Chúa Nhật XXX THƯỜNG NIÊN - C-
Huấn ca 35: 12-14, 16-18; T.vịnh 34; 2 Timôthê 4: 6-8. 16-18; Luca 18: 9-14
LẠY CHÚA, XIN THƯƠNG XÓT CON
Liệu người Pharisêu trong trình thuật Tin mừng hôm nay cũng nói như một số Kitô hữu ngày nay rằng họ đang chống lại sách báo khiêu dâm, ly hôn, ngoại tình, việc nạo phá thai, thói nghiện rượu, sự kết hôn, nghiện ngập ma túy và hầu hết các phim ảnh không? Để nói về những điều mà họ đã đạt được thì quả là khó khăn. Vì được tạo dựng theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa, nên chúng ta thích hay ngưỡng mộ điều khác lạ nơi tha nhân.
Một số Kitô hữu cho chúng ta thấy một hình ảnh công khai tiêu cực hay làm bộ đoan trang kiểu cách. Họ y hệt với những người được miêu tả trong Tin mừng thánh Luca mà Đức Giêsu đề cập trong dụ ngôn hôm nay: “Người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác.” Không biết thái độ tự mãn đã được kể vào số các nhân đức Kitô giáo từ khi nào? Nếu có ai đó chất vấn về niềm tin Kitô giáo, chúng ta có bắt đầu kể ra một danh sách những điều phải chống lại như đã kể ở trên, hay sẽ nói về những điều mang lại cho mình một cuộc sống mới, và niềm vui mà ta đã lãnh nhận được trong đức tin?
Phải chăng có một số người Kitô hữu lãng quên hai điều đã kết nối chúng ta lại với nhau: Tất cả chúng ta đều là tội nhân và đều nhận được lòng thương xót đó sao? Chúng ta đang cùng với người thu thuế chỉ dám đứng xa xa mà cất tiếng cầu nguyện rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.” Thiên Chúa, Đấng có thể vượt một đoạn đường dài để đến với từng người tội lỗi, thân hành đến tận nơi chúng ta và thanh tẩy chúng ta qua việc thông ban lòng thương xót, làm cho chúng ta được nên công chính trước nhan Chúa. Mặt khác, thái độ tự hào cho mình là công chính lại đặt chúng ta xa cách với Thiên Chúa. Đó là một khoảng cách mà chỉ có ân sủng mới có thể nối liền được mà thôi.
Nếu chúng ta đang tìm một “lối cầu nguyện thích hợp”, thì việc liệt kê các thành tích của mình hay vui mừng vì ta không “giống như bao kẻ tội lỗi” nhất định không phải là lựa chọn tiên quyết. Tốt nhất, hãy đặt sự thiếu thốn, yếu đuối, tinh thần nghèo khó và tội lỗi của mình trước nhan Thiên Chúa. Rồi chúng ta tin tưởng rằng mình sẽ được đoái nghe, và lời cầu nguyện của chúng ta sẽ được đáp lại. Chính Thiên Chúa sẽ hoàn toàn nhậm lời nếu lời khẩn nài lòng thương xót được khởi đi đúng chỗ.
Chẳng có gì phải ngạc nhiên khi Thiên Chúa lại đáp lời người thu thuế. Chủ đề thường xuyên và quan trọng trong Kinh thánh là Thiên Chúa nhận thấy nhu cầu của những người khiêm nhu và đáp lời họ. Có thể chúng ta thấy mình không có quyền, hoặc chưa xứng đáng để ngước nhìn lên Thiên Chúa và chờ mong Người nhận lời. Tự sức mình, chúng ta không thể đòi hỏi đặc ân hay sự đền bù xứng đáng. Thế nhưng, Thiên Chúa đã quan tâm đến ta cả khi ta còn là những tội nhân, và đã ngự đến với chúng ta trong Đức Giêsu để chia sẻ thân phận làm người của ta. Hơn thế nữa, Thiên Chúa đã ở với chúng ta qua cái chết, ngõ hầu chúng ta được chung phần phục sinh với Người.
Thiên Chúa thấy chúng ta. Và ta là ai? Chúng ta đã bắt đầu bữa Tiệc Thánh này với khẩn cầu lòng thương xót. Cùng với người thu thuế và những người khác, chúng ta đã được nhận lãnh những điều mà tự sức riêng của mình không dám cầu xin. Nhờ Đức Giêsu, chúng ta được trở nên công chính trước nhan Thiên Chúa.
