Cơ quan Trợ Giúp Giáo Hội Khốn Khó dự định tổ chức một tuần cầu nguyện cho Syria nhân dịp tháng Mười, tháng Mân Côi Đức Mẹ. Nhưng vì tình hình Syria trở nên nghiêm trọng đáng ngại, cơ quan này đã bắt đầu tuần cầu nguyện từ hôm thứ Sáu vừa qua. Mỗi ngày, cơ quan đưa ra lời cầu nguyện khác nhau cho Syria, dựa trên chứng từ từ Syria gửi tới.
Một trong những chứng từ đó là câu truyện bé gái 6 tuổi đang chơi trò ẩn-tìm với em trai thì em trai bị bắn và bị giết. Tại nghĩa trang, trước mộ em trai, bé gái gào to “Em ơi, ra khỏi chỗ ẩn đi! Chị không muốn chơi một mình nữa!”.
Những câu truyện như trên cùng với hàng ngàn những câu truyện khác và hình chụp, và nhất là nay các videos tường trình về vụ gọi là tấn công bằng vũ khí hóa học đang khiến cộng đồng quốc tế khẩn cấp kêu gọi phải có biện pháp giải quyết vấn đề Syria sau hơn hai năm tranh chấp.
Nhưng trong khi Hoa Kỳ và nhiều nước khác đang cân nhắc kế hoạch can thiệp quân sự, thì các nhà lãnh đạo Giáo Hội từ Syria và cả Vatican nữa đang lặp lời kêu gọi phải có những cuộc đối thoại.
Giải pháp duy nhất
Sáng thứ Năm tuần qua, sau khi Đức Phanxicô tiếp kiến quốc vương và hoàng hậu Jordan, thông cáo chính thức của Vatican về cuộc tiếp kiến này đã có những dòng sau đây: “[Liên quan tới tình hình bi thảm tại Syria hiện nay] hai bên tái khẳng định rằng con đường đối thoại và thương thuyết giữa mọi thành phần của xã hội Syria, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, là giải pháp duy nhất chấm dứt tranh chấp và bạo lực mà hàng ngày đang gây mất mát cho nhiều mạng sống nhân bản, nhất là cho các thường dân vô tội”
Cơ quan Caritas Quốc Tế hôm nay cũng tuyên bố rằng “thương thuyết hòa bình” là “giải pháp duy nhất” tại Syria. Phát ngôn viên của cơ quan này là Patrick Nicholson cho rằng “Cộng đồng quốc tế có trách nhiệm đem mọi bên tới hòa đàm, tới tự chế, không làm cho tình hình xấu thêm bằng can thiệp quân sự, và tài trợ cho các cố gắng trợ giúp cả bên trong xứ sở lẫn người tị nạn”.
Ông cho hay: “Chúng ta cấp thiết cần hòa đàm, coi đó là giải pháp duy nhất để chấm dứt thảm họa tại Syria”.
Tuyên bố của cơ quan này nhìn nhận vũ khí hóa học là “tội ác khủng khiếp” và việc sử dụng loại vũ khí này nói là đã xẩy ra ngày 21 tháng Tám vừa qua cho thấy rõ “tình huống nhân đạo đã trở nên bi thảm biết chừng nào”
Tổng Thư Ký Caritas Quốc Tế là Michel Roy cho hay “Nhân dân Syria không hề cần thêm đổ máu, họ cần nó chấm dứt mau chóng. Họ cần một cuộc ngưng chiến ngay tức khắc. Leo thang can thiệp quân sự của các thế lực ngoại quốc chỉ mở rộng thêm chiến tranh và gia tăng đau khổ.
“Thập niên qua đã làm chứng cho các hậu quả thảm hại của việc can thiệp bằng quân sự tại Iraq, Afghanistan và Libya.
“Caritas tin rằng giải pháp duy nhất hợp nhân đạo là giải pháp thương thuyết. Đối thoại có thể chấm dứt chiến tranh tại Syria, duy trì mạng sống cho người dân và xây dựng một tương lai tươi đẹp cho mọi người. Ưu tiên phải là tái lên sinh lực cho các cuộc đàm phán tại Genève như là bước đầu tiến tới việc ngừng bắn và thỏa hiệp hòa bình”.
