Đúng như dự đoán của Đức Tổng Giám Mục W.E. Lori (Vietcatholic 25/06/2013), Tối cao Pháp Viện Hoa Kỳ vừa đưa ra hai phán quyết liên quan tới hôn nhân đồng tính theo chiều lỏng lẻo, chấp nhận những cuộc phối hiệp này là hôn nhân. Hai phán quyết này được coi là chiến thắng lớn lao của phe bênh vực hôn nhân đồng tính và là một thất bại chua cay của những người chống đối loại hôn nhân để trong ngoặc kép này. Người mừng người giận đều có lý do cả. Nhưng có người cho rằng đừng nên mừng quá mà cũng đừng nên giận quá. Bởi hai phán quyết ấy không đơn giản chút nào.
Ross Douthat, một nhà bỉnh bút bảo thủ của tờ New York Times, chẳng hạn, cho rằng với hai phán quyết này, những người chống đối hôn nhân đồng tính nên thở phào nhẹ nhõm, vì việc định nghĩa hôn nhân vẫn nằm trong thẩm quyền tiểu bang. Nghĩa là, cuộc đấu tranh chính trị của họ vẫn còn có thể xẩy ra tại các quyền tài phán trong đó, xu hướng toàn quốc ủng hộ hôn nhân đồng tính chưa áp đảo được quan điểm truyền thống. Và cũng chính vì vậy, Douthat khuyên những nhà vận động bảo vệ hôn nhân truyền thống nên giải quyết cuộc tranh luận về hôn nhân tại các thủ phủ tiểu bang hơn là tại Washington D.C.
Nhận định của Douthat không hẳn không có lý. Thực vậy, theo tường thuật của CNA/EWTN ngày 26 tháng 6, các phán quyết này vẫn để các tiểu bang được quyền chọn bất cứ định nghĩa nào họ thấy thích hợp về hôn nhân.
Theo tường thuật của Adam Liptak trên tờ New York Times cùng ngày, hai phán quyết này để nguyên tại chỗ các đạo luật ngăn cấm hôn nhân đồng tính của các tiểu bang, và Tối Cao Pháp Viện từ chối không cho biết liệu việc phối hiệp đồng tính có phải là một quyền theo hiến pháp hay không.
DOMA
Phán quyết liên quan tới DOMA tức Đạo Luật Bảo Vệ Hôn Nhân do TT Clinton ban hành năm 1996 chỉ nhằm mở rộng một số phúc lợi cho những cặp đồng tính “kết hôn” tại các tiểu bang hợp pháp hóa loại “kết hôn” này. Việc này liên quan tới hai người đàn bà sống tại New York: Edith Windsor và Thea Clara Spyer lấy nhau năm 2007 tại Canada. Bà Spyer chết năm 2009, và bà Windsor thừa hưởng tài sản của bà ấy. DOMA cấm không cho Sở Thuế Nội Địa coi bà Windsor là người phối ngẫu sống sót, vì Luật này định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, và bà này phải chịu một khoản thuế là $360,000, một khoản thuế mà người phối ngẫu trong các cuộc hôn nhân dị tính không phải trả. Bà Windsor nạp đơn kiện lên tối cao pháp viện. Phán quyết vừa rồi nhìn nhận cuộc phối hợp của 2 bà là “hôn nhân”, do đó, bà Windsor không phải trả khỏan thuế kia.
Chánh án Kennedy, người viết luận điểm của phe đa số, cho rằng phán quyết này chỉ áp dụng cho những cuộc hôn nhân tại các tiểu bang nhìn nhận “hôn nhân” đồng tính.
Tuy nhiên, chánh án Scalia, thuộc phe thiểu số chống đối, thì cho rằng “phe đa số đã trang bị tốt cho mọi người muốn thách thức bất cứ đạo luật tiểu bang nào nhằm hạn chế hôn nhân vào định nghĩa truyền thống mà thôi”. Đúng mười năm trước đây, chánh án Scalia cũng đã công bố cùng một nhận định như thế trong vụ Lawrence v. Texas, là vụ đã hủy bỏ các đạo luật coi việc làm tình của người đồng tính là một tội phạm. Hồi ấy, ông tiên đoán rằng phán quyết ấy sẽ dẫn tới việc hợp pháp hóa các cuộc kết hợp đồng tính. Lời tiên đoán của ông nay đã thành sự thật.
