ĐẠI HỘI HÀNH HƯƠNG LỘ ĐỨC
CỦA CÁC CỘNG ĐOÀN Công Giáo VIỆT NAM TẠI PHÁP
« Mừng 25 năm tuyên phong các thánh Tử Đạo Việt Nam
Sống Đức Tin theo gương tiền nhân »
từ 01 đến 05/08/2013
Lộ Đức, ngày 02/08/2013: Học hỏi về các Thánh Tử Đạo Việt Nam
Những người ghi tên tham dự Đại Hội của 31 cộng đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp đã dầy đủ trở về Lộ Đức ngày 01/08/2013. Thêm vào đó còn rất nhiều người không ghi tên mà cũng đến tham dụ. Ngày khai mạc đã khai mạc đúng như dự liệu. Chủ đề ngày khai mạc, 02 tháng 08 năm 2013 xoay quanh việc HỌC HỎI VỀ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM. Hai hoạt động quan trọng trong ngày là: 1- Thánh lễ khai mạc “Sống Đức Tin theo gương các Thánh Tử đạo Việt Nam”; Và 2- Học hỏi trao đổi về « Các Thánh Tử Đạo Việt Nam »
1. Thánh lễ khai mạc « Sống Đức Tin theo gương các Thánh Tử Đạo Việt Nam »
Trong phiên họp thứ ba chuẩn bị Đại Hội, các Tuyên Úy đều đồng ý kính mời Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh chủ tế và giảng lễ cho thánh lễ khai mạc Đại Hội.
Ngày khai mạc Đại Hội 02/08/2013 đã đến. Đúng 8giờ 30, một đoàn đồng tế đông đảo, có Thánh Giá đi đầu, các chú giúp lễ mang đèn nến, các thầy phó tế, khoảng 30 cha tuyên úy các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, ba phụ tế chính: cha Georges COLOMB, Bề Trên Tổng Quyền Thừa Sai Hải Ngoại Paris, cha Bernard Fontaine, Giám đốc Ủy Ban Quốc Gia Mục Vụ Ngoại Kiều Giáo Hội Pháp, cha Gilbert Nguyễn Kim Sang, Tổng tuyên úy các cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại pháp, Đức ông chủ tế Giuse Mai Đức Vinh, kiệu ảnh Dức Mẹ Lavang và ảnh các Thánh Tử Đạo Việt Nam do 4 nữ tu khiêng.
Xem Hình
Chia sẻ Lời Chúa, Đức Ông đã gợi lại 2 mục tiêu của Đại Hội là « Chúng ta quy tụ về linh địa Lộ Đức cuối tuần này với hai mục đích: thứ nhất cùng nhau cử hành Năm Đức Tin, thứ hai cùng nhau mừng lễ Bạc Phong Thánh của 117 vị Tử Đạo Tiền Nhân.(1988-2013) ». Từ hai mục đích này, vấn đề đặt ra sẽ là: Làm sao « Sống Đức tin theo gương các Thánh Tử Đạo Việt Nam » ? Đức Ông đã đưa ra một trả lời rất cơ bản và thực tế, dựa vào Giáo Lý về Bí Tích Thêm Sức. « Hỏi một người đã chịu phép Thêm Sức có những bổn phận nào ? – Thưa có ba bổn phận: 1) Bền vững sống đức tin. 2) Can đảm bênh vực đức tin. 3) Nhiệt thành truyền bá đức tin. Một cách vắn gọn, tôi xin chia sẻ từng điểm ».
Rồi Đức Ông đã lấy gương các Thánh Tử Đạo Việt Nam để quảng diễn ba bổn phận Đức Tin.
11. Bền vững sống Đức Tin. Nhìn vào đời sống các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam, chúng ta thấy các ngài đã bền vững sống đức tin như thế nào. Chắc chắn các ngài đã sống đức tin trong những hoàn cảnh khó khăn hơn chúng ta rất nhiều: - về phạm vi tôn giáo, các ngài phải chọn lựa giữa đạo cổ truyền, ‘đạo thờ ông bà, đạo thờ thần tượng’ với ‘Đức tin vào Thiên Chúa Duy Nhất, vào Đức Kitô Cứu Thế’. - Về phạm vi gia đình và xã hội, các ngài phải giữ vững những truyền thống cơ bản của gia đình, không đa thê, nhưng chung thủy một vợ một chồng, phải gẩy bỏ những dị đoan, những tập tục cổ hủ, mà trung kiên sống luân lý Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. -Về bổn phận công dân, một đàng các ngài phải trung thành với vua-chúa, phải kính trọng quan quyền, bảo vệ và xây dựng tổ quốc, nhưng một trật, các ngài phải cương quyết, quả cam trước những gièm pha, đe dọa, hành hạ và bách hại hà khắc của vua quan. - Về phạm vi văn hóa, các ngài đã khôn ngoan không những bảo vệ phát triển mà còn thăng hoa và phúc âm hóa những giá trị cao đẹp của văn hóa dân tộc, bằng việc đón nhận và sống chết với văn hóa Tin Mừng, chính là văn hóa của Đức Tin.
12. Can đảm bênh vực Đức Tin. Đọc hạnh tích các thánh Tử Đạo, chúng ta có nhiều bằng chứng về điểm này. Tôi xin nêu lên ba trường hợp làm thí dụ.
Can đảm bênh vực và hãnh diện ‘đạo mình theo là đạo thật’. Sử chép về thánh linh mục Phaolô Lê Bảo Tịnh như sau: Khi tàu chở tù nhân cập bến Thuận An để đi Phú Yên, quan cai tù cầm giấy điểm danh. Đến lượt thày Lê BảoTịnh, ông thêm câu ‘Lê Bảo Tịnh, tòng gia tô tà đạo’. Thày Tịnh cứ ngồi yên, không trả lời, dù quan gọi ba bốn lần. Quan nổi nóng quát lên ‘Thằng nào láo, gọi mà không thưa’. Lúc ấy thày Tịnh mới lên tiếng: “Tôi đây, tôi không thưa vì quan gọi tôi là người theo tà đạo. Đạo tôi theo, đạo tôi sống là đạo thật, có tam cương ngũ thường rõ ràng. Bao giờ quan gọi tôi là ‘theo đạo Giatô, bỏ chữ tà đạo đi, lúc đó tôi mới thưa’ (DMAH 3 tr.135).
Can đảm bênh vực và hãnh diện về đức tin và danh xưng Công Giáo: Như thánh Phaolô hãnh diện về ơn gọi làm tông đồ và kêu gọi kitô hữu hãy hãnh diện về đức tin Kitô giáo của mình (2Cr 10,17; Ep 1,4+4,4; 1Tx 1,4). Thánh chủng sinh Toma Trần Văn Thiện, tử đạo năm 1838, khi quan tòa hỏi ‘Thiện, mày có phải là người Công Giáo không?’, chú Thiện đã dõng dạc trả lời: ‘Vâng, thưa quan lớn, tôi là ngưòi Công Giáo, cha mẹ tôi cũng là người Công Giáo. Tôi nhất quyết sống đức tin Công Giáo mà cha mẹ tôi đã sống và đã dạy tôi” (DMAH 2 tr.245).