Những người thuộc các tổ chức, thế tục hay tôn giáo, phải thận trọng khi cho rằng họ sở hữu tất cả chân lý, và có lời đáp trả đúng đắn cho mọi khổ đau trên trần gian. Thoạt đầu, người Pharisêu có vẻ dâng lời cảm tạ vì những gì ông đã nhận lãnh được từ Thiên Chúa; một biên bản mẫu mực trong hành vi tôn giáo và đạo đức. “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như…” Thật ra, Thiên Chúa không phải là đối tượng trong lời ngợi khen của ông, nhưng lại là chính ông. Ông không cầu xin Thiên Chúa bất cứ điều gì vì ông đã có tất cả. Trong khi đó, người thu thuế không hề đề cao tiêu chuẩn của mình.
Những ai ý thức được nhân tính của mình, lòng dạ người đó dâng trào sự biết ơn, vì những ân huệ đã lãnh nhận được là mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, và mối tương giao với những người khác. Thiên Chúa là nguồn mạch tất cả ân huệ, và vì thế, chúng ta kính dâng Người cảm tạ, tri ân. Thế nhưng, không giống như người Pharisêu, chúng ta không dừng lại ở điều ấy, vì cũng ý thức được sự mong manh, đổ vỡ và tội lỗi của mình.
Tin tức hằng ngày nhắc nhở ta về các tội ác mà con người có khả năng gây ra cho chính mình hay cho người khác. Vì mình có thể phạm tội, nên chúng ta không dừng dụ ngôn này ở nửa chừng. Chúng ta cũng kết hợp với người thu thuế trong sự cần thiết chung khi ta cầu nguyện rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Người ta phàn nàn rằng chúng ta đang bận tâm đến tội lỗi. Không, chúng ta không như thế. Dụ ngôn này nhắc nhở rằng đạo của chúng ta là một tôn giáo của lòng thương xót, mọi người được giải thoát khỏi sự thống trị của tội lỗi.
Đây là Chúa Nhật thứ tư trích đọc từ thư gởi ông Timôthê. Thánh Phaolô khởi đầu lá thư này bằng lời chào ông Timôthê là “người con đích thực” (1,1-2) của ngài, điều này cho thấy mối quan hệ gần gũi giữa hai người. Trong thư, thánh Phaolô nói với ông Timôthê lời khuyên cá nhân về ơn gọi của mình cho dân chúng trước danh Thiên Chúa. Bức thư này không chỉ cho thấy một mối quan hệ gần gũi, mà ông còn ủy thác cho ông Timôthê tiếp tục sứ vụ của mình. Mối quan tâm của thánh Phaolô không chỉ là ông Timôthê, mà còn là Tin mừng và thông điệp của thánh nhân được truyền lại sao cho trung thực với các thế hệ Kitô hữu tương lai.
Điều gì đã làm cho thánh Phaolô cảm động và thúc giục thánh nhân viết thư cho ông Timôthê? Thánh Phaolô đang bị cầm tù ở Rôma, và bài đọc hôm nay cho thấy rõ thánh nhân biết được là ngài sắp chịu tử đạo. Ngài mượn hình ảnh của một cuộc điền kinh; ngài đã “chạy hết chặng đường”. Mặc dù đang bị giam trong ngục, nhưng thánh Phaolô chẳng quan tâm đến những nỗi gian nan mình đang phải chịu. Ngục tù không thể giam hãm Lời Chúa, vì thánh nhân vẫn không ngừng rao giảng, thậm chí còn dạy dỗ cho cả những người lính Rôma trông giữ ngài (Pl 1,13).
Thánh Phaolô phải chịu muôn vàn khó khăn gian nan dường nào. Ngài không chỉ thấy kết cục của đời mình, mà còn bị ruồng bỏ, “mọi người đã bỏ mặc tôi”. Tuy nhiên, sau cùng, ngài rao giảng tin mừng của mình và tuyên xưng sự hiện hữu và bảo trợ của Thiên Chúa: “Nhưng có Chúa đứng bên cạnh, Người đã ban sức mạnh cho tôi.”