Ba chánh án Roberts, Thomas và Alito về phe với chánh án Scalia. Các vị cho rằng DOMA được thông qua với sự hỗ trợ của cả hai đảng và được TT Clinton, một tổng thống cấp tiến, ký ban hành, thì không thể bị coi là phi hiến được. Chánh án Roberts nói thêm rằng: ông “không thể nào kết tội các ngành lập pháp là cuồng tín. Vả lại, quan tâm tới tính đồng nhất và ổn định đã biện minh đầy đủ cho quyết định của Quốc Hội” vào năm 1996, là quyết định “vào thời điểm ấy đã được mọi tiểu bang của đất nước chúng ta, cũng như mọi nước trên thế giới tiếp nhận”. Phần mình, chánh án Scalia cho rằng phe đa số đã đơn giản hóa một vấn đề phức tạp cần được giải quyết một cách dân chủ chứ không phải bởi các quan tòa.
Nhưng dù gì, họ vẫn là phe thiểu số (4), lép vế so với phe đa số (5) của các chánh án Kennedy, Ginsburgh, Breyer, Sotomayer và Kagan. Chỉ có điều cần lưu ý là trong phán quyết chống lại Đề Nghị 8 của tiểu bang California, thành phần của hai phe này đã ra khác. Tỷ số đánh đổ Đề Nghị 8 cũng vẫn là 5 chống 4, nhưng 5 đây lại là Roberts, Scalia, Ginsburgh, Breyer và Kagan. Còn 4 đây là Kennedy, Thomas, Alito và Sotomayer. Xem thế, đủ biết các phán quyết về hôn nhân đồng tính không đơn giản.
Đề Nghị 8
Nhưng Đề Nghị 8 ra sao? Đây là một sáng kiến mang ra đầu phiếu nhằm sửa đổi hiến pháp của tiểu bang California để định nghĩa hôn nhân là sự phối hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Nó được các cử tri của tiểu bang thông qua vào năm 2008. Ngay khi được thông qua, những người cổ vũ hôn nhân đồng tính đã kiện chống lại nó và tòa quận hạt (district court) đã lật ngược luật này. Thông thường, các viên chức của California sẽ bảo vệ đạo luật đó nhưng đã từ khước không làm như vậy và một nhóm cá nhân tư đã quyết định làm việc ấy.
Khi phán quyết, Tối Cao Pháp Viện không dựa vào nội dung của luật mà vào phương diện kỹ thuật của nó. Viện cho rằng các cá nhân tư bảo vệ Đề Nghị 8 không có tư cách cần có để bảo vệ nó trước tòa. Họ không có tư cách của nhà nước để thượng tố phán quyết của tòa dưới, nên phán quyết của tòa dưới có giá trị. Kết quả là nếu không có một cách bảo vệ Đề Nghị 8 hợp lệ khác, thì Đề Nghị ấy vô giá trị, và các cặp đồng tính có thể kết hôn hợp pháp tại California.
Như trên đã nói, hai chánh án đánh đổ DOMA để công nhận cuộc “hôn nhân” đồng tính của Windsor và Speyer là Kennedy và Sotomayer nay lại không đánh đổ Đề Nghị 8, nghĩa là trên thực tế vẫn duy trì định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp của một người đàn ông và một người đàn bà. Trái lại, hai chánh án Roberts và Scalia từng bênh vực DOMA nay lại đánh đổ Đề Nghị 8 nghĩa là trên thực tế bác bỏ định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp của một một người đàn ông và một người đàn bà.
Thành thử, cần phải nghiên cứu hai phán quyết này sâu sát hơn mới mong biết được lý lẽ của các chánh án “tối cao”. Cụ thể, cả hai phán quyết ấy cùng mang lại kết quả thực tế là công nhận hôn nhân đồng tính ở cấp cao nhất, tức cấp liên bang. Điều này được Đức Ông Charles Pope của tổng giáo phận Washington coi là một cơn sóng thần đang cuốn trôi nền văn hóa của ta trong vấn đề này, như thể có một chất ma túy gây ảo giác nào đó đang tác hại trên dư luận Hoa Kỳ.
