Giải đáp phụng vụ: Linh mục được phép ban phép lành Tòa Thánh cho người nguy tử không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Người ta luôn nói rằng một linh mục có thể ban phép lành Tòa thánh nhân danh Đức Giáo Hoàng cho một người sắp chết, như thế là ban ơn toàn xá. Điều này có đúng không, thưa cha? - T. T. , Galway, Ireland.
Đáp: Đúng vậy, ông ạ. Điều này được giải thích trong Sách nghi thức chăm sóc mục vụ cho bệnh nhân, và trong Cẩm nang Ân Xá. Trước hết, chúng ta hãy nói một lời về chính các ân xá.
Theo Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, số 1471: “Giáo lý về ân xá và việc áp dụng các ân xá trong Hội Thánh liên hệ mật thiết với các hiệu quả của bí tích Giao Hòa.
"Ân xá là tha những hình phạt tạm do tội gây nên, dù tội đã được tha. Muốn hưởng nhờ ân xá, người Kitô hữu phải hội đủ điều kiện và thi hành những điều Hội Thánh qui định. Với tư cách là trung gian phân phát ơn cứu chuộc, Hội Thánh dùng quyền để ban phát và áp dụng kho tàng công phúc của Ðức Kitô và các thánh".
"Tùy việc tha vạ một phần hay toàn bộ hình phạt tạm, mà chúng ta gọi là tiểu xá hay đại xá (ĐTC Phaolô VI, Tông hiến "Giáo lý về lòng khoan dung", 1-3). Mọi tín hữu đều có thể hưởng ân xá, hoặc nhường cho người qua đời" (bản dịch tiếng Việt do Ban giáo lý Tổng giáo phận Sài Gòn thực hiện).
Sách nghi thức chăm sóc mục vụ cho bệnh nhân, trong các số 195 và 201, cho biết nghi thức đối với người gần chết.
Số 201 nói về Của ăn đàng ngoài Thánh Lễ, vốn là trường hợp bình thường cho việc ban phép lành Tòa thánh. Chữ đỏ nói:
"Khi kết thúc bí tích giải tội hoặc nghi thức sám hối, vị linh mục có thể ban phép lành Tòa Thánh cho người nguy tử, bằng cách sử dụng một trong các công thức như sau:
“Qua các mầu nhiệm thánh thiện của sự cứu độ chúng ta, xin Thiên Chúa toàn năng tha cho con mọi hình phạt ở đời này cũng như đời sau. Xin Chúa mở ra cho con cánh cửa thiên đường, và đón nhận con vào niềm vui vĩnh cửu”.
Hoặc công thức sau:
“Qua thẩm quyền mà Tòa Thánh đã ban cho cha, cha ban cho con sự tha thứ và sự khoan hồng mọi tội lỗi của con. Nhân danh Cha, và Con + và Thánh Thần. Amen”.
Nếu không có linh mục ở đó để ban phép lành Tòa Thánh, Cẩm nang Ân Xá, số 28, cung cấp một cách thức khác.
Xin mời đọc:
"Các linh mục, khi cử hành các bí tích cho các Kitô hữu đang nguy tử, không nên quên ban cho họ phép lành Tòa Thánh, với ân xá kèm theo. Nhưng nếu không có một linh mục ở đó, Mẹ Giáo Hội yêu thương ban cho những người hấp hối được chuẩn bị đúng đắn một ơn toàn xá, vốn được ban in articulo mortis (trong giờ lâm tử), miễn là họ thường xuyên cầu nguyện một cách nào đó trong đời sống của họ. Cần sử dụng một tượng chịu nạn hoặc cây thánh giá khi nhận ơn toàn xá này .
"Trong tình hình như vậy, ba điều kiện thông thường để hưởng ơn toàn xá được thay thế bằng điều kiện "miễn là họ thường xuyên cầu nguyện một cách nào đó trong đời sống của họ”.
"Các tín hữu Kitô giáo có thể hưởng ơn toàn xá được đề cập ở đây khi lâm tử (in articulo mortis), ngay cả khi họ đã hưởng một ơn toàn xá khác cùng ngày hôm đó".
Số 28 trên đây được lấy từ Tông hiến "Giáo lý về lòng khoan dung” (Indulgentiarum Doctrina), qui định 18, do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ban hành ngày 1-1-1967.
Không giống như bí tích xức dầu bệnh nhân, phép lành Tòa Thành vào lúc hấp hối, cùng với ơn toàn xá kèm theo, chỉ được ban một lần trong thời bị một căn bệnh. Nên một người phục hồi từ căn bệnh ấy có thể hưởng phép lành Tòa Thánh lần nữa khi hấp hối.
Các phép lành Tòa Thánh và ân xá được ban lần đầu tiên cho các người tham gia Thập tự chinh, hoặc khách hành hương bị chết trong khi đi hành hương để hưởng ơn toàn xá Năm Thánh. Đức Giáo Hoàng Clement IV (1265-1268) và Gregory XI (1370-1378) mở rộng phép lành này cho các nạn nhân của nạn dịch hạch. Việc ban phép lành Tòa thánh trở nên thường xuyên hơn, nhưng vẫn còn hạn chế về thời gian hoặc dành cho các Giám mục, do đó tương đối ít người được hưởng đặc ân này. Do đó, Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XIV (1740-1758) ban hành tông hiến "Pia Mater" năm 1747, trong đó Ngài ban năng quyền này cho tất cả các Giám mục, cùng với khả năng tái ủy quyền cho các linh mục. (Zenit.org 15-10-2013)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Người ta luôn nói rằng một linh mục có thể ban phép lành Tòa thánh nhân danh Đức Giáo Hoàng cho một người sắp chết, như thế là ban ơn toàn xá. Điều này có đúng không, thưa cha? - T. T. , Galway, Ireland.