Tổng Thống Hoa Kỳ đang nói tới một hành động “có giới hạn và phạm vi nhỏ” tại Syria, dù cho rằng hành động đó còn đang được cân nhắc. Khoảng một năm trước đây, ông từng cho rằng việc sử dụng vũ khí hóa học sẽ bị đáp trả.
Tuy nhiên, các giám mục Hoa Kỳ, theo gương Vatican, đã lên tiếng kêu gọi thương thuyết. Trong lá thư gửi bộ trưởng ngoại giao John Kerry, các giám mục đã trích dẫn lời Đức Phanxicô: “Không phải tranh chấp đem lại viễn tượng hy vọng cho việc giải quyết các vấn đề, mà đúng hơn là khả năng gặp gỡ và đối thoại”.
Từ Damascus
Thượng Phụ Công Giáo Melkite Hy Lạp của Damascus cũng cho rằng bất chấp tình thế khó khăn tại Syria, các sáng kiến hòa giải vẫn còn khả thi và nên được coi là ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia có liên hệ với cuộc khủng hoảng.
Đức Gregorios III nói như thế trong cuộc phỏng vấn của cơ quan Trợ Giúp Giáo Hội Khốn Khó vào hôm thứ Ba tuần rồi. Theo lời Quận Chúa Caroline Cox của Queensbury, hôm thứ Năm, Nghị Viện Anh đã lắng nghe lời kêu gọi của Thượng Phụ rằng can thiệp quân sự của Phương Tây vào Syria chỉ tạo thêm bạo lực và bất ổn. Chính vì thế, Nghị Viện đã bác bỏ việc phóng hỏa tiễn vào Syria. Thượng phụ Gregorios cũng tỏ ra hoài nghi đối với việc xác định ai đứng đàng sau cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 21 tháng Tám. Đồng thời, ngài còn chỉ trích chính sách của Hoa Kỳ tại Syria: “quí vị không nên hôm nay tố cáo chính phủ mai lại tố cáo phe đối lập. Làm thế chỉ tổ tạo thêm bạo lực và thù hận. Người Mỹ vốn đổ dầu vào lửa suốt hai năm qua”.
Ngài lên án việc đổ vũ khí vào xứ sở: “Nhiều người đang từ bên ngoài tới Syria để đánh nhau tại xứ này. Những chiến binh này đang đổ dầu vào chủ nghĩa quá khích và duy Hồi Giáo. Đã đến lúc phải chấm dứt các vũ khí kia và thay vì kêu gọi thêm bạo lực, các thế lực quốc tế cần làm việc cho hòa bình”.
Từ Jerusalem
Hôm thứ Tư, Thượng Phụ La Tinh của Giêrusalem là Fouad Twal đã lên tiếng đặt nghi vấn: Hoa Kỳ lấy “quyền gì” mà phát động cuộc tấn công chống lại Syria. Ngài nói: “Có cần phải gia tăng con số tử vong hiện đã quá 100,000 người hay không?”
Thượng phụ cũng cảnh báo các hậu quả của một cuộc tấn công rất có thể sẽ lan ra khắp vùng. Ngài bảo: “Theo các quan sát viên, các cuộc tấn công chỉ nên nhằm các mục tiêu chuyên biệt và tập trung vào một số ít địa điểm chiến lược nhằm ngăn chặn việc sử dụng hơn nữa các vũ khí hóa học. Nhưng căn cứ vào kinh nghiệm, chúng ta biết rằng một cuộc tấn công có mục tiêu bao giờ cũng có hậu quả phụ (collateral), nhất là các phản ứng mạnh mẽ có thể nổi lửa cho toàn vùng”
Giám Mục Công Giáo theo nghi lễ Canđê và cũng là chủ tịch Caritas Syria là Đức Cha Antoine Audo của Aleppo cho hay “Con đường duy nhất dẫn tới hoà bình là đối thoại. Chiến tranh không đem ta tới đâu cả”.
Sức mạnh và đức tin
Mặc dù nhiều tiếng nói mạnh mẽ đã được gióng lên yêu cầu phải có thương thuyết, nhưng người ta vẫn không bỏ qua được tính tàn khốc của tình hình hiện nay.