Tôi thích lưu ý đến những chỗ có sự xuất hiện của hạn từ “nhưng” trong bản văn, giống như trong bản văn ngày hôm nay. Trình tự diễn ra giống như thế này: nhu cầu trước tiên của con người được thể hiện ra. Đối với thánh Phaolô, đó là sự giam cầm và sự bỏ rơi của những người mà lẽ ra phải đứng về phía ngài khi biện hộ. Tiếp đó, không có ai ủng hộ, thánh Phaolô được Thiên Chúa trao cho quyền năng. Tình thế của ngài hiện nay rất nghiêm trọng, nhưng “Chúa sẽ cho tôi thoát khỏi mọi hành vi hiểm độc, sẽ cứu và đưa tôi vào vương quốc của Người ở trên trời”.
Thánh Phaolô là một Kitô hữu, và cũng giống như Đức Kitô trên thập giá hay như ông Stêphanô, khi thánh nhân được lãnh phúc tử đạo (Cv 7,60; 8,1), ngài cũng tha thứ cho những người đã bỏ mặc ngài: “Xin Chúa đừng chấp tội họ”. Đây là lời cầu nguyện mà ngày nay chúng ta có thể dâng lên cho những người đã bỏ rơi chúng ta, hoặc không trợ giúp khi chúng ta gặp gian nan. Lấy cảm hứng từ cảnh tù đày, và cô độc của thánh Phaolô, chúng ta cũng cầu nguyện rằng: “Xin Chúa đừng chấp tội họ”.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp
30th SUNDAY - C-
Sirach 35: 12-14, 16-18; Psalm 34; 2 Timothy 4: 6-8. 16-18; Luke 18: 9-14
Does the Pharisee in today’s gospel sound like some modern Christians who say they are against pornography, divorce, adultery, abortion, alcoholism, marriage, drug addiction and most movies? It can be hard to get them to talk about what they are for. Since we are made in God’s image and likeness there has to be something they like or admire in other humans different from themselves.
Some Christians give us all a negative or prudish public image. They fit Luke’s gospel description of those to whom Jesus addressed today’s parable: "who were convinced of their own righteousness and despised everyone else." When did self-righteousness get added to the list of Christian virtues? If someone asked us about our Christian faith would we begin with a list of those things we are against or, would we speak about what gives us new life and the joy we receive in our faith?
Have some Christians forgotten two things that unite us: we are all sinners and we are the recipients of mercy? We are with the tax collector standing at a distance praying, "O God be merciful to me a sinner." God, who can travel great distances to reach each sinner, makes the journey to where we are and justifies us – that is, gives us mercy, sets us right with God. On the other hand, self-righteousness puts us at a distance from God. It’s a distance only the in-breaking of grace can bridge.
If we are looking for the "proper way to pray," than listing our accomplishments or what we are glad we are not ("like the rest of sinners"), shouldn’t be our first choice. Best to lay our need, fragility, poverty of spirit and sin before God. Then we will be sure we will be heard and our prayer answered. God bats 100% when a prayer for mercy is sent to "home plate."
It shouldn’t surprise us that God responded to the tax collector. The Bible’s constant and major theme is that God sees the needs of the lowly and responds. We might not feel we have the right, or are worthy enough to raise our eyes to God and expect a response. On our own we can’t claim privilege or worthiness. But God noticed us when we were still sinners and came to us in Jesus to share our human state. Even more, God stayed with us through death so that we might share in the resurrection.
God sees us. And who are we? We began this Eucharist asking for mercy. With the tax collector and one another we have received what we would not dare to ask for on our own. Because of Jesus we are made right with God.
People who belong to institutions, secular or religious, have to be careful of thinking they possess all the truth and have the right answer for all the ills of the world. At first blush the Pharisees seems to be giving thanks for what he has been given by God; an exemplary record of religious and moral behavior. "O God, I thank you that I am not like…." In reality, God isn’t the object of his praise – he is. He hasn’t asking anything of God because he has everything. While the tax collector doesn’t measure up to his standards.
Those who are in touch with their humanity are grateful for the gifts we have received: for our relationship with God and our relationships with other humans. God is the source of it all and so we offer a prayer of thanks. But unlike the Pharisee we don’t stop there, for we are also aware of our fragility, brokenness and sin.