Theo ngài, những người cổ vũ hôn nhân đồng tính đã chiến thắng nhờ thành công trong việc xoay chuyển các hạn từ thảo luận, không nói tới chính hôn nhân (per se) mà chỉ nói tới quyền lợi của các cá nhân trưởng thành. Quả thế, các luật sư của bên đồng tính cho thấy sở dĩ họ thành công vì họ đã chứng minh được sự thiệt hại của thân chủ họ, trong khi những người chống đồng tính không chứng minh được thiệt hại gì khi cho phép việc công nhận các cuộc kết hợp đồng tính. Như thế, cả về phương diện văn hóa lẫn chính trị, người ta đã tập chú vào quyền lợi của người lớn, chứ không phải quyền lợi của trẻ em. Đức ông cho rằng người Công Giáo chúng ta, khi tranh luận về chủ đề này, cũng phạm vào sai lầm này, chỉ chú trọng tới người lớn mà không đếm xỉa gì tới trẻ em. Ta cần phải chứng minh rằng hôn nhân truyền thống, sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, là tốt nhất cho trẻ em, là công bình đối với các em. Mọi trẻ em đều có quyền được dưỡng dục bởi cha mẹ, những người cam kết sống ổn định với nhau suốt đời.
Phần đồng lõa của Kitô hữu
Terry Mattingly, giám đốc Trung Tâm Báo Chí Hoa Thịnh Đốn tại Hội Đồng Các Cao Đẳng và Đại Học Kitô Giáo, thì nhìn vấn đề dưới khía cạnh khác: sự sa sút trong việc thực hành tôn giáo của người Hoa Kỳ, nhất là người da trắng Hoa Kỳ. Sự sa sút này “có liên hệ với bóng ma tôn giáo trong phán quyết của Tối Cao Pháp Viện liên quan tới DOMA và Đề Nghị 8”.
Ngày nay, gần như không thể thảo luận bất cứ vấn đề nóng bỏng nào về xã hội và luân lý, như vấn đề quyền lợi người đồng tính chẳng hạn, mà lại không chú ý tới những thay đổi vũ bão trong hàng ngũ người Công Giáo da trắng, nhất là những người ít đi tham dự Thánh Lễ. Những người năng tham dự Thánh Lễ thường trung tín hơn đối với các niềm tin Công Giáo. Những người ít tham dự Thánh Lễ khó trung tín hơn.
Phúc trình năm 2010 của Diễn Đàn Pew về Tôn Giáo và Đời Sống Công Cộng cho thấy: những người Hoa Kỳ da trắng Thệ Phản và Công Giáo càng ngày càng ủng hộ hôn nhân đồng tính hơn, dù hầu như mọi thay đổi ý kiến của hai nhóm này đều phát xuất từ những người tham dự phụng vụ không thường xuyên.
Khoảng 49% người Thệ Phản da trắng ủng hộ hôn nhân đồng tính trong khi 38% chống lại. Hai năm trước đây các tỷ lệ ấy khác hẳn: 40% ủng hộ, 49% chống lại. Chỉ vào khoảng 35% người Thệ Phản da trắng đi nhà thờ ít nhất mỗi tuần một lần ủng hộ hôn nhân đồng tính, gần như phần trăm trong các năm 2008-2009 (34%). Nơi những người ít đi nhà thờ hơn, việc ủng hộ ấy tăng lên 11% (từ 42% tăng lên 53%).
Một thay đổi tương tự cũng đã xẩy ra với người Công Giáo da trắng: hiện nay 49% ủng hộ hôn nhân đồng tính trong khi 41% chống đối. Hai năm trước đây, các tỷ số ấy gần như bằng nhau: 44% ủng hộ, 45% chống đối. Cả ở đây, sự ủng hộ cũng gia tăng nơi những người không đi nhà thờ hàng tuần, từ 51% năm 2008-2009 lên 59% năm 2010.
Câu hỏi được Mattingly đặt ra là: Phải nói gì về giới có quyền của Công Giáo Hoa Kỳ liên hệ tới phán quyết của Tối Cao Pháp Viện? Không dám đi sâu vào việc thực hành đạo của từng chánh án tối cao, nhưng trong số 9 chánh án tối cao, hết 5 vị là Công Giáo Rôma: Scalia, Roberts, Thomas, Kennedy và Sotomayer, chưa kể Alito, gia đình gốc Ý, tuy không liệt kê tôn giáo, nhưng phần chắc cũng là Công Giáo. Chỉ có Thomas và Alito là nhất quán không hủy bỏ định nghĩa hôn nhân như sự kết hợp của một người đàn ông và một người đàn bà. Mấy người kia chao đảo giữa duy trì và hủy bỏ. Niềm tin của họ ở đâu?