Phát ngôn viên của Caritas Quốc Tế cho hay cách thế duy nhất đem những người liên hệ tới chỗ có thể thương thuyết với nhau mà không cần tới bạo lực là cầu nguyện. “Cầu nguyện như Đức Giáo Hoàng Phanxicô vốn khuyến khích. Nhưng cũng cần nói rõ với những người trong nội bộ Syria và các đồng minh của họ ở bên ngoài đất nước biết rằng bạo lực phải được chấm dứt. Điều này có nghĩa phải ngưng việc nhập vũ khí vào Syria, ngưng bắn tức khắc và áp lực mọi bên của tranh chấp tới bàn hòa đàm. Lời nhắn rõ ràng của người dân thường Syria là họ muốn có hòa bình và việc chấm dứt tranh chấp ngay lập tức. Như một trong các nhân viên Caritas của chúng tôi ở trong Syria từng nói với chúng tôi ‘chống lại bức tranh đen tối này, xã hội dân sự chúng tôi đang tiến hành cuộc kháng chiến thầm lặng. Chúng tôi đang chiến đấu chống khốn khó và bạo lực trong im lặng và với nhân phẩm’. Chúng ta phải liên đới với họ”.
Thư gửi bộ trưởng ngoại giao John Kerry
Trong thư gửi bộ trưởng ngoại giao John Kerry vào hôm thứ Năm, Đức Cha Richard Pates của Des Moines, Iowa, chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình Quốc Tế của HĐGMHK, nhắc tới cuộc gặp gỡ giữa Đức GH Phanxicô và quốc vương Jordan Abdullah II, trong đó Đức Giáo Hoàng và Quốc Vương nhất trí rằng “con đường đối thoại và thương thuyết giữa mọi thành phần của xã hội Syria, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, là giải pháp duy nhất để chấm dứt tranh chấp và bạo lực đang hàng ngày gây ra sự mất mát cho rất nhiều nhân mạng, nhất là cho các thường dân vô tội... Tranh chấp không đem lại viễn tượng hy vọng nào để giải quyết các vấn đề...”.
Để rồi cho bộ trưởng ngoại giao hay: chủ trương lâu đời của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ là nhân dân Syria khẩn thiết cần một giải pháp chính trị có thể chấm dứt đánh nhau và tạo ra tương lai cho mọi người Syria, một giải pháp biết tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo. Các ngài yêu cầu Hoa Kỳ hợp tác với các chính phủ khác để có được một cuộc ngưng bán, khởi đầu các cuộc thương thuyết nghiêm chỉnh, cung cấp các trợ giúp nhân đạo vô tư và trung lập, và khuyến khích việc xây dựng một xã hội bao gồm mọi người tại Syria, một xã hội biết che chở quyền lợi của mọi công dân, trong đó có Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác.
Ngày 7 tháng 9, ngày ăn chay cầu nguyện cho hòa bình Syria
Chúa Nhật ngày 1 tháng Chín, trong buổi đọc kinh truyền tin tại công trường nhà thờ Thánh Phêrô, Đức Phanxicô đã chính thức chọn ngày 7 tháng Chín, lễ sinh nhật Đức Mẹ, Nữ Vương Hòa Bình, làm ngày ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình tại Syria, tại Trung Đông và trên khắp thế giới.
Đức Giáo Hoàng cho hay tiếng kêu hòa bình đang vang lên từ khắp nơi trên thế giới, từ mọi dân tộc, từ mọi cõi lòng, từ gia đình vĩ đại là nhân loại. “Tiếng kêu này mốn mạnh mẽ nói rằng: chúng tôi muốn một thế giới thanh bình, chúng tôi muốn là những người nam nữ của hòa bình, chúng tôi muốn hòa bình xuất hiện giữa lòng xã hội chúng tôi, một xã hội đang tan nát vì chia rẽ và tranh chấp. Không bao giờ có chiến tranh nữa! Không bao giờ có chiến tranh nữa! Hòa bình là ơn phúc quí giá cần phải được cổ vũ và bảo vệ.
“Hiện đang có quá nhiều tranh chấp trên thế giới khiến tôi đau khổ và lo âu rất nhiều, nhưng trong những ngày này, trái tim tôi đặc biệt đau đớn vì những gì đang diễn ra tại Syria và lo sợ trước những khai triển bi thảm đang ló dạng.