Theo Giáo Lý Hội thánh Công Giáo, số 1471: “Giáo lý về ân xá và việc áp dụng các ân xá trong Hội Thánh liên hệ mật thiết với các hiệu quả của bí tích Giao Hòa.
"Ân xá là tha những hình phạt tạm do tội gây nên, dù tội đã được tha. Muốn hưởng nhờ ân xá, người Kitô hữu phải hội đủ điều kiện và thi hành những điều Hội Thánh qui định. Với tư cách là trung gian phân phát ơn cứu chuộc, Hội Thánh dùng quyền để ban phát và áp dụng kho tàng công phúc của Ðức Kitô và các thánh".
"Tùy việc tha vạ một phần hay toàn bộ hình phạt tạm, mà chúng ta gọi là tiểu xá hay đại xá (ĐTC Phaolô VI, Tông hiến "Giáo lý về lòng khoan dung", 1-3). Mọi tín hữu đều có thể hưởng ân xá, hoặc nhường cho người qua đời" (bản dịch tiếng Việt do Ban giáo lý Tổng giáo phận Sài Gòn thực hiện).
Sách nghi thức chăm sóc mục vụ cho bệnh nhân, trong các số 195 và 201, cho biết nghi thức đối với người gần chết.
Số 201 nói về Của ăn đàng ngoài Thánh Lễ, vốn là trường hợp bình thường cho việc ban phép lành Tòa thánh. Chữ đỏ nói:
"Khi kết thúc bí tích giải tội hoặc nghi thức sám hối, vị linh mục có thể ban phép lành Tòa Thánh cho người nguy tử, bằng cách sử dụng một trong các công thức như sau:
“Qua các mầu nhiệm thánh thiện của sự cứu độ chúng ta, xin Thiên Chúa toàn năng tha cho con mọi hình phạt ở đời này cũng như đời sau. Xin Chúa mở ra cho con cánh cửa thiên đường, và đón nhận con vào niềm vui vĩnh cửu”.
Hoặc công thức sau:
“Qua thẩm quyền mà Tòa Thánh đã ban cho cha, cha ban cho con sự tha thứ và sự khoan hồng mọi tội lỗi của con. Nhân danh Cha, và Con + và Thánh Thần. Amen”.
Nếu không có linh mục ở đó để ban phép lành Tòa Thánh, Cẩm nang Ân Xá, số 28, cung cấp một cách thức khác.
Xin mời đọc:
"Các linh mục, khi cử hành các bí tích cho các Kitô hữu đang nguy tử, không nên quên ban cho họ phép lành Tòa Thánh, với ân xá kèm theo. Nhưng nếu không có một linh mục ở đó, Mẹ Giáo Hội yêu thương ban cho những người hấp hối được chuẩn bị đúng đắn một ơn toàn xá, vốn được ban in articulo mortis (trong giờ lâm tử), miễn là họ thường xuyên cầu nguyện một cách nào đó trong đời sống của họ. Cần sử dụng một tượng chịu nạn hoặc cây thánh giá khi nhận ơn toàn xá này .
"Trong tình hình như vậy, ba điều kiện thông thường để hưởng ơn toàn xá được thay thế bằng điều kiện "miễn là họ thường xuyên cầu nguyện một cách nào đó trong đời sống của họ”.
"Các tín hữu Kitô giáo có thể hưởng ơn toàn xá được đề cập ở đây khi lâm tử (in articulo mortis), ngay cả khi họ đã hưởng một ơn toàn xá khác cùng ngày hôm đó".
Số 28 trên đây được lấy từ Tông hiến "Giáo lý về lòng khoan dung” (Indulgentiarum Doctrina), qui định 18, do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ban hành ngày 1-1-1967.
Không giống như bí tích xức dầu bệnh nhân, phép lành Tòa Thành vào lúc hấp hối, cùng với ơn toàn xá kèm theo, chỉ được ban một lần trong thời bị một căn bệnh. Nên một người phục hồi từ căn bệnh ấy có thể hưởng phép lành Tòa Thánh lần nữa khi hấp hối.
Các phép lành Tòa Thánh và ân xá được ban lần đầu tiên cho các người tham gia Thập tự chinh, hoặc khách hành hương bị chết trong khi đi hành hương để hưởng ơn toàn xá Năm Thánh. Đức Giáo Hoàng Clement IV (1265-1268) và Gregory XI (1370-1378) mở rộng phép lành này cho các nạn nhân của nạn dịch hạch. Việc ban phép lành Tòa thánh trở nên thường xuyên hơn, nhưng vẫn còn hạn chế về thời gian hoặc dành cho các Giám mục, do đó tương đối ít người được hưởng đặc ân này. Do đó, Đức Giáo Hoàng Bênêđitô XIV (1740-1758) ban hành tông hiến "Pia Mater" năm 1747, trong đó Ngài ban năng quyền này cho tất cả các Giám mục, cùng với khả năng tái ủy quyền cho các linh mục. (Zenit.org 15-10-2013)
Nguyễn Trọng Đa