Can đảm tôn kính và hãnh diện về ảnh Thánh Giá. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hiểu hơn ai hết rằng: Thánh Giá là tiêu biểu của đức tin Công Giáo, nên các ngài thà chịu đòn, chịu hành nhục và chịu chết chứ nhất định không bước qua, không làm một dấu chỉ gì xúc phạm đến cây Thánh Giá. Như các vị thánh khác, bà Agnès tử đạo năm 1700 đã thẳng thắn thưa với quan tòa: “Xin quan cho tôi được nói: làm sao tôi có thể chà đạp lên ảnh Chúa mà tôi hằng tôn kính. Thưa quan, tôi quyết thà chịu chết chứ không chà đạp ảnh Thánh Giá đâu” (DMAH1 tr.80).
13. Nhiệt thành truyền bá đức tin Như thánh Phaolô, các thánh Tử Đạo Việt Nam sẵn sàng chịu mọi khổ nhục, kể cả chịu chết, để Tin Mừng được rao giảng (1Tx 2,2-7). Các Ngài đã truyền bá đức tin như thế nào? - Sau đây là ba trong hàng ngàn trường hợp cụ thể.
Truyền giáo bằng lời cầu nguyện kiên trì: Thánh linh mục Phaolô Lê Bảo Tịnh, tử đạo năm 1857, luôn kêu gọi cầu nguyện cho việc truyền giáo. Ngài đã viết cho các chủng sinh lúc còn ngồi tù: ‘Các con hãy chăm lo việc cầu nguyện, vì người ta được ơn trở lại đạo, phần lớn là do lời cầu nguyện, hơn là nhờ lời giảng khuyên’ (DMAH 3 tr.174).
Tuyền giáo bằng công việc bác ái. Như nhiều linh mục, thày giảng, nữ tu và trùm họ, ông trùm Phêrô Ki nổi tiếng về lòng yêu thương người nghèo và chôn cất người chết. Nhà ông đã trở thành nhà thương săn sóc các bệnh nhân. Ông lợi dụng những cơ hội đó để rao giảng Tin Mừng. Vì thế, ông bị tố cáo, bị bắt, bị hành hạ và sau cùng được chết vì đức tin năm 1665. (DMAH 1tr.56).
Truyền giáo bằng việc xây dựng cộng đoàn: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ý thức rằng một trong những cách truyền giáo hữu hiệu là chứng tỏ cho lương dân thấy tinh thần đoàn kết, và xây dựng cộng đoàn hay họ đạo. Đó là những hoạt động tông đồ cụ thể của các vị thánh trùm họ Emmanuel Lê Văn Phụng (+1859), Antôn Nguyễn Đích (+1838), Giuse Nguyễn Văn Lựu (+1854); của những giáo dân can tràng Matthêu Lê Văn Gẫm (+1847), Michael Nguyễn Huy Mỹ (+1838), Annê Lê Thị Thành (+1841). Việc làm của các ngài là dấu cất đồ thờ phượng, che giấu các linh mục và thày giảng, là cho mượn nhà làm nơi giáo dân tụ họp đọc kinh dâng lễ, là liên lạc, chuyển thư, chở đồ, đón thừa sai, là bênh vực giáo dân, bảo vệ họ đạo, là thăm viếng những gia đình Công Giáo gặp khó khăn, bị quan quyền xách nhiễu, là góp tiền chuộc các linh mục, thày giản hay giáo dân bị bắt, là thăm viếng các tù nhân đức tin, là tham dự các cuộc hành quyết để khích lệ những người bị án tử vì Đạo Chúa, và sau cùng là lo an táng các ngài cho mồ yên mả đẹp.
Sau thánh lễ tạ ơn, Các Cộng đoàn đã ra trước Vương Cung Thánh Đường Mân Côi để chụp hình lưu niệm. Hình riêng cho từng Cộng Đoàn, cho tất cả các Cộng đoàn đã vậy, mà cho cả các cá nhân, các gia đình, các nhóm, ban, hội,..Nhiều người vui vẻ lẩm bẩm hát thầm bài Tán Tụng Hồng Ân, Có người ca to bản «Linh hồn tôi tung hô Chúa, tung hô Chúa (í a), thần trí tôi mừng vui vời vợi,…
Và cha Tổng Tuyên Úy Gilbert Nguyễn Kim Sang đã lợi dụng sự hiện diện của cha Bernard Fontaine và Georges Colomb để tổ chức một tiếp tân trên Cité Saint-Pierre để cám ơn hai cha và hai tổ chức mà hai cha điều hành là Sở Mục Vụ Ngoại Kiều Quốc Gia Pháp và Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris. Một món quà đã được kính biếu hai cha để tiễn chân cha Bernard Fontaine sẽ nhận sứ mệnh mới và kính chào cha Georges Colomb trong chức vụ Bề Trên Tổng Quyền Thừa Sai Hải Ngoại Paris.
2. Học hỏi trao đổi về « Các Thánh Tử Đạo Việt Nam »
14 giờ 30, tất cả các tín hữu tham dự Đại Hội đã được mời tham dự học hỏi và trao đổi về một trong ba đề tài.
21. Đề tài 1: « Lịch sử cấm đạo và bắt đạo thời các Thánh Tử Đạo Việt Nam » do Gs Trần Văn Cảnh trình bày, tại phòng Gioan XXIII.
Về vấn đề cấm đạo tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng như các vị đại diện Giáo Hội Công Giáo thường chỉ nói đến giai đoạn 1625-1862, từ sác lệnh cấm đạo 1925 của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và kết thúc với lệnh cấm và bách đạo cuối cùng của vua Tự Đức, trước khi ký hòa ước Nhâm Tuất 1862 với Pháp, trong đó, khoản 1 cho tự do giảng đạo và giữ đạo.
Được trao trách nhiệm gợi ý, Gs Cảnh xin đề nghị cùng cộng đoàn tìm hiểu đề tài này theo chiều hướng tiến triển lịch sử Công Giáo Việt Nam. Và vì mục tiêu của Đại Hội nhằm noi gương các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Gs xin chỉ giới hạn vào hai thời kỳ Bảo Trợ (1533-1659) và Tông Tòa (1659-1960), những thời kỳ mà 117 vị tử đạo đã được phong hiển thánh năm 1988. Những việc xẩy ra trong thời Chính Tòa (1960-hôm nay), chưa đủ những dữ kiện lịch sử chắc chắn, ông xin nhường cho các nhà nghiên cứu lịch sử.
Trong thời kỳ Bảo Trợ 1533-1659, với những sự cố lịch sử đã được ghi nhận, người ta thấy rằng: Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã có bị cấm đạo và sự bách hại đã bắt đầu, dẫu còn nhẹ nhàng. Đã có 8 sắc chỉ cấm đạo, 5 do Chúa Trịnh tráng và 3 do các Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và Chúa Thượng Nguyễn Phước Lan. Ở Đàng Ngoài, dưới thời Trịnh Tráng, vị tử đạo đầu tiên là ông Phanxicô, tử đạo năm 1630 ở Hà Nội. Ở Đàng Trong, dưới thời Chúa Thượng Nguyễn Phước Lan, Á Thánh Anrê Phú Yên là người tử đạo đầu tiên, đã bị lao đâm và chém đầu ngày 26/07/1644 ở Phú Yên.