“Tôi khẩn thiết yêu cầu hòa bình, một lời yêu cầu phát xuất từ thẳm sâu tâm hồn tôi. Không biết bao nhiêu đau khổ, không biết bao nhiêu tàn phá, không biết bao nhiêu đớn đau đã được gây ra bởi việc sử dụng vũ khí tại xứ sở tử đạo này, nhất là cho thường dân và người không có vũ trang! Tôi nghĩ tới nhiều trẻ em không thấy được ánh sáng tương lai! Với một quyết tâm cao độ nhất, tôi lên án việc sử dụng vũ khí hóa học: tôi nói để anh chị em hay các hình ảnh khủng khiếp trong mấy ngày qua đang bừng bừng trong tâm trí tôi. Thiên Chúa và lịch sử sẽ phán kết hành động của chúng ta, một phán kết không thể nào tránh được! Sử dụng vũ khí không bao giờ đem lại hòa bình. Chiến tranh đẻ ra chiến tranh, bạo lực phát sinh bạo lực.
“Với hết sức lực mình, tôi yêu cầu mỗi bên trong cuộc tranh chấp này lắng nghe tiếng nói của chính lương tâm họ, đừng tự đóng kín duy nhất trong các quyền lợi của mình mà thôi, nhưng đúng hơn phải nhìn nhau như anh em và cương quyết cũng như can đảm bước theo con đường gặp gỡ và thương thuyết, nhờ thế vượt qua được cuộc tranh chấp mù quáng. Cùng một tha thiết ấy, tôi khuyên cộng đồng quốc tế cố gắng hết sức để cổ xúy các đề nghị rõ ràng nhằm đạt hòa bình cho xứ sở này ngay lập tức, một nền hòa bình dựa trên đối thoại và thương thuyết, vì lợ ích của toàn thể nhân dân Syria.
“Không nên tiếc một cố gắng nào nhằm bảo đảm việc trợ giúp nhân đạo cho những người bị thương bởi cuộc tranh chấp khủng khiếp này, nhất là những người bị buộc phải ra đi và rất nhiều người tị nạn tại các lước lân bang. Ước chi các nhân viên nhân đạo, có nhiệm vụ thoa dịu đau khổ cho những người này, được quyền lui tới để cung cấp sự trợ giúp cần thiết.
“Ta có thể làm gì để tạo hoà bình trên thế giới? Như Đức Gioan đã nói, mỗi cá nhân phải thiết lập cho được các liên hệ mới trong xã hội con người dưới sự dạy dỗ và dìu dắt của công lý và tình yêu (xem Gioan XXIII, Pacem in Terris, [11 tháng Tư, 1963]: AAS 55, [1963], 301-302).
“ Mọi người nam nữ thiện chí buộc có trách nhiệm theo đuổi hòa bình. Tôi mạnh mẽ và khẩn thiết gửi lời kêu gọi tới toàn thể Giáo Hội Công Giáo, và cả mọi Kitô hữu của các tuyên tín khác, cũng như tín hữu của mọi tôn giáo và cả các anh chị em không có tín ngưỡng: hòa bình là một thiện ích có thể vượt qua mọi rào cản, vì nó vốn thuộc về toàn thể nhân loại!
“Tôi xin mạnh mẽ nhắc lại: cả nền văn hóa kình chống lẫn nền văn hóa tranh chấp đều không tạo được sự hòa hợp bên trong cũng như giữa các dân tộc, đúng hơn, chỉ nền văn hóa gặp gỡ và nền văn hóa đối thoại mới làm được việc đó; đó là con đường duy nhất dẫn tới hòa bình.
“Ước chi lời kêu gọi hòa bình tiếp tục dâng cao và đụng tới trái tim từng người để ai nấy hạ vũ khí xuống và để ước nguyện hòa bình dẫn dắt mình.”
Sau đó, Đức Giáo Hoàng cho hay: vào ngày 7 tháng Chín sắp tới, tại công trường nhà thờ Thánh Phêrô, từ 19 giờ 00 tới 24 giờ 00, sẽ có buổi tụ tập để cầu nguyện và sám hối, xin Chúa ban hồng phúc hòa bình cho dân tộc Syria “quí yêu, cho mọi tình huống tranh chấp và bạo lực khắp thế giới. Nhân loại cần nhìn thấy các cử chỉ hoà bình này và nghe những lời lẽ hy vọng và hòa bình! Tôi yêu cầu các Giáo Hội địa phương, ngoài việc ăn chay, cùng tụ tập nhau để cầu nguyện theo ý chỉ này”.
Kết thúc, Đức Phanxicô dâng lời cầu xin Đức Mẹ “Xin giúp chúng con vượt qua thời điểm khó khăn nhất này và mỗi ngày biết dấn thân xây dựng, trong mọi hoàn cảnh, nền văn hóa gặp gỡ và hòa bình. Hỡi Maria, Nữ Vương Hòa Bình, xin cầu cho chúng con!”