Ross Douthat, một nhà bỉnh bút bảo thủ của tờ New York Times, chẳng hạn, cho rằng với hai phán quyết này, những người chống đối hôn nhân đồng tính nên thở phào nhẹ nhõm, vì việc định nghĩa hôn nhân vẫn nằm trong thẩm quyền tiểu bang. Nghĩa là, cuộc đấu tranh chính trị của họ vẫn còn có thể xẩy ra tại các quyền tài phán trong đó, xu hướng toàn quốc ủng hộ hôn nhân đồng tính chưa áp đảo được quan điểm truyền thống. Và cũng chính vì vậy, Douthat khuyên những nhà vận động bảo vệ hôn nhân truyền thống nên giải quyết cuộc tranh luận về hôn nhân tại các thủ phủ tiểu bang hơn là tại Washington D.C.
Nhận định của Douthat không hẳn không có lý. Thực vậy, theo tường thuật của CNA/EWTN ngày 26 tháng 6, các phán quyết này vẫn để các tiểu bang được quyền chọn bất cứ định nghĩa nào họ thấy thích hợp về hôn nhân.
Theo tường thuật của Adam Liptak trên tờ New York Times cùng ngày, hai phán quyết này để nguyên tại chỗ các đạo luật ngăn cấm hôn nhân đồng tính của các tiểu bang, và Tối Cao Pháp Viện từ chối không cho biết liệu việc phối hiệp đồng tính có phải là một quyền theo hiến pháp hay không.
DOMA
Phán quyết liên quan tới DOMA tức Đạo Luật Bảo Vệ Hôn Nhân do TT Clinton ban hành năm 1996 chỉ nhằm mở rộng một số phúc lợi cho những cặp đồng tính “kết hôn” tại các tiểu bang hợp pháp hóa loại “kết hôn” này. Việc này liên quan tới hai người đàn bà sống tại New York: Edith Windsor và Thea Clara Spyer lấy nhau năm 2007 tại Canada. Bà Spyer chết năm 2009, và bà Windsor thừa hưởng tài sản của bà ấy. DOMA cấm không cho Sở Thuế Nội Địa coi bà Windsor là người phối ngẫu sống sót, vì Luật này định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, và bà này phải chịu một khoản thuế là $360,000, một khoản thuế mà người phối ngẫu trong các cuộc hôn nhân dị tính không phải trả. Bà Windsor nạp đơn kiện lên tối cao pháp viện. Phán quyết vừa rồi nhìn nhận cuộc phối hợp của 2 bà là “hôn nhân”, do đó, bà Windsor không phải trả khỏan thuế kia.
Chánh án Kennedy, người viết luận điểm của phe đa số, cho rằng phán quyết này chỉ áp dụng cho những cuộc hôn nhân tại các tiểu bang nhìn nhận “hôn nhân” đồng tính.
Tuy nhiên, chánh án Scalia, thuộc phe thiểu số chống đối, thì cho rằng “phe đa số đã trang bị tốt cho mọi người muốn thách thức bất cứ đạo luật tiểu bang nào nhằm hạn chế hôn nhân vào định nghĩa truyền thống mà thôi”. Đúng mười năm trước đây, chánh án Scalia cũng đã công bố cùng một nhận định như thế trong vụ Lawrence v. Texas, là vụ đã hủy bỏ các đạo luật coi việc làm tình của người đồng tính là một tội phạm. Hồi ấy, ông tiên đoán rằng phán quyết ấy sẽ dẫn tới việc hợp pháp hóa các cuộc kết hợp đồng tính. Lời tiên đoán của ông nay đã thành sự thật.