The daily news reminds us of the evils we humans are capable of inflicting on ourselves and others. We know our potential for sin and so we don’t stop halfway through this parable. We join the tax collector in our common need as we pray, "O God, be merciful to me a sinner." People complain that we are preoccupied with guilt. No we are not. The parable reminds us we are a religion of mercy, people set free from the tyranny of sin.
This is the fourth week of our readings from 2 Timothy. Paul began this letter with a greeting to Timothy as his "beloved child" (1:1-2), suggesting a close relationship between the two. In this letter Paul gives Timothy personal advice about his vocation of ministry to the people in God’s name. The letter not only reveals a close relationship, but Paul’s commitment to Timothy’s success in his ministry. His concern is not only for Timothy, but that Paul’s message, the gospel, be transmitted faithfully to future generations of Christians.
What is moving Paul to urgency as he writes to Timothy? He is a prisoner in Rome and today’s reading makes it clear that he sees his martyrdom coming. He draws on imagery from athletics; he has "finished the race." Though he was in prison Paul didn’t focus on his own trials. Prison could not lock up the Word of God, for he continued to preach and teach, even to the Roman soldiers who guarded him (Philippians 1:13).
How difficult it must have been for Paul. He not only saw his own end coming, but he also suffered desertion – "everyone deserted me." Still, to the end, he preaches his gospel and professes the presence and protection of the Lord. "But the Lord stood by me and gave me strength."
I like to note the occasions when a "But" appears in texts, as it does today. The sequence is like this: first human need is expressed. For Paul it is his imprisonment and the desertion of those who should have stood with him in his defense. Then, without human support, Paul is empowered by the Lord. His present situation is dire – But – "The Lord will rescue me from every evil threat and will bring me safe to his heavenly kingdom.
Paul is a Christian and, like Christ on the cross and Stephen, as he was being martyred (Acts 7:60; 8:1), he too forgives his deserters, "May it not be held against them." This is a prayer we ourselves can offer today for those who have deserted us, or failed to respond when we were. Inspired by the imprisoned and solitary Paul, we too pray, "may it not be held against them."
Huấn ca 35: 12-14, 16-18; T.vịnh 34; 2 Timôthê 4: 6-8. 16-18; Luca 18: 9-14
LẠY CHÚA, XIN THƯƠNG XÓT CON
Liệu người Pharisêu trong trình thuật Tin mừng hôm nay cũng nói như một số Kitô hữu ngày nay rằng họ đang chống lại sách báo khiêu dâm, ly hôn, ngoại tình, việc nạo phá thai, thói nghiện rượu, sự kết hôn, nghiện ngập ma túy và hầu hết các phim ảnh không? Để nói về những điều mà họ đã đạt được thì quả là khó khăn. Vì được tạo dựng theo hình ảnh và giống như Thiên Chúa, nên chúng ta thích hay ngưỡng mộ điều khác lạ nơi tha nhân.
Một số Kitô hữu cho chúng ta thấy một hình ảnh công khai tiêu cực hay làm bộ đoan trang kiểu cách. Họ y hệt với những người được miêu tả trong Tin mừng thánh Luca mà Đức Giêsu đề cập trong dụ ngôn hôm nay: “Người tự hào cho mình là công chính mà khinh chê người khác.” Không biết thái độ tự mãn đã được kể vào số các nhân đức Kitô giáo từ khi nào? Nếu có ai đó chất vấn về niềm tin Kitô giáo, chúng ta có bắt đầu kể ra một danh sách những điều phải chống lại như đã kể ở trên, hay sẽ nói về những điều mang lại cho mình một cuộc sống mới, và niềm vui mà ta đã lãnh nhận được trong đức tin?
Phải chăng có một số người Kitô hữu lãng quên hai điều đã kết nối chúng ta lại với nhau: Tất cả chúng ta đều là tội nhân và đều nhận được lòng thương xót đó sao? Chúng ta đang cùng với người thu thuế chỉ dám đứng xa xa mà cất tiếng cầu nguyện rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi.” Thiên Chúa, Đấng có thể vượt một đoạn đường dài để đến với từng người tội lỗi, thân hành đến tận nơi chúng ta và thanh tẩy chúng ta qua việc thông ban lòng thương xót, làm cho chúng ta được nên công chính trước nhan Chúa. Mặt khác, thái độ tự hào cho mình là công chính lại đặt chúng ta xa cách với Thiên Chúa. Đó là một khoảng cách mà chỉ có ân sủng mới có thể nối liền được mà thôi.