Một trong những chứng từ đó là câu truyện bé gái 6 tuổi đang chơi trò ẩn-tìm với em trai thì em trai bị bắn và bị giết. Tại nghĩa trang, trước mộ em trai, bé gái gào to “Em ơi, ra khỏi chỗ ẩn đi! Chị không muốn chơi một mình nữa!”.
Những câu truyện như trên cùng với hàng ngàn những câu truyện khác và hình chụp, và nhất là nay các videos tường trình về vụ gọi là tấn công bằng vũ khí hóa học đang khiến cộng đồng quốc tế khẩn cấp kêu gọi phải có biện pháp giải quyết vấn đề Syria sau hơn hai năm tranh chấp.
Nhưng trong khi Hoa Kỳ và nhiều nước khác đang cân nhắc kế hoạch can thiệp quân sự, thì các nhà lãnh đạo Giáo Hội từ Syria và cả Vatican nữa đang lặp lời kêu gọi phải có những cuộc đối thoại.
Giải pháp duy nhất
Sáng thứ Năm tuần qua, sau khi Đức Phanxicô tiếp kiến quốc vương và hoàng hậu Jordan, thông cáo chính thức của Vatican về cuộc tiếp kiến này đã có những dòng sau đây: “[Liên quan tới tình hình bi thảm tại Syria hiện nay] hai bên tái khẳng định rằng con đường đối thoại và thương thuyết giữa mọi thành phần của xã hội Syria, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, là giải pháp duy nhất chấm dứt tranh chấp và bạo lực mà hàng ngày đang gây mất mát cho nhiều mạng sống nhân bản, nhất là cho các thường dân vô tội”
Cơ quan Caritas Quốc Tế hôm nay cũng tuyên bố rằng “thương thuyết hòa bình” là “giải pháp duy nhất” tại Syria. Phát ngôn viên của cơ quan này là Patrick Nicholson cho rằng “Cộng đồng quốc tế có trách nhiệm đem mọi bên tới hòa đàm, tới tự chế, không làm cho tình hình xấu thêm bằng can thiệp quân sự, và tài trợ cho các cố gắng trợ giúp cả bên trong xứ sở lẫn người tị nạn”.
Ông cho hay: “Chúng ta cấp thiết cần hòa đàm, coi đó là giải pháp duy nhất để chấm dứt thảm họa tại Syria”.
Tuyên bố của cơ quan này nhìn nhận vũ khí hóa học là “tội ác khủng khiếp” và việc sử dụng loại vũ khí này nói là đã xẩy ra ngày 21 tháng Tám vừa qua cho thấy rõ “tình huống nhân đạo đã trở nên bi thảm biết chừng nào”
Tổng Thư Ký Caritas Quốc Tế là Michel Roy cho hay “Nhân dân Syria không hề cần thêm đổ máu, họ cần nó chấm dứt mau chóng. Họ cần một cuộc ngưng chiến ngay tức khắc. Leo thang can thiệp quân sự của các thế lực ngoại quốc chỉ mở rộng thêm chiến tranh và gia tăng đau khổ.
“Thập niên qua đã làm chứng cho các hậu quả thảm hại của việc can thiệp bằng quân sự tại Iraq, Afghanistan và Libya.
“Caritas tin rằng giải pháp duy nhất hợp nhân đạo là giải pháp thương thuyết. Đối thoại có thể chấm dứt chiến tranh tại Syria, duy trì mạng sống cho người dân và xây dựng một tương lai tươi đẹp cho mọi người. Ưu tiên phải là tái lên sinh lực cho các cuộc đàm phán tại Genève như là bước đầu tiến tới việc ngừng bắn và thỏa hiệp hòa bình”.
Tổng Thống Hoa Kỳ đang nói tới một hành động “có giới hạn và phạm vi nhỏ” tại Syria, dù cho rằng hành động đó còn đang được cân nhắc. Khoảng một năm trước đây, ông từng cho rằng việc sử dụng vũ khí hóa học sẽ bị đáp trả.