Trong thời kỳ Tông Tòa (1659-1960), thêm vào 8 sắc chỉ cấm đạo đã có ở thời Bảo Trợ do các Chúa Trịnh Nguyễn, các Chúa Trịnh ra thêm 12 sác chỉ: 4 thánh tử đạo; các Chúa Nguyễn ra thêm 5 sác chỉ. Đưới thời Tây Sơn, 6 sắc chỉ đã được ban hành: 2 thánh tử đạo. Vua Minh Mạng ra 7 sắc chi: 58 thánh tử đạo. Vua Thiệu Trị ra 2 sắc chỉ: 3 thánh tử đạo. Và vua Tự Đức ra 13 sắc chỉ: 50 thánh Tử Đạo. Vị chi 45 trên 53 sắc chỉ cấm đạo đã được ban hành trong thời Tông Tòa. Đây là thời kỳ ác liệt và đẫm máu nhất trong lịch sử cấm đạo và giết đạo Công Giáo ở Việt Nam, nhất là ba vua nhà Nguyễn và Văn Thân. Tổng số các vị tử đạo là 130.000, hầu như 100% đều chịu chết trong thời Tông Tòa này.
Trong số 130.000 người đã bỏ mình vì đức tin, có 117 vị đã được Giáo Hội nâng lên hàng Chân Phúc, qua bốn đợt: Năm 1900 do Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, năm 1906 do Đức Giáo Hoàng Piô X, năm 1909 do Đức Giáo Hoàng Piô X và năm 1951 do Đức Giáo Hoàng Piô XII. Rồi ngày 19.06.1988 trước 80.000 người tham dự, 117 vị Chân Phước Tử Đạo trên đây đã được tuyên phong Hiển Thánh bởi Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, Rôma.
22. Đề tài 2: « Ba binh sĩ Đinh Đạt, Phan Viết Huy, Bùi Đức Thể tuyên xưng đức tin đến giọt máu cuối cùng » do Ls Lê Đình Thông, tại phòng Mgr Gerlier.
Ba binh sĩ Đinh Đạt, Phan Viết Huy và Bùi Đức Thể đều là các tín hữu bình thường. Trong năm tước vị thượng đại phu, hạ đại phu, thượng sĩ, trung sĩ và hạ sĩ, không thấy có binh sĩ. Trong hàng tứ dân sĩ, nông, công, thương cũng không thấy bóng dáng người lính thú: ‘‘Ngang lưng thì thắt đai vàng, Đầu đội nón dấu vai mang súng dài.’’ (ca dao Việt Nam). Đề tài này cho phép chúng tôi đề cập ba khía cạnh sau đây:
Ý nghĩa cộng đoàn: Nói đến người tín hữu là nói đến cộng đoàn. Thay vì giới thiệu một chứng nhân duy nhất, chúng tôi trình bầy tấm gương sống đạo của ba binh sĩ, chết cùng năm 1839. Thứ tự trước sau căn cứ vào mẫu tự: Đạt, Huy và Thể. Ba vị thánh mang họ Đinh, họ Phan và họ Bùi, tượng trưng cho trăm họ nước ta.
Về lứa tuổi, thánh Đinh Đạt chịu chết năm 36 tuổi, thánh Phan Viết Huy, 44 tuổi, thánh Bùi Đức Thể, 47 tuổi. Các ngài đều ở tuổi trung niên. Trong số các tham dự viên hành hương Lộ Đức đến từ các cộng đoàn Công Giáo trên khắp nước Pháp, có nhiều bạn trẻ. Việc tử đạo của thánh Đinh Đạt, Phan Viết Huy và Bùi Đức Thế là thông điệp tin, cậy, mến trong năm đức tin, cũng là năm Đại hội Giới trẻ Thế giới (JMJ) tại Rio (Brazil) từ 23 đến 28/07/2013.
Các ngài đều theo đuổi binh nghiệp. Tình huynh đệ vốn là lẽ sống của người Kitô hữu: ‘‘Tất cả đều là anh em với nhau’’ (Mt 23,8). Ngoài ra còn là tình huynh đệ chi binh giữa ba vị thánh binh sĩ.
Ý nghĩa thần học: Ba thánh tử đạo ‘‘hy sinh mạng sống mình vì trung thành làm chứng cho Đức Kitô.’’ (Cv 7,55-60). Năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), các ông Phan Viết Huy và Bùi Đức Thể vào kinh đô Huế. Đợi đến lúc nhà vua vi hành trong thành nội, hai ông sấp mình, đệ đơn xin nhà vua cho được chết vì đạo. Sự việc này nhắc lại Tin mừng người lữ hành (évangile des pèlerins) theo thánh Luca (Lc 24,13-35): hai môn đệ trên đường về làng cũ Emmau, được đồng hành với Chúa Giêsu Phục sinh.
Ý nghĩa văn hóa dân tộc: Từ Bắc xuôi Nam: thánh Đinh Đạt chịu chết ở làng Phú Nhai thuộc tỉnh Nam Định. Hai thánh Phan Viết Huy và Bùi Đức Thể tử đạo ở cửa Thuận, qua phá Tam Giang. Cả ba đều là các binh sĩ yêu nước thương nòi, tôn trọng truyến thống văn hóa dân tộc. Việc ba ngài cùng nhau chịu chết là tam nhân đồng hành tuẫn giáo vị đạo (三人同行殉敎爲道). Đại hội Hành hương Lộ Đức năm nay quy tụ các cộng đoàn Việt Nam trên khắp nước Pháp, giúp ta học hỏi tấm gương nghĩa liệt của các thánh tử đạo nước Nam: trung quân ái quốc, tuyên xưng đức tin đến giọt máu cuối cùng.
23. Đề tài 3: « Chứng nhân hôm qua và ngày nay » do Lm Hà Quang Minh, tại phòng Polyvalente de la Forêt.
Hôm qua, cha ông chúng ta đã chết vì đạo. Hôm nay, chúng ta không chết vì đạo. Nhưng Giáo Hội quê nhà gặp nhiều sóng gíó. Giáo Hội Pháp quốc đối diện với tục hoá làn tràn. Chúng ta, người Kitô hữu, chứng nhân của Chuá Giêsu. Nghĩ gì ? làm gì ? Có gì khác biệt ? Có gì giống nhau giữa tử đạo và chứng nhân tin mừng ? Và tại sao lại phải là chứng nhân ? Người đi trước để lại gì cho người đến sau ? Có con đường nào khác không ? Đâu là đường dẫn đến hạnh phúc. Xưa kia, thánh Phêrô đã tuyên xưng với Chúa Giêsu: « Bỏ thầy con biết theo ai » Chúng ta có thể nói được câu này không ?
Để trả lời cho những vấn nạn này, cha Hà Quang Minh đã gợi ra những trả lời qua 4 cái nhìn.
1. Tử đạo trong lịch sử Giáo Hội. Tử đạo có nghiã là chết vì đạo. Lấy cái chết để minh chứng đức tin. Có chết cũng không chối đạo. Vì đạo là chân lý, là lẽ phài, là sự sống, là con đường duy nhất dẫn đến sự sống thật, sự sống vĩnh cửu. Đức Giêsu, nhân chứng tử đạo tiên khởi. Chứng tá cuả các cộng đoàn Công Giáo đầu tiên. Nguyên nhân các cuộc bách hại này, hoặc là vì chống lại nhóm Pharisien, Saducéen, các tư tế, thầy thượng phẩm; hoặc là vì lý do tôn giáo, nghĩa là vì Kitô giáo là độc thần, không chấp nhận bất cứ một Thiên Chuá nào khác ngoài Thiên Chuá tối cao, Thiên Chuá cuả Abraham, Isaac, Jacob, đầng sáng tạo trời đất và muôn loài muôn vật và con một Người là đức Giêsu Kitô.