Ba chánh án Roberts, Thomas và Alito về phe với chánh án Scalia. Các vị cho rằng DOMA được thông qua với sự hỗ trợ của cả hai đảng và được TT Clinton, một tổng thống cấp tiến, ký ban hành, thì không thể bị coi là phi hiến được. Chánh án Roberts nói thêm rằng: ông “không thể nào kết tội các ngành lập pháp là cuồng tín. Vả lại, quan tâm tới tính đồng nhất và ổn định đã biện minh đầy đủ cho quyết định của Quốc Hội” vào năm 1996, là quyết định “vào thời điểm ấy đã được mọi tiểu bang của đất nước chúng ta, cũng như mọi nước trên thế giới tiếp nhận”. Phần mình, chánh án Scalia cho rằng phe đa số đã đơn giản hóa một vấn đề phức tạp cần được giải quyết một cách dân chủ chứ không phải bởi các quan tòa.
Nhưng dù gì, họ vẫn là phe thiểu số (4), lép vế so với phe đa số (5) của các chánh án Kennedy, Ginsburgh, Breyer, Sotomayer và Kagan. Chỉ có điều cần lưu ý là trong phán quyết chống lại Đề Nghị 8 của tiểu bang California, thành phần của hai phe này đã ra khác. Tỷ số đánh đổ Đề Nghị 8 cũng vẫn là 5 chống 4, nhưng 5 đây lại là Roberts, Scalia, Ginsburgh, Breyer và Kagan. Còn 4 đây là Kennedy, Thomas, Alito và Sotomayer. Xem thế, đủ biết các phán quyết về hôn nhân đồng tính không đơn giản.
Đề Nghị 8
Nhưng Đề Nghị 8 ra sao? Đây là một sáng kiến mang ra đầu phiếu nhằm sửa đổi hiến pháp của tiểu bang California để định nghĩa hôn nhân là sự phối hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Nó được các cử tri của tiểu bang thông qua vào năm 2008. Ngay khi được thông qua, những người cổ vũ hôn nhân đồng tính đã kiện chống lại nó và tòa quận hạt (district court) đã lật ngược luật này. Thông thường, các viên chức của California sẽ bảo vệ đạo luật đó nhưng đã từ khước không làm như vậy và một nhóm cá nhân tư đã quyết định làm việc ấy.
Khi phán quyết, Tối Cao Pháp Viện không dựa vào nội dung của luật mà vào phương diện kỹ thuật của nó. Viện cho rằng các cá nhân tư bảo vệ Đề Nghị 8 không có tư cách cần có để bảo vệ nó trước tòa. Họ không có tư cách của nhà nước để thượng tố phán quyết của tòa dưới, nên phán quyết của tòa dưới có giá trị. Kết quả là nếu không có một cách bảo vệ Đề Nghị 8 hợp lệ khác, thì Đề Nghị ấy vô giá trị, và các cặp đồng tính có thể kết hôn hợp pháp tại California.
Như trên đã nói, hai chánh án đánh đổ DOMA để công nhận cuộc “hôn nhân” đồng tính của Windsor và Speyer là Kennedy và Sotomayer nay lại không đánh đổ Đề Nghị 8, nghĩa là trên thực tế vẫn duy trì định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp của một người đàn ông và một người đàn bà. Trái lại, hai chánh án Roberts và Scalia từng bênh vực DOMA nay lại đánh đổ Đề Nghị 8 nghĩa là trên thực tế bác bỏ định nghĩa hôn nhân là sự kết hợp của một một người đàn ông và một người đàn bà.
Thành thử, cần phải nghiên cứu hai phán quyết này sâu sát hơn mới mong biết được lý lẽ của các chánh án “tối cao”. Cụ thể, cả hai phán quyết ấy cùng mang lại kết quả thực tế là công nhận hôn nhân đồng tính ở cấp cao nhất, tức cấp liên bang. Điều này được Đức Ông Charles Pope của tổng giáo phận Washington coi là một cơn sóng thần đang cuốn trôi nền văn hóa của ta trong vấn đề này, như thể có một chất ma túy gây ảo giác nào đó đang tác hại trên dư luận Hoa Kỳ.