Tuy nhiên, các giám mục Hoa Kỳ, theo gương Vatican, đã lên tiếng kêu gọi thương thuyết. Trong lá thư gửi bộ trưởng ngoại giao John Kerry, các giám mục đã trích dẫn lời Đức Phanxicô: “Không phải tranh chấp đem lại viễn tượng hy vọng cho việc giải quyết các vấn đề, mà đúng hơn là khả năng gặp gỡ và đối thoại”.
Từ Damascus
Thượng Phụ Công Giáo Melkite Hy Lạp của Damascus cũng cho rằng bất chấp tình thế khó khăn tại Syria, các sáng kiến hòa giải vẫn còn khả thi và nên được coi là ưu tiên hàng đầu của mọi quốc gia có liên hệ với cuộc khủng hoảng.
Đức Gregorios III nói như thế trong cuộc phỏng vấn của cơ quan Trợ Giúp Giáo Hội Khốn Khó vào hôm thứ Ba tuần rồi. Theo lời Quận Chúa Caroline Cox của Queensbury, hôm thứ Năm, Nghị Viện Anh đã lắng nghe lời kêu gọi của Thượng Phụ rằng can thiệp quân sự của Phương Tây vào Syria chỉ tạo thêm bạo lực và bất ổn. Chính vì thế, Nghị Viện đã bác bỏ việc phóng hỏa tiễn vào Syria. Thượng phụ Gregorios cũng tỏ ra hoài nghi đối với việc xác định ai đứng đàng sau cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học hôm 21 tháng Tám. Đồng thời, ngài còn chỉ trích chính sách của Hoa Kỳ tại Syria: “quí vị không nên hôm nay tố cáo chính phủ mai lại tố cáo phe đối lập. Làm thế chỉ tổ tạo thêm bạo lực và thù hận. Người Mỹ vốn đổ dầu vào lửa suốt hai năm qua”.
Ngài lên án việc đổ vũ khí vào xứ sở: “Nhiều người đang từ bên ngoài tới Syria để đánh nhau tại xứ này. Những chiến binh này đang đổ dầu vào chủ nghĩa quá khích và duy Hồi Giáo. Đã đến lúc phải chấm dứt các vũ khí kia và thay vì kêu gọi thêm bạo lực, các thế lực quốc tế cần làm việc cho hòa bình”.
Từ Jerusalem
Hôm thứ Tư, Thượng Phụ La Tinh của Giêrusalem là Fouad Twal đã lên tiếng đặt nghi vấn: Hoa Kỳ lấy “quyền gì” mà phát động cuộc tấn công chống lại Syria. Ngài nói: “Có cần phải gia tăng con số tử vong hiện đã quá 100,000 người hay không?”
Thượng phụ cũng cảnh báo các hậu quả của một cuộc tấn công rất có thể sẽ lan ra khắp vùng. Ngài bảo: “Theo các quan sát viên, các cuộc tấn công chỉ nên nhằm các mục tiêu chuyên biệt và tập trung vào một số ít địa điểm chiến lược nhằm ngăn chặn việc sử dụng hơn nữa các vũ khí hóa học. Nhưng căn cứ vào kinh nghiệm, chúng ta biết rằng một cuộc tấn công có mục tiêu bao giờ cũng có hậu quả phụ (collateral), nhất là các phản ứng mạnh mẽ có thể nổi lửa cho toàn vùng”
Giám Mục Công Giáo theo nghi lễ Canđê và cũng là chủ tịch Caritas Syria là Đức Cha Antoine Audo của Aleppo cho hay “Con đường duy nhất dẫn tới hoà bình là đối thoại. Chiến tranh không đem ta tới đâu cả”.
Sức mạnh và đức tin
Mặc dù nhiều tiếng nói mạnh mẽ đã được gióng lên yêu cầu phải có thương thuyết, nhưng người ta vẫn không bỏ qua được tính tàn khốc của tình hình hiện nay.
Phát ngôn viên của Caritas Quốc Tế cho hay cách thế duy nhất đem những người liên hệ tới chỗ có thể thương thuyết với nhau mà không cần tới bạo lực là cầu nguyện. “Cầu nguyện như Đức Giáo Hoàng Phanxicô vốn khuyến khích. Nhưng cũng cần nói rõ với những người trong nội bộ Syria và các đồng minh của họ ở bên ngoài đất nước biết rằng bạo lực phải được chấm dứt. Điều này có nghĩa phải ngưng việc nhập vũ khí vào Syria, ngưng bắn tức khắc và áp lực mọi bên của tranh chấp tới bàn hòa đàm. Lời nhắn rõ ràng của người dân thường Syria là họ muốn có hòa bình và việc chấm dứt tranh chấp ngay lập tức. Như một trong các nhân viên Caritas của chúng tôi ở trong Syria từng nói với chúng tôi ‘chống lại bức tranh đen tối này, xã hội dân sự chúng tôi đang tiến hành cuộc kháng chiến thầm lặng. Chúng tôi đang chiến đấu chống khốn khó và bạo lực trong im lặng và với nhân phẩm’. Chúng ta phải liên đới với họ”.