2. Cuộc bách hại người Công Giáo tại Việt nam. Theo lịch sử VN, dấu tích cấm đạo đầu tiên bắt đầu năm 1533. Sắc chỉ vua ban nói đến một người ngoại quốc tên là I-nê-Khu đến giảng đạo tại vùng Sơn Nam ( Nam Định ngày nay). Sau đó, qua nhiều gian đoạn đời Chuá Trịnh, Chuá Nguyễn, nhà Tây Sơn, các vua triều đại Nguyễn, lệnh cấm đạo được liên tiếp ban hành, dưới nhiều hình thức khác nhau. Tính từ năm 1740 đến 1883 ( khoảng thời gian cuả 117 thánh tử đạo) có cả thẩy 58 sắc chỉ. Tất cả đều nêu lý do tôn giáo. Để tránh mọi sự ngộ nhận, Toà Thanh đã giới hạn thời kỳ phong thánh, từ năm 1740 ( thời Chuá Trịnh ) đến năm 1883 ( trước thời Văn thân ). Sự giới hạn này nói lên sự khôn ngoan cuả bộ Đức Tin. Trên danh sách xin phong thánh, có hết thấy là 1285 vị (trong hai đợt xin là 14/11/ 1917 và 21/1/1975). Nhưng chì có 117 vị được tôn phong hiển thánh năm 1988 và thầy André Phú Yên, chân phước năm 2000. Tính ra chỉ có 1/10 danh nhân được chấp nhận.Tuy nhiên chúng ta phải công nhận là tất cả những ai đã chết vì danh đức Kitô ( con số ước lượng là 130.000 ngàn người) đều được xem là Chứng Nhân Tin Mừng.
3. Giá trị tu đức cuả ơn tử đạo. Từ vì đạo không phải là một tai nạn ngoài ý muốn, cũng không phải là một chiến lược, chiến thuật do Giáo Hôi Công Giáo đưa ra để mưu đồ một sự nghiệp, một thể chế. Tử đạo là loan báo Tin Mừng, là rao giảng đức tin Kitô bằng chính mạng sống cuả mình. Gương tử đạo của tiền nhân vừa là một tiếng gọi lên đường vừa là một nơi nương tưạ. Lên đường hoà nhập với các chứng nhân hôm qua và hôm nay. Lên đường đồng hành với 117 thánh tử đạo là nơi nương tựa vững vàng. Trong mọi thử thách, chúng ta dựa nương vào gương sang cuả các ngài để vững bước trên con đường đức tin, đức cậy và đức mến.
4. Chứng nhân ngày nay. Giáo Hội và những thách đố cuả văn minh đô thị. Những thay đổi về tổ chức xã hội, guồng máy kinh tế, tiến bộ kỹ thuật, khoa học… đã kéo theo những thay đổi trong quan hệ gia đình, hàng xóm, xứ đạo.Những thay đổi này đã gây khó khăn cho việc truyền giáo và đặt lại quan hệ giữa đạo và đời: Từ làng ra tỉnh, Xu hướng hưởng thụ, Cá nhân chủ nghiã, Cách mạng « mai 68 »,.. Giáo Hội Công Giáo không thể có thái độ dửng dưng trước hiện trạng xã hội và thế giới hôm nay; không thể « giả điếc làm ngơ » chờ cho thời cuộc thay đổi. Nhưng Giáo Hội phải có thái độ nào cho hợp tình, hợp lý ? Đó là câu hỏi mà chúng ta cần đặt ra.
Hướng đi cho tương lai chung. Chúng ta đang sống trong một xã hội kinh tế thị trường. Cách đây 30 năm, người ta xài tiếng « xã hội tiêu thụ » (société de consommation), bây giờ người ta dùng « xã hội thị trường » (société de marché). Đặc điểm của xã hội thị trường là quan hệ giữa người với người trở thành quan hệ đổi chác. Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI, trong công nghị về Tân Phúc Âm Hóa đã đưa ra một số các chủ đề.
Một linh đạo « Niềm vui chứng nhân » cho Công Giáo Việt-Pháp. Từ nhiều thập niên qua, hai hướng đi « duy trì căn tính » của di dân và « hội nhập » của dân địa phương thường đặt song song với nhau, chưa tìm được một điểm chung.Vấn đề đặt ra là làm sao tìm ra một linh đạo khả dĩ giúp hai bên xích lại gần nhau, đồng hành với nhau, sống hiệp thông với nhau. Hướng đi cho tương lai có thể là sống niềm vui chứng nhân, nhất là khi sự cộng tác cuả một số tín hữu Công Giáo Việt Nam trong các giáo xứ Pháp rất được tín nhiệm, và khi tại một số điạ phận, các linh mục, tu sĩ Việt Nam rất được tín nhiệm và đã đảm nhận những trách vụ quan trọng.
LỜI KẾT
Về dự Đại Hội Lộ Đức 01-05/08/2013, hợp tâm hợp ý với Đức Ông chủ tế Giuse Mai Đức Vinh, với cha Tổng Tuyên Úy Gilbert Nguyễn Kim Sang, với hết các cha Tuyên Úy của các Cộng Đoàn, để « Mừng 25 năm tuyên phong các thánh Tử Đạo Việt Nam - Sống Đức Tin theo gương tiền nhân », các giáo dân Việt Nam tại Pháp đã biểu lộ lòng muốn noi gương các Thánh Tử Đạo Viêt nam, muốn sống Đức Tin, trung thành với Chúa, với phúc âm, với Giáo Hội.
Họ đã dâng Thánh Lễ tạ ơn Chúa vì đã ban cho họ được 117 Thánh Tử Đạo. Họ đã tạ ơn các Thánh Tử Đạo Viêt nam, vì các ngài đã là những hạt giống mang lại nhiều hoa trái cho Giáo Hội Việt Nam. Họ đã dâng Thánh Lễ để chung lời cầu nguyện, xin Thiên Chúa và Đức Mẹ Lavang nhận lời bầu cử của các Thánh Tiền Nhân Tử Đạo, cho họ được thật sự « bền vững sống đức tin, can đảm bênh vực đức tin và nhiệt thành truyền bá đức tin » theo gương của các Thánh Tử Dạo Việt Nam.
Họ đã học hỏi về lịch sử cấm đạo và bắt đạo ở Việt Nam, về gương của ba thánh binh sĩ: Đinh Đạt, Phan Viết Huy và Bùi Đức Thể đã tuyên xưng đức tin đến giọt máu cuối cùng và về
Chứng nhân hôm qua và ngày nay. Họ muốn hiệp thông cùng Giáo Hội Việt Nam, như lời Đức Cha Chủ Tịch HĐGMVN, rằng « làm sao chúng ta có thể quên tấm gương sống động của Các Thánh Tử Đạo và biết bao người “đã làm chứng cho Đạo yêu thương bằng đời sống thấm đẫm tinh thần cầu nguyện và bằng cả sự hiến dâng mạng sống”? Nhờ ôn lại lịch sử, chúng ta biết trân trọng hơn gia sản đức tin mà các bậc tiền nhân để lại, đồng thời can đảm giữ vững và làm chứng cho Tin Mừng trong mọi hoàn cảnh ».
