: Quyết tâm đổi mới
Tôi sẽ làm gì để có thể sống một ngày hạnh phúc hơn, ý nghĩa hơn? Tôi cần thay đổi điều gì trong cách hành xử và lối sống của tôi? Nếu trong hoàn cảnh của tôi, Chúa sẽ làm gì?
Kết thúc Phút Hồi Tâm, trong tâm tình cầu nguyện: Bạn tạ ơn Chúa vì thời gian trôi qua với những niềm vui, ơn lành; bạn cũng bày tỏ với Người mọi nỗi phiền muộn, chán nản đã gặp phải.
Mẫu gia đình làm Phút Hồi Tâm
Sr. Maria Hồng Quế mời gọi cộng đoàn cùng làm Phút Hồi Tâm với gia đình chị Hiền Minh, gia đình chị đã thực hiện Phút Hồi Tâm từ ngày học giáo lý hôn nhân, từ khi còn yêu nhau đến lúc lập gia đình và cho đến nay, khi con cái ngày càng lớn khôn. Xin ghi lại lời thuật của Sr. Maria về những tâm tình của các thành viên trong gia đình chị Hiền Minh trong một ngày điển hình cùng những nhận xét của Sr. về hoa trái của Phút Hồi Tâm:
Sau khi đọc 3 kinh Lạy Cha, Kính Mừng, Sáng danh, người mẹ nói: “Hôm nay, mẹ rất vui và muốn tạ ơn Chúa vì hai con rất ngoan: sau khi học xong biết thu xếp đồ chơi gọn gang, biết xuống bếp phụ mẹ nhặt rau, chuẩn bị bữa cơm cho gia đình ta. Bữa cơm gia đình ta hôm nay ngon hẳn vì có bàn tay giúp đỡ của hai con”.
Nơi Phút Hồi Tâm, người mẹ biết chấp nhận giá trị sự đóng góp của con trẻ và đứa trẻ rất vui vì được mẹ đánh giá cao, để sau đó trẻ sẽ tiếp tục làm những điều tốt.
“Hôm nay, mẹ rất vui và muốn tạ ơn Chúa vì ba đi làm về bình an, khỏe mạnh. Ba mua quà cho cả nhà. Dù mệt mỏi nhưng Ba vẫn dành thời gian chơi và dạy chúng con học bài”.
Nơi Phút Hồi Tâm, người vợ, người mẹ đã biết nâng cao giá trị của người cha trong gia đình và dạy cho con biết nhìn ra ơn lành của Chúa, và cầu nguyện với Chúa trong những chuyện rất bình thường, ngay cả việc ba đi làm về một ngày bình an, chúng ta cũng phải cảm ơn Chúa vì trong cuộc sống thường nhật một ngày xảy ra biết bao nhiêu tai nạn trên đường phố. Và qua đó, cho con nhìn thấy được vai trò, giá trị sự đóng góp của người chồng, người cha trong gia đình.
“Hôm nay, hai con ở nhà có chuyện gì vui không, chúng con có thể kể cho ba mẹ và Chúa nghe không?”
“Hôm nay, con vui vì ông bà và các dì từ xa tới thăm cho rất nhiều đồ chơi, con chia sẻ cho bạn hàng xóm cùng chơi rất vui. Con được ra vườn nằm chơi với ông Ngoại, ông kể cho con nghe chuyện Hoàng Tử Nhỏ ngoan hiền… Hôm nay, con vui vì con đã giúp mẹ thu dọn nhà cửa sạch sẽ. Cả nhà đi tắm biển rất vui, con được chơi, bắt được 2 con ốc và được ăn ngon”.
“Hôm nay, điều gì làm cho các con buồn không? các con có thể nói lên cho ba mẹ và Chúa nghe không?”
“Hôm nay, con buồn vì đã cãi nhau với bạn và con buồn vì bị đau bụng suốt cả ngày, con rất mệt và điều làm con buồn là con đã giành đồ chơi với em, và đã làm bể ly, con đã làm cho Chúa và ba mẹ buồn. Hôm nay, con cũng buồn vì xem TV thấy nhiều người đói khổ, và ở miền Trung đang bị lũ lụ,t nhiều bạn rất lạnh, không được đến trường”.
Chính những thổ lộ của con mà anh Lâm và chị Hiền Minh mới biết là con mình bị đau bụng vì anh chị suốt ngày phải đi làm. Khi thấy mấy đứa trẻ bị đánh động bởi hình ảnh xem được trên TV, anh chị đã hỏi: “Chúng ta làm những điều gì cho những điều chúng con vừa thấy trên TV?” Những đứa trẻ quyết định để dành tiền bỏ vào heo đất để giúp đỡ cho những người nghèo khổ.