Thư gửi bộ trưởng ngoại giao John Kerry
Trong thư gửi bộ trưởng ngoại giao John Kerry vào hôm thứ Năm, Đức Cha Richard Pates của Des Moines, Iowa, chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình Quốc Tế của HĐGMHK, nhắc tới cuộc gặp gỡ giữa Đức GH Phanxicô và quốc vương Jordan Abdullah II, trong đó Đức Giáo Hoàng và Quốc Vương nhất trí rằng “con đường đối thoại và thương thuyết giữa mọi thành phần của xã hội Syria, với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, là giải pháp duy nhất để chấm dứt tranh chấp và bạo lực đang hàng ngày gây ra sự mất mát cho rất nhiều nhân mạng, nhất là cho các thường dân vô tội... Tranh chấp không đem lại viễn tượng hy vọng nào để giải quyết các vấn đề...”.
Để rồi cho bộ trưởng ngoại giao hay: chủ trương lâu đời của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ là nhân dân Syria khẩn thiết cần một giải pháp chính trị có thể chấm dứt đánh nhau và tạo ra tương lai cho mọi người Syria, một giải pháp biết tôn trọng nhân quyền và tự do tôn giáo. Các ngài yêu cầu Hoa Kỳ hợp tác với các chính phủ khác để có được một cuộc ngưng bán, khởi đầu các cuộc thương thuyết nghiêm chỉnh, cung cấp các trợ giúp nhân đạo vô tư và trung lập, và khuyến khích việc xây dựng một xã hội bao gồm mọi người tại Syria, một xã hội biết che chở quyền lợi của mọi công dân, trong đó có Kitô hữu và các nhóm thiểu số khác.
Ngày 7 tháng 9, ngày ăn chay cầu nguyện cho hòa bình Syria
Chúa Nhật ngày 1 tháng Chín, trong buổi đọc kinh truyền tin tại công trường nhà thờ Thánh Phêrô, Đức Phanxicô đã chính thức chọn ngày 7 tháng Chín, lễ sinh nhật Đức Mẹ, Nữ Vương Hòa Bình, làm ngày ăn chay và cầu nguyện cho hòa bình tại Syria, tại Trung Đông và trên khắp thế giới.
Đức Giáo Hoàng cho hay tiếng kêu hòa bình đang vang lên từ khắp nơi trên thế giới, từ mọi dân tộc, từ mọi cõi lòng, từ gia đình vĩ đại là nhân loại. “Tiếng kêu này mốn mạnh mẽ nói rằng: chúng tôi muốn một thế giới thanh bình, chúng tôi muốn là những người nam nữ của hòa bình, chúng tôi muốn hòa bình xuất hiện giữa lòng xã hội chúng tôi, một xã hội đang tan nát vì chia rẽ và tranh chấp. Không bao giờ có chiến tranh nữa! Không bao giờ có chiến tranh nữa! Hòa bình là ơn phúc quí giá cần phải được cổ vũ và bảo vệ.
“Hiện đang có quá nhiều tranh chấp trên thế giới khiến tôi đau khổ và lo âu rất nhiều, nhưng trong những ngày này, trái tim tôi đặc biệt đau đớn vì những gì đang diễn ra tại Syria và lo sợ trước những khai triển bi thảm đang ló dạng.
“Tôi khẩn thiết yêu cầu hòa bình, một lời yêu cầu phát xuất từ thẳm sâu tâm hồn tôi. Không biết bao nhiêu đau khổ, không biết bao nhiêu tàn phá, không biết bao nhiêu đớn đau đã được gây ra bởi việc sử dụng vũ khí tại xứ sở tử đạo này, nhất là cho thường dân và người không có vũ trang! Tôi nghĩ tới nhiều trẻ em không thấy được ánh sáng tương lai! Với một quyết tâm cao độ nhất, tôi lên án việc sử dụng vũ khí hóa học: tôi nói để anh chị em hay các hình ảnh khủng khiếp trong mấy ngày qua đang bừng bừng trong tâm trí tôi. Thiên Chúa và lịch sử sẽ phán kết hành động của chúng ta, một phán kết không thể nào tránh được! Sử dụng vũ khí không bao giờ đem lại hòa bình. Chiến tranh đẻ ra chiến tranh, bạo lực phát sinh bạo lực.