Theo ngài, những người cổ vũ hôn nhân đồng tính đã chiến thắng nhờ thành công trong việc xoay chuyển các hạn từ thảo luận, không nói tới chính hôn nhân (per se) mà chỉ nói tới quyền lợi của các cá nhân trưởng thành. Quả thế, các luật sư của bên đồng tính cho thấy sở dĩ họ thành công vì họ đã chứng minh được sự thiệt hại của thân chủ họ, trong khi những người chống đồng tính không chứng minh được thiệt hại gì khi cho phép việc công nhận các cuộc kết hợp đồng tính. Như thế, cả về phương diện văn hóa lẫn chính trị, người ta đã tập chú vào quyền lợi của người lớn, chứ không phải quyền lợi của trẻ em. Đức ông cho rằng người Công Giáo chúng ta, khi tranh luận về chủ đề này, cũng phạm vào sai lầm này, chỉ chú trọng tới người lớn mà không đếm xỉa gì tới trẻ em. Ta cần phải chứng minh rằng hôn nhân truyền thống, sự kết hợp giữa một người đàn ông và một người đàn bà, là tốt nhất cho trẻ em, là công bình đối với các em. Mọi trẻ em đều có quyền được dưỡng dục bởi cha mẹ, những người cam kết sống ổn định với nhau suốt đời.
Phần đồng lõa của Kitô hữu
Terry Mattingly, giám đốc Trung Tâm Báo Chí Hoa Thịnh Đốn tại Hội Đồng Các Cao Đẳng và Đại Học Kitô Giáo, thì nhìn vấn đề dưới khía cạnh khác: sự sa sút trong việc thực hành tôn giáo của người Hoa Kỳ, nhất là người da trắng Hoa Kỳ. Sự sa sút này “có liên hệ với bóng ma tôn giáo trong phán quyết của Tối Cao Pháp Viện liên quan tới DOMA và Đề Nghị 8”.
Ngày nay, gần như không thể thảo luận bất cứ vấn đề nóng bỏng nào về xã hội và luân lý, như vấn đề quyền lợi người đồng tính chẳng hạn, mà lại không chú ý tới những thay đổi vũ bão trong hàng ngũ người Công Giáo da trắng, nhất là những người ít đi tham dự Thánh Lễ. Những người năng tham dự Thánh Lễ thường trung tín hơn đối với các niềm tin Công Giáo. Những người ít tham dự Thánh Lễ khó trung tín hơn.
Phúc trình năm 2010 của Diễn Đàn Pew về Tôn Giáo và Đời Sống Công Cộng cho thấy: những người Hoa Kỳ da trắng Thệ Phản và Công Giáo càng ngày càng ủng hộ hôn nhân đồng tính hơn, dù hầu như mọi thay đổi ý kiến của hai nhóm này đều phát xuất từ những người tham dự phụng vụ không thường xuyên.
Khoảng 49% người Thệ Phản da trắng ủng hộ hôn nhân đồng tính trong khi 38% chống lại. Hai năm trước đây các tỷ lệ ấy khác hẳn: 40% ủng hộ, 49% chống lại. Chỉ vào khoảng 35% người Thệ Phản da trắng đi nhà thờ ít nhất mỗi tuần một lần ủng hộ hôn nhân đồng tính, gần như phần trăm trong các năm 2008-2009 (34%). Nơi những người ít đi nhà thờ hơn, việc ủng hộ ấy tăng lên 11% (từ 42% tăng lên 53%).
Một thay đổi tương tự cũng đã xẩy ra với người Công Giáo da trắng: hiện nay 49% ủng hộ hôn nhân đồng tính trong khi 41% chống đối. Hai năm trước đây, các tỷ số ấy gần như bằng nhau: 44% ủng hộ, 45% chống đối. Cả ở đây, sự ủng hộ cũng gia tăng nơi những người không đi nhà thờ hàng tuần, từ 51% năm 2008-2009 lên 59% năm 2010.
Câu hỏi được Mattingly đặt ra là: Phải nói gì về giới có quyền của Công Giáo Hoa Kỳ liên hệ tới phán quyết của Tối Cao Pháp Viện? Không dám đi sâu vào việc thực hành đạo của từng chánh án tối cao, nhưng trong số 9 chánh án tối cao, hết 5 vị là Công Giáo Rôma: Scalia, Roberts, Thomas, Kennedy và Sotomayer, chưa kể Alito, gia đình gốc Ý, tuy không liệt kê tôn giáo, nhưng phần chắc cũng là Công Giáo. Chỉ có Thomas và Alito là nhất quán không hủy bỏ định nghĩa hôn nhân như sự kết hợp của một người đàn ông và một người đàn bà. Mấy người kia chao đảo giữa duy trì và hủy bỏ. Niềm tin của họ ở đâu?