Đến lượt anh Minh, người chồng trong gia đình thổ lộ: “Điều làm ba buồn hôm nay là ba muốn xin lỗi Chúa, xin lỗi mẹ và hai con vì ba đã không làm chủ được bản thân, trưa nay ba có to tiếng với mẹ, làm mẹ buồn và gây ra gương mù cho các con”.
Thật là khó nói điều này vì khi làm cha, làm mẹ, chúng ta rất là khó xin lỗi vợ, chồng, con của mình mặc dù biết mình sai; chúng ta tự ái trước chính những người thân yêu nhất của mình. Nhưng nhờ khiêm tốt trước mặt Chúa, anh đã có cơ hội xin lỗi vợ mình và giúp con cái yêu thương anh hơn.
“Hôm nay, ba cảm thấy bầu khí gia đình ta căng thẳng vì Sơn lề mề, không ăn uống ngay, không sửa soạn đi học ngay, phải đợi nhắc, đôi khi ba mẹ phải lên giọng mới chịu làm… vì phải chờ con mà ba đi làm trễ, bị trừ lương”.
Khi kể lại về giờ kinh hôm đó, anh Lâm tâm sự, anh rất tức giận đến nỗi muốn tát con khi con ăn chậm, nói mãi con không nghe, anh trễ giờ làm, nhưng anh đã cố nén lòng để chờ tối đến giờ kinh để góp ý cho con chứ không phải trút giận lên con. Khi uốn nắn con trước mặt Chúa, đứa trẻ chịu nghe và nhận lỗi, đứa bé đã quỳ xuống và xin lỗi ba vì con mà ba bị trễ, bị trừ lương.
Sau đó, cả nhà họ chúc bình an của Chúa cho nhau, mỗi người dâng một lời nguyện ngắn lên Chúa và cả nhà cùng hát một bài tạ ơn hoặc kính Đức Mẹ:
“Lạy Chúa. Con xin dâng lên Chúa những niềm vui của con trong ngày hôm nay, để con luôn giữ trong lòng những món quà quý báu này Chúa đã ban cho con. Con cũng xin dâng lên Chúa những điều buồn phiền của ngày hôm nay, và xin Chúa cho con luôn cảm nhận sự an ủi và hiện diện của Chúa bên cạnh con. Tạ ơn Chúa và cám ơn cả nhà”.
Thực hành Phút Hồi Tâm dành cho văn phòng
Sau khi giới thiệu mẫu thực hành Phút Hồi Tâm dành cho văn phòng, Sr. Maria Hồng Quế cùng các thành viên thường trực: Sr. Ánh Hường, em Như Mai, em Quang Thức của Tiểu ban Chương trình Chuyên đề Giáo Dục đã tái hiện việc thực hành Phút Hồi Tâm mỗi thứ Ba hằng tuần tại văn phòng thay cho các cuộc họp giao ban hằng tuần. Đó là những phút nhìn lại những điểm đẹp, những ân huệ của mỗi người nhận được sau một tuần làm việc và nhận ra những thiếu sót đã ảnh hưởng đến công việc chung.
Đó là những chia sẻ, những cảm nghiệm hết sức chân thật, cụ thể từng công việc, từng sự việc xảy ra trong tuần. Cả Sr. Hồng Quế và 3 thành viên đều cảm nhận về niềm vui, hồng ân của cuộc tĩnh tâm vào đầu tháng 12 của toàn Tiểu ban. Sr. Hồng Quế còn vui mừng khi những người trẻ dần trưởng thành, lần đầu tiên đảm trách đêm diễn nguyện trong buổi tĩnh tâm nhưng đã thực hiện thật tốt. Đó là sự hối tiếc của Sr. Hường, em Thức khi hoàn thành tờ rơi quảng cáo chuyên đề Khóa 28 chậm trễ, góp phần làm cho buổi nói chuyện này ít khán giả. Đó là lời xin lỗi của em Như Mai về sự phàn nàn những người cùng làm việc, không hoàn thành tốt mọi công việc khi có những điều phát sinh. Cả những nỗi buồn trong cuộc sống cũng được Sr. chia sẻ như người quen thân đột ngột qua đời, bị người bạn hiểu lầm…
Sau mỗi lời chia sẻ niềm vui là câu hát ngắn để tạ ơn và ngợi khen Thiên Chúa, sau mỗi lời nhận thiếu sót, khuyết điểm của mỗi người là lời ca xin Chúa thương xót. Và họ kết thúc bằng lời cầu xin ơn trưởng thành và soi sáng cho công việc của tuần kế tiếp.