“Với hết sức lực mình, tôi yêu cầu mỗi bên trong cuộc tranh chấp này lắng nghe tiếng nói của chính lương tâm họ, đừng tự đóng kín duy nhất trong các quyền lợi của mình mà thôi, nhưng đúng hơn phải nhìn nhau như anh em và cương quyết cũng như can đảm bước theo con đường gặp gỡ và thương thuyết, nhờ thế vượt qua được cuộc tranh chấp mù quáng. Cùng một tha thiết ấy, tôi khuyên cộng đồng quốc tế cố gắng hết sức để cổ xúy các đề nghị rõ ràng nhằm đạt hòa bình cho xứ sở này ngay lập tức, một nền hòa bình dựa trên đối thoại và thương thuyết, vì lợ ích của toàn thể nhân dân Syria.
“Không nên tiếc một cố gắng nào nhằm bảo đảm việc trợ giúp nhân đạo cho những người bị thương bởi cuộc tranh chấp khủng khiếp này, nhất là những người bị buộc phải ra đi và rất nhiều người tị nạn tại các lước lân bang. Ước chi các nhân viên nhân đạo, có nhiệm vụ thoa dịu đau khổ cho những người này, được quyền lui tới để cung cấp sự trợ giúp cần thiết.
“Ta có thể làm gì để tạo hoà bình trên thế giới? Như Đức Gioan đã nói, mỗi cá nhân phải thiết lập cho được các liên hệ mới trong xã hội con người dưới sự dạy dỗ và dìu dắt của công lý và tình yêu (xem Gioan XXIII, Pacem in Terris, [11 tháng Tư, 1963]: AAS 55, [1963], 301-302).
“ Mọi người nam nữ thiện chí buộc có trách nhiệm theo đuổi hòa bình. Tôi mạnh mẽ và khẩn thiết gửi lời kêu gọi tới toàn thể Giáo Hội Công Giáo, và cả mọi Kitô hữu của các tuyên tín khác, cũng như tín hữu của mọi tôn giáo và cả các anh chị em không có tín ngưỡng: hòa bình là một thiện ích có thể vượt qua mọi rào cản, vì nó vốn thuộc về toàn thể nhân loại!
“Tôi xin mạnh mẽ nhắc lại: cả nền văn hóa kình chống lẫn nền văn hóa tranh chấp đều không tạo được sự hòa hợp bên trong cũng như giữa các dân tộc, đúng hơn, chỉ nền văn hóa gặp gỡ và nền văn hóa đối thoại mới làm được việc đó; đó là con đường duy nhất dẫn tới hòa bình.
“Ước chi lời kêu gọi hòa bình tiếp tục dâng cao và đụng tới trái tim từng người để ai nấy hạ vũ khí xuống và để ước nguyện hòa bình dẫn dắt mình.”
Sau đó, Đức Giáo Hoàng cho hay: vào ngày 7 tháng Chín sắp tới, tại công trường nhà thờ Thánh Phêrô, từ 19 giờ 00 tới 24 giờ 00, sẽ có buổi tụ tập để cầu nguyện và sám hối, xin Chúa ban hồng phúc hòa bình cho dân tộc Syria “quí yêu, cho mọi tình huống tranh chấp và bạo lực khắp thế giới. Nhân loại cần nhìn thấy các cử chỉ hoà bình này và nghe những lời lẽ hy vọng và hòa bình! Tôi yêu cầu các Giáo Hội địa phương, ngoài việc ăn chay, cùng tụ tập nhau để cầu nguyện theo ý chỉ này”.
Kết thúc, Đức Phanxicô dâng lời cầu xin Đức Mẹ “Xin giúp chúng con vượt qua thời điểm khó khăn nhất này và mỗi ngày biết dấn thân xây dựng, trong mọi hoàn cảnh, nền văn hóa gặp gỡ và hòa bình. Hỡi Maria, Nữ Vương Hòa Bình, xin cầu cho chúng con!”