Nếu chúng ta đang tìm một “lối cầu nguyện thích hợp”, thì việc liệt kê các thành tích của mình hay vui mừng vì ta không “giống như bao kẻ tội lỗi” nhất định không phải là lựa chọn tiên quyết. Tốt nhất, hãy đặt sự thiếu thốn, yếu đuối, tinh thần nghèo khó và tội lỗi của mình trước nhan Thiên Chúa. Rồi chúng ta tin tưởng rằng mình sẽ được đoái nghe, và lời cầu nguyện của chúng ta sẽ được đáp lại. Chính Thiên Chúa sẽ hoàn toàn nhậm lời nếu lời khẩn nài lòng thương xót được khởi đi đúng chỗ.
Chẳng có gì phải ngạc nhiên khi Thiên Chúa lại đáp lời người thu thuế. Chủ đề thường xuyên và quan trọng trong Kinh thánh là Thiên Chúa nhận thấy nhu cầu của những người khiêm nhu và đáp lời họ. Có thể chúng ta thấy mình không có quyền, hoặc chưa xứng đáng để ngước nhìn lên Thiên Chúa và chờ mong Người nhận lời. Tự sức mình, chúng ta không thể đòi hỏi đặc ân hay sự đền bù xứng đáng. Thế nhưng, Thiên Chúa đã quan tâm đến ta cả khi ta còn là những tội nhân, và đã ngự đến với chúng ta trong Đức Giêsu để chia sẻ thân phận làm người của ta. Hơn thế nữa, Thiên Chúa đã ở với chúng ta qua cái chết, ngõ hầu chúng ta được chung phần phục sinh với Người.
Thiên Chúa thấy chúng ta. Và ta là ai? Chúng ta đã bắt đầu bữa Tiệc Thánh này với khẩn cầu lòng thương xót. Cùng với người thu thuế và những người khác, chúng ta đã được nhận lãnh những điều mà tự sức riêng của mình không dám cầu xin. Nhờ Đức Giêsu, chúng ta được trở nên công chính trước nhan Thiên Chúa.
Những người thuộc các tổ chức, thế tục hay tôn giáo, phải thận trọng khi cho rằng họ sở hữu tất cả chân lý, và có lời đáp trả đúng đắn cho mọi khổ đau trên trần gian. Thoạt đầu, người Pharisêu có vẻ dâng lời cảm tạ vì những gì ông đã nhận lãnh được từ Thiên Chúa; một biên bản mẫu mực trong hành vi tôn giáo và đạo đức. “Lạy Thiên Chúa, xin tạ ơn Chúa, vì con không như…” Thật ra, Thiên Chúa không phải là đối tượng trong lời ngợi khen của ông, nhưng lại là chính ông. Ông không cầu xin Thiên Chúa bất cứ điều gì vì ông đã có tất cả. Trong khi đó, người thu thuế không hề đề cao tiêu chuẩn của mình.
Những ai ý thức được nhân tính của mình, lòng dạ người đó dâng trào sự biết ơn, vì những ân huệ đã lãnh nhận được là mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa, và mối tương giao với những người khác. Thiên Chúa là nguồn mạch tất cả ân huệ, và vì thế, chúng ta kính dâng Người cảm tạ, tri ân. Thế nhưng, không giống như người Pharisêu, chúng ta không dừng lại ở điều ấy, vì cũng ý thức được sự mong manh, đổ vỡ và tội lỗi của mình.
Tin tức hằng ngày nhắc nhở ta về các tội ác mà con người có khả năng gây ra cho chính mình hay cho người khác. Vì mình có thể phạm tội, nên chúng ta không dừng dụ ngôn này ở nửa chừng. Chúng ta cũng kết hợp với người thu thuế trong sự cần thiết chung khi ta cầu nguyện rằng: “Lạy Thiên Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi”. Người ta phàn nàn rằng chúng ta đang bận tâm đến tội lỗi. Không, chúng ta không như thế. Dụ ngôn này nhắc nhở rằng đạo của chúng ta là một tôn giáo của lòng thương xót, mọi người được giải thoát khỏi sự thống trị của tội lỗi.