Thực hành Phút Hồi Tâm trong giờ kinh nguyện gia đình
Gia đình anh chị Thiện Cúc cùng 3 người con, hai gái, một trai đã đến với buổi chuyên đề để thực hành Phút Hồi Tâm cho cộng đoàn thấy được không khí kinh nguyện gia đình mà anh chị và các con đã thường thực hiện hằng đêm. Tuy nhiên, anh đề nghị cả nhà mình làm Phút Hồi Tâm cho một tuần qua.
Sau khi làm dấu và hát kinh Chúa Thánh Thần, anh chị và các con đã chia sẻ những điều bình thường nhất, bình dị nhất, chân thật nhất trong cuộc sống khi thực hiện Phút Hồi Tâm. Anh đã chia sẻ niềm vui khi được gặp lại những anh chị em trong Khóa Đời sống Hôn nhân Gia đình, và được ông bà ngoại đến thăm. Anh lo lắng cho công việc trong tuần không thuận lợi có thể dẫn đến mất việc, anh cũng lo lắng cho kỳ thi sắp tới của các con. Anh cũng xin lỗi chị và các con vì có những lúc nóng giận, to tiếng với chị và các con.
Chị chia sẻ niềm vui khi cảm nhận không khí Giáng Sinh đến gần, đây đó hang đá, cây thông được trang trí nơi các khu xóm. Chị cũng thổ lộ nỗi buồn vì không may nhà bị trộm, chị cũng lo lắng cho việc học của các con, đôi khi la mắng vì các con lơ là việc học, nhưng sự la mắng đó cũng chỉ hy vọng các con ngoan ngoãn hơn. Khi anh hỏi các con có ghét mẹ khi mẹ la mắng không, cả 3 bé đều nói: có, nhưng bây giờ thì không còn ghét mẹ nữa.
Các con anh chị cũng chia sẻ nhiều niềm vui vì trong tuần có sinh nhật, dự tiệc liên hoan trong trường, có ông bà đến chơi, và cũng lo lắng không biết sắp tới có làm bài thi được không. Bé trai thì xin lỗi đã làm phiền lòng mẹ vì chọc em. Anh trấn an các con hãy tự tin vì nếu nghiêm chỉnh học bài thì sẽ làm bài thi tốt, hãy cố gắng học bài và cầu nguyện trước khi thi.
Kết thúc phần chia sẻ, các bé cầu xin Chúa cho bình an, mạnh khỏe, được học giỏi, thi tốt. Nhân dịp mùa Vọng, dọn lòng chờ Chúa đến, anh đã cầu xin cho cả nhà chuẩn bị đón Chúa Giáng Sinh thật sốt sắng. Chúa sẽ đến qua những hình ảnh như người ăn xin, một người bệnh tật xanh xao, khi gặp những người đó có thể mình sẽ gặp Chúa, hãy cố gắng nhận ra Chúa ở những người đó. Chị cảm tạ Chúa đã bảo vệ gia đình chị một tuần bình an, cám ơn Chúa vì gia đình có nhiều niềm vui, và qua những biến cố đã nhắc gia đình hãy sống tốt hơn, cẩn thận hơn, quan tâm hơn đến người khác. Anh chị cũng xin Chúa cho mỗi thành viên ý thức rằng Chúa vẫn luôn hiện diện trong mỗi biến cố của gia đình và xin phó thác những niềm vui, nỗi buồn trong tay Chúa để. Kết thúc buổi cầu nguyện, họ đã cùng nhau hát bài ca “Xin Vâng”.
Nhận ra yếu đuối của mình không phải là điều dễ dàng trước mặt vợ/chồng, con cái vì hạnh phúc và khổ đau luôn song hành trong đời sống thường nhật. Nhưng Tim Mừng Chúa Giêsu đòi hỏi mỗi người hãy thành thật với bản thân, với gia đình để các thành viên trong gia đình hiểu nhau, yêu thương nhau hơn trước sự hiện diện của Chúa. Tóm lại, Kinh Tối và Phút Hồi Tâm là một “đầu tư” lớn vào đời sống thiêng liêng cho con cái. Là phương thế giúp gia đình trở thành “Hội Thánh tại gia”.
Tạ Ân Phúc