Và cùng nhau, họ dâng lời hoan ca tôn vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam:
« Đây bài ca ngàn trùng dâng về Thiên Chúa,
Bài ca thấm nhuộm máu hồng,
từng đoàn người anh dũng tiến lên hy sinh vì Tinh yêun ».
Lộ-Đức, Ngày 02/08/2013
Trần Văn Cảnh
CỦA CÁC CỘNG ĐOÀN Công Giáo VIỆT NAM TẠI PHÁP
« Mừng 25 năm tuyên phong các thánh Tử Đạo Việt Nam
Sống Đức Tin theo gương tiền nhân »
từ 01 đến 05/08/2013
Lộ Đức, ngày 02/08/2013: Học hỏi về các Thánh Tử Đạo Việt Nam
1. Thánh lễ khai mạc « Sống Đức Tin theo gương các Thánh Tử Đạo Việt Nam »
Trong phiên họp thứ ba chuẩn bị Đại Hội, các Tuyên Úy đều đồng ý kính mời Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh chủ tế và giảng lễ cho thánh lễ khai mạc Đại Hội.
Ngày khai mạc Đại Hội 02/08/2013 đã đến. Đúng 8giờ 30, một đoàn đồng tế đông đảo, có Thánh Giá đi đầu, các chú giúp lễ mang đèn nến, các thầy phó tế, khoảng 30 cha tuyên úy các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Pháp, ba phụ tế chính: cha Georges COLOMB, Bề Trên Tổng Quyền Thừa Sai Hải Ngoại Paris, cha Bernard Fontaine, Giám đốc Ủy Ban Quốc Gia Mục Vụ Ngoại Kiều Giáo Hội Pháp, cha Gilbert Nguyễn Kim Sang, Tổng tuyên úy các cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại pháp, Đức ông chủ tế Giuse Mai Đức Vinh, kiệu ảnh Dức Mẹ Lavang và ảnh các Thánh Tử Đạo Việt Nam do 4 nữ tu khiêng.
Xem Hình
Chia sẻ Lời Chúa, Đức Ông đã gợi lại 2 mục tiêu của Đại Hội là « Chúng ta quy tụ về linh địa Lộ Đức cuối tuần này với hai mục đích: thứ nhất cùng nhau cử hành Năm Đức Tin, thứ hai cùng nhau mừng lễ Bạc Phong Thánh của 117 vị Tử Đạo Tiền Nhân.(1988-2013) ». Từ hai mục đích này, vấn đề đặt ra sẽ là: Làm sao « Sống Đức tin theo gương các Thánh Tử Đạo Việt Nam » ? Đức Ông đã đưa ra một trả lời rất cơ bản và thực tế, dựa vào Giáo Lý về Bí Tích Thêm Sức. « Hỏi một người đã chịu phép Thêm Sức có những bổn phận nào ? – Thưa có ba bổn phận: 1) Bền vững sống đức tin. 2) Can đảm bênh vực đức tin. 3) Nhiệt thành truyền bá đức tin. Một cách vắn gọn, tôi xin chia sẻ từng điểm ».
Rồi Đức Ông đã lấy gương các Thánh Tử Đạo Việt Nam để quảng diễn ba bổn phận Đức Tin.
11. Bền vững sống Đức Tin. Nhìn vào đời sống các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam, chúng ta thấy các ngài đã bền vững sống đức tin như thế nào. Chắc chắn các ngài đã sống đức tin trong những hoàn cảnh khó khăn hơn chúng ta rất nhiều: - về phạm vi tôn giáo, các ngài phải chọn lựa giữa đạo cổ truyền, ‘đạo thờ ông bà, đạo thờ thần tượng’ với ‘Đức tin vào Thiên Chúa Duy Nhất, vào Đức Kitô Cứu Thế’. - Về phạm vi gia đình và xã hội, các ngài phải giữ vững những truyền thống cơ bản của gia đình, không đa thê, nhưng chung thủy một vợ một chồng, phải gẩy bỏ những dị đoan, những tập tục cổ hủ, mà trung kiên sống luân lý Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. -Về bổn phận công dân, một đàng các ngài phải trung thành với vua-chúa, phải kính trọng quan quyền, bảo vệ và xây dựng tổ quốc, nhưng một trật, các ngài phải cương quyết, quả cam trước những gièm pha, đe dọa, hành hạ và bách hại hà khắc của vua quan. - Về phạm vi văn hóa, các ngài đã khôn ngoan không những bảo vệ phát triển mà còn thăng hoa và phúc âm hóa những giá trị cao đẹp của văn hóa dân tộc, bằng việc đón nhận và sống chết với văn hóa Tin Mừng, chính là văn hóa của Đức Tin.
12. Can đảm bênh vực Đức Tin. Đọc hạnh tích các thánh Tử Đạo, chúng ta có nhiều bằng chứng về điểm này. Tôi xin nêu lên ba trường hợp làm thí dụ.
Can đảm bênh vực và hãnh diện ‘đạo mình theo là đạo thật’. Sử chép về thánh linh mục Phaolô Lê Bảo Tịnh như sau: Khi tàu chở tù nhân cập bến Thuận An để đi Phú Yên, quan cai tù cầm giấy điểm danh. Đến lượt thày Lê BảoTịnh, ông thêm câu ‘Lê Bảo Tịnh, tòng gia tô tà đạo’. Thày Tịnh cứ ngồi yên, không trả lời, dù quan gọi ba bốn lần. Quan nổi nóng quát lên ‘Thằng nào láo, gọi mà không thưa’. Lúc ấy thày Tịnh mới lên tiếng: “Tôi đây, tôi không thưa vì quan gọi tôi là người theo tà đạo. Đạo tôi theo, đạo tôi sống là đạo thật, có tam cương ngũ thường rõ ràng. Bao giờ quan gọi tôi là ‘theo đạo Giatô, bỏ chữ tà đạo đi, lúc đó tôi mới thưa’ (DMAH 3 tr.135).
Can đảm bênh vực và hãnh diện về đức tin và danh xưng Công Giáo: Như thánh Phaolô hãnh diện về ơn gọi làm tông đồ và kêu gọi kitô hữu hãy hãnh diện về đức tin Kitô giáo của mình (2Cr 10,17; Ep 1,4+4,4; 1Tx 1,4). Thánh chủng sinh Toma Trần Văn Thiện, tử đạo năm 1838, khi quan tòa hỏi ‘Thiện, mày có phải là người Công Giáo không?’, chú Thiện đã dõng dạc trả lời: ‘Vâng, thưa quan lớn, tôi là ngưòi Công Giáo, cha mẹ tôi cũng là người Công Giáo. Tôi nhất quyết sống đức tin Công Giáo mà cha mẹ tôi đã sống và đã dạy tôi” (DMAH 2 tr.245).
Can đảm tôn kính và hãnh diện về ảnh Thánh Giá. Các Thánh Tử Đạo Việt Nam hiểu hơn ai hết rằng: Thánh Giá là tiêu biểu của đức tin Công Giáo, nên các ngài thà chịu đòn, chịu hành nhục và chịu chết chứ nhất định không bước qua, không làm một dấu chỉ gì xúc phạm đến cây Thánh Giá. Như các vị thánh khác, bà Agnès tử đạo năm 1700 đã thẳng thắn thưa với quan tòa: “Xin quan cho tôi được nói: làm sao tôi có thể chà đạp lên ảnh Chúa mà tôi hằng tôn kính. Thưa quan, tôi quyết thà chịu chết chứ không chà đạp ảnh Thánh Giá đâu” (DMAH1 tr.80).