Đây là Chúa Nhật thứ tư trích đọc từ thư gởi ông Timôthê. Thánh Phaolô khởi đầu lá thư này bằng lời chào ông Timôthê là “người con đích thực” (1,1-2) của ngài, điều này cho thấy mối quan hệ gần gũi giữa hai người. Trong thư, thánh Phaolô nói với ông Timôthê lời khuyên cá nhân về ơn gọi của mình cho dân chúng trước danh Thiên Chúa. Bức thư này không chỉ cho thấy một mối quan hệ gần gũi, mà ông còn ủy thác cho ông Timôthê tiếp tục sứ vụ của mình. Mối quan tâm của thánh Phaolô không chỉ là ông Timôthê, mà còn là Tin mừng và thông điệp của thánh nhân được truyền lại sao cho trung thực với các thế hệ Kitô hữu tương lai.
Điều gì đã làm cho thánh Phaolô cảm động và thúc giục thánh nhân viết thư cho ông Timôthê? Thánh Phaolô đang bị cầm tù ở Rôma, và bài đọc hôm nay cho thấy rõ thánh nhân biết được là ngài sắp chịu tử đạo. Ngài mượn hình ảnh của một cuộc điền kinh; ngài đã “chạy hết chặng đường”. Mặc dù đang bị giam trong ngục, nhưng thánh Phaolô chẳng quan tâm đến những nỗi gian nan mình đang phải chịu. Ngục tù không thể giam hãm Lời Chúa, vì thánh nhân vẫn không ngừng rao giảng, thậm chí còn dạy dỗ cho cả những người lính Rôma trông giữ ngài (Pl 1,13).
Thánh Phaolô phải chịu muôn vàn khó khăn gian nan dường nào. Ngài không chỉ thấy kết cục của đời mình, mà còn bị ruồng bỏ, “mọi người đã bỏ mặc tôi”. Tuy nhiên, sau cùng, ngài rao giảng tin mừng của mình và tuyên xưng sự hiện hữu và bảo trợ của Thiên Chúa: “Nhưng có Chúa đứng bên cạnh, Người đã ban sức mạnh cho tôi.”
Tôi thích lưu ý đến những chỗ có sự xuất hiện của hạn từ “nhưng” trong bản văn, giống như trong bản văn ngày hôm nay. Trình tự diễn ra giống như thế này: nhu cầu trước tiên của con người được thể hiện ra. Đối với thánh Phaolô, đó là sự giam cầm và sự bỏ rơi của những người mà lẽ ra phải đứng về phía ngài khi biện hộ. Tiếp đó, không có ai ủng hộ, thánh Phaolô được Thiên Chúa trao cho quyền năng. Tình thế của ngài hiện nay rất nghiêm trọng, nhưng “Chúa sẽ cho tôi thoát khỏi mọi hành vi hiểm độc, sẽ cứu và đưa tôi vào vương quốc của Người ở trên trời”.
Thánh Phaolô là một Kitô hữu, và cũng giống như Đức Kitô trên thập giá hay như ông Stêphanô, khi thánh nhân được lãnh phúc tử đạo (Cv 7,60; 8,1), ngài cũng tha thứ cho những người đã bỏ mặc ngài: “Xin Chúa đừng chấp tội họ”. Đây là lời cầu nguyện mà ngày nay chúng ta có thể dâng lên cho những người đã bỏ rơi chúng ta, hoặc không trợ giúp khi chúng ta gặp gian nan. Lấy cảm hứng từ cảnh tù đày, và cô độc của thánh Phaolô, chúng ta cũng cầu nguyện rằng: “Xin Chúa đừng chấp tội họ”.
Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp
30th SUNDAY - C-
Sirach 35: 12-14, 16-18; Psalm 34; 2 Timothy 4: 6-8. 16-18; Luke 18: 9-14
Does the Pharisee in today’s gospel sound like some modern Christians who say they are against pornography, divorce, adultery, abortion, alcoholism, marriage, drug addiction and most movies? It can be hard to get them to talk about what they are for. Since we are made in God’s image and likeness there has to be something they like or admire in other humans different from themselves.