13. Nhiệt thành truyền bá đức tin Như thánh Phaolô, các thánh Tử Đạo Việt Nam sẵn sàng chịu mọi khổ nhục, kể cả chịu chết, để Tin Mừng được rao giảng (1Tx 2,2-7). Các Ngài đã truyền bá đức tin như thế nào? - Sau đây là ba trong hàng ngàn trường hợp cụ thể.
Truyền giáo bằng lời cầu nguyện kiên trì: Thánh linh mục Phaolô Lê Bảo Tịnh, tử đạo năm 1857, luôn kêu gọi cầu nguyện cho việc truyền giáo. Ngài đã viết cho các chủng sinh lúc còn ngồi tù: ‘Các con hãy chăm lo việc cầu nguyện, vì người ta được ơn trở lại đạo, phần lớn là do lời cầu nguyện, hơn là nhờ lời giảng khuyên’ (DMAH 3 tr.174).
Tuyền giáo bằng công việc bác ái. Như nhiều linh mục, thày giảng, nữ tu và trùm họ, ông trùm Phêrô Ki nổi tiếng về lòng yêu thương người nghèo và chôn cất người chết. Nhà ông đã trở thành nhà thương săn sóc các bệnh nhân. Ông lợi dụng những cơ hội đó để rao giảng Tin Mừng. Vì thế, ông bị tố cáo, bị bắt, bị hành hạ và sau cùng được chết vì đức tin năm 1665. (DMAH 1tr.56).
Truyền giáo bằng việc xây dựng cộng đoàn: Các Thánh Tử Đạo Việt Nam ý thức rằng một trong những cách truyền giáo hữu hiệu là chứng tỏ cho lương dân thấy tinh thần đoàn kết, và xây dựng cộng đoàn hay họ đạo. Đó là những hoạt động tông đồ cụ thể của các vị thánh trùm họ Emmanuel Lê Văn Phụng (+1859), Antôn Nguyễn Đích (+1838), Giuse Nguyễn Văn Lựu (+1854); của những giáo dân can tràng Matthêu Lê Văn Gẫm (+1847), Michael Nguyễn Huy Mỹ (+1838), Annê Lê Thị Thành (+1841). Việc làm của các ngài là dấu cất đồ thờ phượng, che giấu các linh mục và thày giảng, là cho mượn nhà làm nơi giáo dân tụ họp đọc kinh dâng lễ, là liên lạc, chuyển thư, chở đồ, đón thừa sai, là bênh vực giáo dân, bảo vệ họ đạo, là thăm viếng những gia đình Công Giáo gặp khó khăn, bị quan quyền xách nhiễu, là góp tiền chuộc các linh mục, thày giản hay giáo dân bị bắt, là thăm viếng các tù nhân đức tin, là tham dự các cuộc hành quyết để khích lệ những người bị án tử vì Đạo Chúa, và sau cùng là lo an táng các ngài cho mồ yên mả đẹp.
Sau thánh lễ tạ ơn, Các Cộng đoàn đã ra trước Vương Cung Thánh Đường Mân Côi để chụp hình lưu niệm. Hình riêng cho từng Cộng Đoàn, cho tất cả các Cộng đoàn đã vậy, mà cho cả các cá nhân, các gia đình, các nhóm, ban, hội,..Nhiều người vui vẻ lẩm bẩm hát thầm bài Tán Tụng Hồng Ân, Có người ca to bản «Linh hồn tôi tung hô Chúa, tung hô Chúa (í a), thần trí tôi mừng vui vời vợi,…
Và cha Tổng Tuyên Úy Gilbert Nguyễn Kim Sang đã lợi dụng sự hiện diện của cha Bernard Fontaine và Georges Colomb để tổ chức một tiếp tân trên Cité Saint-Pierre để cám ơn hai cha và hai tổ chức mà hai cha điều hành là Sở Mục Vụ Ngoại Kiều Quốc Gia Pháp và Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris. Một món quà đã được kính biếu hai cha để tiễn chân cha Bernard Fontaine sẽ nhận sứ mệnh mới và kính chào cha Georges Colomb trong chức vụ Bề Trên Tổng Quyền Thừa Sai Hải Ngoại Paris.
2. Học hỏi trao đổi về « Các Thánh Tử Đạo Việt Nam »
14 giờ 30, tất cả các tín hữu tham dự Đại Hội đã được mời tham dự học hỏi và trao đổi về một trong ba đề tài.
21. Đề tài 1: « Lịch sử cấm đạo và bắt đạo thời các Thánh Tử Đạo Việt Nam » do Gs Trần Văn Cảnh trình bày, tại phòng Gioan XXIII.
Về vấn đề cấm đạo tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng như các vị đại diện Giáo Hội Công Giáo thường chỉ nói đến giai đoạn 1625-1862, từ sác lệnh cấm đạo 1925 của Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và kết thúc với lệnh cấm và bách đạo cuối cùng của vua Tự Đức, trước khi ký hòa ước Nhâm Tuất 1862 với Pháp, trong đó, khoản 1 cho tự do giảng đạo và giữ đạo.
Được trao trách nhiệm gợi ý, Gs Cảnh xin đề nghị cùng cộng đoàn tìm hiểu đề tài này theo chiều hướng tiến triển lịch sử Công Giáo Việt Nam. Và vì mục tiêu của Đại Hội nhằm noi gương các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Gs xin chỉ giới hạn vào hai thời kỳ Bảo Trợ (1533-1659) và Tông Tòa (1659-1960), những thời kỳ mà 117 vị tử đạo đã được phong hiển thánh năm 1988. Những việc xẩy ra trong thời Chính Tòa (1960-hôm nay), chưa đủ những dữ kiện lịch sử chắc chắn, ông xin nhường cho các nhà nghiên cứu lịch sử.
Trong thời kỳ Bảo Trợ 1533-1659, với những sự cố lịch sử đã được ghi nhận, người ta thấy rằng: Giáo Hội Công Giáo Việt Nam đã có bị cấm đạo và sự bách hại đã bắt đầu, dẫu còn nhẹ nhàng. Đã có 8 sắc chỉ cấm đạo, 5 do Chúa Trịnh tráng và 3 do các Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên và Chúa Thượng Nguyễn Phước Lan. Ở Đàng Ngoài, dưới thời Trịnh Tráng, vị tử đạo đầu tiên là ông Phanxicô, tử đạo năm 1630 ở Hà Nội. Ở Đàng Trong, dưới thời Chúa Thượng Nguyễn Phước Lan, Á Thánh Anrê Phú Yên là người tử đạo đầu tiên, đã bị lao đâm và chém đầu ngày 26/07/1644 ở Phú Yên.
Trong thời kỳ Tông Tòa (1659-1960), thêm vào 8 sắc chỉ cấm đạo đã có ở thời Bảo Trợ do các Chúa Trịnh Nguyễn, các Chúa Trịnh ra thêm 12 sác chỉ: 4 thánh tử đạo; các Chúa Nguyễn ra thêm 5 sác chỉ. Đưới thời Tây Sơn, 6 sắc chỉ đã được ban hành: 2 thánh tử đạo. Vua Minh Mạng ra 7 sắc chi: 58 thánh tử đạo. Vua Thiệu Trị ra 2 sắc chỉ: 3 thánh tử đạo. Và vua Tự Đức ra 13 sắc chỉ: 50 thánh Tử Đạo. Vị chi 45 trên 53 sắc chỉ cấm đạo đã được ban hành trong thời Tông Tòa. Đây là thời kỳ ác liệt và đẫm máu nhất trong lịch sử cấm đạo và giết đạo Công Giáo ở Việt Nam, nhất là ba vua nhà Nguyễn và Văn Thân. Tổng số các vị tử đạo là 130.000, hầu như 100% đều chịu chết trong thời Tông Tòa này.