Some Christians give us all a negative or prudish public image. They fit Luke’s gospel description of those to whom Jesus addressed today’s parable: "who were convinced of their own righteousness and despised everyone else." When did self-righteousness get added to the list of Christian virtues? If someone asked us about our Christian faith would we begin with a list of those things we are against or, would we speak about what gives us new life and the joy we receive in our faith?
Have some Christians forgotten two things that unite us: we are all sinners and we are the recipients of mercy? We are with the tax collector standing at a distance praying, "O God be merciful to me a sinner." God, who can travel great distances to reach each sinner, makes the journey to where we are and justifies us – that is, gives us mercy, sets us right with God. On the other hand, self-righteousness puts us at a distance from God. It’s a distance only the in-breaking of grace can bridge.
If we are looking for the "proper way to pray," than listing our accomplishments or what we are glad we are not ("like the rest of sinners"), shouldn’t be our first choice. Best to lay our need, fragility, poverty of spirit and sin before God. Then we will be sure we will be heard and our prayer answered. God bats 100% when a prayer for mercy is sent to "home plate."
It shouldn’t surprise us that God responded to the tax collector. The Bible’s constant and major theme is that God sees the needs of the lowly and responds. We might not feel we have the right, or are worthy enough to raise our eyes to God and expect a response. On our own we can’t claim privilege or worthiness. But God noticed us when we were still sinners and came to us in Jesus to share our human state. Even more, God stayed with us through death so that we might share in the resurrection.
God sees us. And who are we? We began this Eucharist asking for mercy. With the tax collector and one another we have received what we would not dare to ask for on our own. Because of Jesus we are made right with God.
People who belong to institutions, secular or religious, have to be careful of thinking they possess all the truth and have the right answer for all the ills of the world. At first blush the Pharisees seems to be giving thanks for what he has been given by God; an exemplary record of religious and moral behavior. "O God, I thank you that I am not like…." In reality, God isn’t the object of his praise – he is. He hasn’t asking anything of God because he has everything. While the tax collector doesn’t measure up to his standards.
Those who are in touch with their humanity are grateful for the gifts we have received: for our relationship with God and our relationships with other humans. God is the source of it all and so we offer a prayer of thanks. But unlike the Pharisee we don’t stop there, for we are also aware of our fragility, brokenness and sin.
The daily news reminds us of the evils we humans are capable of inflicting on ourselves and others. We know our potential for sin and so we don’t stop halfway through this parable. We join the tax collector in our common need as we pray, "O God, be merciful to me a sinner." People complain that we are preoccupied with guilt. No we are not. The parable reminds us we are a religion of mercy, people set free from the tyranny of sin.
This is the fourth week of our readings from 2 Timothy. Paul began this letter with a greeting to Timothy as his "beloved child" (1:1-2), suggesting a close relationship between the two. In this letter Paul gives Timothy personal advice about his vocation of ministry to the people in God’s name. The letter not only reveals a close relationship, but Paul’s commitment to Timothy’s success in his ministry. His concern is not only for Timothy, but that Paul’s message, the gospel, be transmitted faithfully to future generations of Christians.
What is moving Paul to urgency as he writes to Timothy? He is a prisoner in Rome and today’s reading makes it clear that he sees his martyrdom coming. He draws on imagery from athletics; he has "finished the race." Though he was in prison Paul didn’t focus on his own trials. Prison could not lock up the Word of God, for he continued to preach and teach, even to the Roman soldiers who guarded him (Philippians 1:13).
How difficult it must have been for Paul. He not only saw his own end coming, but he also suffered desertion – "everyone deserted me." Still, to the end, he preaches his gospel and professes the presence and protection of the Lord. "But the Lord stood by me and gave me strength."
I like to note the occasions when a "But" appears in texts, as it does today. The sequence is like this: first human need is expressed. For Paul it is his imprisonment and the desertion of those who should have stood with him in his defense. Then, without human support, Paul is empowered by the Lord. His present situation is dire – But – "The Lord will rescue me from every evil threat and will bring me safe to his heavenly kingdom.
Paul is a Christian and, like Christ on the cross and Stephen, as he was being martyred (Acts 7:60; 8:1), he too forgives his deserters, "May it not be held against them." This is a prayer we ourselves can offer today for those who have deserted us, or failed to respond when we were. Inspired by the imprisoned and solitary Paul, we too pray, "may it not be held against them."