Trong số 130.000 người đã bỏ mình vì đức tin, có 117 vị đã được Giáo Hội nâng lên hàng Chân Phúc, qua bốn đợt: Năm 1900 do Đức Giáo Hoàng Lêô XIII, năm 1906 do Đức Giáo Hoàng Piô X, năm 1909 do Đức Giáo Hoàng Piô X và năm 1951 do Đức Giáo Hoàng Piô XII. Rồi ngày 19.06.1988 trước 80.000 người tham dự, 117 vị Chân Phước Tử Đạo trên đây đã được tuyên phong Hiển Thánh bởi Đức Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, Rôma.
22. Đề tài 2: « Ba binh sĩ Đinh Đạt, Phan Viết Huy, Bùi Đức Thể tuyên xưng đức tin đến giọt máu cuối cùng » do Ls Lê Đình Thông, tại phòng Mgr Gerlier.
Ba binh sĩ Đinh Đạt, Phan Viết Huy và Bùi Đức Thể đều là các tín hữu bình thường. Trong năm tước vị thượng đại phu, hạ đại phu, thượng sĩ, trung sĩ và hạ sĩ, không thấy có binh sĩ. Trong hàng tứ dân sĩ, nông, công, thương cũng không thấy bóng dáng người lính thú: ‘‘Ngang lưng thì thắt đai vàng, Đầu đội nón dấu vai mang súng dài.’’ (ca dao Việt Nam). Đề tài này cho phép chúng tôi đề cập ba khía cạnh sau đây:
Ý nghĩa cộng đoàn: Nói đến người tín hữu là nói đến cộng đoàn. Thay vì giới thiệu một chứng nhân duy nhất, chúng tôi trình bầy tấm gương sống đạo của ba binh sĩ, chết cùng năm 1839. Thứ tự trước sau căn cứ vào mẫu tự: Đạt, Huy và Thể. Ba vị thánh mang họ Đinh, họ Phan và họ Bùi, tượng trưng cho trăm họ nước ta.
Về lứa tuổi, thánh Đinh Đạt chịu chết năm 36 tuổi, thánh Phan Viết Huy, 44 tuổi, thánh Bùi Đức Thể, 47 tuổi. Các ngài đều ở tuổi trung niên. Trong số các tham dự viên hành hương Lộ Đức đến từ các cộng đoàn Công Giáo trên khắp nước Pháp, có nhiều bạn trẻ. Việc tử đạo của thánh Đinh Đạt, Phan Viết Huy và Bùi Đức Thế là thông điệp tin, cậy, mến trong năm đức tin, cũng là năm Đại hội Giới trẻ Thế giới (JMJ) tại Rio (Brazil) từ 23 đến 28/07/2013.
Các ngài đều theo đuổi binh nghiệp. Tình huynh đệ vốn là lẽ sống của người Kitô hữu: ‘‘Tất cả đều là anh em với nhau’’ (Mt 23,8). Ngoài ra còn là tình huynh đệ chi binh giữa ba vị thánh binh sĩ.
Ý nghĩa thần học: Ba thánh tử đạo ‘‘hy sinh mạng sống mình vì trung thành làm chứng cho Đức Kitô.’’ (Cv 7,55-60). Năm Minh Mệnh thứ 20 (1839), các ông Phan Viết Huy và Bùi Đức Thể vào kinh đô Huế. Đợi đến lúc nhà vua vi hành trong thành nội, hai ông sấp mình, đệ đơn xin nhà vua cho được chết vì đạo. Sự việc này nhắc lại Tin mừng người lữ hành (évangile des pèlerins) theo thánh Luca (Lc 24,13-35): hai môn đệ trên đường về làng cũ Emmau, được đồng hành với Chúa Giêsu Phục sinh.
Ý nghĩa văn hóa dân tộc: Từ Bắc xuôi Nam: thánh Đinh Đạt chịu chết ở làng Phú Nhai thuộc tỉnh Nam Định. Hai thánh Phan Viết Huy và Bùi Đức Thể tử đạo ở cửa Thuận, qua phá Tam Giang. Cả ba đều là các binh sĩ yêu nước thương nòi, tôn trọng truyến thống văn hóa dân tộc. Việc ba ngài cùng nhau chịu chết là tam nhân đồng hành tuẫn giáo vị đạo (三人同行殉敎爲道). Đại hội Hành hương Lộ Đức năm nay quy tụ các cộng đoàn Việt Nam trên khắp nước Pháp, giúp ta học hỏi tấm gương nghĩa liệt của các thánh tử đạo nước Nam: trung quân ái quốc, tuyên xưng đức tin đến giọt máu cuối cùng.
23. Đề tài 3: « Chứng nhân hôm qua và ngày nay » do Lm Hà Quang Minh, tại phòng Polyvalente de la Forêt.
Hôm qua, cha ông chúng ta đã chết vì đạo. Hôm nay, chúng ta không chết vì đạo. Nhưng Giáo Hội quê nhà gặp nhiều sóng gíó. Giáo Hội Pháp quốc đối diện với tục hoá làn tràn. Chúng ta, người Kitô hữu, chứng nhân của Chuá Giêsu. Nghĩ gì ? làm gì ? Có gì khác biệt ? Có gì giống nhau giữa tử đạo và chứng nhân tin mừng ? Và tại sao lại phải là chứng nhân ? Người đi trước để lại gì cho người đến sau ? Có con đường nào khác không ? Đâu là đường dẫn đến hạnh phúc. Xưa kia, thánh Phêrô đã tuyên xưng với Chúa Giêsu: « Bỏ thầy con biết theo ai » Chúng ta có thể nói được câu này không ?
Để trả lời cho những vấn nạn này, cha Hà Quang Minh đã gợi ra những trả lời qua 4 cái nhìn.
1. Tử đạo trong lịch sử Giáo Hội. Tử đạo có nghiã là chết vì đạo. Lấy cái chết để minh chứng đức tin. Có chết cũng không chối đạo. Vì đạo là chân lý, là lẽ phài, là sự sống, là con đường duy nhất dẫn đến sự sống thật, sự sống vĩnh cửu. Đức Giêsu, nhân chứng tử đạo tiên khởi. Chứng tá cuả các cộng đoàn Công Giáo đầu tiên. Nguyên nhân các cuộc bách hại này, hoặc là vì chống lại nhóm Pharisien, Saducéen, các tư tế, thầy thượng phẩm; hoặc là vì lý do tôn giáo, nghĩa là vì Kitô giáo là độc thần, không chấp nhận bất cứ một Thiên Chuá nào khác ngoài Thiên Chuá tối cao, Thiên Chuá cuả Abraham, Isaac, Jacob, đầng sáng tạo trời đất và muôn loài muôn vật và con một Người là đức Giêsu Kitô.
2. Cuộc bách hại người Công Giáo tại Việt nam. Theo lịch sử VN, dấu tích cấm đạo đầu tiên bắt đầu năm 1533. Sắc chỉ vua ban nói đến một người ngoại quốc tên là I-nê-Khu đến giảng đạo tại vùng Sơn Nam ( Nam Định ngày nay). Sau đó, qua nhiều gian đoạn đời Chuá Trịnh, Chuá Nguyễn, nhà Tây Sơn, các vua triều đại Nguyễn, lệnh cấm đạo được liên tiếp ban hành, dưới nhiều hình thức khác nhau. Tính từ năm 1740 đến 1883 ( khoảng thời gian cuả 117 thánh tử đạo) có cả thẩy 58 sắc chỉ. Tất cả đều nêu lý do tôn giáo. Để tránh mọi sự ngộ nhận, Toà Thanh đã giới hạn thời kỳ phong thánh, từ năm 1740 ( thời Chuá Trịnh ) đến năm 1883 ( trước thời Văn thân ). Sự giới hạn này nói lên sự khôn ngoan cuả bộ Đức Tin. Trên danh sách xin phong thánh, có hết thấy là 1285 vị (trong hai đợt xin là 14/11/ 1917 và 21/1/1975). Nhưng chì có 117 vị được tôn phong hiển thánh năm 1988 và thầy André Phú Yên, chân phước năm 2000. Tính ra chỉ có 1/10 danh nhân được chấp nhận.Tuy nhiên chúng ta phải công nhận là tất cả những ai đã chết vì danh đức Kitô ( con số ước lượng là 130.000 ngàn người) đều được xem là Chứng Nhân Tin Mừng.
3. Giá trị tu đức cuả ơn tử đạo. Từ vì đạo không phải là một tai nạn ngoài ý muốn, cũng không phải là một chiến lược, chiến thuật do Giáo Hôi Công Giáo đưa ra để mưu đồ một sự nghiệp, một thể chế. Tử đạo là loan báo Tin Mừng, là rao giảng đức tin Kitô bằng chính mạng sống cuả mình. Gương tử đạo của tiền nhân vừa là một tiếng gọi lên đường vừa là một nơi nương tưạ. Lên đường hoà nhập với các chứng nhân hôm qua và hôm nay. Lên đường đồng hành với 117 thánh tử đạo là nơi nương tựa vững vàng. Trong mọi thử thách, chúng ta dựa nương vào gương sang cuả các ngài để vững bước trên con đường đức tin, đức cậy và đức mến.
4. Chứng nhân ngày nay. Giáo Hội và những thách đố cuả văn minh đô thị. Những thay đổi về tổ chức xã hội, guồng máy kinh tế, tiến bộ kỹ thuật, khoa học… đã kéo theo những thay đổi trong quan hệ gia đình, hàng xóm, xứ đạo.Những thay đổi này đã gây khó khăn cho việc truyền giáo và đặt lại quan hệ giữa đạo và đời: Từ làng ra tỉnh, Xu hướng hưởng thụ, Cá nhân chủ nghiã, Cách mạng « mai 68 »,.. Giáo Hội Công Giáo không thể có thái độ dửng dưng trước hiện trạng xã hội và thế giới hôm nay; không thể « giả điếc làm ngơ » chờ cho thời cuộc thay đổi. Nhưng Giáo Hội phải có thái độ nào cho hợp tình, hợp lý ? Đó là câu hỏi mà chúng ta cần đặt ra.
Hướng đi cho tương lai chung. Chúng ta đang sống trong một xã hội kinh tế thị trường. Cách đây 30 năm, người ta xài tiếng « xã hội tiêu thụ » (société de consommation), bây giờ người ta dùng « xã hội thị trường » (société de marché). Đặc điểm của xã hội thị trường là quan hệ giữa người với người trở thành quan hệ đổi chác. Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI, trong công nghị về Tân Phúc Âm Hóa đã đưa ra một số các chủ đề.
Một linh đạo « Niềm vui chứng nhân » cho Công Giáo Việt-Pháp. Từ nhiều thập niên qua, hai hướng đi « duy trì căn tính » của di dân và « hội nhập » của dân địa phương thường đặt song song với nhau, chưa tìm được một điểm chung.Vấn đề đặt ra là làm sao tìm ra một linh đạo khả dĩ giúp hai bên xích lại gần nhau, đồng hành với nhau, sống hiệp thông với nhau. Hướng đi cho tương lai có thể là sống niềm vui chứng nhân, nhất là khi sự cộng tác cuả một số tín hữu Công Giáo Việt Nam trong các giáo xứ Pháp rất được tín nhiệm, và khi tại một số điạ phận, các linh mục, tu sĩ Việt Nam rất được tín nhiệm và đã đảm nhận những trách vụ quan trọng.
LỜI KẾT
Về dự Đại Hội Lộ Đức 01-05/08/2013, hợp tâm hợp ý với Đức Ông chủ tế Giuse Mai Đức Vinh, với cha Tổng Tuyên Úy Gilbert Nguyễn Kim Sang, với hết các cha Tuyên Úy của các Cộng Đoàn, để « Mừng 25 năm tuyên phong các thánh Tử Đạo Việt Nam - Sống Đức Tin theo gương tiền nhân », các giáo dân Việt Nam tại Pháp đã biểu lộ lòng muốn noi gương các Thánh Tử Đạo Viêt nam, muốn sống Đức Tin, trung thành với Chúa, với phúc âm, với Giáo Hội.
Họ đã dâng Thánh Lễ tạ ơn Chúa vì đã ban cho họ được 117 Thánh Tử Đạo. Họ đã tạ ơn các Thánh Tử Đạo Viêt nam, vì các ngài đã là những hạt giống mang lại nhiều hoa trái cho Giáo Hội Việt Nam. Họ đã dâng Thánh Lễ để chung lời cầu nguyện, xin Thiên Chúa và Đức Mẹ Lavang nhận lời bầu cử của các Thánh Tiền Nhân Tử Đạo, cho họ được thật sự « bền vững sống đức tin, can đảm bênh vực đức tin và nhiệt thành truyền bá đức tin » theo gương của các Thánh Tử Dạo Việt Nam.
Họ đã học hỏi về lịch sử cấm đạo và bắt đạo ở Việt Nam, về gương của ba thánh binh sĩ: Đinh Đạt, Phan Viết Huy và Bùi Đức Thể đã tuyên xưng đức tin đến giọt máu cuối cùng và về
Chứng nhân hôm qua và ngày nay. Họ muốn hiệp thông cùng Giáo Hội Việt Nam, như lời Đức Cha Chủ Tịch HĐGMVN, rằng « làm sao chúng ta có thể quên tấm gương sống động của Các Thánh Tử Đạo và biết bao người “đã làm chứng cho Đạo yêu thương bằng đời sống thấm đẫm tinh thần cầu nguyện và bằng cả sự hiến dâng mạng sống”? Nhờ ôn lại lịch sử, chúng ta biết trân trọng hơn gia sản đức tin mà các bậc tiền nhân để lại, đồng thời can đảm giữ vững và làm chứng cho Tin Mừng trong mọi hoàn cảnh ».
Và cùng nhau, họ dâng lời hoan ca tôn vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam:
« Đây bài ca ngàn trùng dâng về Thiên Chúa,
Bài ca thấm nhuộm máu hồng,
từng đoàn người anh dũng tiến lên hy sinh vì Tinh yêun ».
Lộ-Đức, Ngày 02/08/2013
Trần Văn Cảnh